Chiến lược giá của Vinamilk – Khác biệt tạo nên sự thành công

08/05/2023
22068

Vinamilk là một trong những thương hiệu sữa nổi tiếng của Việt Nam. Để đạt được thành công như hôm nay, doanh nghiệp này đã xây dựng và áp dụng những chiến lược định giá hiệu quả. Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu về chiến lược định giá sản phẩm của Vinamilk qua bài viết dưới đây.

1. Giới thiệu về Vinamilk

Vinamilk có tên gọi chính thức là Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam, là một công ty sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa cũng như các thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam.

Theo Wikipedia, Vinamilk là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa tại Việt Nam, chiếm hơn 54,5% thị phần sữa nước, 40,6% thị phần sữa bột, 33,9% thị phần sữa chua uống, 84,5% thị phần sữa chua ăn và 79,7% thị phần sữa đặc trên toàn quốc.

Hoạt động kinh doanh chính của Vinamilk bao gồm: chế biến, sản xuất và mua bán sữa tươi, sữa đóng hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng, sữa chua, sữa đặc, sữa đậu nành, thức uống giải khát và các sản phẩm từ sữa khác. 

Các mặt hàng của Vinamilk cũng được xuất khẩu sang một số quốc gia như Campuchia, Philippines, Úc và một số nước Trung Đông. Doanh thu xuất khẩu chiếm 13% tổng doanh thu của công ty. Năm 2011, Vinamilk mở rộng sản xuất, chuyển hướng sang phân khúc trái cây và rau củ. Không lâu sau phân khúc hàng mới, dòng sản phẩm này đạt được thành công với 25% thị phần tại kênh bán lẻ tại siêu thị. Tháng 2/2012, công ty mở rộng sản xuất sang mặt hàng nước trái cây dành cho trẻ em.

Sau hơn 40 năm ra mắt người tiêu dùng, đến nay Vinamilk đã xây dựng được 14 nhà máy sản xuất, 2 xí nghiệp kho vận, 3 chi nhánh văn phòng bán hàng, một nhà máy sữa tại Campuchia (Angkormilk) và một văn phòng đại diện tại Thái Lan. Trong năm 2018, Vinamilk là một trong những công ty thuộc Top 200 công ty có doanh thu trên 1 tỷ đô tốt nhất Châu Á Thái Bình Dương (Best over a billion).

Để trở thành doanh nghiệp sữa chiếm thị phần hàng đầu trong nước và xuất khẩu, được người tiêu dùng tín nhiệm, Vinamilk luôn tôn chỉ phương châm: Làm ăn trung thực, sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, theo tiêu chuẩn quốc tế phù hợp với túi tiền người tiêu dùng Việt Nam, và luôn luôn áp dụng những công nghệ mới nhất, tiên tiến nhất của thế giới vào sản xuất.

Những năm sau đại dịch Covid19, mặc dù chịu ảnh hưởng chung từ sự suy thoái của cả nền kinh tế nói chung nhưng chiến lược cắt giảm chi phí của Vinamilk chỉ tập trung vào ngân sách quảng cáo. Trong khi đó, những khoản đầu tư cho sản xuất, nguyên liệu vẫn được ưu tiên hàng đầu. 

>>Đọc thêm: Phần mềm DMS là gì? Top 8 hệ thống DMS tốt nhất

Vinamilk luôn áp dụng những công nghệ mới nhất, tiên tiến nhất của thế giới vào sản xuất
Vinamilk luôn áp dụng những công nghệ mới nhất, tiên tiến nhất của thế giới vào sản xuất

Về tầm nhìn và sứ mệnh, Vinamilk mong muốn trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người. Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng và chất lượng cao cấp hàng đầu bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội.

Chiến lược định vị sản phẩm của Vinamilk tập trung vào 3 yếu tố chính, đó là: Giá rẻ, Chất lượng tiêu chuẩn quốc tế & Đa dạng cho mọi lứa tuổi. 

2. Phân tích SWOT của Vinamilk

Mô hình SWOT là một công cụ nổi tiếng được nhiều doanh nghiệp biết đến và áp dụng, bởi tính hữu ích trong việc giúp các nhà quản lý phân tích các yếu tố quan trọng bên trong, bên ngoài doanh nghiệp. Từ đó thiết lập nên các chiến lược cũng như kế hoạch kinh doanh phù hợp. 

SWOT là viết tắt của 4 từ: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) – là một mô hình nổi tiếng giúp doanh nghiệp có thể phân tích cũng như xây dựng được chiến lược kinh doanh của mình một cách hiệu quả.

Đối với Vinamilk, những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức có thể phân tích cụ thể như sau:

2.1 Strengths – Điểm mạnh

Về điểm mạnh trong mô hình SWOT của Vinamilk, thương hiệu này có một số những điểm mạnh nổi bật dưới đây:

  • Thương hiệu nổi tiếng: Thương hiệu Vinamilk được sử dụng từ khi công ty mới bắt đầu thành lập và hiện nay là một thương hiệu sữa được biết đến rộng rãi tại Việt Nam. Vinamilk thống lĩnh thị trường nhờ tập trung quảng cáo, tiếp thị, không ngừng đổi mới sản phẩm và nâng cao chất lượng. 
  • Chiến lược Marketing hiệu quả: Với chiến lược quảng cáo sản phẩm đa kênh, độ phủ sóng đã giúp cho Vinamilk triển khai thành công các chiến dịch Marketing của doanh nghiệp. 

>> Đọc thêm: Top 3 chiến lược marketing của Vinamilk thành công tại Việt Nam

2.2 Weaknesses – Điểm yếu

Bên cạnh những điểm mạnh, Vinamilk cũng có những điểm yếu cần phải khắc phục: 

  • Chưa tự chủ được nguồn nguyên liệu: Phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu là một trong những điểm yếu của Vinamilk. 
  • Thị phần sữa bột chưa cao: Hiện nay, người dùng có xu hướng sử dụng sữa bột nhập khẩu cao hơn sữa bột được sản xuất trong nước. Bên cạnh đó, thị trường xuất hiện ngày càng nhiều thương hiệu sữa ngoại được nhập khẩu từ châu Âu nên thị phần sữa bột của Vinamilk vốn giữ vị trí độc quyền đang có xu hướng tuột dốc.

2.3 Opportunities – Cơ hội

Để tận dụng điểm mạnh và khắc phục điểm yếu, Vinamilk có thể nắm bắt một số những cơ hội để phát triển thương hiệu và tăng doanh số bán hàng như sau:

  • Lượng khách hàng tiềm năng cao và có nhu cầu lớn: Việt Nam vẫn là một đất nước có lượng khách hàng tiềm năng cao và có nhu cầu tiêu thụ sữa lớn mà Vinamilk có thể tận dụng.
  • Nhu cầu tiêu thụ sữa của người Việt tăng cao: Hầu hết người Việt Nam đều có nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ sữa. Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng, nhiều người còn sử dụng các sản phẩm từ sữa cho việc làm đẹp hoặc nấu ăn.

>> Đọc thêm: [Mới nhất] Phân tích mô hình SWOT của Vinamilk chi tiết tại đây 

2.4 Threats – Thách thức

Có 3 thách thức lớn nhất đặt ra trong phân tích SWOT của Vinamilk:

  • Nhiều đối thủ cạnh tranh gia nhập thị trường: Thị trường sữa cũng là thị trường có mức độ cạnh tranh cao. Vì vậy, đây là một thách thức lớn mà Vinamilk phải đối mặt.
  • Nguồn nguyên liệu đầu vào không ổn định: Tuy sở hữu những trang trại bò sữa chuẩn quốc tế, nguyên liệu của Vinamilk vẫn phụ thuộc vào việc nhập khẩu.
  • Khách hàng Việt Nam có xu hướng chuộng sữa ngoại: Đối với những sản phẩm liên quan đến sức khỏe, khách hàng có xu hướng chuộng hàng ngoại hơn.

