Phân tích chiến lược kinh doanh của Walmart – “Ông vua” bán lẻ thế giới

19/05/2022
11086

Chiến lược kinh doanh của Walmart có gì độc đáo mà giúp cho Walmart trở thành “đế chế” bán lẻ hùng mạnh nhất thế giới như hiện nay. Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu và phân tích chi tiết trong bài viết dưới đây.

I. Giới thiệu tổng quan về Walmart

Walmart là một trong những tập đoàn bán lẻ lớn nhất Hoa Kỳ, đang điều hành hàng nghìn cửa hàng tạp hóa nơi đây. Công ty được thành lập bởi Sam Walton vào năm 1962, có trụ sở chính tại Bentonville Arkansas.

Trải qua 6 thập niên hình thành và phát triển, hiện nay Walmart có tới 11.484 cửa hàng và club hoạt động tại 27 quốc gia dưới ba hình thức kinh doanh: Walmart US, Walmart International và Sam’s Club (tính đến tháng 5 năm 2020).

Theo Forbes Global 2000, Walmart được xếp hạng thứ 19 trên toàn cầu và là công ty đại chúng lớn nhất trên thế giới về doanh số bán hàng với doanh thu khổng lồ 524,40 tỷ USD trong năm tài chính 2020. Walmart (WMT) được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán New York vào năm 1972, tính đến nay công ty này có giá trị vốn hóa thị trường lên tới 396 tỷ USD. Và mặc dù Walmart huy động vốn rộng rãi từ công chúng, tuy nhiên với hơn 50% cổ phần được nắm giữ bởi các thành viên nhà Walton, thì đây vẫn được coi là công ty gia đình.

Giới thiệu tổng quan về Walmart
Giới thiệu tổng quan về Walmart

Ngay từ những ngày đầu thành lập, Walmart đã định hướng tập trung phát triển ở các khu vực nông thôn, nhằm tránh cạnh tranh trực tiếp với những “gã khổng lồ” bán lẻ thời bấy giờ như Sears và Kmart. Sau khi đạt được một số thành tựu nhất định, công ty đã cho ra mắt các hình thức bán lẻ mới, bao gồm các cửa hàng giảm giá Sam’s Club (1983) và Walmart Supercenters (1988). Trong vòng một thập niên triển khai hình thức này, công ty đã có 1,198 cửa hàng với doanh thu 15.9 tỷ USD cùng 200.000 nhân viên.

Năm 1991, Walmart bắt đầu tấn công sang thị trường quốc tế, mở đầu là Mexico và tiếp đến là các thương vụ mua lại các nhà bán lẻ lâu đời tại các quốc gia như Canada, Trung Quốc, Đức và Vương quốc Anh. Sau khi nhà sáng lập Sam Walton qua đời vào năm 1992, Walmart đã phải trải qua giai đoạn khủng hoảng khi doanh số liên tục sụt giảm. Tuy nhiên chỉ một năm sau đó, Walmart đã dần phục hồi sau khi cho ra mắt thương hiệu Great Value.

Trong những năm tiếp theo, Walmart đã suy tính triển khai nhiều chiến lược mạo hiểm, tiêu tốn nhiều ngân sách hơn. Những nỗ lực này đã được đền đáp khi mà doanh số của nhà bán lẻ này tăng lên gấp đôi vào năm 1995 và trở thành công ty tư nhân lớn nhất thế giới chỉ trong 4 năm sau đó. Đến năm 2001, tổng doanh số của công ty đã vượt qua Exxon Mobil, đưa Walmart trở thành tập đoàn lớn nhất thế giới.

II. Phân tích mô hình SWOT của Walmart

Mô hình SWOT là một công cụ nổi tiếng được nhiều doanh nghiệp biết đến và áp dụng bởi tính hữu ích trong việc giúp các nhà quản lý phân tích các yếu tố quan trọng bên trong và ngoài doanh nghiệp, để từ đó thiết lập nên các chiến lược cũng như kế hoạch kinh doanh phù hợp.

SWOT là viết tắt của 4 từ: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) – là một mô hình nổi tiếng giúp doanh nghiệp có thể phân tích cũng như xây dựng được chiến lược kinh doanh của mình một cách hiệu quả.

Thông qua phân tích SWOT, doanh nghiệp sẽ nhìn rõ mục tiêu của mình cũng như các yếu tố trong và ngoài tổ chức có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra, từ đó có những chiến lược bán hàng phù hợp để có thể tăng doanh thu.

Về phân tích SWOT của Walmart, thương hiệu này có một số điểm mạnh cần phát huy, điểm yếu cần khắc phục cũng như cơ hội có thể nắm bắt và thách thức cần đối mặt như sau:

mô hình SWOT của Walmart
Mô hình SWOT của Walmart

1. Điểm mạnh (Strengths)

1.1. Nhận diện thương hiệu

Với hàng triệu khách hàng ghé thăm mỗi ngày, Walmart là thương hiệu bán lẻ được nhận biết nhiều nhất trên thế giới. Hiện nay, Walmart bày bán khoảng hơn 60 triệu mặt hàng tại cửa hàng trực tuyến của mình. Theo Forbes Global 2000, Walmart được xếp hạng thứ 19 trên toàn cầu và là công ty đại chúng lớn nhất trên thế giới về doanh số bán hàng với doanh thu khổng lồ 524,40 tỷ USD trong năm tài chính 2020.

1.2. Mở rộng toàn cầu

Walmart gần đây đã tiến hành mua ASDA – nhà bán lẻ lớn có trụ sở tại Anh và “gã khổng lồ” trong lĩnh vực thương mại điện tử Flipkart của Ấn Độ. Bên cạnh đó, để mở rộng sự hiện diện của mình, thương hiệu này cũng quyết định liên doanh với cửa hàng bán lẻ lớn nhất của Ấn Độ là Bharti. Tính đến tháng 5 năm 2020, Walmart có tới 11.484 cửa hàng và club hoạt động tại 27 quốc gia dưới ba hình thức kinh doanh: Walmart US, Walmart International và Sam’s Club.

1.3. Chiến lược “Giá thấp mỗi ngày”

Bằng việc vận dụng thành công tính kinh tế theo quy mô (Economies of Scale) đã cho phép Walmart có thể cắt giảm chi phí của mình ở mức tối đa. Qua đó giúp thương hiệu này trở thành một trong những nơi mua sắm “rẻ” nhất trên thế giới.

>> Đọc thêm: Tổng hợp các chiến lược định giá sản phẩm mới phổ biến nhất hiện nay

1.4. Xây dựng hệ thống logistics và quản lý chuỗi cung ứng hùng mạnh

Có thể nói rằng đây chính là năng lực cốt lõi của thương hiệu bán lẻ này. Với việc ứng dụng công nghệ thông tin giúp Walmart giám sát hiệu quả hoạt động của mọi sản phẩm trong mỗi cửa hàng tại các quốc gia.

Walmart xây dựng hệ thống logistics và quản lý chuỗi cung ứng hùng mạnh
Walmart xây dựng hệ thống logistics và quản lý chuỗi cung ứng hùng mạnh

2. Điểm yếu (Weaknesses)

2.1. Đứng trước những cáo buộc bóc lột sức lao động của nhân viên

Walmart đã nhiều lần nhận được những lời chỉ trích xoay quanh vấn đề phúc lợi của nhân viên. Một trong số đó có thể kể đến như mức lương thấp hay điều kiện làm việc không tốt.

2.2. Phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Hoa Kỳ

Tính đến tháng 4 năm 2020, Walmart có khoảng 11.500 cửa hàng trên toàn cầu và 4.700 cửa hàng đặt tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên doanh thu tại thị trường Mỹ lại chiếm tới hơn 70% tổng doanh thu của thương hiệu bán lẻ này.

2.3. Dễ dàng bị sao chép

Mô hình kinh doanh của Walmart có thể dễ dàng bị các đối thủ cạnh tranh sao chép. Ngoại trừ quy mô kinh doanh khổng lồ, nhà bán lẻ này chưa thực sự sở hữu bất kỳ lợi thế cạnh tranh nổi bật nào so với nhiều thương hiệu khác.

3. Cơ hội (Opportunities)

3.1. Tiềm năng mở rộng kinh doanh

Mặc dù công ty đã đi vào hoạt động tại 27 quốc gia, tuy nhiên vẫn còn nhiều thị trường tiềm năng mà Walmart có thể hướng tới như Trung Quốc, khu vực Trung Đông và Mỹ Latinh.

3.2. Xây dựng chiến lược liên minh

Tạo quan hệ đối tác chiến lược với các công ty lớn hoặc hợp nhất với các nhà bán lẻ toàn cầu khác hay mua lại các công ty nhỏ cũng mở ra nhiều cơ hội mới giúp Walmart tăng trưởng lợi nhuận.

3.3. Đẩy mạnh bán hàng trực tuyến

Trong những năm gần đây có thể nhận thấy rõ số lượng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến tăng rất nhanh. Walmart có thể khai thác cơ hội này bằng cách tăng cường các kênh bán hàng trực tuyến.

Đọc thêm: Tất tần tật 12 kênh bán hàng cho doanh nghiệp hiệu quả nhất hiện nay

4. Thách thức (Threats)

4.1. Trở thành đối tượng bị cạnh tranh cao

Là thương hiệu bán lẻ lớn nhất toàn cầu, nghiễm nhiên Walmart luôn trở thành mục tiêu của các đối thủ cạnh tranh. Trong số đó Target và Costco là hai đối thủ cạnh tranh trực tiếp với thương hiệu này. Nếu như Target cung cấp các mặt hàng tương tự với chất lượng cao hơn thì Costco lại cho phép khách hàng mua số lượng lớn.

Walmart có rẩt nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường
Walmart có rẩt nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường

4.2. Sự xuất hiện của những sàn thương mại điện tử quy mô nhỏ

Nhiều công ty bán hàng trực tuyến quy mô nhỏ và cá nhân đã tham gia thị trường bán lẻ, cung cấp các sản phẩm và giá tương tự trên trang Web của họ. Đây có thể là một mối đe dọa đối với vị thế trong tương lai của Walmart.

4.3. Nền kinh tế biến động

Các nhà bán lẻ rất dễ bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế. Khi xảy ra vấn đề này, sức mua của người tiêu dùng cũng giảm đi đáng kể, họ cũng sẽ cân nhắc và xem xét kỹ lưỡng trong các quyết định mua sắm của mình. Cũng giống như bất kỳ nhà bán lẻ nào khác, Walmart không tránh khỏi điều này.

4.4. Căng thẳng thương mại

Walmart hoạt động tại 28 quốc gia trên thế giới và có tổng số 438 cửa hàng ở Trung Quốc tính đến tháng 1 năm 2020. Là một công ty toàn cầu, thương hiệu này thường xuyên phải đối mặt với căng thẳng thương mại và có thể bị ảnh hưởng bởi mức thuế suất cao.

Bộ công cụ tối ưu hoạt động kinh doanh MISA AMIS CRM

MISA AMIS CRM là giải pháp phần mềm hỗ trợ các nghiệp vụ bán hàng, giúp doanh nghiệp chăm sóc khách hàng tốt hơn, nâng cao năng suất cho sales, tối ưu hoạt động kinh doanh và bứt phá doanh thu.

Những tính năng nổi bật của MISA AMIS CRM bao gồm:

  • Lưu trữ, quản lý thông tin khách hàng tập trung, xuyên suốt.
  • Quản lý, theo dõi, đánh giá nhân viên sales nói chung & nhân viên đi thị trường nói riêng.
  • Tối ưu & tự động quy trình bán hàng, quy trình phê duyệt đơn hàng – báo giá
  • Liên thông dữ liệu về khách hàng tiềm năng với Marketing; thông tin tồn kho, công nợ, đơn hàng… với Kế toán
  • +30 loại báo cáo đa chiều – chính xác – kịp thời: tình hình thực hiện mục tiêu doanh số, hiệu suất nhân viên, hàng hóa, thị trường…

ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI KHOẢN TRẢI NGHIỆM THỬ MIỄN PHÍ:

III. Phân tích chi tiết chiến lược kinh doanh của Walmart

Để trở thành một trong những nhà bán lẻ hàng đầu trên thế giới, Walmart đã có những chiến lược kinh doanh vô cùng hiệu quả. Vậy chiến lược kinh doanh của Walmart là gì?

1. Triết lý kinh doanh của doanh nghiệp

Triết lý kinh doanh của Walmart rất đơn giản, tuy nhiên cũng khó công ty nào có thể làm theo, đó chính là duy trì mức giá rẻ cho khách hàng mỗi ngày. Đối với Sam Walton – nhà sáng lập Walmart, ông cho rằng mỗi doanh nghiệp chỉ có duy nhất một ông chủ, và không ai khác đó là khách hàng.

Nhận biết được hướng đi đúng đắn đã giúp Walmart trở thành một trong những nhà bán lẻ có doanh số bán hàng cao nhất, cũng như chiếm trọn lòng tin của khách hàng. Phương thức quảng cáo của thương hiệu này cũng trở nên đặc biệt khi chủ yếu sử dụng chính những người tiêu dùng đã mua sắm tại Walmart truyền tai tới bạn bè, người thân của họ, qua đó giúp hình ảnh của thương hiệu được truyền tải một cách khách quan nhất. Ngoài ra, bằng việc giữ mức giá bình ổn, các nhà quản lý có thể đưa ra các dự báo về lượng hàng bán mỗi ngày nhằm giảm thiểu tình trạng cháy hàng hay tồn kho quá mức.

Sam Walton cũng được cho là người theo chủ nghĩa tiết kiệm không chỉ là trong đời sống cá nhân mà ông còn đưa chúng vào triết lý kinh doanh của mình. Hay ngay cả khi ông qua đời, tinh thần tối thiểu hoá từng khoản mục chi tiêu đã ăn sâu vào Walmart, và nó dần trở thành một nét văn hóa.

Sự hài lòng của khách hàng cùng với lòng trung thành của họ là hai yếu tố giúp doanh nghiệp tăng trưởng lợi nhuận. Thực tiễn cho thấy, đối với hơn 90% doanh nghiệp, nguồn lợi nhuận của họ đến từ 1/10 do khách hàng nói chung mang lại, 3/10 do sự hài lòng của khách hàng, và con số này lên tới 6/10 do khách hàng trung thành “góp sức”.

Vì vậy, trong chiến lược phục vụ, Walmart luôn chú trọng tới sự hài lòng của khách hàng. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần đặt bản thân vào vị trí người tiêu dùng thay vì dựa vào góc nhìn của người sản xuất để xem xét và giải quyết vấn đề. Tại Walmart, triết lý khách hàng là trên hết được thể hiện rõ trong mọi quy trình bán hàng của mình, từ công đoạn đặt chân vào cửa hàng cho tới khi thanh toán sản phẩm.

Một số dịch vụ chăm sóc sau bán nổi bật của Walmart có thể kể tới như:

Tại Walmart, khi hoá đơn của bạn đạt tới một mức nhất định, đơn hàng này có thể hưởng chính sách vận chuyển.

Khi mua hàng tại bất kỳ cửa hàng Walmart nào, nếu phát sinh bất kỳ lỗi nào, khách hàng có thể đổi trả sản phẩm trong vòng 90 ngày.

>> Đọc thêm: Phân tích chiến lược kinh doanh của P&G tại Việt Nam

2. Mục tiêu chiến lược kinh doanh của Walmart

 Mục tiêu chiến lược kinh doanh
Mục tiêu chiến lược kinh doanh

Walmart mong muốn xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn – giúp mọi người sống tốt hơn đồng thời xây dựng các cộng đồng phát triển. Đối với Walmart, điều này có nghĩa làm việc để tạo ra cơ hội, xây dựng một tương lai bền vững hơn, thúc đẩy sự đa dạng, bình đẳng và hòa nhập cùng với đó mang các cộng đồng đến gần nhau hơn.

Bên cạnh đó, thương hiệu này hiểu rằng: tiền vốn đã rất khó kiếm vì vậy Walmart mong muốn giúp người tiêu dùng tiết kiệm được nhiều hơn và để dành cho những việc quan trọng khác. Đối với Walmart, sống tốt hơn là điều họ làm hàng ngày.

>> Đọc thêm: MỤC TIÊU KINH DOANH LÀ GÌ VÀ CÁCH THIẾT LẬP MỤC TIÊU HIỆU QUẢ

3. Lợi thế cạnh tranh của Walmart

3.1 Thương hiệu nổi tiếng

Walmart đã làm rất tốt trong việc xây dựng thương hiệu của mình trở nên lớn mạnh, thậm chí đối với nhiều người khi nhắc tới ngành bán lẻ thì nghĩ ngay tới Walmart. Mặc dù các đối thủ cạnh tranh cùng phân khúc chi hàng triệu USD vào các hoạt động Marketing nhằm tiếp cận người tiêu dùng, tuy nhiên những nỗ lực này cũng không đủ để khiến họ rời bỏ Walmart.

Thương hiệu nổi tiếng
Thương hiệu Walmart nổi tiếng

Ngoài việc nâng cao độ nhận diện, một thương hiệu toàn cầu còn giúp Walmart:

Hạn chế tác động từ những phản hồi tiêu cực: Đối với các doanh nghiệp chưa xây dựng được một thương hiệu lớn mạnh, họ chỉ có một cơ hội duy nhất để làm hài lòng khách hàng. Nếu thất bại, khách hàng ngay lập tức chuyển sang thương hiệu khác. Mặc dù Walmart vẫn đang thực hiện rất tốt trong việc làm hài lòng khách hàng, tuy nhiên không phải lúc nào khách hàng cũng có trải nghiệm tốt với nhà bán lẻ này. Và chính một thương hiệu mạnh thường sẽ giúp trải nghiệm không mấy tốt đẹp này dễ dàng được “tha thứ” hơn bởi lẽ người tiêu dùng có xu hướng bớt nghi ngại với những thương hiệu lớn.

Xây dựng uy tín: Trong kinh doanh, uy tín giúp doanh nghiệp đo lường được danh tiếng của mình. Trong khi hầu hết các doanh nghiệp phải chi tiền để tạo dựng danh tiếng, thì với Walmart, khách hàng đã không còn xa lạ với danh tiếng của thương hiệu này.
Mở rộng mạng lưới: Sở hữu một thương hiệu nổi tiếng giúp Walmart dễ dàng thu hút được các nhà đầu tư, đối tác nhằm mở rộng kinh doanh.

3.2 Dịch vụ khách hàng Walmart

Chiến lược kinh doanh của Walmart
Dịch vụ khách hàng Walmart tốt

So với rất nhiều chiến lược cạnh tranh nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng thì việc làm hài lòng khách hàng đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp trong năm 2022. Và Walmart cũng không đứng ngoài xu hướng này, các nhà quản lý đã đưa ra rất nhiều chính sách dịch vụ khách hàng tốt nhất trong ngành bán lẻ hiện nay.

Ví dụ như cho phép khách hàng đổi trả sản phẩm trong thời hạn 90 ngày không kèm hóa đơn. So với các thương hiệu khác thì con số này chỉ giới hạn là 30 ngày đồng thời yêu cầu xuất hóa đơn. Bên cạnh đó, Walmart cũng cung cấp dịch vụ trả hàng miễn phí qua bưu điện hoặc theo lịch trình mà người dùng lên sẵn.

3.3 Tiềm lực tài chính mạnh

Với tiềm lực tài chính mạnh, Walmart có thể đầu tư vào lĩnh vực mới hay mở thêm nhiều cửa hàng khác nhằm tăng độ bao phủ. Tuy nhiên, một trong những lợi thế lớn nhất mà sức mạnh tài chính của nó mang lại là khả năng chịu lỗ. Đối với các sản phẩm bán chậm, Walmart có thể điều chỉnh lại mức giá nhằm kích thích nhu cầu của người tiêu dùng, tuy việc làm này khiến lợi nhuận giảm nhưng chúng giúp doanh nghiệp xả bớt hàng tồn kho để nhập thêm sản phẩm mới.

Tiềm lực tài chính mạnh cũng giúp doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh, bằng cách giảm giá và chịu lỗ thì Walmart có thể kìm hãm phần nào được sự phát triển của nhiều đối thủ tiềm năng.

Ngoài ra lợi thế này còn cho phép Walmart duy trì chính sách hoàn trả hàng tốt nhất trên thị trường. Với nhiều thương hiệu việc hoàn trả lại hàng hóa luôn được cân nhắc kĩ lưỡng nhằm tránh thiệt hại về mặt tài chính, tuy nhiên ở Walmart họ sẵn sàng chịu lỗ để xây dựng lòng trung thành của khách hàng.

Bộ công cụ tối ưu hoạt động kinh doanh MISA AMIS CRM

MISA AMIS CRM là giải pháp phần mềm hỗ trợ các nghiệp vụ bán hàng, giúp doanh nghiệp chăm sóc khách hàng tốt hơn, nâng cao năng suất cho sales, tối ưu hoạt động kinh doanh và bứt phá doanh thu.

Những tính năng nổi bật của MISA AMIS CRM bao gồm:

  • Lưu trữ, quản lý thông tin khách hàng tập trung, xuyên suốt.
  • Quản lý, theo dõi, đánh giá nhân viên sales nói chung & nhân viên đi thị trường nói riêng.
  • Tối ưu & tự động quy trình bán hàng, quy trình phê duyệt đơn hàng – báo giá
  • Liên thông dữ liệu về khách hàng tiềm năng với Marketing; thông tin tồn kho, công nợ, đơn hàng… với Kế toán
  • +30 loại báo cáo đa chiều – chính xác – kịp thời: tình hình thực hiện mục tiêu doanh số, hiệu suất nhân viên, hàng hóa, thị trường…

ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI KHOẢN TRẢI NGHIỆM THỬ MIỄN PHÍ:

 

4. Mô hình kinh doanh

  • Walmart chủ yếu hoạt động theo mô hình kinh doanh với 3 bộ phận quan trọng:
  • Walmart US (chiếm khoảng 64% doanh thu)
  • Walmart International (chiếm khoảng 24% doanh thu)
  • Sam’s Club (chiếm khoảng 12% doanh thu)

4.1 Walmart US

Kể từ ngày thành lập cho tới nay, Walmart US luôn là một trong những bộ phận quan trọng của Walmart, chúng hoạt động thành công ở tất cả 50 tiểu bang trên khắp Hoa Kỳ cùng với Puerto Rico và Washington DC. Năm 2018, Walmart US đóng góp tới 64% doanh thu thuần cho thương hiệu.

4.2 Walmart International

Ngoài Hoa Kỳ, Walmart còn mở rộng hoạt động ở 27 quốc gia khác nhau, bao gồm 3 hình thức chính:

  • Bán sỉ
  • Bán lẻ
  • Khác

Mỗi hình thức kể trên lại được bày bán ở các cửa hàng khác nhau:Siêu thị
Cửa hàng lớn

  • Clubs
  • Đại siêu thị
  • Sàn thương mại điện tử

4.3 Sam’s Club

Sam’s Club là chuỗi câu lạc bộ nhà kho chuyên bán lẻ chỉ dành cho hội viên tại 44 bang Hoa Kỳ cùng với Puerto Rico và thương mại điện tử. Mô hình này cung cấp các ưu đãi độc quyền dành cho thành viên của mình như hoàn tiền 5%, miễn phí vận chuyển, mua xăng giá rẻ…

5. Chiến lược kinh doanh của Walmart

5.1 Chiến lược dẫn đầu về chi phí

Khẩu hiệu “Always low prices, always Walmart” (tạm dịch: Walmart luôn luôn cung cấp sản phẩm giá rẻ) từ lâu đã “ăn sâu” vào tiềm thức của người tiêu dùng. Chính vì vậy, mỗi lúc họ cần tìm một món hàng với mức giá tốt nhất thị trường, họ nghĩ đến ngay Walmart. Để xây dựng được một “đế chế” bán lẻ giá rẻ, Walmart đã sử dụng chiến lược dẫn đầu về chi phí. Các doanh nghiệp khi theo đuổi chiến lược này cần làm mọi cách để giữ chi phí sản xuất ở mức thấp hơn đối thủ của mình.

Lý thuyết là vậy, tuy nhiên không phải cứ nói giảm giá là sẽ giảm được. Trên thực tế, có rất nhiều công ty đã gặp thất bại khi xây dựng chiến lược này bởi lẽ tiềm lực tài chính của họ không đủ mạnh để gồng lỗ hoặc là do tỷ suất lợi nhuận quá thấp.

Vậy Walmart đã làm những gì để có thể tiến hành triển khai chiến lược này?

Đảm bảo chất lượng sản phẩm: Với tâm lý “của rẻ là của ôi”, không ít người tiêu dùng từ chối mua hàng giá rẻ, và đây cũng là một trong những lý do khiến công ty áp dụng chiến lược này kém bền vững. Mặc dù Walmart không bày bán các mặt hàng xa xỉ, tuy nhiên với slogan “save money, live better” (tạm dịch: tiết kiệm tiền, sống tốt hơn) khiến người tiêu dùng an tâm hơn về chất lượng sản phẩm của Walmart.

Nhãn hiệu riêng mạnh: Đây là các hàng hóa được sản xuất và bán dưới tên của Walmart và cạnh tranh trực tiếp với các nhãn hiệu trên thị trường. Thông thường các mặt hàng này chỉ được bày bán tại cửa hàng của Walmart. Và bởi vì chi phí sản xuất nhãn hiệu riêng rẻ hơn nên phần lớn doanh số của Walmart sẽ đến từ nhãn hiệu này. Hiện nay, nhãn hiệu của Walmart đạt được độ nhận diện cao, ví dụ như chỉ tính riêng thương hiệu Great Value cũng đem lại cho Walmart 27 tỷ USD hàng năm.

Hệ thống chuỗi cung ứng vận hành hiệu quả: Đối với ngành bán lẻ, chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng khi mà các cửa hàng luôn cần có đầy đủ sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của từng khách hàng. Chính vì thế nếu như hệ thống chuỗi cung ứng không được vận hành hiệu quả sẽ dẫn đến làm tăng chi phí cho việc vận chuyển, kho bãi. Ngoài các nhãn hiệu tư nhân được sản xuất nội bộ, Walmart còn có các đội vận chuyển và kho hàng riêng, giữ cho chi phí chuỗi cung ứng của họ ở mức tối thiểu.

5.2 Quản trị Marketing trong chiến lược kinh doanh của Walmart

Về cách quản trị Marketing trong chiến lược kinh doanh của Walmart, thương hiệu này đã triển khai các chiến lược Marketing của mình theo mô hình Marketing Mix (Marketing 4P).

Quản trị Marketing trong chiến lược kinh doanh của Walmart
Quản trị Marketing trong chiến lược kinh doanh của Walmart
  • Giá (Price)

Về chiến lược giá, Walmart định giá sản phẩm theo những cách sau:

Giá cả phải chăng tiếp cận được với khách hàng và tập trung vào bán hàng số lượng lớn để tối đa hóa doanh số thay vì định giá sản phẩm quá cao.

Làm việc với các nhà cung cấp để đảm bảo giữ được chi phí đầu vào thấp nhất.
Sự đa dạng hóa cho phép Walmart bù lỗ các mặt hàng bán chậm từ lợi nhuận của những sản phẩm bán chạy.

  • Sản phẩm (Product)

Hiện nay, các cửa hàng Walmart đều bày bán đa dạng mẫu mã sản phẩm. Họ đưa ra thị trường những gì khách hàng mong muốn. Lý do là bởi so với việc phát triển một loại hàng hóa mới thì bán những sản phẩm có sẵn đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng dễ dàng hơn rất nhiều. Chiến lược sản phẩm của Walmart có thể kể đến như sau:

  • Cung cấp nhiều loại sản phẩm ở hầu hết mọi ngành hàng. Các mặt hàng này bao gồm từ đồ tạp hóa, nội thất, thiết bị gia dụng, sản phẩm y tế, chăm sóc sức khỏe cho đến giải trí.
  • Mua với số lượng lớn được hưởng chiết khấu cao.
  • Duy trì mối quan hệ bền vững với các nhà cung cấp.
  • Tung ra các sản phẩm độc quyền.
  • Quảng bá (Promotion)

Đây là một hoạt động kinh doanh cần thiết để bắt kịp nhịp độ với thị trường tiêu thụ. Dưới đây là một số chiến lược xúc tiến hỗn hợp của Walmart:

  • Tung ra nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá sản phẩm quanh năm.
  • Walmart cũng chi rất mạnh tay cho các phương tiện quảng cáo, bao gồm quảng cáo trên TV, bảng billboards, phương tiện truyền thông xã hội.
  • Cung cấp các phương thức vận chuyển an toàn cho khách hàng mua sắm trực tuyến.

Quản lý khuyến mại, giảm giá hiệu quả, bứt phá doanh thu với MISA AMIS CRM

Phần mềm quản lý bán hàng và CTKM MISA AMIS CRM có các tính năng đáp ứng mọi nghiệp vụ giảm giá, khuyến mãi trong bán hàng như:

  • Quản lý các chương trình khuyến mại, giảm giá, tự động áp dụng các chương trình giảm giá cho các mặt hàng, nhóm khách hàng
  • Quản lý thông tin giảm giá, chiết khấu tập trung giúp nhân viên bán hàng dễ dàng tra cứu
  • Hệ thống báo cáo hiệu quả chương trình giảm giá giúp nhà quản lý phân tích chiến lược giảm giá

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN 1-1 & DÙNG THỬ MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY:

 

Hệ thống phân phối (Place)

Thông qua việc sử dụng đúng hệ thống phân phối, một công ty có thể tăng doanh số và duy trì những số liệu tích cực trong một khoảng thời gian dài hơn. Điều này có nghĩa là một thị phần lớn hơn và tăng doanh thu và lợi nhuận.

Xác định vị trí chính xác là một hoạt động quan trọng mà nó được tập trung vào việc tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu vào đúng thời điểm.

Walmart áp dụng nhiều chiến lược khác nhau để đảm bảo rằng tất cả các yếu tố liên quan đến hệ thống phân phối đạt được hiệu quả cao:

  • Xây dựng nền tảng thương mại điện tử giúp người tiêu dùng có thể mua sắm tại bất kỳ đâu.
  • Mạng lưới trung tâm phân phối được quy hoạch phù hợp giúp các cửa hàng dễ dàng tiếp nhận đơn đặt hàng cũng như giao trực tiếp sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
  • Hệ thống công nghệ thông tin tân tiến cho phép theo dõi tình trạng sản phẩm.

Đọc thêm: Cách xây dựng chiến lược phân phối cho sản phẩm nội thất

IV. Bộ công cụ tối ưu hoạt động kinh doanh MISA AMIS CRM

Là nhà quản lý kinh doanh, bạn luôn trăn trở những vấn đề như:

  • Làm thế nào để quản lý lượng lớn dữ liệu khách hàng tập trung, tránh thất thoát?
  • Làm sao để quản lý đội ngũ sales, nhân viên đi thị trường hiệu quả?
  • Làm sao để có báo cáo tình hình kinh doanh tức thì để kịp thời ra quyết định?
  • Làm sao để tối ưu các quy trình, tránh chồng chéo, số liệu không đồng nhất giữa bộ phận Marketing – Kế toán – Bán hàng?

Những vấn đề trên sẽ được giải quyết khi sử dụng công cụ MISA AMIS CRM. Với MISA AMIS CRM:

– Tất cả data khách hàng được lưu trữ tập trung tránh thất thoát

AMIS CRM giúp lưu trữ mọi thông tin giao dịch, tương tác giúp chăm sóc khách hàng tốt hơn
MISA AMIS CRM giúp lưu trữ mọi thông tin giao dịch, tương tác giúp chăm sóc khách hàng tốt hơn

– Mọi thông tin về khách hàng như liên hệ, thông tin giao dịch, lịch sử mua bán được ghi nhận tại một nơi giúp Sales thấu hiểu khách hàng, tiện chăm sóc từ đó gia tăng doanh số.

Tối ưu các quy trình phê duyệt báo giá, hợp đồng… nhanh chóng giúp chăm sóc khách hàng kịp thời, gia tăng sự hài lòng của khách hàng.

– Nhà quản lý dễ dàng quản lý đội sales nhờ hệ thống báo cáo đa chiều đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu doanh số của từng phòng ban/nhân viên, tỷ lệ chuyển đổi cơ hội sang hợp đồng, lý do thắng thua, vòng đời cơ hội để kịp thời điều chỉnh, đào tạo, động viên giúp gia tăng năng suất đội ngũ bán hàng.

Giao diện báo cáo năng lực nhân viên trên AMIS CRM
Giao diện báo cáo năng lực nhân viên trên MISA AMIS CRM

Đăng ký dùng thử để nhận tài khoản trải nghiệm miễn phí trọn bộ công cụ của MISA AMIS CRM TẠI ĐÂY:

– Đối với doanh nghiệp có nhân viên đi thị trường, nhà quản lý dễ dàng theo dõi lộ trình đi tuyến của nhân viên nhờ tính năng Check-in điểm đến.Quản lý nhân viên kinh doanh đi thị trường

– Ngoài báo cáo về hiệu suất nhân viên, MISA AMIS CRM cung cấp hơn 30+ loại báo cáo khác về doanh số, thị trường, đơn hàng, sản phẩm, kênh bán… giúp nhà quản lý nắm bắt tình hình kinh doanh tức thời và ra quyết định chính xác.

Đồng bộ và liên thông dữ liệu về thông tin khách hàng tiềm năng với Bộ phận Marketing, dữ liệu về thông tin khách hàng, tồn kho, công nợ, báo giá, đơn hàng với Kế toán.AMIS CRM liên thông dữ liệu phòng ban

Khi sử dụng MISA AMIS CRM:

  • Khách hàng được chăm sóc tốt hơn từ đó gia tăng sự hài lòng, bứt phá doanh số
  • Các quy trình bán hàng được tối ưu, doanh nghiệp vận hành trơn tru hơn
  • Đội ngũ bán hàng được tổ chức và quản lý hiệu quả hơn, tăng năng suất
  • Nhân viên sale có công cụ hỗ trợ làm việc hiệu quả hơn

Đặc biệt, MISA AMIS CRM có thể tùy chỉnh để doanh nghiệp ở bất cứ quy mô nào cũng đều có thể sử dụng.

Mời  anh chị tải về bộ tài liệu giới thiệu giải pháp quản lý bán hàng cho doanh nghiệp MISA AMIS CRM tại đây

 

V. Tổng kết

Để xây dựng được một đế chế bán lẻ hùng mạnh, và nổi tiếng nhất trên thế giới. Walmart đã xây dựng và triển khai các chiến lược kinh doanh một cách hiệu quả. Các chiến lược kinh doanh của Walmart bao gồm chiến lược dẫn đầu về chi phí và quản trị Marketing

Hy vọng bạn đã học hỏi được những kiến thức hữu ích về chiến lược kinh doanh của Walmart, từ đó giúp triển khai hiệu quả chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp mình.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 4]
Tuyến Phạm
Tác giả
Giám đốc Kinh doanh tại MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả