Kiến thức nhân sự Lương và phúc lợi Hệ số lương là gì? Cách tính mức lương theo hệ số...

Hệ số lương là một khái niệm nhận được sự quan tâm của mọi đối tượng lao động, đặc biệt nhân sự là cán bộ hay công chức đang công tác tại cơ quan nhà nước. Hệ số lương có mối liên hệ gì với mức lương thực tế? Trong bài viết này, MISA AMIS HRM sẽ làm rõ khái niệm hệ số lương, đồng thời giải thích vai trò cũng như tầm quan trọng của hệ số này trong tính lương nhân sự của Doanh nghiệp.

TẢI MIỄN PHÍ DASBOARD NHÂN SỰ – ĐIỀN SỐ TỰ ĐỘNG NHẢY

1. Hệ số lương 

Hệ số lương là một loại chỉ số nhằm thể hiện mức chênh lệch tiền lương giữa các cấp bậc hoặc vị trí công việc căn cứ trên các yếu tố như trình độ, bằng cấp, thời gian công tác,…

Về bản chất, hệ số lương được sử dụng để tính mức lương thực nhận cho các cán bộ công tác trong các đơn vị nhà nước. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp tư nhân hiện nay cũng có các chính sách điều chỉnh và xây dựng các thang hệ số lương để tính toán mức lương cơ bản, trợ cấp kèm các chế độ khác cho nhân viên của mình.

Đây được xem như một yếu tố của thang lương và bảng lương, là sở sở để cả doanh nghiệp và cơ quan nhà nước đảm bảo quyền lợi cho người lao động, bao gồm trả lương và các chế độ phụ cấp như bảo hiểm xã hội, lương tăng ca, chế độ nghỉ phép,…

Hệ số lương là gì
Tìm hiểu về khái niệm hệ số lương
  • Đối với các đơn vị nhà nước, mỗi nhóm ngành và cấp bậc sẽ có một khung hệ số lương riêng.
  • Đối với các khối doanh nghiệp không trực thuộc nhà nước, hệ số lương được sử dụng để biểu hiện các cấp độ khác nhau về bậc lương của người lao động căn cứ vào trình độ, bằng cấp và cấp bậc chức vụ của họ trong doanh nghiệp.

Từ đó, bộ phận kế toán cũng sử dụng hệ số này để tính lương với các chế độ phụ cấp dành cho nhân viên.

2. Hệ số lương cơ bản

Lương cơ bản (hay lương cơ sở) là mức lương tối thiểu mà người lao động có thể nhân được khi làm việc tại 1 tổ chức. Mức lương cơ bản không gồm có các khoản phụ cấp, phúc lợi, khen thưởng hay thu nhập bổ …

Lương cơ bản là khoản lương mà 2 bên là nhân viên và bộ phân HR của doanh nghiệp (đại diện chủ doanh nghiệp) thỏa thuận.

Lương cơ bản sẽ là cơ sở để tính toán mức lương trọng bảng, mức phụ cấp, khoản trích và các chế độ đãi ngộ khác như BHXH, BHYT, BHYT…Theo thời gian, mức lương cơ bản của người lao động sẽ được điều chỉnh theo quy định của doanh nghiệp.

Tính lương bằng excel dễ sai sótĐăng ký nhận tư vấn từ chuyên gia

3. Cách tính mức lương theo hệ số lương

Theo quy định của Chính phủ (49/2013/NĐ-CP) vào ngày 14/5/2013, tất cả các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý của nhà nước và ngoài nhà nước sẽ thống nhất một quy định chung về thang lương và bảng lương.

Cụ thể, mức lương hiện hưởng theo hệ số lương sẽ được tính theo công thức chung sau:

Mức lương hiện hưởng = Mức lương cơ sở x Hệ số lương hiện hưởng
  • Mức lương cơ sở: Sẽ được điều chỉnh bằng các văn bản pháp luật hiện hành dựa trên tình hình kinh tế xã hội trong và ngoài nước tại thời điểm đó. 
  • Hệ số lương hiện hưởng: Tùy từng nhóm cấp bậc, Pháp luật quy định một hệ số lương hiện hưởng khác nhau. 

Thông thường, chu kỳ điều chỉnh mức lương cơ sở là 1 lần / năm. Tuy nhiên do tác động của đại dịch Covid – 19 nên từ năm 2019 đến nay, Chính phủ chưa có quyết định thay đổi mức lương cơ sở cho người lao động. 

Mức lương cơ sở áp dụng đến hết ngày 30/6/2023 là 1.490.000 đồng / tháng. Dự kiến, lần điều chỉnh mức lương cơ sở tiếp theo là ngày 1/07/2023. Mức lương cơ sở mới sẽ là 1.800.000 đồng/ tháng. Nhà quản trị nhân sự và kế toán lương cần lưu ý mốc thời gian này để có những điều chỉnh kịp thời về lương cho người lao động. 

Ngoài mức lương chính được tính theo công thức trên, người lao động sẽ có một phần lương phụ cấp riêng căn cứ theo một số tiêu chí sau:

  • Phụ cấp chức vụ lãnh đạo.
  • Phụ cấp thâm niên công tác.
  • Phụ cấp khu vực dành cho cán bộ, công nhân viên tại khu vực vùng sâu, vùng xa có điều kiện khó khăn.
  • Phụ cấp đặc biệt cho những cán bộ đang công tác tại khu vực hải đảo, biên giới.
  • Và nhiều loại phụ cấp khác tùy thuộc vào từng đối tượng cụ thể.
Tìm hiểu các phụ cấp cho người lao động
Tìm hiểu các phụ cấp cho người lao động

>>> Xem thêm: Lương 3P là gì? Cách trả lương cho nhân viên chính xác nhất

4. Cập nhật hệ số lương mới nhất năm 2023

Hệ số lương cơ bản hiện nay vẫn chia thành 12 bậc theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 14/2/2004. Trong đó, cán bộ nhân viên thuộc bậc 1 sẽ hưởng hệ số lương thấp nhất và hệ số lương sẽ tăng dần đến bậc 12. 

Từ ngày 1/7/2023, sự thay đổi của mức lương cơ sở sẽ kéo theo sự thay đổi về lương của từng cấp. Nhà quản trị nhân sự và kế toán lương có thể tham khảo trực tiếp trong các bảng hệ số dưới đây. Có 3 bảng hệ số lương chính thường được tra cứu bao gồm: Bảng hệ số dành cho công chức, cho viên chức và cho giảng viên trực thuộc các trường đại học. 

4.1 Bảng hệ số lương dành cho công chức

Theo luật cán bộ, công chức sửa đổi năm 2019, công chức là những cán bộ, nhân viên được tuyển dụng hoặc bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong biên chế. Công chức được hưởng lương từ ngân sách nhà nước và hệ số lương công chức chia làm 6 nhóm ngạch chính từ cao tới thấp gồm:

  • Công chức loại A3.
  • Công chức loại A2.
  • Công chức loại A1.
  • Công chức loại A0.
  • Công chức loại B.
  • Công chức loại C.

Hệ số hưởng lương thấp nhất là Công chức loại C bậc 1 hưởng hệ số 1,65 (tương đương 2.970.000 theo quy định mới nhất ngày 01/7/2023). Công chức loại A3.1 bậc 6 hưởng hệ số lương cao nhất là 8,00 (tương đương 14.400.000 theo quy định mới nhất ngày 01/7/2023).

Hệ số lương dành cho công chức chia làm 6 ngạch
Hệ số lương dành cho công chức chia làm 6 ngạch

4.2 Bảng hệ số lương dành cho viên chức

Viên chức là những cán bộ nhân viên được tuyển dụng theo vị trí việc làm. Họ làm việc theo cơ chế hợp đồng, lương sẽ trích từ quỹ lương chung của đơn vị sự nghiệp công lập. Hệ số lương của viên chức chia làm 6 nhóm ngạch chính bao gồm:

  • Viên chức loại A3.
  • Viên chức loại A2.
  • Viên chức loại A1.
  • Viên chức loại A0.
  • Viên chức loại B.
  • Viên chức loại C.

Hệ số lương của viên chức A3.1 bậc 6 cao nhất đạt 8,00 (tương ứng với 14,400,000 theo quy định mới ngày 01/7/2023). Hệ số lương của viên chức C1 là thấp nhất đạt 1,65 (tương ứng với 2,970,000 theo quy định mới ngày 01/7/2023). 

Hệ số lương dành cho viên chức theo quy định mới
Hệ số lương dành cho viên chức theo quy định mới

4.3 Bảng hệ số lương dành cho giảng viên đại học

Theo luật Giáo dục Đại học được sửa đổi và bổ sung năm 2018, giảng viên được xác định bao gồm những cán bộ mang chức danh trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, giáo sư, phó giáo sư. Phân loại giảng viên tại các cơ sở giáo dục đại học công lực bao gồm:

  • Giảng viên cao cấp hạng I.
  • Giảng viên chính hạng II.
  • Giảng viên hạng III.
  • Trợ giảng hạng III.
Có sự khác nhau giữa hệ số lương của giảng viên và trợ giảng
Có sự khác nhau giữa hệ số lương của giảng viên và trợ giảng

Trong đó, giảng viên cao cấp bậc 6 hưởng hệ số lương cao nhất là 8,00 (tương đương 14,400,000 theo quy định cập nhật 01/7/2023). Giảng viên bậc 1 và trợ giảng bậc 1 hưởng hệ số lương thấp nhất là 2,34 (tương đương 4,212,000 theo quy định cập nhật 01/7/2023)

5. Tính lương chuyên nghiệp với phần mềm AMIS Tiền Lương

Ở tại các công ty và doanh nghiệp lớn, mỗi vị trí sẽ có một hệ số lương thưởng khác nhau, điều này gây ra nhiều khó khăn cho bộ phận C&B khi làm lương, ví dụ như:

  • Số lượng nhân viên nhiều, dễ bị nhầm lẫn hệ số lương, thưởng giữa các vị trí, phòng ban.
  • Tính toán trên excel vô cùng tốn kém thời gian, công sức mà có thể gặp sai sót, kết quả không chính xác.
  • Tốn thời gian xử lý nếu có nhầm lẫn tính lương nhân viên.
  • Nếu công ty có nhân sự có ca làm việc phức tạp như ca gãy, partime, làm thêm thường xuyên thì việc làm lương tốn thời gian.

>>> Đừng bỏ qua: Phần mềm tính lương hiệu quả nhất cho doanh nghiệp vừa và lớn hiện nay

Lúc này, phần mềm AMIS Tiền lương được đánh giá là giải pháp phù hợp cho nhiều loại hình doanh nghiệp có quy mô nhiều nhân sự. Phần mềm nằm trong bộ giải pháp quản trị nhân sự tổng thể MISA AMIS HRM được nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam tin dùng.

Các tính năng của AMIS Tiền lương có thể kể đến như:
  • Tự động tổng hợp bảng công từ phần mềm AMIS Chấm công để làm lương chính xác.
  • Dễ dàng tính toán doanh số bán hàng, KPI theo mục tiêu đã đề ra.
  • Tự động trích các khoản khấu trừ theo quy của Nhà nước như BHXH, thuế TNCN,…
  • Quản lý tình hình chi trả lương, theo dõi công nợ, báo cáo tổng hợp quỹ lương.
  • Nhân viên xác nhận phiếu lương mọi lúc, mọi nơi, phản hồi với HR dễ dàng, thuận tiện.

Đặc biệt, AMIS Tiền lương tích hợp với các phần mềm trong bộ giải pháp MISA AMIS như: AMIS Chấm Công, AMIS Bán hàng, AMIS Kế toán,… giúp tối ưu hóa mọi nghiệp vụ và giúp việc quản trị doanh nghiệp trở nên đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều.

Vì sao doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm AMIS Tiền lương của MISA?

  • Phần mềm AMIS Tiền lương nằm trong bộ giải pháp quản trị nhân sự MISA AMIS HRM được nhiều doanh nghiệp tin tưởng, trong đó có thể kể đến IVY moda, Trống Đồng Palace,….
  • Phần mềm được phát triển bởi MISA – Công ty công nghệ với 29 năm kinh nghiệm, nhận được nhiều giải thưởng giá trị như: Sao Khuê, Huân chương Lao động hạng Nhì,….
  • AMIS Tiền lương có thể kết nối đến các phần mềm quản trị khác của MISA AMIS như: Phần mềm chấm công, Phần mềm bán hàng, phần mềm chữ ký số, phần mềm kế toán,…. giúp lãnh đạo có thể quản trị doanh nghiệp toàn diện các phòng ban.

Dùng ngay miễn phí

5. Kết luận

Hệ số lương đóng vai trò quan trọng đối với cả người lao động và các cơ quan, doanh nghiệp. Về phía các cơ quan, đây là cơ sở chính để đưa ra chế độ đãi ngộ hợp lý dành cho nhân viên. Về phía người lao động, nắm rõ các cơ sở pháp lý về lương theo hệ số sẽ giúp họ đưa ra những đánh giá và cân nhắc chính xác nhất trong quá trình gắn bó với Doanh nghiệp.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 5 Trung bình: 5]