3. Chiến lược định giá sản phẩm của Vinamilk

Vinamilk đã áp dụng nhiều chiến lược định giá sản phẩm khác nhau trong những năm gần đây để đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của khách hàng, đồng thời cạnh tranh với các đối thủ trong thị trường sữa Việt Nam. Dưới đây là chi tiết về các chiến lược định giá sản phẩm của Vinamilk đã áp dụng:

3.1 Chiến lược định giá tối đa (premium pricing)

Trong chính sách giá của Vinamilk, các sản phẩm cao cấp như sữa tươi UHT (Ultra High Temperature), bơ,.. được áp dụng chiến lược định giá tối đa. Thông thường, giá cả của các sản phẩm này cao hơn so với các sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh. 

Ví dụ, sữa tươi UHT của Vinamilk thường có giá dao động từ 25,000 đến 30,000 đồng một lít, trong khi các sản phẩm tương tự của các đối thủ cạnh tranh như Dutch Lady, TH True Milk, và FrieslandCampina thường có giá thấp hơn khoảng 5,000-10,000 đồng một lít. Tương tự, bơ của Vinamilk có giá khoảng 140,000 đồng một kg, trong khi bơ của đối thủ cạnh tranh Lurpak có giá khoảng 100,000 đồng một kg.

Thực tế, việc định giá sản phẩm cao hơn các đối thủ cạnh tranh trên thị trường là một chiến lược cần cân nhắc kỹ càng, vì nếu làm không tốt rất có thể sẽ khiến khách hàng quay lưng với thương hiệu. Hiểu rõ được điều này, chính sách giá của Vinamilk chỉ áp dụng chiến lược định giá tối đa cho một vài sản phẩm ở phân khúc cao cấp. Đôi khi, việc định giá cao có thể tạo ra ấn tượng về chất lượng và giá trị cao hơn cho sản phẩm hoặc dịch vụ. Một số khách hàng có xu hướng liên kết giá cả cao với chất lượng cao hơn. Vì vậy, áp dụng chiến lược định giá tối đa có thể giúp xây dựng hình ảnh cao cấp và uy tín cho Vinamilk. 

3.2 Chiến lược định giá cạnh tranh (competitive pricing)

Để cạnh tranh với các đối thủ trong thị trường sữa bột, Vinamilk đã áp dụng chiến lược định giá cạnh tranh bằng cách giảm giá sản phẩm và tạo ra các chương trình khuyến mại để thu hút khách hàng. Ví dụ như sản phẩm sữa bột Grow Plus+. Khách hàng khi mua sữa bột Grow Plus+ của Vinamilk thường được tặng kèm các quà tặng như Vali kéo, Gối ôm, hoặc những phần quà khác tuỳ thời điểm. Đây là một chiến lược định giá phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong các thị trường cạnh tranh. Các đối thủ cạnh tranh như Dutch Lady, TH True Milk và FrieslandCampina cũng thường áp dụng các chương trình khuyến mại tương tự để thu hút khách hàng. Việc tạo ra các gói giá trị và quà tặng có thể giúp các công ty thu hút khách hàng, tăng doanh số bán hàng và tạo ra một lợi thế cạnh tranh trong thị trường sữa bột.

Chương trình khuyến mại tặng kèm của Dutch Lady - (Nguồn: Facebook Dutch Lady Vietnam)
Chương trình khuyến mại tặng kèm của Dutch Lady – (Nguồn: Facebook Dutch Lady Vietnam)

Để hình dung rõ hơn, hãy cùng so sánh giá của sản phẩm sữa bột Grow Plus+ của Vinamilk với các sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh. Ví dụ, sản phẩm sữa bột Abbott Grow được xem là đối thủ cạnh tranh của Grow Plus+ của Vinamilk. Trên website của Tiki giá của sản phẩm Abbott Grow (dành cho trẻ từ 1 đến 3 tuổi) là khoảng 365,000 đồng cho hộp 900g. Trong khi đó, giá của sản phẩm Grow Plus+ của Vinamilk là khoảng 355,000 đồng cho hộp 900g, chưa bao gồm giá  trị quà tặng kèm. 

Ở hình ảnh minh hoạ bên dưới, MISA đã lựa chọn 2 cửa hàng có doanh số bán sữa bột Grow Plus cao nhất trong 1 tháng của 2 hãng. Có thể thấy, doanh số bán sữa bột của Vinamilk là 58 sản phẩm/tháng, trong khi Abbot là 10 sản phẩm/tháng, thấp hơn khá nhiều. Tất nhiên, đây chỉ là một trong các sàn thương mại điện tử Vinamilk phân phối sữa, để đánh giá chi tiết hơn, chúng ta cần cân nhắc rất nhiều khía cạnh khác. Dù vậy, qua ví dụ dưới đây, chúng ta vẫn có thể thấy được rằng chính sách giá của Vinamilk đã áp dụng khá tốt chiến lược định giá cạnh tranh.

Giá sản phẩm sữa bột Vinamilk - (Nguồn: tiki.vn)
Giá sản phẩm sữa bột Vinamilk – (Nguồn: tiki.vn)
Giá sản phẩm sữa bột Abbott - (Nguồn: tiki.vn)
Giá sản phẩm sữa bột Abbott – (Nguồn: tiki.vn)

3.3 Chiến lược định giá tầm trung (mid-range pricing)

Trong chiến lược định vị sản phẩm của Vinamilk, các sản phẩm như sữa tươi tách béo, sữa chua đổi vị được áp dụng chiến lược định giá tầm trung. Với chiến lược này, giá cả của các sản phẩm này được thiết lập ở mức trung bình trong phân khúc của các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Mức giá này vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm, vừa đáp ứng được túi tiền của đa số khách hàng.

So sánh với các sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh, giá cả của các sản phẩm tầm trung của Vinamilk có thể không rẻ nhất nhưng cũng không đắt hơn quá nhiều. Chẳng hạn, một hộp sữa chua đổi vị Vinamilk 180g có giá khoảng 13.000 đồng, trong khi đối thủ FrieslandCampina cũng có sản phẩm tương tự với giá 12.500 đồng. Tuy nhiên, một số đối thủ khác như TH True Milk lại có giá cả cao hơn với sản phẩm tương tự. Điều này cho thấy Vinamilk đang cung cấp các sản phẩm tầm trung với mức giá cạnh tranh so với các đối thủ trên thị trường.

Với chiến lược định giá tầm trung, Vinamilk mong muốn thu hút đa dạng khách hàng từ lứa tuổi trẻ đến người lớn tuổi, từ khách hàng có thu nhập thấp đến khách hàng có thu nhập trung bình. Đồng thời, chiến lược này cũng giúp Vinamilk cạnh tranh hiệu quả với các đối thủ trong phân khúc sản phẩm này.

3.4 Chiến lược định giá giảm dần (skimming pricing)

Chiến lược này được Vinamilk sử dụng cho các sản phẩm mới được giới thiệu vào thị trường. Trong giai đoạn đầu, sản phẩm có giá cao hơn so với sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh nhằm tận dụng khách hàng sẵn sàng trả giá cao cho sự mới lạ và độc đáo của sản phẩm. Sau đó, giá cả sẽ được giảm dần khi sản phẩm trở nên phổ biến hơn. 

Một ví dụ cụ thể là sản phẩm sữa đặc Ông Thọ của Vinamilk được giới thiệu với giá khoảng 35.000 đồng/hộp 360g vào năm 2013, sau đó giá cả được điều chỉnh giảm dần và hiện tại ở mức khoảng 27.000 đồng/hộp.

3.5 Chiến lược định giá thấp (penetration pricing)

Đối với chiến lược giá của mình, những sản phẩm của Vinamilk mặc dù đều đạt tiêu chuẩn quốc tế nhưng giá lại thấp hơn nhiều so với các dòng sữa ngoại nhập. Ví dụ như sữa bột dành cho trẻ em của Vinamilk chỉ bằng một 1/3 giá của những dòng sữa khác trên thị trường. 

Với mức độ cạnh tranh cao trên thị trường sữa, nếu Vinamilk tăng giá của mình lên bằng một nửa của các hãng khác, thị phần của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Vinamilk rất cẩn trọng với việc tăng giá sản phẩm vì điều này ảnh hưởng rất lớn tới khả năng của người tiêu dùng trong bối cảnh thu nhập của người Việt chưa bằng được nhiều nước trên thế giới. Bằng cách cắt giảm các chi phí có thể, cơ cấu lại nhãn hàng, kiểm soát tốt các điểm bán lẻ để doanh số không phụ thuộc vào các điểm bán sỉ, công ty đã tiết kiệm được nhiều chi phí khuyến mại. Các hiện tượng ôm hàng, xả hàng, cạnh tranh về giá, về địa lý, nhờ lợi thế giá khuyến mại của những đại lý lớn đã được giải quyết.

Chiến lược này không những tăng hiệu quả hoạt động cho công ty mà còn bình ổn giá cả và mang lại lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng. Sản phẩm sữa “giá Việt” được đưa đến tay người tiêu dùng Việt. Thông qua các điểm bán lẻ, Vinamilk cũng nhanh chóng nắm bắt được những phản hồi của người tiêu dùng để nhanh chóng thay đổi, đáp ứng nhu cầu thị trường nhanh và tốt nhất.

3.6 Chiến lược giá theo gói (bundle pricing) 

Đây là chiến lược định giá mà các sản phẩm được bán kèm cùng nhau với một giá cả hợp lý hơn là bán lẻ mỗi sản phẩm. Ví dụ, khi mua hai lốc sữa, khách hàng có thể được tặng kèm một một hộp sữa với giá cả hợp lý hơn so với mua riêng lẻ.

Chương trình khuyến mại tặng 1 hộp sữa khi mua 2 lốc sữa từ Vinamilk - (Nguồn: vinamilk.com.vn)
Chương trình khuyến mại tặng 1 hộp sữa khi mua 2 lốc sữa từ Vinamilk – (Nguồn: vinamilk.com.vn)

Cụ thể, một ví dụ về chiến lược định giá đa dạng của Vinamilk là bộ sưu tập sữa tươi chất lượng cao. Bộ sưu tập này bao gồm ba loại sữa tươi khác nhau, bao gồm sữa tươi nguyên chất, sữa tươi không đường và sữa tươi có đường. Giá bán lẻ từng sản phẩm của bộ sưu tập sữa tươi chất lượng cao của Vinamilk như sau: Sữa tươi nguyên chất: 19,000 VND/chai 180ml, Sữa tươi không đường: 18,000 VND/chai 180ml, Sữa tươi có đường: 18,000 VND/chai 180ml. Giá bán combo của bộ sưu tập này là 49,000 VND/chai, tiết kiệm khoảng 6,000 VND so với việc mua lẻ từng sản phẩm. Thay vì bán lẻ từng loại sản phẩm, Vinamilk tạo ra một gói sản phẩm bao gồm ba loại sữa tươi này với giá cả hợp lý hơn so với việc mua lẻ từng sản phẩm.

Với chiến lược này, Vinamilk có thể thu hút được các khách hàng muốn thưởng thức nhiều loại sản phẩm sữa tươi khác nhau nhưng không muốn mua riêng lẻ từng sản phẩm vì sẽ tốn kém hơn. Đồng thời, chiến lược định giá đa dạng này cũng giúp Vinamilk tăng doanh số bán hàng bằng cách khuyến khích khách hàng mua nhiều sản phẩm hơn một lần.

3.7 Chiến lược định giá linh hoạt (flexible pricing)

Chiến lược định giá linh hoạt (flexible pricing) là một chiến lược định giá linh hoạt, giúp các công ty tinh chỉnh giá cả sản phẩm tùy thuộc vào nhu cầu và điều kiện thị trường. Với chiến lược này, các công ty có thể thay đổi giá của sản phẩm tùy theo nhiều yếu tố khác nhau như địa điểm, thời gian, đối tượng khách hàng, v.v…

Ví dụ cụ thể về chiến lược định giá linh hoạt của Vinamilk là việc tùy chỉnh giá của sản phẩm sữa tươi tùy thuộc vào từng thị trường khác nhau. Ví dụ như sản phẩm sữa tươi Vinamilk ở Việt Nam có giá 15,000 VND/hộp nhưng ở Thái Lan lại có giá 20,000 VND/hộp, mức giá cao hơn 33% so với giá bán tại Việt Nam. Tuy nhiên, giá cả của sản phẩm Vinamilk vẫn được xem là hợp lý ở thị trường Thái Lan khi so sánh với các đối thủ cạnh tranh khác trong cùng phân khúc sản phẩm.

Tóm lại, chiến lược định giá linh hoạt của Vinamilk cho phép công ty tinh chỉnh giá cả sản phẩm tùy thuộc vào nhu cầu và điều kiện thị trường, giúp công ty đưa ra giá cả hợp lý và cạnh tranh trên từng thị trường khác nhau.

Sữa chua Vinamilk rất được yêu thích tại thị trường Thái Lan - (Nguồn: giadinh.suckhoedoisong.vn)
Sữa chua Vinamilk rất được yêu thích tại thị trường Thái Lan – (Nguồn: giadinh.suckhoedoisong.vn)

Đọc thêm: Ví dụ về chiến lược định giá hớt váng của Vinamilk

 

4. Đánh giá ưu và nhược điểm chiến lược định giá của Vinamilk

Vinamilk là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong việc áp dụng các chiến lược định giá khác nhau để tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường. Các chiến lược định giá của Vinamilk đã mang lại nhiều lợi thế cho thương hiệu, tuy nhiên, để tối ưu hơn, Vinamilk cũng cần cân nhắc các nhược điểm còn tồn tại.

4.1 Ưu điểm

  • Sản phẩm của Vinamilk có định giá hợp lý và cạnh tranh với các sản phẩm tương tự trên thị trường, giúp thu hút khách hàng và tăng doanh số bán hàng.
  • Việc áp dụng chiến lược định giá giảm dần giúp Vinamilk kiếm được nhiều lợi nhuận ban đầu từ khách hàng sẵn sàng trả giá cao hơn cho sản phẩm mới, sau đó dần giảm giá để thu hút khách hàng khác.
  • Chiến lược giá theo gói giúp khách hàng tiết kiệm được chi phí so với việc mua lẻ từng sản phẩm và tăng cường trải nghiệm của khách hàng với bộ sưu tập sản phẩm của Vinamilk.
  • Chiến lược định giá linh hoạt giúp Vinamilk tùy chỉnh giá cả để phù hợp với từng thị trường và điều kiện kinh tế khác nhau, giúp tăng cường cạnh tranh và tối ưu hóa doanh thu.

4.2 Nhược điểm

  • Áp dụng nhiều chiến lược định giá có thể gây nhầm lẫn và khó hiểu cho khách hàng, dẫn đến khó khăn trong việc quản lý giá cả và hạn chế sự linh hoạt trong điều chỉnh giá cả.
  • Việc áp dụng chiến lược định giá thấp để tăng cường thị phần về mặt dài hạn có thể gây áp lực lên lợi nhuận và động lực sản xuất của Vinamilk.
  • Chưa có sự đổi mới đáng kể về chiến lược định giá trong thời gian gần đây, dẫn đến khó khăn trong việc cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường.

4.3 Các bài học rút ra từ chiến lược giá Vinamilk 

Các bài học rút ra từ chiến lược giá của Vinamilk
Các bài học rút ra từ chiến lược giá của Vinamilk

Từ các chiến lược định giá của Vinamilk, chúng ta có thể rút ra được một vài bài học như sau:

  • Đơn giản hóa chiến lược định giá: Áp dụng quá nhiều chiến lược định giá có thể làm khách hàng bối rối và khó hiểu. Do đó, nên tập trung vào việc đơn giản hóa chiến lược định giá để tạo ra sự rõ ràng và dễ tiếp cận cho khách hàng.
  • Cân nhắc giữa lợi nhuận và cạnh tranh: Việc áp dụng chiến lược giá thấp để tăng thị phần có thể mang lại lợi ích trong tương lai, tuy nhiên, cần đánh giá kỹ lưỡng tác động của chiến lược đó lên lợi nhuận và khả năng đầu tư vào sản xuất của doanh nghiệp. Điều quan trọng là tìm ra sự cân bằng hợp lý giữa lợi nhuận và cạnh tranh để duy trì sự bền vững trong dài hạn.
  • Đổi mới liên tục: Thị trường thay đổi nhanh chóng, vì vậy việc đổi mới liên tục trong chiến lược định giá là cần thiết để đáp ứng nhu cầu thay đổi của khách hàng. Vinamilk nên tiếp tục tìm kiếm cách để cải thiện và đổi mới trong chiến lược định giá, đồng thời nắm bắt các cơ hội mới để tạo ra sự khác biệt và tăng cường cạnh tranh.
  • Hiểu khách hàng và thị trường: Để thành công trong chiến lược định giá, Vinamilk cần có sự hiểu biết sâu sắc về khách hàng và thị trường. Điều này đồng nghĩa với việc nắm bắt nhu cầu, ưu tiên và sở thích của khách hàng, cũng như hiểu rõ các đối thủ cạnh tranh và xu hướng thị trường để tạo ra các giải pháp định giá tốt nhất.
BẠn đang gặp khó khăn trong việc quản lý chiến dịch Marketing?Dùng thử MISA AMIS aiMarketing miễn phí ngay

 

5. MISA AMIS aiMarketing – Bộ công cụ Marketing hợp nhất trên một nền tảng

Làm Marketing mà không có công cụ, muôn vàn vấn đề khó khăn:

  • Nhà quản lý khó theo dõi hiệu quả các hoạt động Marketing, khó đo đếm kết quả của từng kênh, hiệu suất nhân viên.
  • Nhân viên thì không có công cụ hỗ trợ triển khai các chiến dịch: vật lộn dựng Landing Page, không thể bắn chiến dịch Email Marketing với data lớn, ngày ngày làm báo cáo thủ công…

Với MISA AMIS aiMarketing:

  • Nhà quản lý dễ dàng theo dõi hiệu quả hoạt động của Marketing, thể hiện qua hệ thống báo cáo đa chiều như tình hình doanh số, doanh số đem về theo sản phẩm, kênh nguồn, số lượng & chất lượng các cơ hội kinh doanh/khách hàng tiềm năng…
  • Cung cấp công cụ giúp Nhân viên Marketing thực hiện các nghiệp vụ Marketing: thu thập quản lý & lưu trữ thông tin khách hàng, xây dựng Landing page, bắn Email Marketing hàng loạt, nuôi dưỡng khách hàng bằng Workflow, làm báo cáo, Tự động chuyển khách hàng tiềm năng và Đồng bộ dữ liệu về khách hàng tiềm năng với bộ phận Sales

Có aiMarketing, triển khai chiến dịch Marketing hiệu quả, thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng hơn và gia tăng chuyển đổi.

Đăng ký dùng thử để nhận tài khoản trải nghiệm miễn phí trọn bộ công cụ của AMIS aiMarketing TẠI ĐÂY

Kết luận

Vinamilk là một trong những thương hiệu sữa nổi tiếng của Việt Nam với thương hiệu lâu đời, danh mục sản phẩm đa dạng và những chiến lược Marketing quảng cáo sản phẩm hiệu quả. Bên cạnh đó, chiến lược định giá sản phẩm của Vinamilk cũng được xây dựng phù hợp để thu hút khách hàng mục tiêu. Hy vọng thông qua bài viết này, anh/chị có thể hiểu rõ hơn về phân tích chiến lược giá của Vinamilk, từ đó áp dụng được những chiến lược phù hợp vào doanh nghiệp mình một cách thành công.

Bài viết được tổng hợp và biên soạn bởi Viện Đổi mới doanh nghiệp MISA (MIBI), để cập nhật các thông tin hữu ích mời anh/chị truy cập kho tài nguyên miễn phí về Khóa học/Video/Ebook tại Viện đổi mới doanh nghiệp MISA.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 3 Trung bình: 5]
Tuyến Phạm
Tác giả
Giám đốc Kinh doanh tại MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả