Kiến thức nhân sự Lương và phúc lợi Cách tính lương giáo viên các cấp từ 1/7/2023 theo nghị quyết

Hướng dẫn cách tính lương giáo viên các cấp từ 1/7/2023 theo quyết định về tăng lương cán bộ, công chức, viên chức của Chính phủ. Cụ thể quy định mới nhất về lương giáo viên như thế nào? Hãy cùng MISA AMIS HRM tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây.

Mẫu quyết định tăng lương

Tải ngay mẫu quyết định tăng lương 2024

1. Cách tính lương giáo viên các cấp từ 1/7/2023

1.1 Cách tính lương giáo viên đã có biên chế

Hiện nay mức lương của giáo viên các cấp đang được tính với công thức như sau:

Mức lương giáo viên biên chế = Mức lương cơ sở x Hệ số lương + Các loại phụ cấp được hưởng – Mức đóng các loại bảo hiểm

Trong đó:

  • Mức lương cơ sở: Theo quy định pháp luật hiện hành.
  • Hệ số lương: Tùy thuộc vào cấp bậc giảng dạy.
  • Các loại phụ cấp được hưởng: Phụ cấp theo ưu đãi nghề nghiệp, phụ cấp công tác vùng, phụ cấp thâm niên vượt khung…
  • Mức đóng các loại bảo hiểm: Theo quy định pháp luật hiện hành.

2.2 Cách tính lương giáo viên hợp đồng

Thông thường, giáo viên hợp đồng sẽ không có các loại phụ cấp được nhà nước hỗ trợ như phụ cấp ưu đãi hoặc phụ cấp thâm niên. Vì vậy, cách tính lương giáo viên dạy hợp đồng được xác định như sau:

Mức lương giáo viên hợp đồng = Mức lương cơ bản x Hệ số lương x % Phụ cấp (nếu có) – Các khoản phí khác (phí Bảo Hiểm và phí công đoàn) Hoặc mức lương thỏa thuận trong hợp đồng.

Hiện nay cách tính lương giáo viên hợp đồng áp dụng mức lương cơ bản theo quy định của Luật Lao Động, không áp dụng mức lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Chính phủ. Đây là sự khác biệt giữa tính lương giáo viên biên chế và tính lương giáo viên hợp đồng.

Cách tính lương cho giáo viên hợp đồng còn tuân theo những quy định của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Ngoài ra tùy theo quy chế của từng trường học, từng tổ chức sẽ có cách tính lương

Tính lương giáo viên tự động và nhanh gấp đôiTrải nghiệm phần mềm tính lương ngay tại đây!

2. Khi nào thực hiện cải cách tiền lương theo nghị quyết?

Mức lương cơ sở là căn cứ để tính mức lương, mức phụ cấp và thực hiện các theo quy định của pháp luật. Ngoài ra mức lương cơ sở còn là căn cứ để tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí, các khoản trích và các chế độ khác.

Từ ngày 1/7/2019, mức lương cơ sở được áp dụng là 1.490.000 VNĐ/tháng, theo nghị quyết Nghị định 38/2019/NĐ-CP của Chính phủ.

Từ ngày 1/7/2023, mức lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang có thay đổi, theo Nghị định số 24/2023/NĐ-CP của Chính phủ. Cụ thể mức lương cơ sở tăng 20,8% lên 1.800.000 VNĐ/tháng.

quy định về tăng lương cơ sởcủa giáo viên
Từ tháng 7/2023, mức lương cơ sở cho giáo viên là 1,8 triệu đồng/tháng

>>> Xem thêm: 13 Cách tính lương phổ biến trong doanh nghiệp

3. Bảng lương giáo viên các cấp từ ngày 01/7/2023

3.1 Đối với giáo viên mầm non

  • Đối với giáo viên bậc mầm non hạng I: hệ số lương viên chức loại A2.2, hệ số lương từ 4.0 đến 6.38
  • Đối với giáo viên bậc mầm non hạng II: hệ số lương viên chức loại A1, hệ số lương từ 2.34 đến 4.98
  • Đối với giáo viên bậc mầm non hạng III: hệ số lương viên chức loại A0, hệ số lương từ 2.10 đến 4.89

cách tính lương giáo viên

3.2 Đối với giáo viên bậc tiểu học

  • Đối với giáo viên bậc tiểu học hạng I: hệ số lương viên chức loại A2.1, hệ số lương từ 4.4 đến 6.78
  • Đối với giáo viên bậc tiểu học hạng II: hệ số lương viên chức loại A2.2, hệ số lương từ 4.0 đến 6.38
  • Đối với giáo viên bậc tiểu học hạng III: hệ số lương viên chức loại A1, hệ số lương từ 2.34 đến 4.98

cách tính lương giáo viên

3.3 Đối với giáo viên bậc trung học cơ sở

  • Đối với giáo viên bậc THCS hạng I: hệ số lương viên chức loại A2.1, hệ số lương từ 4.4 đến 6.78
  • Đối với giáo viên bậc THCS hạng I: hệ số lương viên chức loại A2.2, hệ số lương từ 4.0 đến 6.38
  • Đối với giáo viên bậc THCS hạng III: hệ số lương viên chức loại A1, hệ số lương từ 2.34 đến 4.98

cách tính lương giáo viên

3.4 Đối với giáo viên bậc trung học phổ thông

  • Đối với giáo viên bậc THPT hạng I: hệ số lương viên chức loại A2.1, hệ số lương từ 4.4 đến 6.78
  • Đối với giáo viên bậc THPT hạng I: hệ số lương viên chức loại A2.2, hệ số lương từ 4.0 đến 6.38
  • Đối với giáo viên bậc THPT hạng III: hệ số lương viên chức loại A1, hệ số lương từ 2.34 đến 4.98

cách tính lương giáo viên

Chú thích: PCTN là phụ cấp trách nhiệm, PCƯĐ là phụ cấp ưu đãi

4. Các khoản phụ cấp giáo viên được hưởng

4.1 Phụ cấp ưu đãi nghề

Đối tượng được hưởng phụ cấp này là nhà giáo, bao gồm cả giáo viên thử việc và hợp đồng (Theo Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BGD&DT-BNV-BTC). Cụ thể là người thuộc biên chế trả lương, trực tiếp giảng dạy, làm nhiệm vụ tổng phụ trách đội, hướng dẫn thực hành tại các cơ sở giáo dục công lập. Cán bộ quản lý tại các cơ sở này trực tiếp giảng dạy đủ số giờ theo quy định cũng được hưởng phụ cấp. Hệ số phụ cấp là 25%, 30%, 35%, 40%, 45%, 50% tùy vào cấp bậc giảng dạy cụ thể.

Mức phụ cấp ưu đãi = Mức lương tối thiểu chung x (hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo nếu có) + % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có x tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi.

4.2 Phụ cấp chức vụ

Theo Thông tư 33/2005/TT-BGDĐT, các cán bộ, viên chức đảm nhiệm các vị trí lãnh đạo và quản lý tại các cơ sở giáo dục công lập sẽ được hưởng phụ cấp chức vụ. Cụ thể, hiệu trưởng và các tổ trưởng chuyên môn sẽ được hưởng phụ cấp chức vụ trong khoảng từ 0,15 đến 0,7, tùy thuộc vào loại hình trường học và chức vụ mà họ đảm nhiệm.

4.3 Phụ cấp công tác vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn

Phụ cấp công tác vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn
Cán bộ, viên chức công tác tại vùng cao, khu vực nghèo được hưởng thêm phụ cấp

Giáo viên làm việc tại vùng khó khăn có thể được nhận một số phụ cấp khác như phụ cấp lưu động, phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số…

Phụ cấp lưu động mức 1 – 2 – 3 có hệ số tương ứng là 0,2 – 0,4 – 0,6, được nhân với mức lương cơ sở theo quy định hiện hành (1.800.000 VNĐ/tháng kể từ 1/7/2023)

Những giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số sẽ được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc bằng 0,3 lần mức lương cơ sở, ngoài các phụ cấp khác theo quy định.

>>> Xem thêm: TOP phần mềm quản lý nhân sự tốt nhất dành cho doanh nghiệp

4.4 Mức tiền phụ cấp thâm niên

Theo Điều 4 Nghị định 77/2021/NĐ-CP, Giáo viên tham gia giảng dạy và công tác giáo dục, sau khi đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong ít nhất 5 năm (tương đương 60 tháng), sẽ được hưởng phụ cấp thâm niên.

Mức phụ cấp này được tính dựa trên mức lương hiện tại và bằng 5% của mức lương đó. Từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (tương đương 12 tháng) sau khi đủ 5 năm sẽ được tính thêm 1% phụ cấp thâm niên.

Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng BHXH, BHYT, BHTN. Ngoài ra, giáo viên cũng có thể được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có.

Mức tiền phụ cấp thâm niên = (Hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có hiện hưởng) x Mức lương cơ sở x Mức % phụ cấp thâm niên

5. Mức đóng bảo hiểm xã hội cho giáo viên

Căn cứ vào Luật Bảo Hiểm Xã Hội, Luật Việc làm và Nghị định 143/2018/NĐ-CP về Bảo hiểm y tế, mức đóng bảo hiểm xã hội của giáo viên hàng tháng là 10,5%. Trong đó:

  • Hưu trí – tử tuất là 8%.
  • Bảo hiểm thất nghiệp là 1%.
  • Bảo hiểm y tế là 1,5%.

Tiền lương giáo viên đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp bao gồm tiền lương theo ngạch và bậc, cùng với các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung và phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

6. Kết luận

Với cập nhật mức lương cơ sở và hướng dẫn như trên, hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ cách tính lương giáo viên. Đây là cách tính mới nhất dựa trên mức lương cơ sở từ ngày 1/7/2023. Hãy theo dõi blog của MISA AMIS HRM để cập nhật các thông tin mới nhất về cơ chế lương theo pháp luật cho doanh nghiệp nói chung và ngành giáo dục nói riêng.


Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 8 Trung bình: 5]