Trong lĩnh vực quản lý dự án nói chung, phương pháp critical path được áp dụng rộng rãi. Vì vậy, bài viết này sẽ tìm hiểu về critical path là gì, lịch sử hình thành và cách ứng dụng hiệu quả vào thực tế quản lý dự án hiện nay.
MISA tặng bạn |
1. Critical path là gì?
Critical path là gì? Critical path trong kinh doanh được hiểu là ”đường găng”. Đây là đường xuyên suốt đi từ thời điểm khởi công đến thời điểm kết thúc dự án có chiều dài trên trục thời gian lớn nhất qua các công việc có dự trữ toàn phần bằng 0 được gọi là các công việc găng.
Cùng với các phương pháp tổ chức tuần tự, tổ chức song song và đi theo dây chuyền, phương pháp đường găng là một phương pháp tổ chức thực hiện dự án và tổ chức sản xuất. Nó sử dụng mạng đồ thị với các mũi tên có hướng để tổ chức thực hiện các công việc trong một dự án.
Đường găng được dùng để quản lý thời gian, quản lý tiến độ của dự án giúp nhà quản lý xây dựng kế hoạch kiểm soát tiến độ theo đúng dự định.
2. Lịch sử ra đời và phát triển của Critical path
2.1. Giới thiệu chung
Lịch sử của phương pháp đường găng (CPM), được phát triển ở nước Mỹ vào năm 1959. Những ngày đầu tiên, phương pháp này được gắn với dạng thể hiện công việc bằng mũi tên – phương pháp ADM. Vậy nên ở một số trường hợp nó được đồng nhất với phương pháp sử dụng sơ đồ mạng ADM.
Sau này, người Mỹ đã kết hợp ứng dụng phương pháp đường găng CPM và sơ đồ mạng PERT – kỹ thuật ước lượng. Họ dùng nó để đánh giá, kết hợp với các lý thuyết xác suất thống kê nhằm ước tính thời gian công việc trong các dự án khi mà có những công việc không được xác định trước thời lượng.
Phân biệt phương pháp ADM và phương pháp CPM
Sơ đồ mạng ADM và sơ đồ CPM có những điểm khác biệt như sau:
- Sơ đồ mạng ADM sử dụng nút để thể hiện công việc thay vì các mũi tên. Mũi tên chỉ dùng để thể hiện mối quan hệ tuần tự ở các công việc với nhau theo thứ tự thực hiện trước sau.
- Trong khi đó, CPM ra đời sau quá trình áp dụng, cải tiến và có sự kết hợp những ưu điểm của ADM. Do đó, CPM có thể thể hiện các mối quan hệ giữa các công việc theo logic thứ tự hoặc song song bằng dạng sơ đồ mạng. Từ đó đưa phương pháp đường găng được sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp cần quản lý dự án.
Tham khảo: Mô hình Parasuraman là gì? 5 yếu tố đo lường chất lượng dịch vụ
2.2. Lịch sử phát triển Critical path ở Việt Nam
Người đầu tiên có ý tưởng phát triển phương pháp đường găng dựa trên lý thuyết về sơ đồ mạng vào nước ta là giáo sư Hoàng Tụy vào khoảng năm 1961 đến 1966. Ban đầu, phương pháp này được thể hiện dưới dạng sơ đồ mạng PERT. Vậy nên ở Việt Nam xuất hiện cái tên sơ đồ PERT để chỉ sơ đồ mạng và ngày nay một số người vẫn sử dụng cách gọi này.
3. Cách xác định đường găng trong quản lý dự án
Với cách xác định đường găng, đầu tiên bạn cần tiến hành vẽ sơ đồ mạng các công việc theo thứ tự lần lượt. Tiếp đó, việc xác định thời gian thực hiện của các công việc đó và tìm ra đâu là thời gian ngắn nhất để hoàn thành công việc là vô cùng quan trọng. Bạn cần tính toán cẩn thận cả quá trình từ khi bắt đầu đến khi kết thúc.
3.1. Kỹ thuật cơ bản
Các kỹ thuật cơ bản cần thiết để sử dụng phương pháp đường găng CPM hiệu quả là xây dựng một quy trình quản lý dự án bao gồm những thành phần sau:
- Một danh sách có cấu trúc logic của tất cả các công việc dự kiến phải thực hiện để hoàn thành dự án. Chúng đã được phân loại theo đặc điểm, tính chất…
- Bản dự kiến thời gian cần thiết để hoàn thành mỗi công việc một cách hoàn thiện nhất.
- Các mối quan hệ hay các yếu tố phụ thuộc về mặt thời gian giữa các công việc: Các quan hệ thể hiện cấu trúc logic trong cơ cấu phân chia công việc.
Độ dài của đường găng được tính trên trục thời gian. Nó là thời gian ngắn nhất để dự án hoàn thành theo kế hoạch được đề ra.
Do đường găng sẽ nối các công việc găng nên có thể suy ra tổng dự trữ thời gian của đường găng cũng là dự trữ toàn phần của một công việc. Bất kỳ công việc găng trong đường cũng sẽ bằng 0. Một dự án bình thường có thể có 1 hoặc nhiều đường găng.
Xem thêm: Top 9 phần mềm quản lý dự án hiệu quả nhất 2022 – MISA AMIS
3.2. Dự trữ thời gian công việc trong Critical path
Dự trữ thời gian công việc là khoảng thời gian dư thừa khi thực hiện dự án (nếu có). Nó thường nằm giữa thời điểm bắt đầu sớm nhất có thể và đến thời điểm kết thúc muộn nhất có thể khi thực hiện mỗi công việc.
Đây là khoảng thời gian cho phép công việc có thể trì hoãn từ thời điểm bắt đầu hay kéo dài thời gian thực hiện công việc mà không làm thay đổi thời gian hoàn thành dự án theo dự kiến. Dự trữ chính là khoảng thời gian để công việc có thể linh hoạt xê dịch ở giữa hai mốc giới hạn thời gian. Nó có thể là thời điểm khởi công sớm nhất và thời điểm kết muộn nhất của dự án.
Các công việc găng là công việc chỉ có một khoảng thời hạn nhất định thực hiện công việc mà không có khoảng thời gian dự trữ. Thường sẽ được cố định trên trục thời gian và không có sự xê dịch, không thể co giãn thời gian thực hiện công việc. Những công việc găng vì thế trở thành những công việc quan trọng cần tập trung thực hiện theo đúng kế hoạch quản lý về mặt thời gian.
4. Lợi ích của phương pháp Critical path
Phương pháp đường găng là một phương pháp tổ chức sản xuất được sử dụng phổ biến. Về bản chất, nó là phương pháp tổ chức thực hiện công việc theo công việc trọn gói hay tổ chức theo dự án. Phương pháp phân tích đường găng là phương pháp đánh giá hiệu quả quá trình quản lý dự án.
- Đường găng đóng vai trò là cơ sở giúp các nhà quản lý dự án chuẩn bị lịch trình làm việc và lên kế hoạch nguồn lực. Trong quá trình quản lý dự án, đường găng giúp giám sát kết quả được của dự án, giúp người quản lý nhận ra những hạn chế cần khắc phục để đưa dự án hoạt động hiệu quả theo lịch trình
- Từ đây có thể biết nhiệm vụ nào cần thực hiện, hoạt động song song thực hiện ở đâu. Nhiệm vụ nào được ưu tiên làm trước giúp thời gian hoàn thành dự án rút ngắn, tiết kiệm chi phí tối đa nhưng vẫn đảm bảo hoàn thành dự án theo yêu cầu
- Xác định nguồn lực cần có để thực hiện dự án hoàn thiện. Những công việc đòi hỏi chuyên môn cao hay có thời gian hoàn thiện ngắn cần có sự đầu tư về nguồn nhân lực phù hợp để đáp ứng yêu cầu
- Thứ tự hoạt động và lịch trình làm việc, thời gian có liên quan.
- Lựa chọn được phương án rút ngắn thời gian cho các dự án cần hoàn thiện gấp nhưng vẫn đảm bảo chất lượng
Tham khảo: Scrum là gì? Cách triển khai mô hình Scrum hiệu quả cho doanh nghiệp
5. Tại sao nên sử dụng sơ đồ Gantt để trực quan hoá Critical path?
Các nhiệm vụ được biểu diễn dưới dạng thanh ngang theo dòng thời gian nên đường Critical Path dễ dàng nổi bật hơn. Người quản lý dự án nhanh chóng nhận ra những công việc quan trọng cần hoàn thành đúng thời hạn để đảm bảo tiến độ.
MISA AMIS Công việc là giải pháp quản lý dự án hiệu quả dựa trên hàng hoạt tính năng thông và sơ đồ Gantt. Phần mềm có riêng bản hiện thị đường găng để hỗ trợ người quản lý tiết kiệm thời gian, xử lý điểm nóng hiệu quả hơn.
Hơn 250.000+ doanh nghiệp đã tin chọn MISA AMIS Công việc, trong đó có Công ty Cổ phần LANDCO, Công ty Cổ Phần Viglacera Hạ Long, Công ty TNHH Sản xuất Xây dựng Thương mại Đại Á Châu, Công ty Austdoor,… và nhiều doanh nghiệp khác.
Dùng thử và khám phá sức mạnh của MISA AMIS Công việc tại đây:
- Miễn phí sử dụng không giới hạn tính năng
- Miễn phí sử dụng trên tất cả thiết bị: Laptop, Smartphone, Tablet,…
- Miễn phí đào tạo và hướng dẫn sử dụng
- Miễn phí tư vấn, Demo sản phẩm 1-1 cùng chuyên gia
6. Cách phát hiện nguy cơ trễ tiến độ trên Critical path
Để phát hiện các công việc có nguy cơ bị chậm, người quản lý cần đặt cảnh báo ở mức độ cao hơn theo cơ cấu tổ chức dự án. Cụ thể, công việc không thuộc Critical path có nguy cơ chậm thì cảnh báo ngay đến người phụ trách, người phối hợp, quản trị dự án chung,…
Đối với công việc thuộc Critical path có nguy cơ chậm thì cần kết hợp gửi cảnh báo đến các bộ phận khác trong cơ cấu dự án như: Điều phối viên, trưởng ban chỉ đạo, trợ lý, giám đốc dự án,…
7. Cách xử lý công việc đã bị chậm tiến độ trên Critical Path
Khi 1 công việc trên critical path bị chậm, bạn cần và nhất thiết quản lý phê duyệt thay đổi (Change Request) nhằm đảm bảo mọi sự chậm trễ hoặc ảnh hưởng chậm trễ đến dự án đều được phê duyệt.
Kích hoạt Project Status Light để các bên liên quan trong cơ cấu tổ chức dự án nắm được và tìm giải pháp có thể như bổ sung nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ các công việc khác trên critical path.
Trong trường hợp tiếp tục không cải thiện được tình hình dự án có thể được đưa sang trạng thái thành lập hội đồng đánh giá (HC) nhằm đưa ra các giải pháp và chỉ đạo để dự án về đích kịp tiến độ.
Kết luận
Trên đây là một số chia sẻ trả lời cho câu hỏi Critical path là gì?, hy vọng những thông tin này đã mang đến những hiểu biết chính xác cho mọi người về phương pháp quản lý dự án. Những kiến thức thú vị sẽ tiếp tục được gửi đến ở những bài viết tiếp theo, đừng bỏ lỡ nhé.