Trước khi triển khai bất kỳ một chiến dịch Marketing nào, các doanh nghiệp đều cần lên kế hoạch và thiết lập mục tiêu Marketing tổng quan tới chi tiết. Qua đó, các nhà quản lý đưa ra các nhiệm vụ cụ thể, những KPIs đo lường hiệu suất của chiến dịch nhằm đạt được mục tiêu chung của tổ chức. Vậy mục tiêu Marketing là gì? Các bước thiết lập mục tiêu Marketing theo mô hình SMART như thế nào? Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu chủ đề này qua bài viết dưới đây.
I. Mục tiêu Marketing là gì?
Mục tiêu Marketing được hiểu là mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra khi lên kế hoạch quảng bá, tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ của mình tới đối tượng khách hàng tiềm năng cần thu hút được trong một khoảng thời gian nhất định. Hiểu đơn giản, đây là chiến lược tiếp thị được các nhà quản lý cân nhắc nhằm đạt được mục tiêu chung của tổ chức. Các mục tiêu này có thể là nhiệm vụ, cải tiến KPIs hoặc các tiêu chuẩn dựa trên hiệu suất khác được sử dụng để đo lường thành công tiếp thị.
Chính vì vậy, mục tiêu Marketing cần được thiết lập rõ ràng và có thể đo lường được, cũng như vạch rõ ra kết quả cuối cùng trong chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp. Để đạt hiệu quả cao, các mục tiêu Marketing cần phù hợp với kế hoạch kinh doanh chung cũng như văn hóa doanh nghiệp.
Dưới đây là một số ví dụ về mục tiêu Marketing:
1. Xây dựng nhận thức thương hiệu
Cho dù doanh nghiệp bạn là start-up và đang lên kế hoạch ra mắt một sản phẩm mới hay bạn đang mong muốn thay đổi nhóm đối tượng mục tiêu, thì việc xây dựng và nâng cao nhận thức về thương hiệu hoặc sản phẩm là công việc quan trọng nhằm định hướng cho kế hoạch tiếp thị của doanh nghiệp.
Hãy lấy ví dụ về việc thay đổi nhóm đối tượng mục tiêu. Đối với mục tiêu này, KPI có thể được đo lường bằng tần suất hiển thị, bằng cách so sánh mức độ nhận biết thương hiệu của đối tượng trước và sau chiến dịch.
Ví dụ: Tăng số lần hiển thị trên mạng xã hội đối với các đối tượng mục tiêu mới lên 30% vào cuối quý.
>> Đọc thêm: Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp và những điều cần biết
2. Cải thiện tỷ suất hoàn vốn (ROI)
Tỷ suất hoàn vốn (ROI) là một trong những chỉ số cực kỳ quan trọng trong Marketing, vì nó phản ánh liệu khoản đầu tư của bạn có hiệu quả hay không, và có đang sinh lời hay không.
Hiện nay, việc đo lường chỉ số này đã trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết khi biết chi phí cho mỗi lượt nhấp (Cost per click) trên tổng số chuyển đổi. Vì vậy, các doanh nghiệp có thể đưa ra nhiều phương pháp cải thiện ROI, ví dụ như: tiến hành A/B Testing trên hai chiến dịch quảng cáo Facebook Ads khác nhau trong khoảng thời gian 4 tuần.
3. Thu hút khách hàng mới
Thu hút khách hàng mới đến với thương hiệu hoặc sản phẩm của doanh nghiệp là một trong những công việc quan trọng để kéo dài “tuổi thọ” của công ty.
Ví dụ: Thiết lập mối quan hệ đối tác với 3 người có ảnh hưởng mới trong ngành vào cuối năm, đồng thời tiến hành tung ra mã giảm giá cho những người theo dõi họ.
II. Vai trò của mục tiêu Marketing
Đặt ra mục tiêu Marketing là một trong những hoạt động quan trọng của doanh nghiệp, bởi lẽ chúng đóng các vai trò:
- Đảm bảo sự thống nhất trong quản lý: Khi đặt ra mục tiêu Marketing, các nhà quản lý có thể xác định được hướng đi đúng cho doanh nghiệp, đồng thời đưa ra các quyết định một cách nhất quán. Qua đó, các hoạt động Marketing được triển khai một cách hiệu quả nhất.
- Cung cấp các tiêu chuẩn cho việc đo lường và đánh giá kết quả chiến dịch Marketing: Với mục tiêu Marketing, các nhà quản lý có thể đưa ra các nhiệm vụ cụ thể, đề xuất KPI hoặc các tiêu chuẩn liên quan nhằm đánh giá xem chiến dịch của bạn có đang hoạt động hiệu quả không, nếu không thì kịp thời đưa ra những giải pháp thay thế.
- Lập kế hoạch ngân sách và quản lý tài chính: Một khi đã lập ra mục tiêu kinh doanh cụ thể, điều này giúp doanh nghiệp phân bổ các quỹ, ngân sách cần thiết nhằm đi đúng định hướng của mình.
III. Các loại mục tiêu Marketing phổ biến
1. Mục tiêu tăng trưởng doanh số (mục tiêu kinh doanh)
Đây là một trong những mục tiêu quan trọng nhất đối với mọi doanh nghiệp và luôn được xác định là ưu tiên số một trong các cuộc họp của công ty. Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi doanh số phản ánh lên kết quả hoạt động của doanh nghiệp, cũng chính là mục tiêu cuối cùng mà mỗi doanh nghiệp hướng đến.
Bên cạnh doanh số, mục tiêu kinh doanh còn bao gồm một số yếu tố khác như:
- Thị phần: là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp chiếm lĩnh. Doanh nghiệp nào chiếm được thị phần lớn sẽ có lợi thế cạnh tranh và có thể thống trị thị trường. Để chiếm lĩnh thị phần, các doanh nghiệp cần tăng trưởng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành hàng. Ví dụ, khi tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành hàng là 7%, nhưng doanh nghiệp đang tăng trưởng ở mức 10%, lúc này doanh nghiệp được hiểu là đang chiếm được thị phần của đối thủ nào đó trong ngành hàng.
- Sự tăng trưởng: Rất nhiều doanh nghiệp nhầm tưởng rằng khi lên kế hoạch cho mục tiêu kinh doanh thì chỉ nên chú trọng vào sự tăng trưởng sản phẩm của mình. Họ cho rằng nếu đầu tư cho sự tăng trưởng của toàn bộ ngành hàng cũng sẽ giúp ích cho đối thủ của mình. Tuy nhiên, nhu cầu của thị trường được phản ánh từ chính dung lượng của thị trường đó. Nếu dung lượng thị trường tăng lên thì kéo theo nhu cầu của thị trường cũng tăng và điều này cũng giúp ích cho sản phẩm của doanh nghiệp.
- Lợi nhuận: Lợi nhuận là chỉ số kinh tế cơ bản đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, vừa là mục tiêu, vừa là động lực và là điều kiện để doanh nghiệp tồn tại, phát triển. Chỉ số lợi nhuận càng cao có nghĩa là doanh thu doanh nghiệp thu về lớn hơn nhiều so với khoản chi phí bỏ ra, điều đó chứng minh hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Chính vì vậy mục tiêu kinh doanh của công ty cần phải duy trì chi phí sản xuất và biên lợi nhuận.
2. Mục tiêu nâng cao nhận thức về sản phẩm (mục tiêu quảng bá & tiếp thị)
Nâng cao nhận thức về sản phẩm là mục tiêu Marketing tiếp theo mà các doanh nghiệp nên cân nhắc. Đối với mục tiêu này, doanh nghiệp có thể nâng cao nhận thức đến sản phẩm đã có mặt trên thị trường hoặc quảng bá sản phẩm mới cho ra mắt.
Mục tiêu này thể hiện ở việc:
- Tăng mức độ thâm nhập thị trường: Mức độ thâm nhập thị trường được sử dụng để xác định quy mô của thị trường tiềm năng. Nếu tổng thị trường lớn, những doanh nghiệp mới tham gia vào ngành có thể vẫn còn cơ hội trong việc giành được miếng bánh thị phần trên thị trường hoặc thu hút được một tỉ lệ phần trăm nào đó trong tổng số khách hàng tiềm năng của ngành. Thông thường, doanh nghiệp sẽ thực hiện qua các chương trình Trade Marketing, như các chương trình giảm giá, sử dụng POSM…
- Tăng lòng trung thành của khách hàng: Đây là thước đo khả năng khách hàng có thể trải nghiệm lặp lại với một công ty hoặc thương hiệu. Đó là kết quả của sự hài lòng của khách hàng, trải nghiệm tích cực của khách hàng và giá trị tổng thể của hàng hóa hoặc dịch vụ mà khách hàng nhận được từ một doanh nghiệp. Để tăng lòng trung thành của khách hàng, các doanh nghiệp nên lồng ghép USP vào chiến dịch quảng bá của mình để khách hàng không tìm tới các sản phẩm thay thế.
3. Mục tiêu thiết lập vị trí của doanh nghiệp & thương hiệu (mục tiêu truyền thông)
Theo Brands Vietnam, mục tiêu truyền thông của một doanh nghiệp hướng tới có thể là xây dựng hình ảnh, giá trị cho một thương hiệu, xây dựng chỗ đứng của một thương hiệu trên thị trường và trong lòng người tiêu dùng… Việc xác định được mục tiêu truyền thông một cách cụ thể sẽ giúp bạn có cơ sở để xây dựng và đo lường hiệu quả của một chương trình truyền thông.
Một số yếu tố cần cân nhắc khi xác định mục tiêu truyền thông như sau:
Awareness (nhận thức)
Nhận thức thương hiệu mô tả mức độ nhận biết của người tiêu dùng đối với sản phẩm qua tên của nó. Tạo ra nhận thức thương hiệu là một bước quan trọng trong việc quảng bá một sản phẩm mới hoặc khôi phục lại một thương hiệu cũ.
Các sản phẩm và dịch vụ duy trì mức độ nhận thức thương hiệu cao có khả năng thu được nhiều doanh số hơn. Người tiêu dùng khi đối mặt với nhiều lựa chọn đơn giản là sẽ mua một sản phẩm có thương hiệu hơn là một sản phẩm có cái tên không quen thuộc.
Nhận thức thương hiệu được chia ra làm 3 cấp độ chính:
- Top of mind: Cấp độ này chỉ các thương hiệu mà khách hàng sẽ nghĩ đến đầu tiên khi được hỏi về một loại sản phẩm nào đó. Ví dụ, khi nhắc tới thương hiệu bột giặt, bạn nghĩ ngay tới OMO, thì OMO chính là top of mind về bột giặt của bạn.
- Spontaneous: là thương hiệu đã có sẵn trong tâm trí của khách hàng nhưng không phải là thương hiệu được nghĩ đến đầu tiên. Ví dụ, sau khi bạn trả lời OMO là thương hiệu đầu tiên nghĩ đến khi nhắc về bột giặt, và được hỏi tiếp – ngoài OMO, bạn còn biết thương hiệu nào khác không? Nếu như bạn trả lời là Aba, Tide thì đây chính là spontaneous.
- Aided: Cấp độ này phản ánh khi nhắc tới thương hiệu phải có sự trợ giúp thì khách hàng mới nhớ ra. Với ví dụ trên, sau khi liệt kê top of mind và spontaneous và được hỏi bạn có biết thương hiệu Vì Dân không, nếu nhớ ra rằng mình biết thì đây chính là aided.
Retention Rate (tỷ lệ giữ chân khách hàng)
Retention Rate được hiểu là tỷ lệ giữ chân khách hàng và là thước đo quan trọng của doanh nghiệp, thể hiện được việc có bao nhiêu khách hàng quay lại và mua hàng.
Tỷ lệ giữ chân khách hàng cao nghĩa là khách hàng của doanh nghiệp có xu hướng quay lại và tiếp tục mua hàng hoặc có thể không chuyển sang sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp khác.
Key attributes
Đây là các đặc tính, thuộc tính của thương hiệu, là một tập hợp duy nhất các liên kết thuộc tính mà các nhà chiến lược thương hiệu mong muốn tạo ra và duy trì. Những sự liên kết này sẽ phản ánh cái mà thương hiệu hướng tới và là sự cam kết của nhà sản xuất đối với khách hàng.
Ví dụ:
- Dầu gội Clear với key attributes là trị gàu
- X-men với key attributes là nam tính
IV. Các bước thiết lập mục tiêu Marketing theo mô hình SMART
Mô hình SMART là mô hình thiết lập mục tiêu hiệu quả giúp các doanh nghiệp hay các chuyên gia Marketing thiết lập và đánh giá tính cụ thể, mức độ khả thi, sự liên quan và tính hợp lý của các mục tiêu trong kế hoạch dựa trên 5 tiêu chí:
- Specific (Cụ thể)
- Measurable (Có thể đo lường được)
- Attainable (Có thể đạt được)
- Relevant (Sự liên quan)
- Time-Bound (Thời hạn đạt được mục tiêu)
Các lợi ích chính của mô hình SMART có thể kể tới như:
- Tối ưu các mục tiêu
- Tăng khả năng phù hợp, chính xác của mục tiêu
- Cải thiện tính đo lường của mục tiêu
- Phù hợp với mục tiêu công ty
- Giúp tăng hiệu suất làm việc của nhân viên
Với những lợi ích kể trên, việc thiết lập mục tiêu Marketing theo mô hình SMART giúp doanh nghiệp xác định được mục tiêu Marketing phù hợp với chiến lược kinh doanh theo từng thời điểm khác nhau, đồng thời nhận ra những được và mất, hoàn chỉnh hơn trong quy trình kinh doanh.
Vậy làm thế nào để xây dựng mục tiêu theo mô hình SMART một cách chuẩn nhất? Dưới đây là các bước thiết lập mục tiêu Marketing theo mô hình SMART.
1. Specific – Cụ thể
Khi đặt mục tiêu Marketing, bạn nên xác định và cụ thể hóa những gì bạn muốn hoàn thành và các mục tiêu cụ thể có cơ hội đạt được, tránh đặt những mục tiêu chung chung. Hãy tự đặt ra các câu hỏi như:
- Chính xác những điều mà bạn mong muốn đạt được là gì?
- Những hành vi nào bạn đang muốn thay đổi?
- Có bất kỳ bên liên quan nào tham gia không?
- Mục tiêu của bạn cần đến các chiến thuật Digital Marketing hay kỹ thuật tiếp thị truyền thống?
Ví dụ, một mục tiêu mang tính cụ thể theo mô hình SMART có thể là: “Tăng số lượng người ghé thăm trang blog lên 20% so với quý trước”.
2. Measurable – Có thể đo lường được
Khi cơ sở mục tiêu Marketing rõ ràng hơn, điều tiếp theo cần phải làm đó chính là theo dõi tiến trình. Một trong số các phương thức hỗ trợ trong mục tiêu đo lường không thể không kể đến dữ liệu định lượng, nhờ vậy mà bạn sẽ không bao giờ bị mất định hướng hay hoài nghi xem liệu mình có đi đúng hướng hay không. Dưới đây là một số câu hỏi bạn cần phải tự đặt ra trong đo lường.
- Làm thế nào để biết rằng chúng ta đã hoàn thành mục tiêu?
- Bạn cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào để đạt được những mục tiêu đó?
- Bạn có đang theo dõi chỉ số KPI liên quan nhằm đo lường mục tiêu không?
- Bạn có cần đề ra KPI mới để thực hiện đo lường mục tiêu chính xác không?
Bạn có thể đưa ra những chỉ số đo lường cụ thể mà mình muốn cải thiện, ví dụ như số lượng người ghé thăm Website, blog; số lượng người đăng ký nhận những bài viết mới hoặc tỉ lệ chuyển đổi đối với khách hàng tiềm năng là bao nhiêu.
Ví dụ, bạn sẽ không thể đo lường được mục tiêu “Tăng số lượng người đăng ký nhận tin tức”, bởi lẽ bạn sẽ không biết số lượng người tăng lên đó là bao nhiêu. Thay vào đó, bạn nên thêm các các số liệu, KPI nhằm giúp mục tiêu dễ dàng đo lường như: “Tăng số lượng người đăng ký nhận tin tức lên gấp năm lần, từ 1000 lên đến 5000 người so với quý trước”.
ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ NHỜ HỆ THỐNG BÁO CÁO TRỰC QUAN – ĐA CHIỀU TRÊN MISA AMIS AIMARKETING
MISA AMIS aiMarekting giúp các nhà quản lý Marketing dễ dàng tổng hợp – đo lường hiệu quả của nhân viên thông qua hệ thống báo cáo đa chiều:
- Báo cáo hiệu quả doanh thu – chi phí Marketing
- Báo cáo cơ hội – khách hàng theo phễu chuyển đổi (MQL, SQL, Khách hàng, Khách hàng trung thành…)
- Báo cáo hiệu quả từng nguồn tiếp thị (Content Marketing, Paid Ads, Email Marketing…)
- Báo cáo hiệu quả theo từng nhân viên, từng chiến dịch Marketing
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN 1-1 & DÙNG THỬ MIỄN PHÍ MISA AMIS AIMARKETING:
3. Attainable – Có thể đạt được
Mục tiêu Marketing không chỉ đơn thuần là đề ra một mục tiêu như “tăng tỷ suất lợi nhuận lên 3000% trong vòng một tháng”. Mục tiêu Marketing cần phải có tính khả thi, hay nói cách khác là có thể đạt được – ngay cả khi bạn đang cố gắng thử thách bản thân. Bởi lẽ, với mục tiêu thực tế sẽ giúp bạn và các thành viên trong nhóm hình dung ra hướng để giải quyết, ngược lại một mục tiêu quá xa vời sẽ chỉ ngáng chân bạn mà thôi. Để chắc chắn mục tiêu của mình có tính khả thi, hãy đặt ra những câu hỏi sau:
- Những nguồn lực nào sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu của mình?
- Bạn có bị hạn chế về mặt thời gian hay ngân sách không?
- Bạn đã có những thiết bị giúp bạn hoàn thành mục tiêu chưa?
- Đội ngũ nhân sự có đủ kinh nghiệm hay được đào tạo bài bản để hoàn thành mục tiêu không?
Khi xác định KPI, các nhà quản lý cần hướng tới con số nằm trong phạm vi mà đội ngũ nhân sự có thể hoàn thành. Con số mục tiêu đó cũng nên thực tế khi so sánh với dữ liệu của những chiến dịch Marketing trong quá khứ.
Ví dụ, nếu số lượng người đăng ký nhận tin tức tăng 10% vào tháng trước, một mục tiêu tăng con số đó lên 20% sẽ khả thi hơn so với con số 50%.
4. Relevant – Sự liên quan
Hầu hết các mục tiêu Marketing đều mất ít nhất khoảng một tháng để hoàn thành, điều này có nghĩa, trong khoảng thời gian này bạn sẽ phải dồn phần lớn nguồn lực để đạt được mục tiêu. Chính vì vậy, một mục tiêu Marketing đi đúng hướng cần phải tận dụng tốt tất cả các nguồn lực. Nếu không, thay vì giúp bạn tiến lên phía trước, thì một mục tiêu Marketing không liên quan sẽ kéo bạn lại về sau. Dưới đây là một số câu hỏi bạn cần phải tự đặt ra nhằm chắc chắn rằng mục tiêu của mình phù hợp.
- Mục tiêu Marketing này có hướng tới mục tiêu kinh doanh tổng thể của bạn không?
- Liệu mục tiêu này có giúp toàn doanh nghiệp của bạn tăng trưởng không?
- Bạn có cần hoàn thành mục tiêu quan trọng khác trước khi có thể thực hiện được mục tiêu này không?
Ví dụ, mục tiêu Marketing hiện tại là tăng nhận thức người tiêu dùng về sản phẩm lên 30% so với tháng trước, hãy đảm bảo rằng bạn có thể xây dựng mục tiêu Marketing với những chỉ số đo lường phù hợp khác về kinh doanh, sản xuất… để đạt được mục tiêu truyền thông này.
5. Time Bound – Thời hạn đạt được mục tiêu
Một mục tiêu không có khung thời gian có thể dễ dàng bị lãng quên hoặc bị gạt sang một bên. Việc đặt khung thời gian cho các mục tiêu nhỏ trong quá trình thực hiện cũng rất quan trọng. Hãy đặt ra câu hỏi:
- Với KPI và nguồn lực hiện tại sẽ mất bao lâu để hoàn thành mục tiêu?
- Nếu phải ưu tiên giải quyết một mục tiêu khác, bạn sẽ mất bao lâu để hoàn thành tiến độ nhanh nhất?
- Có bất kỳ điều gì khiến tiến độ bị chững lại hay không (ngày lễ, sự kiện…)?
Giới hạn thời gian cho việc hoàn thành mục tiêu cũng giúp tạo động lực cho đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp. Nhân viên sẽ cố gắng hết sức để có thể đạt được mục tiêu trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu không có giới hạn về mặt thời gian, họ sẽ không có sự nỗ lực để đạt được mục tiêu, hoặc không biết cách sắp xếp thứ tự ưu tiên giữa mục tiêu chính và các mục tiêu khác..
Ví dụ, tăng số lượng người ghé thăm Website của doanh nghiệp lên 15%, đạt số lượng 30.000 người vào cuối tháng 5 năm nay.
V. MISA AMIS aiMarketing – Bộ công cụ giúp doanh nghiệp B2B làm Marketing hiệu quả
AMIS aiMarketing – Phần mềm Marketing hợp nhất trên một nền tảng. Tất cả các công cụ marketing cần thiết trên một nền tảng duy nhất giúp doanh nghiệp triển khai chiến lược b2b Marketing hiệu quả, tiết kiệm chi phí, thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng hơn và gia tăng chuyển đổi.
Công cụ thiết kế Email Marketing và gửi email hàng loạt nhanh chóng, hiệu quả
Công cụ Thiết kế Landing page chuyên nghiệp, thao tác dễ dàng
ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI KHOẢN TRẢI NGHIỆM MISA AMIS AIMARKETING MIỄN PHÍ:
Workflow – Thiết kế kịch bản Marketing Automation tự động dễ dàng
Thấu hiểu khách hàng với Customer Profile
Hệ thống đo lường, báo cáo đa chiều, chính xác và nhanh chóng
ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI KHOẢN TRẢI NGHIỆM MISA AMIS AIMARKETING MIỄN PHÍ:
VI. Tổng kết
Như vậy, trong bài viết trên MISA AMIS đã cung cấp tới bạn những thông tin chi tiết về mục tiêu Marketing. Qua đó, đưa ra một số loại mục tiêu Marketing phổ biến, cũng như các bước thiết lập mục tiêu Marketing theo mô hình SMART. Hy vọng bạn đã nắm bắt được những kiến thức hữu ích về hoạt động quan trọng trong Marketing này, từ đó giúp triển khai hiệu quả các mục tiêu Marketing cho doanh nghiệp mình. Chúc các bạn thành công!