Mô hình nhân quả tiêu chuẩn của HRM

13/05/2024
413

Để quản trị nhân sự hiệu quả, các doanh nghiệp có thể sử dụng các mô hình quản trị nhân sự để phân tích và đưa ra định hướng chiến lược nhân sự cho mình. Hãy cùng MISA AMIS HRM tìm hiểu về một trong những mô hình quản trị nhân sự phổ biến nhất – mô hình nhân quả tiêu chuẩn của HRM.

1. Mô hình nhân quả tiêu chuẩn của HRM là gì?

Mô hình nhân quả tiêu chuẩn của HRM là mô hình thể hiện mối liên kết logic giữa chiến lược tổng thể của doanh nghiệp đến chiến lược quản trị nhân sự, để rồi cuối cùng dẫn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. 

mô hình nhân quả tiêu chuẩn

Trong mô hình này, các yếu tố sẽ được coi là “nguyên nhân” và “hệ quả” của nhau, qua đó ảnh hưởng lẫn nhau. Những doanh nghiệp trẻ sẽ thường gặp khó khăn trong việc liên kết giá trị của chiến lược doanh nghiệp với chiến lược nhân sự. Thông qua mô hình, doanh nghiệp có thể hiểu mối liên hệ tổng thể giữa chiến lược kinh doanh, chiến lược nhân sự và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, từ đó đưa ra được định hướng đúng đắn hơn với chiến lược nhân sự của mình. 

2. Các thành phần chính của mô hình

Mô hình nhân quả tiêu chuẩn sẽ bao gồm 6 yếu tố:

  • Chiến lược tổng thể (Overall strategy): Đây là kế hoạch dài hạn và mục tiêu chung của tổ chức, định hình cách tổ chức sẽ cạnh tranh trên thị trường và phát triển bền vững.
  • Chiến lược HR (HR strategy): Được xây dựng dựa trên chiến lược tổng thể, định hình các chính sách và hướng đi cho quản trị nhân sự, bao gồm cách thức tuyển dụng, đào tạo, giữ chân và phát triển nhân tài.
  • Các thực tiễn HR (HR practices): Các hoạt động và quy trình cụ thể như đào tạo, đánh giá hiệu suất, quản lý sự nghiệp và thưởng phạt, nhằm thực hiện chiến lược HR.
  • Kết quả HR (HR outcomes): Mô tả các tác động trực tiếp từ thực tiễn HR đến nhân viên, bao gồm sự cam kết, hài lòng trong công việc và năng suất làm việc.
  • Hiệu suất nội bộ cải thiện (Improved internal performance): Kết quả của HR tốt sẽ cải thiện hiệu suất làm việc tổ chức thông qua việc tăng năng suất, chất lượng và sự sáng tạo.
  • Hiệu quả tài chính cải thiện (Improved financial performance): Hiệu suất tổ chức được cải thiện sẽ dẫn đến hiệu quả tài chính tốt hơn, như tăng doanh thu và lợi nhuận

3. Cách sử dụng mô hình nhân quả tiêu chuẩn

Mô hình nhân quả tiêu chuẩn của HRM không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ về mối quan hệ giữa quản trị nhân sự và thành công kinh doanh mà còn cung cấp một khung sườn cho việc phát triển và đánh giá chiến lược nhân sự. Dưới đây là các bước cụ thể để áp dụng mô hình này trong thực tế:

Bước 1: Phân Tích Chiến Lược Tổng Thể

Trước hết, doanh nghiệp cần phải xác định rõ chiến lược kinh doanh tổng thể và mục tiêu dài hạn. Mục tiêu này có thể là tăng trưởng, đổi mới, hoặc tối ưu hóa hiệu quả. Từ đó, bộ phận nhân sự có thể định hình chiến lược của mình để hỗ trợ mục tiêu tổng thể.

mô hình nhân quả tiêu chuẩn
Phân tích chiến lược tổng thể đang được áp dụng tại doanh nghiệp

Bước 2: Thiết Kế Chiến Lược Nhân Sự

Dựa trên chiến lược kinh doanh, xác định những yếu tố quan trọng nhất đối với nguồn nhân lực mà doanh nghiệp cần phát triển. Chiến lược nhân sự sẽ bao gồm chiến lược tuyển dụng, chiến lược đào tạo và nâng cao kỹ năng, chiến lược cải thiện văn hóa doanh nghiệp, hoặc tăng cường hiệu suất của nhân viên. 

Bước 3: Triển Khai Các Hoạt Động Nhân Sự

Sau bước lên chiến lược, bộ phận nhân sự sẽ triển khai các hoạt động như chương trình tuyển dụng, chương trình đào tạo và phát triển nhân sự. Các hoạt động này nên được thiết kế để tối ưu hóa sự phát triển của nhân viên và hỗ trợ họ trong việc đạt được mục tiêu cá nhân cũng như mục tiêu của tổ chức.

Bước 4: Đo Lường và Đánh Giá Kết Quả Hoạt Động Nhân Sự

Bộ phận nhân sự cần thu thập dữ liệu để phân tích đánh giá mức độ thành công của các chính sách nhân sự. Các chỉ số có thể bao gồm tỷ lệ giữ chân nhân viên, mức độ hài lòng trong công việc và các đánh giá về hiệu suất làm việc.

Bước 5: Đánh Giá Hiệu Suất Nhân Sự và Kết Quả Tài Chính

Thông quan kết quả thu thập được, bộ phận nhân sự sẽ đánh giá ảnh hưởng của hoạt động nhân sự lên hiệu suất tổ chức. Bộ phận nhân sự cần xác định và đánh giá xem kết quả từ các hoạt động của nhân sự có dẫn đến cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm/dịch vụ và khả năng đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp hay không. Sau đó, liên kết các kết quả này với kết quả tài chính của doanh nghiệp như doanh thu và lợi nhuận.

Bước 6: Tối Ưu Hóa và Điều Chỉnh

Dựa trên kết quả đánh giá, bộ phận nhân sự cần điều chỉnh chiến lược và các hoạt động nhân sự để cải thiện và tối ưu hóa hiệu quả. Điều này có thể đòi hỏi sự thay đổi trong cách tiếp cận hoặc triển khai các chính sách mới của bộ phận nhân sự.

Để thực hiện các bước trên, các nhà quản trị cần có một công cụ để nắm bắt được tình hình nhân sự một cách đầy đủ. Phần mềm MISA AMIS HRM với hệ thống báo cáo nhân sự trực quan, cập nhật theo thời gian thực sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng làm được điều đó. Phần mềm còn cung cấp hơn 100 tính năng để HR triển khai các hoạt động nhân sự hiệu quả hơn.

Dùng ngay miễn phí

4. Kết luận

Mô hình nhân quả tiêu chuẩn của HRM là công cụ hữu ích cho việc xác định và thực hiện chiến lược nhân sự một cách có hệ thống. Việc doanh nghiệp áp dụng mô hình sẽ giúp xây dựng chiến lược nhân sự một cách toàn diện, đóng góp vào thành công tổng thể của doanh nghiệp.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Ngọc Ánh
Tác giả
Chuyên gia phát triển nguồn nhân lực
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả