Kiến thức Quản lý nhân sự Văn hóa doanh nghiệp Viettel – chìa khóa tạo nên một Tập...

Văn hóa doanh nghiệp Viettel chính là chiếc chìa khóa vàng giúp tập đoàn này theo đuổi lối đi riêng, là bệ đỡ vững chắc cho sự phát triển bền vững và để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng công chúng. Bài viết sẽ lí giải sâu hơn về mối liên hệ giữa văn hóa doanh nghiệp với sự thành công của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội hiện đứng top 1 Đông Nam Á.

TẢI NGAY MIỄN PHÍ – MINDMAP BIỂU MẪU CHO NHÂN SỰ TỪ A-Z

Người ta dựa vào đâu để đánh giá sự thành công của một doanh nghiệp? Đó chính là so sánh thành quả của họ với tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp đó đưa ra. Nếu như “tầm nhìn” thể hiện tham vọng của người làm kinh doanh, “sứ mệnh” là các nhiệm vụ để vươn tới những giá trị đó, thì “giá trị cốt lõi” lại được coi như chiếc kim chỉ nam định hướng hành động của nhân viên để hoàn thành nhiệm vụ. Như vậy, để làm nên “sứ mệnh”, vươn tới “tầm nhìn”, doanh nghiệp không thể không quan tâm “giá trị cốt lõi”, hay cũng như trả lời được câu hỏi “Bạn xây dựng văn hóa doanh nghiệp/thương hiệu cá nhân của doanh nghiệp mình như thế nào?”

Và khi soi chiếu văn hóa doanh nghiệp với bước tiến công đột phá của Viettel trong những năm qua, chúng ta có thể nhìn thấy rất nhiều điều hơn nữa từ một tập đoàn luôn khát khao đổi mới. 

Văn hóa doanh nghiệp Viettel – Thay đổi là yếu tố tiên quyết

Van hoa doanh nghiep Viettel
Phân tích văn hóa doanh nghiệp của Tập đoàn Viettel

Là công ty viễn thông trẻ, ra đời sau nhiều tập đoàn cùng lĩnh vực khác, song lại được dẫn đầu bởi hàng ngũ Quân đội Nhân dân Việt Nam, Viettel đã được quan tâm ngay từ những ngày đầu thành lập. Thậm chí, họ kỳ vọng có thể đem hình ảnh “anh bộ đội Cụ Hồ” chinh chiến trên trường quốc tế.

Cho đến nay, với sự tăng trưởng của doanh nghiệp trong năm năm liền kề, người ta không thể không nhìn nhận Viettel là tấm gương điển hình của sự thành công. Là một tập đoàn kinh tế của Quân đội, Viettel không chỉ chuyên chú vào lợi nhuận, mà Viettel còn là một “sứ giả” của ngoại giao – Bitel, Natcom, Telemor, Unitel, Metfone…, những thương hiệu xuất phát từ Viettel đã được nhân dân nhiều nước lựa chọn bởi chất lượng dịch vụ và sự tin cậy. Viettel đã dùng sức mạnh kinh tế để làm trọn nghĩa vụ ngoại giao. 

Vậy văn hóa doanh nghiệp Viettel nằm ở đâu trước những thành công này? 

Van hoa Viettel luon huong toi su thay doi va sang tao
Viettel luôn hướng tới sự thay đổi và sáng tạo trong văn hóa

Một điều chắc chắn rằng, để làm nên những thành công của Viettel ở thời điểm hiện tại không thể vắng bóng văn hóa doanh nghiệp mà Viettel đã dày công tạo dựng. Không chỉ là những giá trị chung chung có thể ứng dụng cho bất cứ nơi nào, những giá trị này được ra đời nhờ đội ngũ luôn không ngừng quan sát, nghiên cứu và thích ứng với thời cuộc.

Một tập đoàn có giá trị thương hiệu viễn thông đứng thứ nhất Đông Nam Á và 28 trên thế giới, nhưng họ đã không dừng lại mà vị “thuyền trưởng” lại thốt ra một câu rất “nặng”: “Bắt buộc phải thay đổi”.

Điều này phản ánh ở sự thay đổi giá trị cốt lõi của thương hiệu Viettel. Trước đây, văn hóa doanh nghiệp được gói gọn trong ba giá trị: Quan tâm (Caring), Sáng tạo (Innovative), Khát khao (Passionate). Trong đó, khát khao sẽ làm nên năng lượng và sức trẻ cho thương hiệu. Cả ba giá trị này được tập đoàn kết tinh trong một triết lý thương hiệu là “Diversity” – Cộng hưởng tạo sự khác biệt. 

Trước tầm ảnh hưởng của cuộc cách mạng 4.0 và sự phát triển không ngừng của công nghệ hiện đại, Viettel đã nhanh chóng đổi mới giá trị của mình để đem đến một văn hóa doanh nghiệp hợp thời đại hơn, tạo dựng một môi trường trẻ để đáp ứng sự thay đổi của thời thế. Những giá trị cũ không hề mất đi, mà đã hòa nhập để cộng hưởng, phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới. Tất cả thể hiện ở tám giá trị cốt lõi trong văn hóa doanh nghiệp Viettel sau đây: 

  • Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm nghiệm chân lý
  • Trưởng thành qua những thách thức và thất bại
  • Sáng tạo là sức sống
  • Thích ứng nhanh là sức mạnh cạnh tranh
  • Tư duy hệ thống
  • Kết hợp Đông Tây
  • Truyền thống và cách làm của người lính
  • Ngôi nhà chung mang tên Viettel

Những giá trị này cũng thể hiện trong chính lời tuyên bố của Ông Lê Đăng Dũng – Quyền Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel về sứ mệnh của doanh nghiệp: “Tiên phong kiến tạo xã hội số, việc tái định vị thương hiệu và ra mắt nhận diện thương hiệu mới, Viettel muốn thể hiện sự thay đổi sâu sắc trong tâm trí, trong hành động và định hướng tương lai của mình để thực sự là một nhà cung cấp dịch vụ số tiên phong và chủ lực, trong thời đại số của một xã hội đang chuyển dịch số cực kỳ mạnh mẽ”.

Trong phần tới, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá lí do để Viettel nhìn nhận những văn hóa này là con đường phù hợp cho mình. 

<<< MỜI THAM KHẢO MẪU BÁO CÁO NHÂN SỰ MIỄN PHÍ >>> 

8 giá trị cốt lõi trong văn hóa doanh nghiệp Viettel 

8 gia tri cot loi trong van hoa Viettel
8 giá trị cốt lõi trong văn hóa Viettel

Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm nghiệm chân lý

Đại thi hào Johann Wolfgang (von) Goethe trong tác phẩm “Faust” đã từng nói: “Mọi lý thuyết đều màu xám, chỉ có cây đời là vĩnh viễn xanh tươi”. Lý thuyết chỉ một màu xám bởi vốn dĩ nó là thứ nhàm chán, khô cằn còn cuộc sống ngoài kia muôn màu, muôn vẻ và đa dạng hơn rất nhiều. Con người ta luôn cần kết hợp lý thuyết và thực tiễn mới có thể thành công. Và thậm chí, từ thực tiễn, chúng ta mới lật lại vấn đề để biết chân lý còn đúng hay không – Ấy cũng chính là giá trị cốt lõi đầu tiên mà Viettel nêu cao: “thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm nghiệm chân lý”. 

Lý luận chính là cách để người Viettel rút ra kinh nghiệm từ hành động trong quá khứ, tiệm cận chân lý và tiếp tục kết nối với tương lai. Người Viettel không coi thường sức nặng của lý luận, nhưng trong văn hóa nội bộ doanh nghiệp Viettel, chỉ có thực tiễn mới khẳng định được những lý luận và các dự đoán là đúng hay sai. Người Viettel cũng nhìn nhận con người dựa trên thực tiễn – quá trình hành động và thành quả tương xứng với công sức bỏ ra – chứ không phải là tiềm năng ghi trên giấy tờ. 

>>> Xem thêm: Phần mềm quản lý nhân sự HRM tốt nhất cho doanh nghiệp

Trưởng thành qua những thách thức và thất bại

Ở cương vị CEO Viettel, Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng vô cùng tâm đắc một triết lý sống: “Nghịch cảnh là một điều tuyệt vời mà cuộc sống này mang lại cho chúng ta”. Đây cũng là tiền để Viettel ứng dụng làm văn hóa doanh nghiệp đặc sắc và truyền tải niềm tin bền vững của họ đến với công chúng nói chung. 

Sự thành công của Viettel ở thời điểm hiện tại không phải chỉ do lối lãnh đạo của người đứng đầu, hay do Viettel có một bệ đỡ vững chắc – Quân đội Nhân dân Việt Nam. Một doanh nghiệp phát triển khi từng nhân viên được mài giũa và thấm nhuần giá trị của doanh nghiệp. 

Cũng vì thế, người Viettel luôn nhận thức rằng trở ngại là chất xúc tác mà qua đó, con người bộc lộ tiềm năng của mình. “Vứt nó vào chỗ chết thì sẽ sống”, người Viettel trân trọng từng khó khăn, thất bại mà họ gặp phải, họ không ngừng đương đầu với chúng để sửa sai. Không chỉ vậy, nhân viên Viettel cũng áp dụng lối phê bình thẳng thắn và xây dựng kế hoạch ngay từ đầu với sự cầu thị, cấp tiến. 

Sáng tạo là sức sống

Phương châm của Viettel là “suy nghĩ không cũ về những gì không mới và trân trọng tôn vinh những ý tưởng nhỏ nhất”. Văn hoá doanh nghiệp của bất cứ đâu cũng đề cao tinh thần sáng tạo. Chính vì thế, tại Viettel, hầu hết các nhân sự đều thể hiện sự khác biệt của mình, người Viettel hiện thực lý tưởng của mình đồng thời thông qua khách hàng. Cũng vì thế, câu nói “Hãy nói theo cách của bạn” là tôn chỉ được công chúng. 

Tuy nhiên, sự sáng tạo không chỉ đến từ một phía nhân viên, mà những nhà quản lý cũng cần xây dựng môi trường để truyền cảm hứng và khuyến khích nhân viên sáng tạo. Đó cũng là lí do, Viettel luôn gây ấn tượng với công chúng với các chính sách nhân sự độc đáo như “ngày hội ý tưởng” được tổ chức rất đều đặn, thời gian tập thể dục giữa giờ tại công ty và cả chính sách đãi ngộ dành cho người nhà của nhân viên. Chính những yếu tố này càng khiến nhân viên gắn bó vơi Viettel và bằng lòng cống hiến nhiều hơn. 

>>> Xem thêm: Top phần mềm chấm công miễn phí tốt nhất hiện nay

Thích ứng nhanh là sức mạnh cạnh tranh

Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng cũng nhấn mạnh: “Không dám thay đổi đó chính là khước từ cơ hội của chính mình”. Đó chính là nét ứng xử rất đặc biệt các bạn trẻ thời nay nên học tập, không riêng gì nhân viên Viettel.

Thich ung nhanh dem lai loi the canh tranh cho Viettel
Khả năng thích ứng nhanh đem lại lợi thế cạnh tranh cho Viettel

Cuộc sống thay đổi từng ngày, từng giờ. Nếu nhân viên trì trệ, cố hữu với quan điểm cũ mà không chỉ đón nhận những giá trị mới thì sẽ không bao giờ thích ứng với thời cuộc. Vì thế, người Viettel luôn tư duy không ngừng để điều chỉnh lại sách lược, bộ máy quản lý để đáp ứng thời thế. 

Tư duy hệ thống

Để quản lý một môi trường kinh doanh đồ sộ như Viettel chắc chắn không phải điều đơn giản, có quá nhiều sự phức tạp để điều hành từng chi nhánh, phân định nhiệm vụ, cho đến đảm bảo sự trơn chu. Chính vì thế, văn hóa doanh nghiệp Viettel cần tuân theo tư duy hệ thống nhất quán để đơn giản hóa quá trình truyền đạt này. Một tổ chức phải có tầm nhìn chiến lược, lấy lý luận dẫn dắt hệ thống làm nền tảng vững chắc. 

Kết hợp Đông Tây

Người phương Tây không ngại thay đổi, ứng dụng những chất liệu mới mẻ để thích ứng với thời cuộc. Còn người phương Đông lại tìm về giá trị truyền thống, một sự chắc chắn trong logic, chậm mà chắc. Người Viettel nhận thức sự khác biệt trong hai nền văn hóa này, rằng với tư duy khác nhau, họ hoàn toàn có thể kết hợp tiềm năng đó trong một chủ thể – là Viettel để đảm bảo hướng đi bền vững cho doanh nghiệp. 

Kết hợp Đông Tây không phải là sự pha tạp tiêu cực, mà là cách người thực hiện nhìn thấy rõ nét hai mặt của một vấn đề và xử lý chúng một cách linh hoạt, uyển chuyển hơn. Đó là sự hòa nhập, góp phần làm đa dạng văn hóa doanh nghiệp, chứ không hòa tan, làm mất đi cái cốt lõi của Viettel. 

Truyền thống và cách làm của người lính

Chúng ta không thể phủ nhận một điều làm nên sự thành công “thần tốc” của tập đoàn viễn thông Viettel là sự lãnh đạo của Quân đội Nhân dân Việt Nam và văn hóa “người lính”. Xông pha, không ngại gian khó, kiên định với lý tưởng của mình, những giá trị cốt lõi của một người lính cụ Hồ một lần nữa được lấy làm tôn chỉ trong kinh doanh, làm nên sự khác biệt của Viettel so với những nhân tố khác. 

Ngôi nhà chung mang tên Viettel

Mỗi cá thể giống như một bánh răng để giúp cỗ máy lớn – là doanh nghiệp – chạy trơn chu. Mỗi người Viettel luôn cần có trách nhiệm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, lấy việc làm nhóm để phát triển ca nhân. Theo năm tháng, những viên gạch mà nhân viên xây dựng nên sẽ là bệ đỡ để văn hóa doanh nghiệp Viettel khẳng định ngày càng vững mạnh. 

Như vậy, thông qua bài viết văn hóa doanh nghiệp Viettel, chúng ta đã thấu hiểu những giá trị cốt lõi làm nên vị trí vững vàng của tập đoàn trong thời điểm hiện tại. Tôi có thể tin rằng, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tinh tường như Viettel để xây dựng những giá trị rất riêng, và những giá trị này thực sự phù hợp với những điều mà Viettel có thể theo đuổi. Hy vọng rằng với những người tiên phong khoác trên mình áo lính, Viettel sẽ còn tiến xa hơn nữa với những giá trị cao cả. 

Doanh nghiệp phát triển liên tục lớn mạnh với số lượng nhân viên cùng thông tin nhân sự lớn. Để có thể xây dựng văn hoá riêng cho doanh nghiệp cùng chế độ đãi ngộ tốt, cần có sự hỗ trợ của phần mềm quản lý nhân sự online. Phần mềm MISA AMIS HRM là một trong những lựa chọn tốt . Phần mềm cung cấp đầy đủ tính năng hỗ trợ phòng nhân sự:

  • Đa dạng hình thức chấm công: Khuôn mặt, Wifi, GPS, QR Code,…
  • Quản lý hàng triệu hồ sơ nhân sự, nhắc gia hạn hợp đồng
  • Tự động tính lương ca kíp, part-time, OT, CTV, nghỉ phép,…
  • Quản lý thủ tục: Quy hoạch, bổ nhiệm, thuyên chuyển cán bộ
  • 150+ mẫu báo cáo dành cho CEO, HR…

phan mem quan ly nhan su amis hrm

Dùng ngay miễn phí

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 3 Trung bình: 5]