Hợp đồng là gì? Hiện nay có những loại hợp đồng nào? Cấu trúc và hình thức của hợp đồng được thể hiện ra sao? Các nội dung trong hợp đồng được quy định thế nào theo pháp luật? Trong bài viết này, MISA AMIS WeSign sẽ giúp bạn giải đáp toàn bộ thắc mắc ở trên. Hãy tham khảo để nắm vững kiến thức về hợp đồng theo quy đúng quy định của luật hiện hành bạn nhé.
1. Hợp đồng là gì?
Căn cứ theo Điều 385, Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
1.1 Các loại hợp đồng chủ yếu
Các loại hợp đồng được quy định tại Điều 402, Bộ luật Dân sự 2015. Hợp đồng gồm các loại chủ yếu sau đây:
- Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau;
- Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ;
- Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ;
- Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính;
- Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó;
- Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặcchấm dứt một sự kiện nhất định.
Tham khảo thêm:
- Thực hiện hợp đồng là gì? Những quy định về thực hiện hợp đồng
- Sự kiện bất khả kháng là gì? Cách ghi điều khoản bất khả kháng trong hợp đồng
1.2 Nội dung điều khoản của hợp đồng là gì?
Quy định về nội dung trong hợp đồng được nêu tại Điều 398, Bộ luật Dân sự 2015:
- Các bên tham gia trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng.
- Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây:
STT | Nội dung điều khoản |
1 | Đối tượng của hợp đồng; |
2 | Số lượng, quy cách hàng hóa; |
3 | Giá thành, phương thức thanh toán; |
4 | Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; |
5 | Quyền, nghĩa vụ của các bên; |
6 | Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; |
7 | Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng. |
8 | Điều khoản bảo mật thông tin hợp đồng |
TIẾT KIỆM THỜI GIAN, CHI PHÍ NHỜ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ
1.3 Cấu trúc của hợp đồng
Trong một bản hợp đồng, những nội dung về cấu trúc sau đây cần được đề cập đầy đủ. Nếu không có đầy đủ những nội dung về cấu trúc này, hợp đồng sẽ bị coi là hợp đồng vô hiệu và các bên sẽ gặp khó khăn khi giải quyết các tranh chấp phát sinh.
STT | Cấu trúc của hợp đồng |
1 | Số hợp đồng |
2 | Tên và thông tin địa chỉ các bên tham gia hợp đồng |
3 | Thông điệp nêu rõ sự đồng ý trên thỏa thuận |
4 | Nội dung và phạm vi công việc thực hiện/hàng hóa được mua bán |
10 | Các điều khoản chung và thời hiệu hợp đồng |
11 | Phụ lục hợp đồng |
Tham khảo thêm:
- Số hợp đồng là gì? Cách đánh số hợp đồng chuẩn nhất hiện nay
- Phụ lục hợp đồng là gì? Tính pháp lý của phụ lục hợp đồng
2. Các loại hợp đồng phổ biến hiện nay
Hiện nay, có rất nhiều loại hợp đồng được sử dụng theo quy định của pháp luật. Chúng bao gồm: Hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng vận chuyển tài sản, hợp đồng vận chuyển hành khách,… Vậy định nghĩa của những hợp đồng này là gì? Đối tượng thực hiện hợp đồng là ai? Hãy tìm hiểu nhé.
2.1 Hợp đồng mua bán tài sản
Theo Điều 430, Bộ luật Dân sự 2015: Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.
Đối tượng thực hiện hợp đồng mua bán tài sản bao gồm:
- Tài sản được quy định tại Bộ luật này đều có thể là đối tượng của hợp đồng mua bán. Trường hợp theo quy định của luật, tài sản bị cấm hoặc bị hạn chế chuyển nhượng thì tài sản là đối tượng của hợp đồng mua bán phải phù hợp với các quy định đó.
- Tài sản bán thuộc sở hữu của người bán hoặc người bán có quyền bán.
2.2 Hợp đồng bảo hiểm
Theo Bộ luật dân sự 2005 định nghĩa thì hợp đồng bảo hiểm được định nghĩa là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, còn bên bảo hiểm phải trả một khoản tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Thực tế, để có thể sử dụng dịch vụ bảo hiểm thì các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp phải giao kết hợp đồng bảo hiểm với các bên công ty cung cấp loại hình dịch vụ này. Hợp đồng bảo hiểm buộc phải giao kết bằng văn bản và không chấp nhận các hình thức khác như lời nói hay hành vi. Để biết được lý do tại sao, hãy đọc toàn bộ bài viết về nội dung hợp đồng bảo hiểm, quyền lợi và nghĩa vụ các bên tham gia.
Xem thêm: Hợp đồng bảo hiểm là gì? Những lưu ý cần biết khi ký kết
2.3 Hợp đồng vận chuyển tài sản (hàng hóa)
Theo Điều 530 Bộ luật dân sự năm 2015: Hợp đồng vận chuyển tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển tài sản đến địa điểm đã định theo thoả thuận và giao tài sản đó cho người có quyền nhận, bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển.
Các doanh nghiệp, cá nhân có quyền lựa chọn nhiều hình thức vận chuyển từ Nam ra Bắc hoặc ngược lại bằng nhiều loại hình khác nhau như đường bộ, đường thủy, và đường hàng không. Mỗi loại hình vận chuyển sẽ có những mẫu hợp đồng khác nhau. Để tham khảo ưu nhược điểm về thời gian vận chuyển, khối lượng cho phép của từng loại nhằm chọn lựa phương thức vận chuyển tối ưu nhất, hãy đọc toàn bộ bài viết dưới.
Xem thêm: Mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa được cập nhật mới nhất hiện nay cho doanh nghiệp
2.4 Hợp đồng vận chuyển hành khách
Theo Điều 522 Bộ luật dân sự 2015: Hợp đồng vận chuyển hành khách là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển chuyên chở hành khách, hành lý đến địa điểm đã định theo thoả thuận, hành khách phải thanh toán cước phí vận chuyển.
- Hợp đồng vận chuyển hành khách có thể được lập thành văn bản, bằng lời nói hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
- Vé là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng vận chuyển hành khách giữa các bên.
Tham khảo thêm: Hợp đồng vận chuyển hành khách là gì? Các mẫu HĐ vận chuyển hành khách phổ biến
2.5 Hợp đồng đại lý
Căn cứ pháp lý của Bộ luật dân sự 2015 và Luật thương mại 2005 thì hợp đồng đại lý được định nghĩa là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó, một bên (bên đại lý) được sự ủy quyền của bên kia (bên giao đại lý) cam kết nhân danh bên giao đại lý thực hiện một hoặc nhiều giao dịch theo sự ủy quyền và vì lợi ích của bên kia để được nhận một khoản tiền thù lao do các bên thỏa thuận.
Có 5 đặc điểm quan trọng khi ký hợp đồng đại lý mà bất kể thương nhân nào cũng cần phải lưu ý nhằm tránh xảy ra tranh chấp hoặc gây bất lợi ngoài ý muốn đến bản thân. Để tìm hiểu 5 đặc điểm đấy là gì kèm tải mẫu hợp đồng đại lý 2022 mới nhất, hãy xem bài viết dưới.
Xem thêm: Hợp đồng đại lý là gì? Các đặc điểm quan trọng thương nhân cần nhớ
2.6 Hợp đồng vay vốn
Theo Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015) quy định thì hợp đồng vay vốn là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao vốn (tài sản) cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay vốn (tài sản) cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Trong loại hợp đồng này, BLDS đã quy định về lãi suất tại Điều 468 và 2 trường hợp vi phạm sẽ xử lý nghiệm. Để nắm rõ đó là 2 trường hợp cần tránh nào, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cần tham khảo thêm những thông tin cụ thể trong bài viết liên quan.
>>> Bài viết liên quan: Hợp đồng vay vốn là gì? Mẫu hợp đồng vay vốn được cập nhật mới nhất
2.7 Hợp đồng thuê khoán
Theo Điều 483 Bộ luật dân sự 2015 quy định: Hợp đồng thuê khoán tài sản được định nghĩa là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê khoán giao tài sản cho bên thuê khoán để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản thuê khoán và bên thuê khoán có nghĩa vụ trả tiền thuê.
Đối tượng của hợp đồng thuê khoán có thể là đất đai, rừng, mặt nước chưa khai thác, gia súc, cơ sở sản xuất, kinh doanh, tư liệu sản xuất khác cùng trang thiết bị cần thiết để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Giá thuê khoán do các bên thoả thuận; nếu thuê khoán thông qua đấu thầu thì giá thuê khoán là giá được xác định theo kết quả đấu thầu.
Xem thêm: Hợp đồng thuê khoán là gì? Ví dụ về việc thuê khoán tài sản
2.8 Hợp đồng dịch vụ
Theo Điều 513 Bộ luật Dân sự năm 2015: Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.
Trong đó, dịch vụ là hàng hóa mang tính vô hình, điển hình như dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ công cộng (cung ứng điện, nước), hay dịch vụ hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh (ngân hàng, bảo hiểm), dịch vụ thương mại quảng cáo,…
Nếu bạn đang làm việc tại tổ chức, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực Marketing, Quảng cáo, đang quan tâm đến cách thức soạn thảo và hình thức giao kết hợp đồng dịch vụ chuẩn nhất thì bài viết đầy đủ về hợp đồng dịch vụ chính xác là những gì bạn tìm kiếm!
Tham khảo thêm: Hợp đồng dịch vụ là gì? Quyền và nghĩa vụ các bên như thế nào?
2.9 Hợp đồng thương mại
Hợp đồng thương mại là sự thỏa thuận giữa các chủ thể kinh doanh với nhau và với các bên có liên quan về việc xác lập, thay đổi, hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong hoạt động thương mại.
Trong đó, hợp đồng thương mại quốc tế (hợp đồng xuất nhập khẩu) mang tính chất đặc biệt cần phải có hình thức giao kết rõ ràng, phù hợp để các cuộc giao thương được diễn ra nhanh chóng, tiết kiệm nhất. Hình thức đó là gì? Hãy theo dõi toàn bộ những thông tin trong bài viết dưới đây
Tham khảo thêm: Hợp đồng thương mại là gì? Đặc điểm pháp lý của hợp đồng thương mại
2.10 Hợp đồng lao động
Điều 13 Bộ luật lao động năm 2019 có quy định bổ sung về khái niệm hợp đồng lao động như sau: Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Đây là loại hợp đồng phổ biến nhất trong các loại hợp đồng mà bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào muốn sử dụng lao động cũng buộc phải ký kết kỹ càng. Tuy nhiên, bộ luật trên đã có một số thay đổi mới áp dụng kể từ năm 2021 trở về sau.
Xem thêm: Hợp đồng lao động là gì? Những quy định mới nhất của HĐLĐ
2.11 Hợp đồng về quyền sử dụng đất
Theo Điều 500 Bộ luật Dân sự 2015: “Hợp đồng về quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó người sử dụng đất chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất hoặc thực hiện quyền khác theo quy định của Luật đất đai cho bên kia; bên kia thực hiện quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng với người sử dụng đất.”
2.12 Hợp đồng hợp tác
Theo Điều 504, Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
- Hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.
- Hợp đồng hợp tác phải được lập thành văn bản.
Hợp đồng hợp tác có nội dung chủ yếu sau đây:
- Mục đích, thời hạn hợp tác;
- Họ, tên, nơi cư trú của cá nhân; tên, trụ sở của pháp nhân;
- Tài sản đóng góp, nếu có;
- Đóng góp bằng sức lao động, nếu có;
- Phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức;
- Quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác;
- Quyền, nghĩa vụ của người đại diện, nếu có;
- Điều kiện tham gia và rút khỏi hợp đồng hợp tác của thành viên, nếu có;
- Điều kiện chấm dứt hợp tác.
3. Hình thức giao kết của hợp đồng là gì?
Giao kết hợp đồng là việc các bên bày tỏ với nhau ý chí về việc xác lập, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng trên cơ sở tuân theo nguyên tắc do pháp luật quy định. Vậy các hình thức giao kết hợp đồng phổ biến hiện nay là gì?
3.1. Hợp đồng miệng (bằng lời nói)
Hợp đồng bằng lời nói hay hợp đồng miệng là hợp đồng được giao kết dưới hình thức ngôn ngữ nói. Các bên giao kết hợp đồng sẽ trao đổi các nội dung thỏa thuận với nhau bằng lời nói trực tiếp hoặc thông qua âm thanh trên điện thoại, điện đàm, phương tiện điện tử.
3.2. Hợp đồng giao kết bằng hành vi cụ thể
Hợp đồng giao kết bằng hành vi cụ thể được thể hiện rất đa dạng. Những hành vi này thường được sử dụng để xác lập các hợp đồng thông dụng, được thực hiện ngay và trở thành thói quen phổ biến trong các hoạt động, lĩnh vực liên quan.
Ví dụ: Hành vi mua báo/ vé số của người bán “dạo”, hành vi mua hàng của người bán hàng “rong”, hành vi mượn đồ của bạn, …
3.3. Hợp đồng bằng văn bản
Hợp đồng bằng văn bản đảm bảo sự thể hiện rõ ràng ý chí các bên cũng như nội dung của từng điều khoản hợp đồng mà các bên muốn cam kết. Trong văn bản đó, các bên phải ghi đầy đủ những nội dung cơ bản của hợp đồng và 2 bên (trong 1 số trường hợp là 3 bên) cùng ký tên xác nhận vào văn bản.
Tham khảo thêm: Hợp đồng 3 bên là gì? 5 nguyên tắc ký kết quan trọng cần biết
Trong thời đại công nghệ 4.0, hợp đồng điện tử online đang dần được ưa chuộng sử dụng thay thế cho hợp đồng truyền thống. Theo pháp luật hiện hành quy định; hợp đồng điện tử là loại hợp đồng mà các bên thỏa thuận về việc xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ được gửi đi, nhận lại và được lưu trữ trên các phương tiện điện tử như công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, quang học và các phương tiện điện tử khác.
Một số đặc điểm của hợp đồng điện tử so với hợp đồng truyền thống:
Thể hiện dữ liệu | Hợp đồng điện tử | Hợp đồng truyền thống |
Dữ liệu điện tử, ký bằng chữ ký điện tử | Văn bản, giọng nói, hành động và các hình thức khác | |
Chủ thể tham gia | 3 bên: Người lao động, người sử dụng lao động, bên thứ 3 tham gia hỗ trợ chứng thực tính pháp lý | 2 bên: Người lao động và người sử dụng lao động |
Tiện ích |
|
|
Theo quy định tại Điều 33, 34 Luật Giao dịch điện tử thì
Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu.
Các yếu tố liên quan đến thông điệp dữ liệu bao gồm khái niệm người khởi tạo, người nhận thông điệp dữ liệu, thời điểm, địa điểm gửi, nhận thông điệp dữ liệu… Trong quá trình thực hiện hợp đồng, các thông báo dưới dạng thông điệp dữ liệu cũng có giá trị pháp lý như thông báo bằng phương pháp truyền thống.
Hiện nay trong bối cảnh dịch bệnh, phần mềm ký kết hợp đồng điện tử lại càng được nhiều doanh nghiệp quan tâm sử dụng bởi tính tiện lợi và tiết kiệm siêu việt, từ đó tối ưu hóa hiệu suất, khả năng giao dịch, đẩy mạnh doanh số.
Nếu muốn tìm hiểu thêm về thông tin của phần mềm bao gồm các tính năng, giao diện và tính pháp lý được công nhận thì bạn có thể click vào nút dưới đây để tìm hiểu ngay.
Còn nếu bạn đã biết những thông tin sơ bộ về phần mềm hợp đồng điện tử, cần tư vấn thêm về giá thành và muốn trải nghiệm trực tiếp miễn phí, hãy điền thông tin vào biểu mẫu dưới đây để chúng tôi hỗ trợ nhanh nhất!
Các thông tin trong bài viết được tham khảo từ Luật sư Nguyễn Xuân Nhất. Tôi là luật sư Nguyễn Xuân Nhất. Tôi tốt nghiệp chuyên ngành luật tổng hợp và có hơn 5 năm kinh nghiệm tư vấn cho các doanh nghiệp về lĩnh vực luật dân sự, luật lao động, luật kinh tế. |
Xem thêm các nội dung liên quan
>>> Cập nhật mẫu hợp đồng lao động mới năm 2022, đúng tiêu chuẩn
>>> Các loại hợp đồng lao động phổ biến – HĐ làm việc cho mọi ngành nghề
>>> Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần là gì? Mẫu hợp đồng chuyển nhượng cổ phần mới nhất