Tìm hiểu chiến lược Marketing của ngân hàng Vietcombank

15/11/2024
267

Vietcombank, một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu tại Việt Nam, đã khẳng định vị thế vững chắc trên thị trường tài chính với bề dày lịch sử hơn 60 năm. Không chỉ nổi tiếng với hệ thống dịch vụ đa dạng và uy tín, chiến lược marketing của ngân hàng Vietcombank cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì đà tăng trưởng và thu hút khách hàng. Bài viết này sẽ phân tích chi tiết các chiến lược marketing giúp Vietcombank giữ vững ngôi vị số 1 trong lòng khách hàng Việt.

Giới thiệu về ngân hàng Vietcombank

giới thiệu về ngân hàng vietcombank

Hình thành và phát triển

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), tiền thân là Cục Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, được thành lập vào ngày 1/4/1963 và nay là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam. Vietcombank ban đầu là một ngân hàng chuyên doanh phục vụ xuất nhập khẩu và có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các giao dịch tài chính đối ngoại của quốc gia.

Sau hơn 60 năm hoạt động, Vietcombank đã chuyển đổi thành ngân hàng đa năng, cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, từ cho vay, tiền gửi, thẻ tín dụng đến các sản phẩm đầu tư và bảo hiểm.

Vietcombank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) vào năm 2009 với mã VCB. Hiện Vietcombank đã là doanh nghiệp có vốn hoá cao nhất trên thị trường chứng khoán với hơn 360 nghìn tỷ đồng. Giá cổ phiếu VCB đạt 97.000 đồng/cp, cao nhất trong nhóm cổ phiếu ngân hàng.

Tính đến năm 2023, Vietcombank sở hữu mạng lưới hơn 600 chi nhánh và phòng giao dịch trên cả nước, cùng hàng nghìn ATM và điểm chấp nhận thanh toán thẻ. Ngoài ra, ngân hàng còn mở rộng sự hiện diện quốc tế với chi nhánh tại Lào, Campuchia và văn phòng đại diện tại Mỹ, Singapore.

Những thành tựu nổi bật của Vietcombank

chiến lược marketing của ngân hàng vietcombank

  • Nhiều năm liền được vinh danh là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” bởi các tổ chức quốc tế như The Asian Banker, FinanceAsia.
  • Liên tục đứng trong top các ngân hàng có giá trị thương hiệu cao nhất Việt Nam theo đánh giá của Brand Finance.
  • Năm 2023, Vietcombank đạt lợi nhuận trước thuế trên 40.000 tỷ đồng, trở thành ngân hàng có lợi nhuận cao nhất Việt Nam và xếp top 1 ngân hàng thương mại Việt Nam uy tín dựa trên nghiên cứu của Vietnam Report.
  • Dẫn đầu trong việc ứng dụng công nghệ số vào các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng số.
chiến lược marketing của ngân hàng vietcombank
Vietcombank xếp top 1 ngân hàng thương mại Việt Nam uy tín năm 2023.

Khách hàng mục tiêu của ngân hàng Vietcombank

Khách hàng mục tiêu của ngân hàng Vietcombank chủ yếu gồm ba nhóm chính:

Khách hàng cá nhân:

  • Độ tuổi: 25 – 55 tuổi, gồm cả người đi làm và giới trẻ mới đi làm.
  • Thu nhập: Trung bình khá trở lên, quan tâm đến các dịch vụ tài chính như gửi tiết kiệm, vay mua nhà, vay tiêu dùng và thẻ tín dụng.
  • Tâm lý: Ưa thích sự an toàn và uy tín, tin tưởng vào các ngân hàng có bề dày lịch sử. Nhóm khách hàng này thường tìm kiếm sự tiện lợi và trải nghiệm ngân hàng số hiện đại.

Khách hàng doanh nghiệp:

  • Doanh nghiệp vừa và lớn, đặc biệt là các công ty xuất nhập khẩu.
  • Nhu cầu: Dịch vụ tài trợ thương mại, tín dụng doanh nghiệp, dịch vụ thanh toán quốc tế và bảo lãnh.
  • Đặc điểm: Ưu tiên các ngân hàng có uy tín, năng lực tài chính mạnh và có quan hệ hợp tác quốc tế.

Khách hàng cao cấp (VIP):

  • Những cá nhân có thu nhập cao, nhà đầu tư, doanh nhân.
  • Nhu cầu: Sản phẩm tài chính chuyên biệt như quản lý tài sản, dịch vụ ngân hàng cao cấp (Vietcombank Priority).
  • Đặc điểm: Yêu cầu cao về chất lượng dịch vụ, sự bảo mật và các ưu đãi đặc biệt.

Phân tích môi trường vĩ mô của ngân hàng Vietcombank

Để hiểu rõ hơn về chiến lược marketing của ngân hàng Vietcombank, cần phân tích các yếu tố môi trường vĩ mô theo mô hình PESTLE, bao gồm các yếu tố: Chính trị (Political), Kinh tế (Economic), Xã hội (Social), Công nghệ (Technology), Luật pháp (Legal), và Môi trường (Environmental).

1. Chính trị (Political)

  • Ổn định chính trị tại Việt Nam: Môi trường chính trị ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, bao gồm Vietcombank.
  • Chính sách hỗ trợ ngành tài chính: Chính phủ Việt Nam khuyến khích các ngân hàng đẩy mạnh số hóa, chuyển đổi từ giao dịch truyền thống sang giao dịch trực tuyến, tạo cơ hội cho Vietcombank phát triển các dịch vụ ngân hàng số.

2. Kinh tế (Economic)

  • Tăng trưởng kinh tế bền vững: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam duy trì ở mức cao, tạo ra nhu cầu lớn về các dịch vụ tài chính từ các cá nhân và doanh nghiệp.
  • Lạm phát và lãi suất: Sự biến động của lạm phát và lãi suất có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của Vietcombank, đặc biệt là trong lĩnh vực cho vay và huy động vốn

3. Xã hội (Social)

  • Tăng trưởng tầng lớp trung lưu: Sự gia tăng của tầng lớp trung lưu tại Việt Nam đã thúc đẩy nhu cầu về các sản phẩm tài chính cao cấp, như thẻ tín dụng và vay mua nhà, giúp Vietcombank mở rộng danh mục sản phẩm.
  • Thay đổi hành vi tiêu dùng: Khách hàng ngày càng ưa chuộng các dịch vụ tài chính số, tạo cơ hội cho Vietcombank đầu tư vào ngân hàng số và ứng dụng di động.

4. Công nghệ (Technology)

  • Bùng nổ công nghệ tài chính (Fintech): Vietcombank đang phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các công ty fintech. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để ngân hàng hợp tác và phát triển các giải pháp công nghệ tiên tiến.
  • Đầu tư vào công nghệ số: Vietcombank đã đầu tư mạnh mẽ vào các nền tảng số và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm cải thiện trải nghiệm khách hàng và nâng cao hiệu quả vận hành.

5. Luật pháp (Legal)

  • Quy định pháp lý nghiêm ngặt: Ngân hàng phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về an toàn vốn, quản lý rủi ro và bảo mật thông tin khách hàng. Điều này đòi hỏi Vietcombank phải đầu tư vào hệ thống tuân thủ pháp luật và an ninh mạng.
  • Chính sách bảo vệ người tiêu dùng: Các quy định về bảo vệ người tiêu dùng ngày càng được siết chặt, yêu cầu Vietcombank cải thiện các chính sách chăm sóc khách hàng và xử lý khiếu nại.

6. Môi trường (Environmental)

  • Hướng tới phát triển bền vững: Vietcombank đã triển khai nhiều sáng kiến “xanh” như giảm thiểu sử dụng giấy, khuyến khích giao dịch không dùng tiền mặt nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
  • Ứng phó với biến đổi khí hậu: Ngân hàng cũng tập trung vào các dự án tài trợ cho các doanh nghiệp thân thiện với môi trường và năng lượng tái tạo.

Phân tích chiến lược Marketing của ngân hàng Vietcombank

Bài viết sẽ phân tích chiến lược marketing mix của ngân hàng Vietcombank theo mô hình 7P. Mô hình 7P trong marketing bao gồm Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Phân phối), Promotion (Xúc tiến), People (Con người), Process (Quy trình), và Physical Evidence (Bằng chứng vật lý).

Chiến lược marketing theo mô hình 7P của ngân hàng Vietcombank được triển khai như sau:

1. Chiến lược Marketing của ngân hàng Vietcombank về Sản phẩm (Product)

  • Danh mục sản phẩm đa dạng: Vietcombank cung cấp một loạt các sản phẩm và dịch vụ tài chính, bao gồm dịch vụ thẻ, tài khoản tiết kiệm, vay vốn cá nhân và doanh nghiệp, bảo hiểm và các dịch vụ đầu tư.
  • Ngân hàng số: Vietcombank đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số qua các sản phẩm như VCB Digibank và VCB-Mobile B@nking, mang đến trải nghiệm giao dịch trực tuyến tiện lợi và bảo mật cho khách hàng.
  • Dịch vụ cao cấp: Đối với nhóm khách hàng VIP, Vietcombank cung cấp các dịch vụ ngân hàng cao cấp như Vietcombank Priority, với các gói tư vấn tài chính và đầu tư chuyên biệt.

2. Chiến lược Marketing của ngân hàng Vietcombank về Giá (Price)

  • Chiến lược giá cạnh tranh: Vietcombank áp dụng các chính sách giá linh hoạt và cạnh tranh như miễn phí chuyển tiền nội mạng, ưu đãi lãi suất cho vay mua nhà và mua xe.
  • Ưu đãi cho thẻ tín dụng: Ngân hàng thường xuyên triển khai các chương trình hoàn tiền, tích điểm và giảm giá đối với khách hàng sử dụng thẻ tín dụng Vietcombank tại các đối tác liên kết.

chiến lược marketing của ngân hàng vietcombank

3. Chiến lược Marketing của ngân hàng Vietcombank về Phân phối (Place)

  • Mạng lưới chi nhánh rộng khắp: Với hơn 600 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, Vietcombank có khả năng tiếp cận khách hàng tại các thành phố lớn cũng như khu vực nông thôn.
  • Phát triển kênh phân phối trực tuyến: Ngân hàng đẩy mạnh dịch vụ ngân hàng số, giúp khách hàng mở tài khoản, vay vốn và thực hiện giao dịch trực tuyến một cách nhanh chóng mà không cần đến quầy giao dịch.

4. Chiến lược Marketing của ngân hàng Vietcombank về Xúc tiến (Promotion)

  • Quảng cáo đa kênh: Vietcombank sử dụng các kênh quảng cáo truyền thống như TVC, báo chí, cùng với các kênh kỹ thuật số như Facebook, YouTube, và Google Ads để gia tăng độ nhận diện thương hiệu.
  • Hợp tác với người nổi tiếng: Nhằm mục đích giữ vững độ phủ sóng của ngân hàng và tiếp cận nhiều nhóm khách hàng độ tuổi khác nhau, Vietcombank đã hợp tác quảng cáo với nhiều người nổi tiếng như ca sĩ Hà Anh Tuấn, Wren Evans. Tại các sự kiện, ngân hàng này cũng thường hợp tác với khách mời có ảnh hưởng như MC Nguyên Khang, Salim, Duy Thẩm, chuyên viên trang điểm Nam Trung,.. để tương tác với khán giả.

 

  • Quảng cáo ngoài trời (OOH): Vietcombank tận dụng hệ thống ATM và điểm giao dịch để đặt banner quảng cáo. Ngoài ra ngân hàng này cũng đặt biển quảng cáo ở một số vị trí nổi bật trên đường phố, quảng cáo trên xe bus điện VinBus hoặc phát động phong trào nhân sự Vietcombank tham gia đạp xe ngoài trời để quảng cáo sản phẩm mới.

chiến lược marketing của ngân hàng vietcombank

  • Triển khai các booth quảng cáo: Để tiếp cận trực tiếp khách hàng, Vietcombank cũng thường xuyên triển khai các booth quảng cáo tại các điểm như bệnh viện, trường Đại học, trung tâm thương mại,.. để giới thiệu sản phẩm/dịch vụ, mời khách hàng trải nghiệm tính năng mới

chiến lược marketing của ngân hàng vietcombank

  • Chương trình khuyến mãi: Thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi như “Hoàn tiền cho chủ thẻ”, “Lãi suất ưu đãi cho khách hàng vay vốn”, giúp thu hút khách hàng mới và gia tăng mức độ sử dụng dịch vụ.
  • Tài trợ sự kiện và cộng đồng: Vietcombank tích cực tham gia tài trợ các sự kiện như giải thể thao, liên hoan âm nhạc, sáng kiến vì cộng đồng, và hoạt động từ thiện, nhằm xây dựng hình ảnh thương hiệu thân thiện và có trách nhiệm xã hội. Gần đây nhất, ngân hàng này đã quyên góp 100 tỷ đồng cho chương trình. “Mái ấm cho đồng bào tôi”.
chiến lược marketing của ngân hàng vietcombank
Vietcombank tích cực tham gia tài trợ các sự kiện như giải thể thao, liên hoan âm nhạc, sáng kiến vì cộng đồng, và hoạt động từ thiện.
  • Email Marketing: Đây là hình thức quảng cáo mà hầu như ngân hàng nào cũng triển khai để duy trì tương tác, gửi các thông tin về phiên bản, tính năng, chương trình hay dịch vụ mới tới khách hàng. Điều này cũng dễ hiểu bởi đối tượng khách hàng mục tiêu của ngân hàng có thói quen thường xuyên sử dụng email để liên lạc.
Bạn đang tìm kiếm giải pháp Email Marketing để tối ưu doanh số & chăm sóc khách hàng?Trải nghiệm miễn phí MISA AMIS aiMARKETING - Giải pháp Marketing Automation #1

chiến lược marketing của ngân hàng vietcombank

Nhận tài khoản dùng thử miễn phí

5. Chiến lược Marketing của ngân hàng Vietcombank về Con người (People)

  • Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp: Vietcombank chú trọng đào tạo và phát triển kỹ năng cho nhân viên, đặc biệt là kỹ năng bán hàng và chăm sóc khách hàng.
  • Chăm sóc khách hàng tận tâm: Ngân hàng xây dựng các trung tâm dịch vụ khách hàng và hệ thống tổng đài hỗ trợ 24/7 nhằm giải quyết nhanh chóng các thắc mắc và yêu cầu từ phía khách hàng.

6. Chiến lược Marketing của ngân hàng Vietcombank về Quy trình (Process)

  • Tối ưu hóa quy trình giao dịch: Vietcombank liên tục cải tiến quy trình nghiệp vụ để giảm thiểu thời gian chờ đợi và nâng cao trải nghiệm khách hàng, đặc biệt là trong các giao dịch trực tuyến.
  • Ứng dụng công nghệ số: Việc áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học (machine learning) vào quy trình duyệt vay và phát hiện gian lận giúp ngân hàng tăng cường hiệu quả hoạt động.

7. Chiến lược Marketing của ngân hàng Vietcombank về Bằng chứng vật lý (Physical Evidence)

  • Cơ sở vật chất hiện đại: Các chi nhánh của Vietcombank được thiết kế hiện đại, tạo cảm giác chuyên nghiệp và thoải mái cho khách hàng khi giao dịch.
  • Website và ứng dụng di động thân thiện: Giao diện các nền tảng số của Vietcombank được tối ưu hóa để dễ sử dụng, đồng thời đảm bảo tính bảo mật cao, tạo sự tin tưởng cho khách hàng.

Tổng kết về chiến lược Marketing của ngân hàng Vietcombank

Với sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và đổi mới, chiến lược marketing của ngân hàng Vietcombank đã góp phần tạo nên sức mạnh bền vững cho thương hiệu này trên thị trường tài chính Việt Nam. Bằng cách không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng và tận dụng công nghệ số, Vietcombank không chỉ giữ vững vị thế trong nước mà còn tiến bước trên thị trường quốc tế. Những nỗ lực này không chỉ giúp ngân hàng gia tăng lợi nhuận mà còn đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam, khẳng định vai trò là người dẫn đầu trong ngành ngân hàng.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Hà Nguyễn
Tác giả
Trưởng phòng Inbound Marketing viện MIBI MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả