Hợp đồng vay vốn là gì? Mẫu hợp đồng vay vốn mới nhất

16/01/2022
1824

Hợp đồng vay vốn là gì? Trong kinh doanh, nếu các doanh nghiệp muốn triển khai một dự án lớn hoặc định hướng dài hạn thì thường sẽ phải đầu tư một nguồn vốn tương đối lớn. Vay vốn (trả góp ngân hàng) chính là hình thức “hỗ trợ tài chính” được nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ hiện nay chọn lựa.

Đây có phải lần đầu doanh nghiệp của bạn quan tâm đến hợp đồng vay vốn, muốn tìm hiểu kỹ hơn về quyền lợi, điều kiện cho vay và các rủi ro pháp lý phòng hờ trước khi tiến hành thực hiện hợp đồng vay vốn với ngân hàng hoặc các đơn vị cho vay khác?

Nếu đúng là như vậy thì bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ nhất các thông tin về hợp đồng vay vốn mới nhất 2022 cho bạn!

tổng quan về hợp đồng vay vốn

1. Hợp đồng vay vốn là gì?

Hợp đồng vay vốn là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao vốn (tiền, tài sản…) cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả vốn cho bên cho vay tín chấp ngân hàng và trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

>>> Tham khảo thêm: Định nghĩa hợp đồng là gì và các loại hợp đồng theo quy định hiện hành

2. Nội dung cơ bản phải có trong mẫu hợp đồng vay vốn

Dưới đây là một số nội dung cơ bản mà hợp đồng vay vốn cần có. Việc thiếu những nội dung này sẽ khiến hợp đồng bị vô hiệu và gây bất lợi cho các bên khi có tranh chấp phát sinh

STT Nội dung cần có
1 ✔️ Thông tin đầy đủ của hai bên
2 ✔️ Thời hạn cho vay, phương thức cho vay
3 ✔️ Lãi suất cụ thể cho vay, quy định ngày trả và các yêu cầu cụ thể khác liên quan
4 ✔️ Các biện pháp bảo đảm hợp đồng
5 ✔️ Trách nhiệm chi trả những phí tổn có liên quan đến hợp đồng
6 ✔️ Nghĩa vụ của bên cho vay và bên vay
7 ✔️ Các điều kiện về chấm dứt hợp đồng trước thời hạn hay là về sửa đổi, bổ sung, thanh lý

Tham khảo mẫu hợp đồng vay vốn của Thư viện pháp luật biên soạn tại đây.

3. Quy định về nghĩa vụ của từng chủ thế trong mẫu hợp đồng vay vốn

điều khoản hợp đồng vay vốn

3.1. Đối với bên cho vay

  • Giao tài sản cho bên vay đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm và địa điểm đã thỏa thuận.
  • Bồi thường thiệt hại cho bên vay, nếu bên cho vay biết tài sản không đảm bảo chất lượng mà không báo cho bên vay biết, trừ trường hợp bên vay biết mà vẫn nhận tài sản đó.
  • Không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp quy định tại Điều 470 của Bộ luật dân sự 2015 hoặc luật khác có liên quan quy định khác.

3.2. Đối với bên vay

đối với bên vay vốn

  • Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
  • Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
  • Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
        • Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này.
        • Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

>> Xem Thêm: Hợp đồng điện tử – 5 điều nhất định phải biết

4. Quy định lãi suất trong hợp đồng vay tiền

lãi suất vay

Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015 có những quy định rất khắt khe về lãi suất:

  • Lãi suất vay do các bên thỏa thuận, tuy nhiên không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.
  • Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.

Các trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý nghiệm:

  • Xử phạt hành chính: Nếu cho vay tiền có cầm cố tài sản mà lãi suất vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay thì sẽ bị phạt tiền từ 05 – 15 triệu đồng. (Quy định tại điểm d khoản 3 Điều 11 Nghị định 167/2013 của CP)
  • Chịu trách nhiệm hình sự: Nếu vi phạm một trong các điều sau thì sẽ bị phạt tiền từ 50 – 200 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
      • Cho vay với lãi suất cao gấp 05 lần lãi suất giới hạn (20%/năm);
      • Thu lợi bất chính từ 30 – 100 triệu đồng;
      • Đã bị xử phạt hành chính hoặc bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Ngoài ra, nếu thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng trở lên thì bị phạt tiền từ 200 triệu đồng – 01 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm.

5. Rủi ro và biện pháp phòng tránh khi thực hiện hợp đồng vay vốn (hợp đồng vay tiền)

rủi ro vay vốn

Để hạn chế những rủi ro không đáng có 2 điều sau cần phải được lưu ý:

5.1. Giao kết hợp đồng bằng văn bản

Phải lập hợp đồng vay bằng văn bản chính là điều kiện tiên quyết giúp hai bên tham gia (không chỉ là doanh nghiệp với ngân hàng mà còn có thể là doanh nghiệp với đơn vị cho vay ngoài thị trường) đảm bảo ràng buộc trách nhiệm của các bên, góp phần tăng sự tin tưởng trong quá trình hợp tác lâu dài, tránh những rủi ro pháp lý ngoài ý muốn xảy ra.

Hợp đồng nên được công chứng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên cho vay; trong đó nêu nội dung rõ ràng về thông tin người vay, người cho vay, số tiền vay, lãi suất, thời hạn trả… và có đầy đủ chữ ký của hai bên.

5.2. Nên có tài sản bảo đảm cho khoản vay

Nghị định số 21/2021/NĐ-CP về việc thi hành Bộ luật Dân sự về nghĩa vụ bảo đảm, có hiệu lực từ ngày 15/5/2021 đã cho phép người dân được nhận thế chấp quyền sử dụng đất thay vì chỉ có tổ chức tín dụng như trước đây.

Để tránh trường hợp đến thời hạn trả nợ mà người vay cố tình bỏ trốn, không chịu trả nợ thì người cho vay nên yêu cầu người vay phải cầm cố, thế chấp tài sản có giá trị thuộc quyền sở hữu của họ để bảo đảm cho khoản vay. Và lưu ý những tài sản có đăng ký quyền sở hữu, sử dụng (như ôtô, xe máy hoặc quyền sử dụng đất) thì hai bên cũng cần phải lập hợp đồng thế chấp và công chứng hợp đồng thế chấp.

Nghị định số 21/2021/NĐ-CP về việc thi hành Bộ luật Dân sự về nghĩa vụ bảo đảm, có hiệu lực từ ngày 15/5/2021 đã cho phép người dân được nhận thế chấp quyền sử dụng đất thay vì chỉ có tổ chức tín dụng như trước đây.

Bài viết trên là tất cả những thông tin trả lời cho câu hỏi Hợp đồng vay vốn là gì, lãi suất vay vốn mới nhất mà các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đang quan tâm trong lần đầu tìm hiểu. Hãy đăng ký tài khoản Misa để được theo dõi mới nhất bảng tin kiến thức về các mẫu hợp đồng cần thiết khác cho doanh nghiệp hằng ngày.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Mr. Trịnh Văn Biển
Tác giả
GĐ Chuyển Đổi Số MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả