Chuyển đổi số Hợp đồng số Hợp đồng điện tử Econtract là gì?- 5 điều doanh nghiệp NHẤT...

Hợp đồng điện tử giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, thực hiện nhanh chóng thuận tiện. Nhưng tính pháp lý của loại hợp động này vẫn là vấn đề mà nhiều người quan tâm. Vậy hình thức hợp đồng này là gì đem lại những lợi ích gì và có đảm bảo tính pháp lý không? Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu ngay ở bài viết dưới đây.

Ký hợp đồng online và tính pháp lý
Ký hợp đồng online và tính pháp lý.

1. Hợp đồng điện tử là gì?

Trong thời đại số hóa, hợp đồng điện tử hay còn được gọi là Econtract (viết tắt của từ Electronic Contract) là khái niệm không mấy xa lạ trong các doanh nghiệp. Đặc biệt, giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử giống như hợp đồng giấy thông thường. Hãy tham khảo nội dung dưới đây để hiểu rõ hơn về các kiến thức liên quan nhé.

Theo sách trắng Thương mại điện tử 2021, có 33% doanh nghiệp được Bộ Công Thương khảo sát đã ứng dụng trong hoạt động thương mại của mình.

1.1. Khái niệm hợp đồng điện tử Econtract

Theo Điều 3 Luật Giao dịch điện tử 2023 thì hợp đồng điện tử Econtract là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu.

Mà thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác.

Điều 34 Luật giao dịch điện tử 2023 quy định:

1. Hợp đồng điện tử được giao kết hoặc thực hiện từ sự tương tác giữa một hệ thống thông tin tự động với người hoặc giữa các hệ thống thông tin tự động với nhau không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì không có sự kiểm tra hay can thiệp của con người vào từng hành động cụ thể do các hệ thống thông tin tự động thực hiện hay vào hợp đồng.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định về giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử trong lĩnh vực thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân công, phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Xem thêm:

1.2. Đặc điểm của hợp đồng điện tử Econtract

  • Được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu
  • Thể hiện bằng thông điệp dữ liệu điện tử: Điểm mới so với hợp đồng giấy truyền thống là thông tin được lưu trữ dưới dạng thông điệp dữ liệu.
  • Có ít nhất 3 chủ thể tham gia: Ngoài hai chủ thể là bên bán, bên mua thì còn có chủ thể thứ ba đứng giữa hai chủ thể kia. Các cơ quan chứng thực chữ ký điện tử hoặc nhà cung cấp mạng có thể là chủ thể thứ 3 và không tham gia vào quá trình ký hợp đồng mà chỉ đảm bảo tính hiệu quả, giá trị pháp lý của hợp đồng.
  • Thực hiện mọi lúc mọi nơi: Vì thông tin trên hợp đồng online được thiết lập dưới dạng dữ liệu điện tử nên hai chủ thể không cần gặp nhau nhưng có thể trình ký trực tuyến rất nhanh chóng tại bất kỳ đâu, bất cứ khi nào.
  • Tính vô hình, phi vật chất: Môi trường điện tử là môi trường “ảo”, do đó các hợp đồng điện tử mang tính vô hình vì hợp đồng điện tử không thể sờ cầm nắm được mà nó chỉ tồn tại và được lưu trữ, được chứng minh bởi các dữ liệu điện tử.
ĐĂNG KÝ TÌM HIỂU HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ ECONTRACT NGAY

1.3. Hợp đồng điện tử Econtract khác gì hợp đồng giấy?

Hình thức ký hợp đồng online và hợp đồng giấy truyền thống có một số điểm khác biệt dù chịu sự điều chỉnh của bộ luật Dân sự 2015.

so sánh hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống
So sánh hợp đồng truyền thống và điện tử.
Tiêu chí Hợp đồng điện tử Econtract Hợp đồng giấy truyền thống
Căn cứ pháp lý
  • Luật Giao dịch điện tử 2023
  • Bộ luật Dân sự (BLDS) 2005
  • Bộ luật Dân sự mới nhất 2015
Phương thức giao dịch
  • Sử dụng phương tiện điện tử để có thể giao dịch
  • Được ký bằng chữ ký điện tử, chữ ký số USB Token, chữ ký số HSM …
  • Giao dịch bằng văn bản
  • Bằng lời nói
  • Bằng hành động
  • Các hình thức khác dựa trên sự thỏa thuận
Nội dung Giống với hợp đồng truyền thống nhưng có thêm một số nội dung khác gồm:
  • Địa chỉ pháp lý
  • Quy định về chữ ký điện tử/chữ ký số
  • Quy định về cải chính thông tin điện tử
  • Phương thức thanh toán
  • Điều kiện bảo mật
  • Đối tượng hợp đồng
  • Số lượng, chất lượng, giá, phương thức thanh toán
  • Thời hạn, địa điểm
  • Phương thức thực hiện hợp đồng
  • Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên
  • Phương thức giải quyết tranh chấp
Phạm vi áp dụng Theo quy định của Luật giao dịch điện tử 2005 chỉ áp dụng trong một số lĩnh vực cụ thể, không áp dụng với
  • văn bản về thừa kế
  • giấy kết hôn, ly hôn
  • giấy khai sinh, khai tử,…
Áp dụng cho mọi lĩnh vực về kinh tế, xã hội

Chi tiết: 10 điểm khác biệt giữa hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống

2. 5 quy định về hợp đồng điện tử doanh nghiệp cần nắm rõ

Khi thực hiện ký hợp đồng điện tử online thì doanh nghiệp cần nắm rõ các quy định chính trước khi thực hiện giao kết để đảm bảo hợp đồng hợp pháp, không bị vô hiệu và hạn chế các rủi ro, tranh chấp trong quá trình thực hiện

2.1. Về giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử Econtract

Tính pháp lý của hợp đồng số Econtract có giá trị như hợp đồng giấy
Hợp đồng điện tử Econtract có giá trị như hợp đồng truyền thống

Theo quy định tại Luật giao dịch điện tử 2023, tham khảo từ cổng thông tin điện tử chính phủ, hợp đồng điện tử có giá trị như hợp đồng truyền thống. Cụ thể:

“Hợp đồng điện tử vẫn được công nhận giá trị pháp lý giống như hợp đồng văn bản thông thường dù không có sự can thiệp của con người vào từng hành động cụ thể hay vào hợp đồng.”

Đồng thời, tại Điều 34 Luật này cũng có quy định

“Hợp đồng điện tử được giao kết hoặc thực hiện từ sự tương tác giữa một hệ thống thông tin tự động với người hoặc giữa các hệ thống thông tin tự động với nhau không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì không có sự kiểm tra hay can thiệp của con người vào từng hành động cụ thể do các hệ thống thông tin tự động thực hiện hay vào hợp đồng.”

Dù được thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử nhưng tính pháp lý của hợp đồng điện tử Econtract vẫn được thừa nhận theo quy định pháp luật và được sử dụng làm chứng cứ khi một trong hai bên tham gia không thực hiện đúng những điều khoản thỏa thuận. Bên cạnh đó, hợp đồng online phải thỏa mãn những điều kiện sau đây thì mới được coi là hợp lệ:

    1. Nội dung phải được giữ trọn vẹn và không có thông tin thay đổi, ngoại trừ trường hợp thay đổi những hình thức phát sinh trong quá trình gửi, lưu trữ dữ liệu của hợp đồng.
    2. Nội dung có thể mở được, đọc hoặc xem được bằng các phương pháp mã hóa hợp pháp mà hai bên tham gia hợp đồng thỏa thuận.

Như vậy, có thể thấy pháp luật Việt Nam công nhận hiệu lực của các hợp đồng điện tử Econtract nếu hợp đồng đó thực hiện theo đúng quy định. Các doanh nghiệp có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng hình thức giao kết hợp đồng điện Econtract tử để tối ưu về quy trình kinh doanh và chi phí hoạt động.

MISA AMIS WESIGN ĐƯỢC BỘ CÔNG THƯƠNG CẤP PHÉP HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP

DỊCH VỤ CHỨNG THỰC HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ

 

2.2. Về giao kết hợp đồng Econtract

Nguyên tắc giao kết

Khi giao kết và thực hiện quy trình giao kết hợp đồng điện tử Econtract các bên cần đảm bảo các nguyên tắc được quy định tại điều 36 của Luật giao dịch điện tử 2023.

  1. Các bên có quyền thỏa thuận sử dụng thông điệp dữ liệu, phương tiện điện tử một phần hoặc toàn bộ trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử.
  2. Khi giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, các bên có quyền thỏa thuận về yêu cầu kỹ thuật, điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hợp đồng điện tử đó.
  3. Việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử phải tuân thủ quy định của Luật này, quy định của pháp luật về hợp đồng và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Quy định giao kết

Quy định về giao kết hợp đồng điện tử được nêu rõ tại điều 35 của Luật giao dịch điện tử 2023. Cụ thể.

  1. Giao kết hợp đồng điện tử là việc sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng điện tử.
  2. Đề nghị giao kết và chấp nhận giao kết hợp đồng điện tử được thực hiện thông qua thông điệp dữ liệu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

2.3. Về thời điểm, địa điểm nhận, gửi hợp đồng điện tử

Thời điểm và địa điểm nhận gửi hợp đồng điện tử được quy định rõ tại Luật giao dịch điện tử 2023 là thời điểm, địa điểm nhận thông điệp dữ liệu. Cụ thể:

Về thời điểm, địa điểm gửi hợp đồng điện tử

Trường hợp các bên tham gia giao dịch không có thỏa thuận khác thì thời điểm, địa điểm gửi thông điệp dữ liệu được quy định tại điều 15, Luật giao dịch điện tử 2023 như sau:

1. Thời điểm gửi một thông điệp dữ liệu là thời điểm thông điệp dữ liệu đó rời khỏi hệ thống thông tin dưới sự kiểm soát của người khởi tạo hoặc người đại diện của người khởi tạo. Trường hợp hệ thống thông tin nằm ngoài sự kiểm soát của người khởi tạo hoặc người đại diện của người khởi tạo, thời điểm gửi một thông điệp dữ liệu là thời điểm thông điệp dữ liệu này nhập vào hệ thống thông tin;

2. Ở bất kỳ địa điểm nào thông điệp dữ liệu được gửi thì địa điểm gửi thông điệp dữ liệu vẫn được coi là trụ sở của người khởi tạo nếu người khởi tạo là cơ quan, tổ chức hoặc nơi cư trú của người khởi tạo nếu người khởi tạo là cá nhân. Trường hợp người khởi tạo có nhiều trụ sở thì địa điểm gửi thông điệp dữ liệu là trụ sở chính hoặc trụ sở có mối liên hệ mật thiết nhất với giao dịch.

Về thời điểm, địa điểm nhận hợp đồng điện tử

Trường hợp các bên tham gia giao dịch không có thỏa thuận khác thì thời điểm, địa điểm nhận thông điệp dữ liệu được quy định tại điều 17, Luật giao dịch điện tử 2023 như sau:

1. Trường hợp người nhận đã chỉ định một hệ thống thông tin để nhận thông điệp dữ liệu thì thời điểm nhận là thời điểm thông điệp dữ liệu nhập vào hệ thống thông tin được chỉ định và có thể truy cập được; nếu người nhận không chỉ định một hệ thống thông tin để nhận thông điệp dữ liệu thì thời điểm nhận thông điệp dữ liệu là thời điểm thông điệp dữ liệu đó nhập vào bất kỳ hệ thống thông tin nào của người nhận và có thể truy cập được;

2. Ở bất kỳ địa điểm nào thông điệp dữ liệu được nhận thì địa điểm nhận thông điệp dữ liệu vẫn được coi là trụ sở của người nhận nếu người nhận là cơ quan, tổ chức hoặc nơi cư trú của người nhận nếu người nhận là cá nhân. Trường hợp người nhận có nhiều trụ sở thì địa điểm nhận thông điệp dữ liệu là trụ sở chính hoặc trụ sở có mối liên hệ mật thiết nhất với giao dịch.

2.4. Về chữ ký điện tử sử dụng ký hợp đồng điện tử

Để đảm bảo an toàn khi ký hợp đồng điện tử thì chữ ký điện tử cần đáp ứng được các điều kiệu sau:

a) Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chỉ gắn duy nhất với người ký trong bối cảnh dữ liệu đó được sử dụng;

b) Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký;

c) Mọi thay đổi đối với chữ ký điện tử sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện;

d) Mọi thay đổi đối với nội dung của thông điệp dữ liệu sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện.

Doanh nghiệp sử dụng chữ ký điện tử đã được chứng thực từ các đơn vị cung cấp dịch vụ chứng thực được xem là đảm bảo các điều kiện an toàn theo quy định.

3. Lợi ích khi ký hợp đồng điện tử Econtract online

Đại dịch Covid 19 đã buộc doanh nghiệp cần phải thay đổi phương thức làm việc từ offline sang online và hiện giờ là kết hợp giữa hai hình thức này. Vì thế mà giao kết bằng hợp đồng điện tử và ký số từ xa là biện pháp phù hợp với tình hình thực tế và giúp doanh nghiệp bắt kịp với xu hướng mang lại nhiều lợi ích thiết thực.

Sử dụng hợp đồng điện tử Econtract giúp doanh nghiệp dễ dàng thực hiện giao kết mọi lúc mọi nơi
Sử dụng hợp đồng điện tử Econtract giúp doanh nghiệp dễ dàng thực hiện giao kết mọi lúc mọi nơi

3.1 Giao kết thông minh thuận tiện

Được ký kết trên môi trường số, nên khách hàng có thể chủ động ký ở bất cứ đâu, mọi lúc, trên các thiết bị thông minh như máy tính, điện thoại,…chỉ cần kết nối internet mà không phải gặp mặt trực tiếp.
Đảm bảo tính thông suốt ngay cả khi người ký không có mặt tại công ty, không bị gián đoạn hoạt động kinh doanh, vận hành.

3.2 Tiết kiệm thời gian, chi phí

Sử dụng hợp đồng điện tử Econtract giúp doanh nghiệp dễ dàng thực hiện giao kết mọi lúc mọi nơiMọi thao tác ký kết như tạo lập, duyệt, ký, gửi, nhận hợp đồng đều được thực hiện online. Khách hàng sẽ không cần in ấn, quản lý hay lưu trữ một lượng hợp đồng khổng lồ, đồng thời có thể giảm thiểu rất nhiều thời gian khi không cần chuyển phát hợp đồng hay gặp trực tiếp để ký kết.

3.3 Quy trình rõ ràng, hạn chế sai sót

Các khâu trong quá trình từ tạo lập, ký kết hay lưu trữ đều được thực hiện nhanh chóng, chuyên nghiệp. Các bên có thể kiểm tra thông tin, nội dung hợp đồng trước khi tiến hành ký kết để hạn chế tôi đa sai sót.

3.4 Dễ dàng lưu trữ, tra cứu, tìm kiếm

Doanh nghiệp không cần phải mò mẫm tìm kiếm trong cả “núi” hợp đồng lưu trữ. Thay vào đó, bạn chỉ cần tìm kiếm trên kho dữ liệu online là biết được hợp đồng đã ký, hợp đồng chờ ký hay hợp đồng trả lại vô cùng chính xác, nhanh chóng.

3.5 An toàn, bảo mật

Dữ liệu là vấn đề hàng đầu được quan tâm khi thực hiện giao dịch điện tử. Quy trình giao kết hợp đồng điện tử với MISA AMIS WeSign đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế về quản lý thông tin an ninh. Mọi thông tin đều được bảo mật tối đa trong suốt quá trình giao dịch.

3.6 Đảm bảo khi có tranh chấp

Những phần mềm uy tín đều có tính năng lưu lại lịch sử ký (người ký, tên công ty, IP máy tính, thời gian ký …) khi tiến hành việc ký kết. Vì vậy, nếu có xảy ra tranh chấp, các bên đều có thể chứng minh được.

>> Xem thêm: Phần mềm chữ ký số Misa Esign

4. Phân loại hợp đồng điện tử Econtract

Dựa vào hình thức hay mục đích mà hợp đồng online thường được chia thành các loại sau:

4.1. Chia theo hình thức hợp đồng

Có 3 loại hợp đồng online phổ biến nếu xét theo hình thức hợp đồng.

Hợp đồng giấy truyền thống được một bên đưa lên website

Loại hợp đồng này trước tiên được soạn trên giấy, sau đó được chỉnh sửa và upload lên website để các bên tham gia ký. Các hợp đồng được đưa lên website thường có định dạng file PDF, có nút tick xác nhận sự đồng ý với những điều khoản trong hợp đồng kèm theo 2 nút lựa chọn đồng ý hoặc không đồng ý ký hợp đồng.

Hợp đồng giấy truyền thống được một bên đưa lên website
Hợp đồng giấy truyền thống được một bên đưa lên website

Hợp đồng hình thành qua giao dịch điện tử

Điểm nổi bật của loại hợp đồng này là các nội dung trên hợp đồng không được soạn sẵn mà được hình thành bởi giao dịch tự động. Nội dung hợp đồng sẽ được máy tính tổng hợp tự động và xử lý trong quá trình giao dịch dựa trên các thông tin mà khách hàng nhập vào.

Hợp đồng hình thành qua giao dịch điện tử
Hợp đồng hình thành qua giao dịch điện tử

Cuối quá trình giao dịch, hợp đồng được hoàn thành và hiển thị để khách hàng xác nhận sự đồng ý với các nội dung điều khoản. Bên bán sẽ được thông báo về hợp đồng và sau đó gửi xác nhận đến người mua qua nhiều hình thức như: mail, fax, số điện thoại,…

Hợp đồng hình thành qua email (thư điện tử)

Đây là hình thức dùng thư điện tử để ký hợp đồng. Các quy trình đều như hợp đồng truyền thống nhưng có điểm khác biệt sau: phương tiện để giao kết hợp đồng là máy tính, email,…

hợp đồng điện tử hình thành qua thư điện tử-min
Hợp đồng hình thành qua email (thư điện tử)

Một số lợi ích hợp đồng điện tử qua mail đem lại là tốc độ nhanh, tiết kiệm chi phí, thời gian… Tuy nhiên, còn một số tồn đọng của hình thức này là tính bảo mật thấp, dễ dàng bị lộ thông tin cũng như ràng buộc trách nhiệm các bên chưa được đảm bảo.

4.2. Chia theo mục đích hợp đồng

Hợp đồng kinh tế điện tử (hợp đồng thương mại điện tử)

Mới đây tại Điều 12 Thông tư 87/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước: “Hợp đồng điện tử được phép sử dụng để giao kết trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước, có giá trị pháp lý như hợp đồng giấy”.

Hợp đồng kinh tế, hay hợp đồng thương mại điện tử, được hiểu là loại hợp đồng có một bên chủ thể là thương nhân, 1 bên chủ thể còn lại phải có chức năng pháp lý theo quy định nhằm xác định hợp đồng dưới dạng thông điệp dữ liệu. Các thông tin dữ liệu cần đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định pháp luật hiện hành.

Hợp đồng kinh tế điện tử (hợp đồng thương mại điện tử)
Hợp đồng kinh tế điện tử (hợp đồng thương mại điện tử)

Một số đặc điểm của hợp đồng kinh tế/hợp đồng thương mại điện tử có thể kể đến bao gồm:

      • Chủ thể bao gồm một bên là thương nhân và một bên là chủ thể có tư cách pháp lý.
      • Hợp đồng có mục đích chính là lợi nhuận.
      • Đối tượng của loại hợp đồng này là hàng hóa. Hợp đồng kinh tế/thương mại điện tử bao gồm hợp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng dịch vụ

Hợp đồng lao động điện tử

Theo Điều 14 Bộ luật Lao động 2019 ghi nhận hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản

Hợp đồng lao động điện tử là giao kết của người lao động (NLĐ), người sử dụng lao động (NSDLĐ) về các điều kiện như tiền lương, trách nhiệm mỗi bên giao kết,… những thông tin này được lưu dưới dạng dữ liệu điện tử, đồng thời có giá trị như hợp đồng lao động văn bản.

Hợp đồng lao động điện tử
Hợp đồng lao động điện tử

Đặc điểm của loại hợp đồng này là chủ thể gồm người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ). Những loại hình hợp đồng lao động điện tử thường gặp có thể kể đến là:

      • Hợp đồng lao động (HĐLĐ) với thời hạn không xác định.
      • Hợp đồng lao động (HĐLĐ) với thời hạn xác định.
      • Hợp đồng lao động (HĐLĐ) được tính theo mùa vụ hay một công việc nhất định.

 

Hợp đồng dân sự điện tử

Hợp đồng dân sự giao kết thông qua phương tiện điện tử là sự thỏa thuận giữa các bên tham gia về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo pháp luật Việt Nam về giao dịch điện tử.

Hợp đồng dân sự điện tử
Hợp đồng dân sự điện tử

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, một số lĩnh vực không áp dụng ký với hình thức này là: cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các loại bất động sản khác, văn bản về thừa kế, giấy đăng ký kết hôn, quyết định ly hôn, giấy khai sinh, giấy khai tử, hối phiếu và các giấy tờ khác.

Vì vậy, để có thể xác định được tính chất và giá trị, tính pháp lý thì chúng ta cần phải đặt trong các mối quan hệ và các giao dịch cụ thể. Như vậy có thể thấy được rằng, dù được thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử nhưng tính pháp lý của hợp đồng điện tử vẫn được thừa nhận theo quy định pháp luật và được sử dụng làm chứng cứ khi một trong hai bên tham gia không thực hiện đúng những điều khoản thỏa thuận. 

5. Quy trình giao kết hợp đồng điện tử Econtract chuẩn pháp luật

Việc ký kết hợp đồng điện tử sẽ có giá trị như hợp đồng truyền thống và chữ ký số được sử dụng trên hợp đồng điện tử có giá trị như chữ ký viết tay hay con dấu doanh nghiệp trong giao dịch hợp đồng giấy.

Cụ thể quy trình giao kết hợp đồng điện tử giữa các bên được thực hiện qua 3 bước sau:

  • Bước 1: Bên đề nghị giao kết thiết lập hợp đồng điện tử online trên phần mềm hợp đồng điện tử
  • Bước 2: Bên bán tạo luồng ký, thực hiện ký số, tạo link hợp đồng và gửi cho bên mua qua email
  • Bước 3: Bên mua truy cập link hợp đồng điện tử, thực hiện ký số lên hợp đồng điện tử nếu đồng ý với các điều khoản trên hợp đồng.
  • Bước 4: Các bên hoàn tất giao kết và lưu trữ hợp đồng.

Sau khi các bên thực hiện ký kết hợp đồng điện tử Econtract thành công thì bên bán sẽ thực hiện xuất hóa đơn điện tử GTGT và gửi đề nghị thanh toán. Khách hàng hãy kiểm tra kỹ các thông tin, thanh toán và hoàn tất quy trình giao kết hợp đồng điện tử. Hợp đồng điện tử sau khi được ký kết sẽ được lưu trữ lại để tra cứu khi cần thiết.

Xem thêm:

Hợp đồng điện tử MISA AMIS WeSign – Nền tảng ký tài liệu số tiên phong và uy tín nhất Việt Nam

MISA là đơn vị cung cấp dịch vụ hợp đồng điện tử tốt nhất với phần mềm MISA AMIS WeSign đã tích hợp thành công với trục hợp đồng điện tử của Bộ Công Thương để chứng thực các hợp đồng kinh tế, giúp đảm bảo tính toàn vẹn, an toàn, bảo mật và tin cậy cho hợp đồng.

Tính năng trên MISA AMIS WeSign

  • Ký kết thông minh: Ký kết từ xa, mọi lúc mọi nơi khi không có mặt ở Văn phòng
  • Tự động hóa quy trình: tạo luồng ký, phê duyệt, chuyển phát, nhắc nhở và lưu trữ tài liệu.
  • Ký hàng loạt: Đẩy nhanh tốc độ ký với hàng loạt tài liệu được ký cùng lúc, tránh ách tắc ảnh hưởng đến công việc.
  • Quản lý tài liệu tập trung: Tích hợp các nền tảng online, dễ dàng lưu trữ, phân loại và tra cứu, hạn chế thất thoát tài liệu.
  • Phân quyền linh hoạt: Phân quyền xem, ký, điều phối, tải tài liệu,… theo từng bộ phận, phòng ban, tránh rò rỉ dữ liệu.
  • An toàn bảo mật: Cài đặt cơ chế xác thực người ký chặt chẽ bằng mật khẩu, mã OTP.
  • Chi phí đầu tư hợp lý: Phù hợp với từng nhu cầu và quy mô của từng doanh nghiệp.
  • Đảm bảo tính hợp pháp do đã được chứng thực bởi bộ công thương.

Quy trình ký kết hợp đồng bằng MISA AMIS Wesign gồm có các bước: 

  • Bước 1: Khởi tạo giữa 2 chủ thể ký hợp đồng.
  • Bước 2: MISA (là 1 CeCA – Đơn vị được cấp phép dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử) sẽ chứng thực hợp đồng. 
  • Bước 3: Hợp đồng được mã hóa và gửi lên trục Hợp đồng điện tử Bộ công thương để ký số chứng thực đảm bảo tính toàn vẹn và ghi dấu thời gian trên hợp đồng
  • Bước 4: Doanh nghiệp tra cứu tính xác thực của hợp đồng trên cổng tra cứu của Bộ Công Thương.

Lợi ích khi sử dụng MISA AMIS WESIGN

  • Tiết kiệm 100% chi phí in ấn, chuyển phát và lưu trữ
  • Giảm tới 90% thời gian chờ ký, chứng thực, chuyển phát
  • Tự động toàn bộ quy trình ký, giảm công sức của nhân viên
  • Quản lý tài liệu tập trung, tránh thất thoát, hư hỏng, dễ dàng tra cứu – phân loại tài liệu

MISA tự hào là đơn vị cung cấp nền tảng hợp đồng điện tử  tiên phong và uy tín nhất, hỗ trợ đắc lực cho các tổ chức, doanh nghiệp. Để nhận ưu đãi dùng thử miễn phí doanh nghiệp hãy click ngay vào nút dưới đây.

Dùng ngay miễn phí

Xem thêm: Báo giá phần mềm hợp đồng điện tử MISA AMIS WeSign mới nhất 

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 28 Trung bình: 4.1]
Câu hỏi thường gặp
  • Hợp đồng điện tử là gì?
  • Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu
    Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu
    Các loại chữ ký được sử dụng là: chữ ký số, chữ ký hình ảnh, chữ ký Scan tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng.