Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng: Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

22/04/2022
4905

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng là bộ phận “đầu não” trong một dự án xây dựng, đóng vai trò chính trong công tác quản lý, kiểm tra, giám sát và chịu trách nhiệm về hoạt động thi công và đầu ra của dự án đó. Pháp luật Việt Nam đã ban hành các văn bản pháp luật quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng. Mời bạn đọc cùng MISA AMIS tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

MISA tặng bạn 12 Mẫu file excel quản lý dự án chuẩn Quốc Tế mới nhất 2024

1. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng là gì?

1.1. Định nghĩa cơ bản về Ban quản lý dự án

Trong quản lý dự án nói chung, Ban Quản lý dự án đóng vai trò quan trọng và là bộ phận gồm nhiều cá nhân được thành lập bởi cơ quan, chủ thể có thẩm quyền, nhằm nghiên cứu và thực hiện các hoạt động từ khâu lập kế hoạch đến vận hành, giám sát, quản lý dự án đó ở nhiều khía cạnh.Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng là tổ chức chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý, điều phối và giám sát các hoạt động liên quan đến quá trình thực hiện các dự án xây dựng. Đây là bộ phận quan trọng trong việc đảm bảo dự án được hoàn thành đúng tiến độ, trong phạm vi ngân sách và đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, an toàn.

1.2. Vai trò và chức năng chính của ban quản lý dự án trong việc điều phối, giám sát các dự án xây dựng

Ban Quản lý dự án có nhiệm vụ áp dụng những kiến thức, kỹ năng, công cụ liên quan và phù hợp vào mọi hoạt động của dự án nhằm đảm bảo đạt được những tiêu chuẩn, mục đích đã được đề ra trước đó.Như vậy, ban quản lý dự án đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc biến các ý tưởng, kế hoạch của chủ đầu tư thành hiện thực bằng cách điều phối nguồn lực và các yếu tố liên quan. Sự thành công của một dự án đầu tư xây dựng phụ thuộc rất nhiều vào sự quản lý hiệu quả và năng lực của ban quản lý dự án.

TẶNG BẠN TEMPLATE MẪU QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG

2. Chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng

2.1. Chức năng của Ban Quản lý dự án

Từ khi được thành lập, Ban Quản lý dự án xây dựng sẽ đảm nhiệm các chức năng xuyên suốt từ khâu chuẩn bị dự án cho đến khi kết thúc và nghiệm thu dự án, đó là trực tiếp quản lý dự án gồm các hoạt động như lập kế hoạch dự án, tổ chức, giám sát, thực hiện dự án và một số công việc khác cho chủ đầu tư.

Các hoạt động trên của Ban Quản lý dự án xây dựng đều nhằm mục tiêu đảm bảo dự án được thực hiện theo đúng tiến độ, không vượt phạm vi ngân sách đã được xét duyệt bởi cấp có thẩm quyền, và đạt chỉ tiêu về chất lượng cũng như các mục tiêu cụ thể đã đề ra đối với dự án. Đồng thời, Ban Quản lý dự án còn có nhiệm vụ đảm bảo về tính hiệu quả kinh tế, tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành và tính khả thi của dự án.

chức năng chính của Ban Quản lý dự án xây dựng
5 chức năng chính của Ban Quản lý dự án xây dựng

Các chức năng chính của Ban Quản lý dự án xây dựng có thể kể đến như:

  • Tiếp nhận và quản lý sử dụng vốn để đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật.
  • Tuân thủ việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án quy định tại Điều 68, Điều 69 của Luật Xây dựng năm 2014 và quy định của pháp luật có liên quan.
  • Nhận ủy thác quản lý dự án của các chủ đầu tư khác khi được yêu cầu và các hợp đồng tư vấn xây dựng khác khi có đủ năng lực để thực hiện trên cơ sở đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ quản lý các dự án đã được giao.
  • Thực hiện bàn giao công trình xây dựng hoàn thành cho chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng công trình khi kết thúc xây dựng hoặc trực tiếp quản lý vận hành, khai thác sử dụng công trình hoàn thành theo yêu cầu của người quyết định đầu tư.
  • Nhận ủy thác quản lý dự án đầu tư xây dựng của các chủ đầu tư khác khi được yêu cầu và các hợp đồng tư vấn xây dựng khác khi có đủ năng lực để thực hiện trên cơ sở đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ quản lý các dự án đã được giao.

Với tất cả các chức năng nêu trên, Ban Quản lý dự án có chức năng chính là quản lý trực tiếp dự án, quyết định đến tính hiệu quả về kinh tế, sự thành công, đạt được mục tiêu đã đề ra đối với mỗi dự án xây dựng trong thực tiễn.

2.2. Nhiệm vụ của ban quản lý dự án

nhiệm vụ của ban quản lý dự án xây dựng
8 nhiệm vụ chính của ban quản lý dự án xây dựng

Đối với tất cả các dự án đầu tư xây dựng, Ban Quản lý dự án sẽ có những nhiệm vụ chính sau đây:

  • Tiến hành các thủ tục giao nhận đất, giải phóng mặt bằng, chuẩn bị mặt bằng xây dựng, xin giấy phép xây dựng,… để chuẩn bị cho việc bắt đầu xây dựng công trình.
  • Lập hồ sơ dự án gồm: dự toán ngân sách, thiết kế, tổng hợp dự toán xây dựng công trình để cấp có thẩm quyền tiến hành thẩm định, phê duyệt.
  • Lập hồ sơ mời dự thầu, tổ chức đấu thầu và lựa chọn nhà thầu; chuẩn bị hồ sơ để Trưởng Ban Quản lý dự án ký kết hợp đồng với các nhà thầu.
  • Quản lý tiến độ, khối lượng, chất lượng, an toàn lao động, vệ sinh môi trường, chi phí xây dựng của dự án.
  • Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp có thẩm quyền trong đơn vị Chủ thầu đã thành lập Ban quản lý dự án về chức năng nhiệm vụ của Ban quản lý dự án trong Quyết định thành lập.
  • Báo cáo kịp thời nếu xét thấy bên nhận thầu làm không đúng hoặc không đạt yêu cầu theo quy định của công tác nghiệm thu; đề xuất, kiến nghị xử lý theo đúng luật định.
  • Kiến nghị với chủ đầu tư và Hội đồng quản trị những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công trình hoặc đảm bảo tiến độ thi công (kể cả việc thay thế hoặc sửa đổi những điều khoản đã ký kết trong hợp đồng kinh tế nếu cần thiết).
  • Giám sát thi công xây dựng công trình, nghiệm thu, tổng quyết toán xây dựng phần công trình đã hoàn thành trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Theo nội dung nêu trên thì Ban Quản lý dự án được thành lập với nhiệm vụ chính để: giao làm chủ đầu tư một số dự án đầu tư xây dựng và thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án, tham gia tư vấn quản lý dự án khi cần thiết.

QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN VỚI BỘ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH MISA AMIS

2.3. Trách nhiệm của ban quản lý dự án

  • Thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư theo quy định tại Điều 68 của Luật xây dựng năm 2014, trực tiếp quản lý đối với những dự án do người quyết định đầu tư giao và thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định tại Điều 69 của Luật xây dựng năm 2014.
  • Bàn giao công trình cho cơ quan, đơn vị quản lý vận hành, khai thác sử dụng; trường hợp cần thiết được người quyết định đầu tư giao thì trực tiếp quản lý vận hành, khai thác sử dụng công trình.
  • Thực hiện tư vấn quản lý dự án đối với dự án khác khi có yêu cầu và thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định tại Điều 70 của Luật xây dựng năm 2014.

3. Điều kiện thành lập ban quản lý dự án đầu tư xây dựng

điều kiện thành lập ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
6 Điều kiện thành lập ban quản lý dự án đầu tư xây dựng

Để thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng, tổ chức hoặc cá nhân cần đáp ứng một số điều kiện nhất định, nhằm đảm bảo năng lực và khả năng quản lý dự án đạt hiệu quả cao. Các điều kiện thành lập ban quản lý dự án bao gồm:

3.1. Năng lực chuyên môn của Ban quản lý dự án

Trình độ chuyên môn: Thành viên của ban quản lý dự án, đặc biệt là người đứng đầu, phải có trình độ chuyên môn phù hợp với loại hình dự án được quản lý, như kỹ sư xây dựng, kiến trúc sư, kỹ sư cơ điện hoặc chuyên ngành tương đương.

Chứng chỉ hành nghề: Người quản lý dự án phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật. Điều này đảm bảo người chịu trách nhiệm có đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để quản lý dự án hiệu quả.

Kinh nghiệm: Đối với các dự án có quy mô lớn hoặc phức tạp, người đứng đầu ban quản lý dự án cần có ít nhất 5 năm kinh nghiệm quản lý dự án trong lĩnh vực liên quan.

3.2. Năng lực tài chính của Ban quản lý dự án

Để thành lập và duy trì hoạt động của ban quản lý dự án, tổ chức hoặc cá nhân thành lập cần có đủ nguồn lực tài chính để đảm bảo hoạt động của ban không bị gián đoạn do thiếu vốn.

Trong nhiều trường hợp, chủ đầu tư yêu cầu ban quản lý dự án phải có bảo lãnh tài chính từ một tổ chức tín dụng uy tín, nhằm đảm bảo các chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện dự án được chi trả đúng hạn.

3.3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị

Ban quản lý dự án phải có trụ sở hoặc văn phòng làm việc rõ ràng, đáp ứng đầy đủ các điều kiện về tiện nghi và trang thiết bị để có thể quản lý dự án một cách hiệu quả.

Trang thiết bị hỗ trợ: Ban quản lý cần có các thiết bị công nghệ, phần mềm quản lý dự án, và các công cụ hỗ trợ khác để theo dõi, giám sát, và báo cáo tiến độ dự án một cách chính xác và nhanh chóng.

3.4. Năng lực tổ chức và quản lý

Cơ cấu tổ chức hợp lý: Ban quản lý dự án phải có một cơ cấu tổ chức rõ ràng, với các bộ phận và phòng ban chuyên môn như: phòng kỹ thuật, phòng kế hoạch, phòng tài chính, phòng giám sát… Mỗi bộ phận cần có người chịu trách nhiệm rõ ràng.

Quy trình quản lý: ban quản lý dự án xây dựng cần xây dựng quy trình làm việc khoa học, từ giai đoạn lập kế hoạch, triển khai thi công đến giám sát và nghiệm thu dự án. Quy trình phải được thực hiện nghiêm túc và minh bạch.

3.5. Tuân thủ quy định pháp luật

Giấy phép hoạt động: Ban quản lý dự án cần được thành lập theo đúng các quy định pháp luật hiện hành về đầu tư xây dựng. Điều này bao gồm việc có đầy đủ giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy phép thành lập Ban quản lý dự án, và các giấy tờ pháp lý liên quan.

Tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định trong xây dựng: Ban quản lý phải tuân thủ các quy định pháp lý về môi trường, an toàn lao động, và tiêu chuẩn kỹ thuật trong suốt quá trình thi công.

3.6. Phối hợp với các bên liên quan

Chủ đầu tư và nhà thầu: ban quản lý dự án xây dựng phải có khả năng làm việc hiệu quả với các bên liên quan, bao gồm chủ đầu tư, nhà thầu và các đơn vị tư vấn giám sát. Điều này đòi hỏi kỹ năng giao tiếp, đàm phán và khả năng giải quyết xung đột một cách hiệu quả.

Cơ quan quản lý nhà nước: Ban quản lý phải thường xuyên liên hệ với các cơ quan chức năng để đảm bảo mọi thủ tục pháp lý, quy định về an toàn và chất lượng xây dựng được tuân thủ.

Đọc ngay: Quản lý dự án xây dựng: Phương pháp, quy trình và kinh nghiệm từ chuyên gia

4. MISA AMIS Công việc – Bộ giải pháp hỗ trợ quản lý dự án toàn diện, chính xác

Phần mềm quản lý dự án xây dựng MISA AMIS Công Việc là nền tảng giúp các doanh nghiệp nói dung và doanh nghiệp xây dựng/ thiết kế nói riêng quản lý tiến độ dự án, phân bổ nguồn lực, giao việc, quản lý năng suất nhân viên và hiệu quả dự án chi tiết.

Là sản phẩm của Công ty cổ phần MISA – một công ty với hơn 30 năm kinh nghiệm phát triển phần mềm giải pháp cho doanh nghiệp, AMIS Công việc đáp ứng tốt yêu cầu quản lý dự án của các đơn vị từ nhà thầu từ thi công xây dựng, quản lý công trình cho đến nhà thầu thi công điện – nước – phòng cháy chữa cháy, lắp đặt thiết bị, thiết kế,…

Doanh nghiệp có thể quản lý hàng trăm dự án nhiều cấp xuyên suốt, phê duyệt công việc và chủ động lên kế hoạch phân bổ nguồn lực trên các thiết bị có kết nối mạng nhờ phần mềm quản lý dự án MISA AMIS

Phần mềm quản lý dự án xây dựng

Ưu điểm của phần mềm quản lý dự án xây dựng AMIS Công Việc

  • Lập kế hoạch công việc khoa học: Lập kế hoạch công việc theo phòng ban/dự án, giao việc kèm deadline tới từng nhân viên, thực hiện công việc theo quy trình được thiết lập sẵn.
  • Ứng dụng nhiều phương pháp quản trị tiến độ dự án: Biểu đồ Gantt, bảng Kanban, Calendar, Eisenhower,…
  • Tự động hóa quá trình quản lý tiến độ: Tự động cập nhật tiến độ tổng thể từ những công việc con, tự động chuyển giai đoạn khi công việc ở giai đoạn trước hoàn thành, cảnh báo tiến độ thông minh.
  • Đo lường hiệu suất nhân viên Real-time: Hiệu suất, hiệu quả làm việc của từng nhân viên, khối lượng thực hiện, % hoàn thành,… được tự động đánh giá theo thời gian thực.
  • Quản lý nguồn lực, nguyên vật liệu: Quản lý và kiểm soát được các nguồn lực đầu vào trong dự án bao gồm nguyên vật liệu, máy móc, nhân công tạo ra thành phẩm.
  • Quản lý tài liệu, hồ sơ, hợp đồng tập trung: Lưu trữ và khai thác tài liệu, hồ sơ theo từng dự án, theo dõi tiến độ trên từng hợp đồng/đề nghị.
  • Làm việc trên một nền tảng duy nhất: Quản lý hàng trăm dự án với hàng nghìn đầu việc lớn nhỏ trong một dự án trên một phần mềm.
  • Trao đổi tập trung trên từng đầu công việc: Nhân sự trao đổi, thảo luận trực tiếp trên từng đầu việc, nhắc việc tự động qua Email và Notification, đồng bộ lịch làm việc với Google Calendar.
  • Phê duyệt mọi lúc mọi nơi: Phê duyệt Online mọi Đề xuất, Đề nghị từ nhiều nhà thầu phụ hay nhân sự ngay trên mobile.
  • Thích hợp sử dụng với mọi thiết bị: Desktop, tablet, mobile.

Hơn 250.000+ doanh nghiệp đã tin chọn MISA AMIS Công việc, trong đó có Công ty Cổ phần LANDCO, Công ty Cổ Phần Viglacera Hạ Long, Công ty TNHH Sản xuất Xây dựng Thương mại Đại Á Châu, Tập đoàn Austdoor,… và nhiều doanh nghiệp khác.

Dùng thử và khám phá sức mạnh của MISA AMIS Công việc tại đây:
 

  • Miễn phí sử dụng không giới hạn tính năng
  • Miễn phí sử dụng trên tất cả thiết bị: Laptop, Smartphone, Tablet,…
  • Miễn phí đào tạo và hướng dẫn sử dụng
  • Miễn phí tư vấn, Demo sản phẩm 1-1 cùng chuyên gia

5. Tạm kết

Ban quản lý dự án xây dựng đóng vai trò không thể thiếu trong việc đảm bảo thành công của một dự án xây dựng, từ giai đoạn chuẩn bị, triển khai đến hoàn thiện. Với trách nhiệm quản lý tiến độ, chất lượng, an toàn và chi phí, ban quản lý dự án đầu tư xây dựng đảm bảo rằng mọi yếu tố trong dự án đều được điều phối một cách hiệu quả và chuyên nghiệp.

Việc thành lập và hoạt động của Ban quản lý dự án không chỉ giúp dự án tuân thủ đúng pháp luật mà còn góp phần nâng cao chất lượng công trình, tiết kiệm chi phí và đảm bảo an toàn lao động. Sự hiệu quả của Ban quản lý dự án là yếu tố then chốt để biến những ý tưởng của chủ đầu tư thành hiện thực, mang lại giá trị bền vững cho công trình và cộng đồng.

MISA tặng bạn 12 Mẫu file excel quản lý dự án chuẩn Quốc Tế mới nhất 2024


Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 2 Trung bình: 4]
Nguyễn Phương Ánh
Tác giả
Trưởng nhóm nội dung Quản lý điều hành
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả