Planogram là một thuật ngữ mà bất cứ ai kinh doanh phân phối đều cần biết để thiết kế gian hàng hấp dẫn, nâng cao trải nghiệm mua sắm cho khách hàng và tối đa hiệu quả doanh thu. Bài viết này sẽ giải đáp câu hỏi Planogram là gì và có những bí quyết gì để xây dựng bản Planogram thành công cho cửa hàng.
I. Tổng quan về Planogram
1. Planogram là gì?
Planogram (POG) là một thuật ngữ tiếng Anh chỉ sơ đồ hoặc bản đồ chi tiết hiển thị cách sắp xếp vị trí của sản phẩm trên kệ hàng tại một địa điểm bán lẻ.
Nó xác định vị trí của từng sản phẩm và chỉ dẫn cách bố trí hàng hóa để tối ưu hóa không gian bán hàng và tăng doanh số. Planogram chính là một phần quan trọng trong bản kế hoạch bài trí cửa hàng tổng thể (Visual merchandising).
Ý nghĩa của Planogram là gì?
Planogram nghe khá “học thuật” nhưng thật ra không chỉ có các thương hiệu lớn chú tâm đến mà thậm chí nhiều người người bán hàng ngoài chợ hay kinh doanh tiệm tạp hóa nhỏ cũng đã áp dụng thành công để hấp dẫn khách hàng.
Một cửa hàng sắp xếp hàng hoá tinh gọn, logic và bắt mắt về màu sắc chắc chắn sẽ có tính cạnh tranh cao hơn rất nhiều so với một cửa hàng chất hàng hoá lộn xộn không theo quy tắc. Các mô hình cửa hàng càng có nhiều mặt hàng đa dạng khác nhau thì sơ đồ Planogram càng đóng vai trò quan trọng.
Tối ưu hóa không gian: Giúp sử dụng hiệu quả không gian kệ hàng, tăng khả năng chứa hàng và trưng bày được nhiều loại sản phẩm hơn.
Tăng doanh số: Một Planogram được thiết kế tốt có thể tăng doanh số bằng cách tối ưu hóa vị trí của các sản phẩm bán chạy, có giá trị cao và tính chất liên quan, tạo thuận lợi cho khách hàng khi mua sắm.
Cải thiện trải nghiệm khách hàng: Bằng cách sắp xếp hàng hóa một cách logic và dễ tiếp cận, khách hàng sẽ dễ dàng tìm thấy sản phẩm họ cần và nảy sinh thiện cảm với cửa hàng, tăng cơ hội quay lại mua sắm.
Thúc đẩy thương hiệu: Giúp duy trì hình ảnh tích cực và uy tín về thương hiệu thông qua việc trưng bày sản phẩm một cách nhất quán, thông minh, thể hiện sự chu đáo, tỉ mẩn.
Quản lý hàng tồn kho: Giúp theo dõi và quản lý hàng tồn kho dễ dàng và hiệu quả hơn, giảm thiểu tình trạng hết hàng và dư thừa hàng.
Nguyên tắc của Planogram
Khi xây dựng 1 bản sơ đồ Planogram bài trí sản phẩm, chúng ta cần lưu ý 6 nguyên tắc cơ bản dưới đây để kệ hàng được tối ưu hiệu quả ở mức cao nhất:
- Mức độ hiển thị: Các sản phẩm bán chạy và có biên lợi nhuận cao nên được đặt ở vị trí ngang tầm mắt hoặc dễ thấy nhất.
- Phân loại hàng hóa: Sắp xếp các sản phẩm theo loại, thương hiệu hoặc chức năng để khách hàng dễ dàng tìm kiếm.
- Di chuyển thuận lợi: Thiết kế lối đi cho khách hàng di chuyển thuận lợi và luồng di chuyển ứng với thứ tự nhu cầu mua sắm phù hợp.
- Tính cân bằng: Bố trí các sản phẩm sao cho cân đối về trọng lượng và kích thước để tránh làm kệ bị lệch hoặc quá tải.
- Tính thẩm mỹ: Đảm bảo rằng các sản phẩm được sắp xếp một cách đồng đều, gọn gàng, màu sắc bắt mắt, thu hút sự chú ý của khách hàng.
- Tính nhất quán: Tuân theo các nguyên tắc và tiêu chuẩn của thương hiệu để duy trì hình ảnh và thông điệp thống nhất.
Hướng dẫn xây dựng sơ đồ Planogram
5 bước để xây dựng sơ đồ Planogram
Để có được một bản sơ đồ Planogram chuyên nghiệp và hiệu quả, bạn có thể thuê các chuyên gia hoặc mua các ứng dụng/phần mềm hỗ trợ tối ưu gian hàng. Tuy nhiên, phương án này sẽ tiêu tốn một khoản phí nhất định. Tìm hiểu về quy trình xây dựng sơ đồ Planogram sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí hoặc chủ động hơn trong việc quản lý cửa hàng hoặc trao đổi làm việc với các chuyên gia về Planogram hay Visual merchandising.
Bước 1: Thu thập dữ liệu
- Phân tích doanh số bán hàng, dữ liệu hàng tồn kho và hành vi mua sắm của khách hàng.
- Đánh giá hiệu quả của các layout trước đó nếu có.
Bước 2: Lập kế hoạch
- Xác định mục tiêu cụ thể và ưu tiên (tăng doanh số, giảm hàng tồn kho, cải thiện trải nghiệm khách hàng).
- Chọn phương pháp sắp xếp sản phẩm (theo loại, thương hiệu, giá cả).
Bước 3: Thiết kế sơ đồ
- Sử dụng phần mềm tạo Planogram hoặc vẽ tay để bố trí các sản phẩm trên kệ.
- Đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc về mức độ hiển thị, cân bằng và tính thẩm mỹ.
Bước 4: Triển khai và điều chỉnh
- Thực hiện việc bố trí sản phẩm theo sơ đồ đã thiết kế.
- Theo dõi và đánh giá hiệu quả của Planogram, điều chỉnh nếu cần thiết để tối ưu hóa.
Bước 5: Kiểm tra và duy trì
- Thường xuyên kiểm tra và cập nhật Planogram để phản ánh sự thay đổi của thị trường, mùa vụ hoặc chiến lược kinh doanh.
Bán lẻ tại cửa hàng là hoạt động có tính ứng biến cao theo thị trường và hành vi của người tiêu dùng, vì thế đừng ngần ngại việc kiểm tra và cải thiện liên tục bản Planogram cửa hàng của bạn. Điều này thể hiện sự chỉn chu và cầu thị của thương hiệu, dễ dàng ghi điểm trong mắt khách hàng.
Các yếu tố để đánh giá hiệu quả của sơ đồ Planogram
Sau khi thiết kế được sơ đồ Planogram và ứng dụng vào cửa hàng, làm sao để biết bản Planogram đó có hiệu quả hay không? Hãy thiết lập các chỉ số KPI để đánh giá theo 9 yếu tố sau:
Doanh số bán hàng
- Tăng trưởng doanh số: So sánh doanh số bán hàng trước và sau khi triển khai Planogram mới.
- Doanh số theo sản phẩm: Đánh giá sự thay đổi trong doanh số của từng sản phẩm được trưng bày.
Hiệu suất bán hàng theo danh mục
- Danh mục sản phẩm: Đánh giá hiệu suất bán hàng của các danh mục sản phẩm khác nhau được trưng bày.
- Sản phẩm bán chạy: Xác định sản phẩm bán chạy nhất trong mỗi danh mục sau khi triển khai Planogram.
Hiệu quả không gian
- Doanh số trên mỗi mét vuông: Đo lường doanh số bán hàng so với diện tích kệ trưng bày.
- Hiệu suất kệ hàng: Đánh giá tỷ lệ giữa doanh số và số lượng hàng hóa trên kệ.
Tồn kho và lưu chuyển hàng hóa
- Tỷ lệ quay vòng hàng tồn kho: Đo lường tốc độ mà hàng hóa được bán và thay thế.
- Giảm thiểu hàng tồn kho: Đánh giá mức độ giảm hàng tồn kho sau khi triển khai Planogram mới.
Sự hài lòng và trải nghiệm của khách hàng
- Phản hồi của khách hàng: Thu thập phản hồi từ khách hàng về sự dễ dàng tìm kiếm và trải nghiệm mua sắm.
- Tăng trưởng số lượng khách hàng quay lại: Đo lường số lượng khách hàng quay lại mua sắm sau khi triển khai Planogram.
Tuân thủ và thực thi
- Mức độ tuân thủ: Đánh giá mức độ tuân thủ của các cửa hàng với Planogram đã thiết kế.
- Hiệu quả triển khai: Đo lường thời gian và chi phí để triển khai Planogram mới.
Chi phí và lợi nhuận
- Chi phí triển khai: Đánh giá chi phí liên quan đến việc thiết kế và triển khai Planogram.
- Lợi nhuận: Đo lường sự gia tăng lợi nhuận sau khi triển khai Planogram.
Lưu lượng khách hàng và hành vi mua sắm
- Lưu lượng khách hàng: Đánh giá sự thay đổi trong lưu lượng khách hàng sau khi triển khai Planogram.
- Hành vi mua sắm: Sử dụng công nghệ theo dõi (như heatmaps) để phân tích hành vi mua sắm của khách hàng trong cửa hàng.
Tính thẩm mỹ và nhận diện thương hiệu
- Nhận diện thương hiệu: Đánh giá mức độ nhận diện thương hiệu qua cách trưng bày sản phẩm.
- Sự hấp dẫn của kệ hàng: Đo lường sự hấp dẫn của kệ hàng qua đánh giá của khách hàng hoặc chuyên gia.
Thương hiệu có Planogram ấn tượng
Sephora
Sephora là thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng thế giới. Các gian hàng của Sephora luôn “hớp hồn” khiến chị em phụ nữ không thể không bước vào mua sắm. Dưới đây là 3 chiến lược Planogram chính của Sephora:
- Sản phẩm mới và sản phẩm bán chạy: Các sản phẩm mới và sản phẩm bán chạy nhất được đặt ở vị trí trung tâm và dễ thấy.
- Khu vực thử nghiệm sản phẩm: Tạo ra các khu vực thử nghiệm sản phẩm để khách hàng có thể trực tiếp trải nghiệm trước khi mua.
- Sắp xếp theo màu sắc và chức năng: Sản phẩm được sắp xếp theo màu sắc và chức năng, giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm và lựa chọn.
Apple
Cửa hàng Apple được thiết kế với không gian rộng mênh mông, sử dụng nhiều nội thất đắt tiền nhưng phong cách được bài trí lại rất đơn giản mà vẫn tinh tế, nhất quán với style của Apple. Các sản phẩm chủ lực như iPhone, iPad, và MacBook được trưng bày ở vị trí trung tâm, nơi khách hàng dễ dàng tiếp cận. Kệ hàng và không gian trưng bày được thiết kế tối giản, giúp sản phẩm nổi bật và dễ quan sát. Không chỉ tạo điều kiện tối đa cho khách hàng thử nghiệm sản phẩm thoải mái nhất có thể, không gian này còn là sự khẳng định về đẳng cấp của thương hiệu, khiến khách hàng thấy xứng đáng với số tiền họ bỏ ra.
Target
Target là thương hiệu bán lẻ lớn thứ 2 tại Mỹ, chỉ sau Walmart. Các cửa hàng của Target đạt hiệu quả thẩm mỹ và thương mại cao nhờ thiết kế Planogram ấn tượng. Các sản phẩm có biên lợi nhuận cao và sản phẩm theo mùa được đặt ở vị trí đắc địa dễ thấy nhất. Ngoài ra, các mặt hàng còn được sắp xếp theo các chủ đề hoặc bộ sưu tập có chủ ý để tạo hứng thú mua sắm cho khách hàng. Để tạo điểm nhấn, Target còn sử dụng các biển quảng cáo và vật trang trí cho các sản phẩm đặc biệt để thu hút người mua và khiến cửa hàng trông bắt mắt hơn.
Kết luận
Hơn cả một công cụ, Planogram là nghệ thuật thị giác có sức ảnh hưởng mạnh mẽ trong ngành bán lẻ, giúp tối ưu hóa việc trưng bày sản phẩm, tăng doanh số bán hàng và nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách hàng. Việc thiết kế và triển khai một Planogram hiệu quả đòi hỏi sự nghiên cứu kỹ lưỡng, tuân thủ các nguyên tắc cơ bản và theo dõi các chỉ số KPI để đảm bảo sự thành công và hiệu quả lâu dài.