Email marketing là một trong những phương thức tiếp thị phổ biến được nhiều doanh nghiệp sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Vậy ưu nhược điểm của email marketing là gì? Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về tính chất của kênh tiếp thị qua email này.
1. Ưu điểm của email Marketing
1.1. Tăng nhận diện thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp
Tiếp thị qua email marketing là một trong những cách thức được nhiều doanh nghiệp áp dụng để gia tăng nhận diện về thương hiệu và sản phẩm. Thông qua các đặc điểm thương hiệu về phong cách, màu sắc, nội dung trong email để khách hàng có thể dễ nhận ra thương hiệu doanh nghiệp.
Khách hàng đã ghi nhớ thương hiệu thì nhiều khả năng họ sẽ lựa chọn mua sản phẩm của bạn hơn các đối thủ cạnh tranh khi phát sinh nhu cầu.
1.2. Tiết kiệm chi phí
Đây là một trong những ưu điểm dễ nhận thấy của email marketing. Khác với các hình thức tiếp thị, quảng cáo khác như TVC, truyền hình, chạy quảng cáo Facebook/Google…. tiêu tốn không ít chi phí của doanh nghiệp thì email marketing lại giúp doanh nghiệp tiết kiệm hơn nhiều.
Thông thường, chi phí tiếp thị qua email dao động từ 2-5 triệu đồng/năm (thường chi trả cho phần mềm gửi email).
1.3. Dễ đo lường hiệu quả chiến dịch
Đối với các chiến dịch email marketing, bạn có thể dễ dàng theo dõi được kết quả của nó thông qua các số liệu về tỷ lệ mở mail, tỷ lệ click link, tỷ lệ khách hàng đăng ký mua hàng… Điều này càng dễ dàng hơn nếu doanh nghiệp sử dụng phần mềm email marketing chuyên nghiệp để đánh giá và đo lường hiệu quả của chiến dịch.
Để theo dõi và đánh giá để đưa ra một chiến dịch email marketing hiệu quả, người làm marketers cần đánh giá qua các số liệu về:
- Tỉ lệ mở (đo lường số người đăng ký đã mở email)
- Tỷ lệ click (tỷ lệ nhấp chuột) đo lường số độc giả đã nhấp vào liên kết của email
- Tỷ lệ chuyển đổi bán hàng (đo lường phần trăm khách hàng tiềm năng đã mua hàng sau khi nhấp vào email)
- Liệt kê tốc độ tăng trưởng hay cụ thể hơn là tốc độ tăng danh sách người đăng ký
- Tỷ lệ người đăng ký chuyển tiếp email của bạn cho người khác
>> Đọc thêm: Các chỉ số đo lường hiệu quả email marketing Marketer nên theo dõi
Ví dụ khi bạn sử dụng phần mềm gửi email marketing chuyên nghiệp AMIS aiMarketing của MISA, phần mềm sẽ cung cấp giao diện quản lý các chiến dịch email marketing tập trung và hệ thống báo cáo hiệu quả từng chiến dịch email với các chỉ số đa chiều từ tỷ lệ gửi thành công, tỷ lệ mở, tỷ lệ click… Nhờ báo cáo đa chiều và chi tiết này, marketers sẽ có dữ liệu để đánh giá hiệu quả từng chiến dịch đang triển khai và điều chỉnh kịp thời.
Nhận 2000 email miễn phí và hơn 100 template đẹp – ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TẠI ĐÂY
1.4. Điều hướng khách hàng đến website doanh nghiệp
Tiếp thị qua email marketing là một kênh tiếp thị hoàn toàn độc lập. Tuy nhiên nếu biết cách tối ưu nội dung email, doanh nghiệp hoàn toàn có thể thúc đẩy lưu lượng truy cập đến với website của mình hoặc kêu gọi người dùng tới các hành động cụ thể như đăng ký mua hàng, dùng thử sản phẩm ngay trên website liên kết.
1.5. Tạo các chiến dịch tiếp thị cá nhân hóa
Trong marketing, hoạt động cá nhân hóa sẽ giúp marketers tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn. Email marketing là một trong những kênh tiếp thị cho phép thực hiện cá nhân hóa dễ dàng bằng cách đề cập tới tên người nhận vào tiêu đề/nội dung email hoặc gửi những nội dung cá nhân hóa theo các vấn đề, chủ đề mà khách hàng tiềm năng đang quan tâm.
Phần mềm email marketing AMIS aiMarketing cung cấp công cụ giúp Marketers cá nhân hóa email tiêu đề và nội dung email các thuộc tính như họ tên, giới tính, xưng hô… một cách dễ dàng. Khi email được cá nhân hóa sẽ cải thiện tỷ lệ mở email, và nâng cao hiệu quả của chiến dịch email marketing nói chung.
1.6. Thu hút và nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng
Thông qua các cách thu thập email khách hàng khác nhau như tặng ebook, tổ chức hội thảo online/offline miễn phí, các form đăng ký nhận bản tin trên website… doanh nghiệp sẽ có được danh sách email khách hàng tiềm năng.
Dựa trên những tệp data thu thập được, marketers có thể phân tệp nhóm đối tượng sau đó triển khai những chiến dịch nuôi dưỡng khác nhau để chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng.
1.7. Dễ dàng điều chỉnh tức thì
Đối với các chiến dịch quảng cáo TVC trên truyền hình, ngoài việc phải tiêu tốn một khoản chi phí lớn, doanh nghiệp còn mất nhiều thời gian để chuẩn bị từ việc lên nội dung, thông điệp, quay dựng TVC… Do đó, trong trường hợp xảy ra sự cố sẽ rất khó để điều chỉnh tức thì.
Ngược lại, với email marketing, marketers có thể điều chỉnh nội dung, thông điệp của chiến dịch tức thì mà không tốn kém thêm các khoản chi phí và cũng không ảnh hưởng đến tiến độ chung của chiến dịch.
>> Xem thêm tại: 12 lợi ích của Email Marketing có thể bạn không ngờ tới
2. Nhược điểm của email Marketing
2.1. Người tiêu dùng có xu hướng “phớt lờ” các Email quảng cáo
Các email marketing có thể rơi vào hòm thư quảng cáo, spam ngay cả khi khách hàng chưa mở email. Đặc biệt, khi các nội dung quảng cáo ngày càng xuất hiện tràn lan khiến khách hàng có xu hướng bỏ qua các email. Đây cũng là vấn đề người làm marketers luôn quan tâm để làm thế nào có thể tối ưu được nội dung, chất lượng giúp khách hàng có trải nghiệm tốt nhất khi nhận được email.
2.2. Các email marketing bị chuyển thành thư rác
Nhược điểm thường gặp nhất trong email marketing chính là thư rác. Các email thương mại hoặc thư rác gây khó chịu và mang đến cảm giác làm phiền đối với người tiêu dùng. Nếu thư của bạn không đúng vấn đề khách hàng đang quan tâm thì người nhận có thể xóa email ngay lập tức, đồng thời hủy đăng ký nhận email. Do đó, ngoài việc tuân thủ các quy tắc về bảo vệ dữ liệu, quyền riêng tư thì bạn cần tối ưu hóa nội dung, cung cấp những nội dung giá trị mà khách hàng đang quan tâm để email không bị chuyển thành thư rác.
>> Đọc thêm: Làm sao để mail không vào spam? Nguyên nhân và cách khắc phục
2.3. Mất nhiều thời gian trong việc sáng tạo nội dung
Để có thể nắm được nhu cầu, mong muốn của khách hàng thông qua việc triển khai các chiến dịch email marketing, người marketers cần tìm hiểu nắm rõ chân dung khách hàng, customer insight như thế nào để từ đó đưa ra những thông điệp, nội dung gần gũi và đúng vấn đề khách hàng đang quan tâm. Có như vậy, người tiêu dùng là những khách hàng của bạn mới không bỏ qua những email mà bạn gửi tới họ.
2.4. Tỷ lệ click thấp hơn các chiến dịch quảng cáo khác
Tỷ lệ click trung bình cho các chiến dịch email marketing là 3,42% và tỷ lệ chuyển đổi thường thấp hơn so với các chiến dịch tiếp thị khác. Điều này cũng dễ hiểu bởi ngoài việc sử dụng email, khách hàng còn trao đổi thông tin công việc trên các nền tảng khác. Do đó, muốn sử dụng hiệu quả email marketing bạn cần kết hợp cùng các chiến lược tiếp thị khác để nâng cao độ nhận diện thương hiệu và phủ rộng trên nhiều tệp khách hàng khác nhau, gia tăng tỷ lệ chuyển đổi từ phía khách hàng.
>> Đọc thêm: Làm thế nào để tối ưu hiệu quả email marketing
3. Làm email marketing hiệu quả với công cụ AMIS aiMarketing
Công cụ gửi email marketing thuộc bộ giải pháp AMIS aiMarketing đáp ứng tất cả các yêu cầu làm email marketing của marketers từ thiết kế email tới cá nhân hóa nội dung và đo đếm hiệu quả các chiến dịch.
Thiết kế email chuyên nghiệp, dễ dàng
AMIS aiMarketing cung cấp các công cụ giúp Marketer thiết kế email một cách chuyên nghiệp với thao tác hết sức đơn giản, dễ dàng. Marketer có thể dễ dàng thiết kế các email, thêm hình ảnh, nút kêu gọi hành động, chỉnh sửa bố cục sao cho đẹp mắt và kích thích người đọc thực hiện hành động chuyển đổi mong muốn.
Bên cạnh đó, để giúp người dùng thiết kế email nhanh chóng, aiMarketing có kho mẫu email với hơn 100+ template đa dạng cho nhiều ngành nghề/lĩnh vực/sản phẩm/mục đích.
Gửi email cá nhân hóa tới từng khách hàng
AMIS aiMarketing cung cấp công cụ giúp Marketer cá nhân hóa email với các nội dung như họ tên, giới tính, quốc gia… một cách dễ dàng, từ đó giúp tăng tỷ lệ vào Inbox, tạo ấn tượng và trải nghiệm gần gũi với khách hàng, từ đó tăng tỷ lệ mở email và nâng cao hiệu quả chuyển đổi.
Theo dõi, thống kê hiệu quả chiến dịch Email Marketing
Công cụ Email Marketing thuộc bộ giải pháp aiMarketing cung cấp hệ thống báo cáo hiệu quả chiến dịch email marketing với các chỉ số về tỷ lệ gửi thành công, tỷ lệ mở email, tỷ lệ email không gửi được, tỷ lệ truy cập link trong email… Các số liệu báo cáo được cập nhật theo thời gian thực, đa chiều từ đó giúp Marketer có thể đo đếm được hiệu quả các chiến dịch email đang triển khai nhanh chóng, tức thì từ đó có phương án tối ưu và khai thác hiệu quả.