Cách tính phần trăm giảm giá (%) kèm ví dụ giải thích dễ hiểu

26/08/2024
15047

Cách tính phần trăm giảm giá là kỹ năng quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần hiểu rõ khi triển khai chương trình khuyến mãi.

Các mức chiết khấu hợp lý không chỉ giúp tăng cường nhu cầu mua sắm, mà còn đóng vai trò trong chiến lược thúc đẩy doanh thu hiệu quả.

Tuy nhiên, việc giảm giá cần được tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo mục tiêu về cả doanh thu và lợi nhuận không bị ảnh hưởng.

Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cách tính phần trăm giảm giá sản phẩm sao cho chính xác và hiệu quả, giúp các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch khuyến mãi thành công mà vẫn đạt được mục tiêu kinh doanh

1. Công thức tính phần trăm giảm giá

Để tính phần trăm giảm giá của một sản phẩm, chúng ta sử dụng công thức sau:

Phần trăm giảm giá = [(Giá gốc – Giá sau giảm) / Giá gốc] x 100%

Trong đó:

  • Giá gốc: Là giá ban đầu của sản phẩm trước khi giảm giá.
  • Giá sau giảm: Là giá của sản phẩm sau khi đã áp dụng giảm giá.

Giải thích chi tiết từng thành phần trong công thức:

  • (Giá gốc – Giá sau giảm): Phần này cho ta biết số tiền đã được giảm đi.
  • (Giá gốc – Giá sau giảm) / Giá gốc: Tỷ lệ giữa số tiền giảm đi và giá gốc sẽ cho ta biết phần trăm giảm giá so với giá gốc.
  • x 100%: Nhân với 100% để chuyển kết quả về dạng phần trăm.

Ví dụ minh họa:

Giả sử một chiếc áo sơ mi có giá gốc là 300.000 đồng. Sau khi giảm giá, giá của chiếc áo còn 250.000 đồng. Để tính phần trăm giảm giá, ta thực hiện các bước sau:

  • Tính số tiền giảm: 300.000 – 250.000 = 50.000 đồng.
  • Tính tỷ lệ giảm: 50.000 / 300.000 = 0,1667.
  • Chuyển thành phần trăm: 0,1667 x 100% = 16,67%.

Vậy chiếc áo sơ mi đã được giảm giá 16,67%.

2. Tính giá gốc khi biết giá sau giảm và phần trăm giảm

Trong trường hợp này, chúng ta cần tìm giá ban đầu của sản phẩm trước khi giảm giá.

Công thức:

Giá gốc = Giá sau giảm / (100% – Phần trăm giảm) x 100%

Giải thích:

  • (100% – Phần trăm giảm): Phần trăm còn lại sau khi giảm giá.
  • Giá sau giảm / (100% – Phần trăm giảm): Tìm giá trị tương ứng với 1% của giá gốc.
  • x 100%: Nhân với 100% để tìm ra giá gốc.

Ví dụ:

Một chiếc điện thoại sau khi giảm giá 20% còn có giá là 8.000.000 đồng. Để tính giá gốc của chiếc điện thoại, ta làm như sau:

  • Phần trăm còn lại: 100% – 20% = 80%.
  • Giá gốc: 8.000.000 / 80% x 100% = 10.000.000 đồng.

Vậy giá gốc của chiếc điện thoại là 10.000.000 đồng.

3. Tính phần trăm giảm khi biết giá gốc và giá sau giảm

Đây là công thức cơ bản mà chúng ta đã tìm hiểu ở phần đầu.

Phần trăm giảm giá = [(Giá gốc – Giá sau giảm) / Giá gốc] x 100%

Ví dụ:

Một chiếc máy tính có giá gốc là 12.000.000 đồng và được bán với giá 10.800.000 đồng.

Để tính phần trăm giảm giá, ta làm như sau:

  • Số tiền giảm: 12.000.000 – 10.800.000 = 1.200.000 đồng.
  • Phần trăm giảm: (1.200.000 / 12.000.000) x 100% = 10%.

Vậy chiếc máy tính đã được giảm giá 10%.

Cách tính phần trăm giảm giá khi có thuế VAT

Thuế giá trị gia tăng (VAT) là một loại thuế gián tiếp được tính trên giá trị hàng hóa, dịch vụ. Khi tính phần trăm giảm giá, chúng ta cần lưu ý đến thuế VAT để đảm bảo tính chính xác.

Cách tính:

  • Bước 1: Tính giá gốc chưa VAT của sản phẩm.
  • Bước 2: Tính số tiền giảm giá trên giá gốc chưa VAT.
  • Bước 3: Tính giá sau giảm chưa VAT.
  • Bước 4: Áp dụng thuế VAT lên giá sau giảm để tính ra giá bán cuối cùng.

Ví dụ:

Giả sử một chiếc điện thoại có giá gốc chưa VAT là 10.000.000 đồng. Cửa hàng giảm giá 10% và thuế VAT là 10%. Để tính giá bán cuối cùng, ta làm như sau:

  • Giá sau giảm chưa VAT: 10.000.000 x (100% – 10%) = 9.000.000 đồng.
  • Thuế VAT: 9.000.000 x 10% = 900.000 đồng.
  • Giá bán cuối cùng: 9.000.000 + 900.000 = 9.900.000 đồng.

Cách tính phần trăm giảm giá trong kinh doanh để có lợi nhuận

Khi kinh doanh, việc áp dụng các chương trình giảm giá là một chiến lược marketing hiệu quả để thu hút khách hàng và tăng doanh số.

Tuy nhiên, việc xác định mức giảm giá phù hợp là điều không hề đơn giản. Dưới đây là một số yếu tố cần cân nhắc và cách tính toán để đưa ra quyết định tối ưu:

1. Xác định mục tiêu giảm giá:

  • Xả hàng tồn kho: Nếu muốn nhanh chóng tiêu thụ những sản phẩm tồn kho, bạn có thể áp dụng mức giảm giá cao hơn.
  • Thu hút khách hàng mới: Để thu hút khách hàng mới, bạn có thể tập trung vào các sản phẩm chủ lực và giảm giá một mức vừa phải.
  • Tăng doanh thu: Nếu muốn tăng tổng doanh thu, bạn có thể kết hợp giảm giá với các chương trình khuyến mãi khác như mua 1 tặng 1, mua hàng trên một số tiền nhất định sẽ được giảm giá.

2. Phân tích chi phí và lợi nhuận:

  • Chi phí sản xuất: Bạn cần tính toán chi phí sản xuất của sản phẩm để đảm bảo rằng sau khi giảm giá, bạn vẫn có lợi nhuận.
  • Điểm hòa vốn: Điểm hòa vốn là số lượng sản phẩm bạn cần bán để bù lại chi phí. Việc giảm giá sẽ giúp bạn đạt được điểm hòa vốn nhanh hơn.

3. Nghiên cứu thị trường:

  • Giá cả của đối thủ cạnh tranh: So sánh giá cả sản phẩm của bạn với đối thủ cạnh tranh để đưa ra mức giảm giá phù hợp.
  • Hành vi của khách hàng: Nghiên cứu hành vi mua sắm của khách hàng để hiểu rõ họ quan tâm đến những gì và sẵn sàng trả bao nhiêu tiền.

4. Cách tính phần trăm giảm giá:

  • Dựa trên lợi nhuận mong muốn: Nếu bạn muốn đạt được mức lợi nhuận nhất định, hãy tính ngược lại để tìm ra phần trăm giảm giá tối đa.
  • So sánh với đối thủ: Giảm giá thấp hơn hoặc bằng so với đối thủ để thu hút khách hàng.
  • Thử nghiệm A/B: Thử nghiệm với các mức giảm giá khác nhau để xem mức nào hiệu quả nhất.

Ví dụ:

Giả sử bạn có một chiếc áo sơ mi với giá vốn là 100.000 đồng. Bạn muốn bán chiếc áo này với giá 150.000 đồng để có lợi nhuận 50.000 đồng. Nếu muốn giảm giá 20%, giá bán sẽ là: 150.000 x (100% – 20%) = 120.000 đồng. Lợi nhuận lúc này là: 120.000 – 100.000 = 20.000 đồng.

Một số lưu ý khi áp dụng giảm giá:

  • Không giảm giá quá thường xuyên: Nếu giảm giá quá thường xuyên, khách hàng sẽ quen và không còn thấy hấp dẫn.
  • Tạo sự khan hiếm: Hạn chế thời gian hoặc số lượng sản phẩm giảm giá để tạo cảm giác cấp bách cho khách hàng.
  • Kết hợp với các hình thức marketing khác: Sử dụng các kênh marketing như mạng xã hội, email marketing để quảng bá chương trình giảm giá.

Các công cụ hỗ trợ:

  • Phần mềm quản lý bán hàng: Các phần mềm này giúp bạn quản lý kho hàng, tính toán doanh thu và hiệu quả của các chương trình khuyến mãi.
  • Công cụ phân tích dữ liệu: Giúp bạn phân tích hành vi mua sắm của khách hàng và đánh giá hiệu quả của các chiến dịch giảm giá.

Cách tính phần trăm giảm giá trong Excel, Google Sheet nhanh chóng, đơn giản

Hiện nay, ngoài cách tính phần trăm giảm giá thủ công bạn có thể dễ dàng tính phần trăm giảm giá qua các ứng dụng trên máy tính như Excel, Google Sheet. Với các công cụ này, bạn có thể tiết kiệm được rất nhiều công sức và thời gian. Chỉ cần nhập số liệu, công cụ sẽ tự động cho ra kết quả, giúp hạn chế sai sót khi xử lý các file dữ liệu lớn.

Ví dụ: Cửa hàng quần áo A đang chạy chiến dịch khuyến mãi, xả hàng cuối năm với ưu đãi lên tới 70%. Để tính phần trăm giảm giá cho từng mặt hàng, bạn cần nhập số liệu trong Excel như sau.

Cách 1:

Số tiền sau giảm giá = Giá gốc x ((100 – phần trăm giảm giá)/100)

Vậy ở ô thành tiền bạn cần nhập công thức: = A2*((100-B2)/100)

Trong đó A2 là ô tính chứa giá gốc và B2 là phần trăm giảm giá.

Công thức tính giảm giá phần trăm bằng Excel và Google Sheet
Công thức tính giảm giá phần trăm bằng Excel và Google Sheet

Sau đó bạn tiến hành copy công thức cho các ô bên dưới để tính cho toàn bộ bảng dữ liệu. Kết quả thu được như sau:

Công thức tính giảm giá phần trăm
Công thức tính giảm giá phần trăm

Cách 2:

Số tiền sau giảm giá = Giá gốc – Giá gốc x phần trăm giảm giá

Công thức này đưa vào Excel sử dụng như sau. Tại ô thành tiền bạn nhập: = A2-A2*B2/100

Tính giảm giá phần trăm bằng Excel
Tính giảm giá phần trăm bằng Excel

Sau đó bạn tiến hành copy công thức cho các ô bên dưới để tính cho toàn bộ bảng dữ liệu. Kết quả thu được như sau:

>> Đọc thêm: Hai cách tính chiết khấu phần trăm bán hàng tại đây https://amis.misa.vn/1346/2-cach-tinh-chiet-khau-ban-hang/

4. Một số cách tính phần trăm giảm giá khác

4.1 Cách tính phần trăm tăng giá

Cách tính phần trăm tăng giá

Áp dụng nguyên tắc như cách tính phần trăm giảm giá, để tính được phần trăm tăng giá, có thể sử dụng công thức sau:

Phần trăm tăng giá(%) = (Giá sau khi tăng – giá gốc)/giá gốc x 100

Ví dụ: Mặt hàng gạo thường được bán với giá 15.000đ/kg, tuy nhiên với tình hình mất mùa nên mặt hàng này trở nên khan hiếm. Vì vậy, giá bán đã tăng lên 20.000đ/kg. Vậy giá gạo đã tăng bao nhiêu phần trăm?

Cách tính: 

Phần trăm tăng giá của gạo = (20.000-15.000)/20.000 x 100 = 25%

Cách tính số tiền sau tăng giá thứ 1

Số tiền sau tăng giá = Giá gốc x ((100 + phần trăm tăng giá)/100)

Như vậy để tính được số tiền sau khi đã trừ phần trăm tăng giá thì ta cần biết hai yếu tố: giá gốc của hàng hóa và phần trăm tăng giá. 

Ví dụ: Mặt hàng khẩu trang thông thường được bán với giá 500.000đ/ thùng, tuy nhiên với tình hình dịch bệnh căng thẳng nên người dân có tâm lý tích trữ để dùng dần, khiến cho mặt hàng này trở nên khan hiếm. Vì vậy, nhà sản xuất đưa ra mức giá mới cụ thể là tăng thêm 20% so với mức giá ban đầu. Vậy công thức đơn giản nhất để bạn tính số tiền mà mình phải trả đó là:

Khi nhà sản xuất tăng giá sản phẩm lên 20%, ta được số phần trăm cần trả là: 100% + 20% = 120% = 120/100 = 1,2 

-> Vậy số tiền sau khi tăng giá sẽ là: 500.000đ x 1,2 = 600.000đ

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng công thức trên để tính ra số tiền mà phải trả thêm.

-> Số tiền tăng thêm = Số tiền gốc x 0,2 = 500.000đ x 0,2 = 100.000đ 

Cách tính số tiền tăng giá thứ 2

Số tiền sau tăng giá = Giá gốc + Giá gốc x phần trăm tăng giá

Cũng tương tự cách trên, để tính được số tiền sau khi đã trừ phần trăm tăng giá thì ta cũng cần biết giá gốc của hàng hóa và phần trăm tăng giá. Hay công thức trên còn có thể hiểu như sau: số tiền sau khi tăng giá được tính bằng giá gốc cộng thêm số tiền đã tăng giá. Số tiền đã tăng giá bằng giá gốc nhân với phần trăm tăng giá.

Vẫn với ví dụ trên, áp dụng công thức tính phần trăm tăng giá thứ 2, ta có: 

-> Số tiền sau tăng giá = 500.000đ + 500.000đ x 0,2 = 600.000đ

4.2 Cách tính phần trăm tăng trưởng trong kinh doanh

Phần trăm tăng trưởng là một khái niệm rất quen thuộc trong lĩnh vực kinh doanh. Số liệu này cho biết mức độ phát triển của nền kinh tế hay của doanh nghiệp là nhanh hay chậm, nó đang tăng hay giảm so với các kỳ trước. Công thức tính phần trăm tăng trưởng cũng rất đơn giản:

% Tăng trưởng = (X – Y) / Y x 100

Trong đó Y là lợi nhuận/doanh thu của kỳ trước, X là lợi nhuận/doanh thu của kỳ sau.

canh-tinh-phan-tram-tang-truong-trong-kinh-doanh

Ví dụ: Một doanh nghiệp mở một chuỗi nhà hàng có doanh thu năm 2021 là 50 tỷ, năm 2020 là 30 tỷ. Vậy cách tính phần trăm tăng trưởng của doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng này là:

% tăng trưởng năm 2021 = ((50 – 30) / 30) x 100 = 66.7%

Số phần trăm tăng trưởng này cũng có thể là số âm nếu doanh thu của năm này thấp hơn doanh thu của năm trước. Ví dụ năm đầu doanh thu là 800 tỷ năm kế tiếp doanh thu chi có 650 tỷ, chênh lệch sẽ là -18.75%. Có nghĩa là doanh thu của năm sau thấp hơn năm trước 18.75%. 

Trong quản trị kinh doanh, chúng ta cần nắm rõ cách tính phần trăm giảm giá để tối ưu hoạt động kinh doanh. Và trong quản trị con người, Bạn cũng cần quản trị công, lương, thưởng nhân viên một cách khoa học. Hãy sử dụng thử AMIS tiền lương để cải thiện vấn đề lương thưởng và phúc lợi cho nhân viên.

Công cụ tính phần trăm giảm giá hiệu quả, nhanh chóng với AMIS KHUYẾN MẠI

Tính phần trăm giảm giá là một trong những vấn đề quan trọng của mỗi chương trình khuyến mãi góp phần kích cầu, giải phóng tồn kho và gia tăng doanh số. Để xác định phần trăm giảm giá phù hợp, người thực hiện phải xây dụng và quản lý được toàn bộ chương trình khuyến mãi.

Tuy nhiên, khi phải quản lý thủ công mà chưa có phần mềm quản lý chương trình khuyến mại, doanh nghiệp nói chung và nhân viên kinh doanh nói riêng gặp phải vô vàn khó khăn:

Đối với lãnh đạo, quản lý kinh doanh: 

  • Chưa tổng hợp được CTKM nào triển khai hiệu quả, mặt hàng nào bán chạy nhờ khuyến mại
  • Chưa nắm bắt kịp thời thông tin về số lượng hàng bán, doanh thu của CTKM theo real-time
  • Chưa quản lý được nội dung các CTKM, dẫn đến rủi ro “tranh thủ” khuyến mại để tư lợi cá nhân

Đối với nhân viên kinh doanh:

  •  Không biết nên áp dụng chính xác CTKM nào khi đồng thời có nhiều loại hình khuyến mại khác nhau
  • Không tra cứu được thông tin các CTKM hiện hành để giới thiệu cho khách hàng
  • Khó khăn khi tính giá để lên đơn hàng nếu áp dụng đồng thời nhiều CTKM lên 1 sản phẩm

Với phần mềm AMIS Khuyến Mại khi sử dụng đồng bộ cùng AMIS Bán Hàng & AMIS Kế Toán, mọi khó khăn trên được giải quyết:

  • Nhà quản lý & nhân viên kinh doanh dễ dàng thiết lập, quản lý 20+ CTKM thông dụng trên một nền tảng tập trung
AMIS Khuyến mại thiết lập & quản lý đồng thời 20+ CTKM thông dụng
AMIS Khuyến mại thiết lập & quản lý đồng thời 20+ CTKM thông dụng
  • Nhân viên kinh doanh tra cứu thông tin CTKM dễ dàng và nhanh chóng để tư vấn cho khách hàng
AMIS Khuyến Mại cho phép NVKD tra cứu các CTKM dễ dàng & nhanh chóng
AMIS Khuyến Mại cho phép NVKD tra cứu các CTKM dễ dàng & nhanh chóng
  • Nhà quản lý nắm bắt hiệu quả CTKM thông qua báo cáo tổng quan & chuyên sâu tích hợp trên AMIS Bán Hàng
AMIS Khuyến Mại cung cấp các báo cáo chuyên sâu về hiệu quả CTKM khi tích hợp trên AMIS Bán Hàng
AMIS Khuyến Mại cung cấp các báo cáo chuyên sâu về hiệu quả CTKM khi tích hợp trên AMIS Bán Hàng
  • Tích hợp và liên thông dữ liệu với AMIS Bán Hàng & AMIS Kế Toán giúp: quản lý hóa đơn, chứng từ & các thủ tục liên quan; tự động áp dụng CTKM lên sản phẩm; tự động tiếp nhận thông tin khuyến mại & lên đơn hàng

>> Xem thêm video demo đầy đủ tính năng của AMIS Khuyến Mại tại đây:

Nhận tư vấn 1-1 và dùng thử phần mềm AMIS Khuyến Mại 15 ngày miễn phí tại đây:

6. Một số chiến lược giảm giá sản phẩm tối ưu lợi nhuận trong kinh doanh

Tính phần trăm giảm giá thế nào cho tối ưu lợi nhuận trong kinh doanh

Giảm giá bao nhiêu là đủ, làm thế nào để đảm bảo sự cạnh tranh về giá mà vẫn tối ưu hóa lợi nhuận. Để trả lời được câu hỏi này, người ra quyết định phải xem xét các yếu tố dưới đây:

  • Xác định lợi nhuận mong muốn: Bạn cần đảm bảo rằng giá sau khi giảm không thấp hơn chi phí sản xuất để đạt được lợi nhuận mục tiêu. Ví dụ nếu bạn bán sản phẩm giá 100.000 VNĐ và chi phí sản xuất là 70.000 VNĐ, việc giảm giá 20% (giảm còn 80.000 VNĐ) vẫn giúp bạn thu được lợi nhuận 10.000 VNĐ mỗi sản phẩm. Tuy nhiên, nếu giảm giá quá sâu, ví dụ 40%, bạn sẽ lỗ 10.000 VNĐ trên mỗi sản phẩm giảm giá.
  • Lấy số lượng bù đắp doanh thu. Ví dụ, bạn giảm 15% cho mỗi sản phẩm. Trước đó, bạn bán được 50 sản phẩm/ tháng. Sau khi giảm giá, bạn bán được 150 sản phẩm. Số lượng bán tăng lên giúp bạn đạt được doanh thu và lợi nhuận cao hơn dù có giảm giá. Tuy nhiên, bạn phải căn nhắc chi phí vận hành khi số lượng bán tăng.
  • Xác định chiến lược dài hạn của mình: Ví dụ, bạn mới ra mắt sản phẩm mới, bạn muốn thu hút khách hàng dùng thử và khách hàng mới, tạm thời bạn có thể chấp nhận hòa vốn, đưa ra mức giảm giá cao trong một thời gian nhất định. Sau khi đã có lượng khách hàng ổn định, bạn có thể điều chỉnh giá để thu được lợi nhuận tốt hơn.

Lưu ý rằng việc giảm giá thường xuyên hoặc quá lâu có thể khiến khách hàng chờ đợi chương trình khuyến mãi thay vì mua sản phẩm với giá gốc.

Những chiến lược giảm giá phổ biến

Áp dụng chiến lược giảm giá đúng đắn là chìa khóa để doanh nghiệp thu hút khách hàng và tăng doanh số. Dưới đây là một số chiến lược giảm giá sản phẩm phổ biến:

  • Tăng giá trước đợt giảm: Tạo sự so sánh rõ giữa giá gốc và giá giảm, kích thích mua sắm và bảo đảm lợi nhuận.
  • Hiển thị giảm giá dạng % hoặc số tiền: Dùng % cho sản phẩm giá thấp, ví dụ “Giảm 50%”, và số tiền cụ thể cho sản phẩm giá cao, như “Giảm 2.000.000 VNĐ”.
  • Điều kiện sử dụng mã giảm giá: Áp dụng cho hóa đơn đạt ngưỡng nhất định, ví dụ giảm 10% cho hóa đơn từ 500.000 VNĐ.
  • Giảm giá thanh toán trước hạn: Khuyến khích thanh toán sớm với ưu đãi hấp dẫn, như giảm học phí khi đóng trước thời hạn.
  • Giảm giá thời gian giới hạn hoặc mua số lượng lớn: Giảm giá khi mua trong thời gian nhất định hoặc khi mua combo, ví dụ giảm 20% khi mua cả bộ sản phẩm.
  • Ưu đãi cho khách hàng quay lại: Tạo ưu đãi đặc biệt cho khách hàng cũ, khuyến khích mua hàng lần tiếp theo, như giảm 10% cho lần mua sau.

Các chiến lược giảm giá kể trên có thể giúp thu hút khách hàng và thúc đẩy mua sắm. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần chọn cách tiếp cận linh hoạt và phù hợp, đảm bảo lợi ích lâu dài.

Tổng kết

Cách tính phần trăm giảm giá là một kỹ năng quan trọng mà bất kỳ người làm kinh doanh nào cũng nên nắm vững. Việc hiểu rõ các công thức và cách áp dụng chúng sẽ giúp bạn đưa ra các quyết định giá cả hợp lý, thu hút khách hàng và tối ưu hóa lợi nhuận. Hy vọng những kiến thức mà MISA chia sẻ đã cung cấp đủ thông tin hữu ích cho bạn.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 4]
Tuyến Phạm
Tác giả
Giám đốc Kinh doanh tại MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả