Kiến thức nhân sự Chiến lược nhân sự HRM là gì? 7 bước xây dựng chiến lược quản trị nguồn...

Thuật ngữ HRM xuất hiện rất nhiều trên internet và hiện đang chiếm rất nhiều sự quan tâm của công chúng, đặc biệt là những bạn trẻ đang muốn theo đuổi vị trí sự nghiệp này. Vậy HRM là gì, ý nghĩa, vai trò, chức năng cũng như xu hướng phát triển của HRM để xây dựng con đường phát triển phù hợp. Bởi vậy, bài viết này sẽ cung cấp kiến thức cần thiết về HRM để các bạn hiểu rõ hơn về HRM.

TẢI NGAY MIỄN PHÍ – MINDMAP BIỂU MẪU CHO NHÂN SỰ TỪ A-Z

Mục lục Hiện

1. HRM là gì?  

HRM viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Human Resource Management, hiểu là Quản trị nguồn nhân lực. Quản trị nguồn nhân lực bao gồm tất cả hoạt động diễn ra trong nội bộ một doanh nghiệp, tổ chức hoặc công ty như thu hút nhân sự, phát triển, sử dụng, đánh giá, duy trì mối quan hệ lao động để đáp ứng nhu cầu công việc của đơn vị. HRM cũng bao gồm các hoạt động quản lý và quyết định ảnh hưởng đến quan hệ người lao động – doanh nghiệp. 

HRM là gì
HRM giúp phát huy tài năng của con người

Như vậy, HRM có vị trí trung tâm trong phát triển doanh nghiệp, gián tiếp đóng góp cho mục tiêu phát triển của đơn vị nhờ sự kết nối, phát huy tài năng của con người.

2. Vai trò của HRM 

Vai trò của HRM ngày càng quan trọng khi sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm nhân tài ngày càng tăng cao. Và đồng thời, tri thức, chuyên môn, kinh nghiệm của người lao động cũng quyết định sự cạnh tranh của doanh nghiệp trong môi trường thương mại. 

Nhân lực ảnh hưởng tới lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ khác trên thị trường, trực tiếp đem đến khả năng phát triển mạnh mẽ cho doanh nghiệp.  Bởi vậy, duy trì tốt HRM sẽ biến nhân lực thành phương tiện, đồng thời là vũ khí để doanh nghiệp duy trì sự ổn định, phát triển thêm một tầm cao mới. 

vai tro cua HRM la gi
Tìm hiểu vai trò của HRM

Tri thức, chuyên môn, kinh nghiệm trong nghề của người lao động sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển trên thị trường. Song, đây cũng là thách thức để các nhà quản trị phải biết cách khai thác, tạo điều kiện để nhân lực cống hiến tốt nhất. 

3. Quản lý nguồn nhân lực bao gồm những hoạt động nào?

3.1 Thu hút và tuyển dụng nhân sự 

Hoạt động không thể không kể đến trong HRM là thu hút và tuyển dụng nhân sự. Các nhà quản trị cần làm việc cùng cán bộ nhân sự để lên chiến dịch tuyển dụng, từ các vấn đề như: thời gian, vị trí tuyển dụng, phương pháp, kênh truyền thông, các vòng thi,… sẽ được bàn bạc kĩ lưỡng trong vòng này.

Khi bước lập kế hoạch được hoàn thiện, HRM chuyển qua bước đăng tải thông tin tuyển dụng, tìm kiếm ứng viên, lọc CV, liên hệ và lựa chọn ứng viên. 

Để dễ dàng lên kế hoạch tuyển dụng cũng như đăng tuyển dụng, lọc CV dễ dàng, bạn có thể tham khảo phần mềm AMIS Tuyển dụng của MISA. Phần mềm có nhiều tính năng, hỗ trợ tuyển chọn nhân tài hiệu quả hơn.

3.2 Xây dựng quan hệ lao động 

Các quyền lợi nhân viên được nhận khi làm việc trong đơn vị bao gồm lương thưởng, bảo hiểm, phúc lợi – đãi ngộ,… Để nhân sự an tâm công tác, người quản trị phải biết đề xuất, triển khai các kế hoạch nhằm đảm bảo quyền lợi này cho nhân viên. HRM ở đây sẽ bao gồm cả việc giải quyết vấn đề phát sinh giữa nhân viên và quản lý, giúp hai bên đạt thoả thuận hợp lý. Bên cạnh đó, các nhà quản trị nhân sự cũng có nhiệm vụ thông tin vấn đề quan trọng từ lãnh đạo tới toàn bộ nhân viên trong đơn vị để đảm bảo kết nối truyền thông. 

3.3 Đào tạo và phát triển 

Nhà quản trị nguồn nhân lực sẽ phải tiến hành đào tạo nhân viên mới. Không đơn thuần là mở các lớp học nội bộ, việc đào tạo và phát triển sẽ bao gồm: giới thiệu tầm nhìn sứ mệnh, văn hoá đơn vị, lĩnh vực hoạt động, quy định, luật lệ, hướng dẫn công cụ hỗ trợ công việc mà nhân viên mới đảm nhận. Bên cạnh đó cũng cần có các buổi huấn luyện kỹ năng mềm, phát triển năng lực cá nhân để nhân viên có cơ hội cống hiến cho đơn vị. 

3.4 Đánh giá hiệu suất 

Các nhà quản trị nhân lực cần kiểm tra hiệu quả, năng suất làm việc của từng nhân viên trong công ty để có hành động khuyến khích hoặc nhắc nhở phù hợp. Duy trì đánh giá hiệu suất thường xuyên có thể tạo áp lực cho nhân viên, tuy nhiên đó là điều nên làm khi đối phương có động lực để cố gắng và tạo dựng thành quả cho sự nghiệp và công ty. 

4. Quy trình xây dựng chiến lược quản trị nguồn nhân lực

quy trinh quan tri nguon nhan luc
Việc quản lý nguồn nhân lực cần phải dựa trên việc đáp ứng nhu cầu cần thiết của con người doanh nghiệp

4.1 Xác định mục tiêu của doanh nghiệp

Mức độ thành công của HRM được đo lường dựa trên sự liên kết giữa các mục tiêu của đơn vị, bởi thế, các nhà quản trị luôn cần thấu hiểu mục tiêu và sứ mệnh của đơn vị. Để quá trình HRM thành công, cán bộ nhân sự phải có khả năng đưa ra kế hoạch ngắn hạn, dài hạn để phát triển nhân sự liên quan. 

4.2 Đánh giá năng lực nhân sự 

Đánh giá năng lực nhân sự cho phép các nhà quản trị hiểu được tình hình nhân viên hiện có và cách họ đóng góp để hoàn thành mục tiêu và sứ mệnh đơn vịKiểm tra kỹ năng, ưu nhược điểm của nhân viên cho phép nhà quản trị biết nhân viên là chuyên gia trong lĩnh vực nào để có sự phân bổ, tiến cử phù hợp, đồng thời cũng giúp hiểu nhân viên có hứng thú với việc được đào tạo về một khía cạnh nhất định nào của đơn vị hay không. 

Thời điểm thích hợp cho đánh giá năng lực là quá trình đánh giá KPI. Tuy nhiên, cách đánh giá bằng phương pháp truyền thống – cán bộ nhân sự tự theo dõi và ghi chép – không còn phù hợp với tình hình thực tại nữa, MISA AMIS sẽ phân tích về phương pháp này trong phần cuối của bài viết. 

4.3 Phân tích năng lực nhân sự dựa theo mục tiêu doanh nghiệp

Phân tích năng lực nhân sự giúp các nhà quản trị nhìn nhận ra những vấn đề trong đơn vị của mình: Đâu là vấn đề tồn đọng? Đâu là các thách thức cho sự phát triển của họ trong thời gian tới? Việc nhìn nhận giúp cán bộ nhân sự đánh giá đúng tình hình đơn vị để đưa ra kế hoạch hành động tận dụng cơ hội, đối phó hiệu quả với khó khăn hơn. Bởi thấy, nhân sự HRM thường sẽ phải phân tích số lượng nhân viên, kỹ năng của họ để làm việc lại với ban lãnh đạo, họ cần cùng nhau xác định cách trang bị tốt hơn cho nhân viên để phục vụ đơn vị. 

4.4 Ước tính nhu cầu nhân sự trong tương lai

Sau khi đã xác định mục tiêu doanh nghiệp, phân tích nhân viên cùng năng lực đơn vị thì các nhà quản trị nhân sự cần ước tính nhu cầu nhân sự. Việc dự báo này sẽ bao gồm các yếu tố sau đây:

  • Nhu cầu: Dự báo phải có sự liên quan giữa số lượng nhân viên với kỹ năng yêu cầu để đáp ứng nhu cầu trong tương lai của đơn vị
  • Cung cấp: Đánh giá tiềm năng của nhân viên và năng lực hiện tại có đủ để giúp đơn vị đạt mục tiêu trong tương lai hay không?

Việc dự báo cho đơn vị về yêu cầu nhân sự cũng giúp xác định các vấn đề sau đây: 

  • Công việc và vị trí cần thiết của nhân sự để đảm bảo mục tiêu phát triển chiến lược của công ty.
  • Các kỹ năng nhân viên hiện tại cần mài giũa để đảm nhận công việc, vai trò mới.
  • Liệu nhân viên có chuyên môn đã được sử dụng đúng và đủ trong đơn vị
  • Liệu nhân viên và văn hoá doanh nghiệp hiện có đáp ứng được tương lai của đơn vị

4.5 Xác định giải pháp giúp nhân viên hoàn thành công việc 

Cán bộ nhân sự cần liên lạc tới trưởng các bộ phận khác để tìm hiểu những công cụ nhân viên cần sử dụng để hoàn thành tốt nhiệm vụ nhân sự của mình. Ví dụ kiểm toán phần mềm và phần cứng sẽ gắn với bộ phận IT để kiểm tra lỗ hổng trong công cụ, tạo điều kiện cho lực lượng lao động có tổ chức. 

Ngoài ra, xét trong trường hợp đơn vị có hàng trăm, ngàn nhân viên thì các nhà quản trị sử dụng phần mềm quản lý nhân sự là vô cùng đúng đắn. Ví dụ như phần mềm MISA AMIS HRM có khả năng quản lý các chức năng nhân sự quan trọng như lên lịch làm việc, kiểm soát ngày nghỉ phép, nghỉ ốm, tính lương, chấm công nhân viên,… giúp cung cấp bức tranh toàn cảnh về nhân viên trong đơn vị. 

Bên cạnh đó, phần mềm quản trị nhân sự hiệu quả như MISA AMIS HRM cũng cho phép nhân viên tập trung vào kế hoạch nhân sự đóng góp trực tiếp đến việc phát triển công ty.

4.6 Triển khai chiến lược quản trị nguồn nhân lực

Các HRM có thể thực hiện chiến lược quản lý nguồn nhân lực với các bước sau:

  • Tuyển dụng nhân sự: Tại thời điểm này, các cán bộ nhân sự cần tìm kiếm ứng viên có năng lực ứng với chiến lược nhân sự đơn vị đặt ra. Bởi vậy, quy trình chọn lựa cần được khai thác phù hợp. 
  • Quá trình lựa chọn: Phỏng vấn và các hình thức lọc nhân sự khác cũng diễn ra trong thời điểm đầu tiên, được sử dụng để đánh giá ứng viên có phù hợp với vai trò họ ứng tuyển hay không
  • Tuyển dụng ứng viên: Nhân sự sau khi đã hoàn thiện các vòng tuyển dụng dẽ được công ty mời vào làm việc 
  • Thử việc và đào tạo: Các nhà quản trị cần đưa ra quy trình thử việc và gói đào tạo toàn diện để giữ chân nhân viên. 

4.7 Đánh giá và hoàn thiện 

Cán bộ nhân sự cũng cần quyết định thời gian phù hợp cho việc đánh giá và quản lý nhân viên trong đơn vị. Đánh giá sẽ bao gồm việc theo dõi tiến trình thực hiện nhiệm vụ của nhân viên và các khía cạnh cần cải thiện trong giai đoạn sắp tới. Việc  đánh giá nên đo lường xem liệu những thay đổi có giúp đơn vị đạt được mục tiêu hay không.

inforgraphic hrm

5. Xu hướng HRM trong tương lai 

5.1 Xu hướng quản lý nhân sự từ xa

Theo nghiên cứu của Mckinsey, sau thời điểm dịch bệnh COVID đợt 1 đã khiến hơn 85% doanh nghiệp tại Mỹ vận hành làm việc từ xa. Ví dụ như Google cho hơn 5000 nhân sự làm tại nhà đến hết tháng 7/2021 hay Facebook cho phép nhân viên thức hiện điều này hết năm 2020. Như vậy, đại dịch là yếu tố thúc đẩy các doanh nghiệp, công ty hay tổ chức nhận ra tiềm năng của mô hình làm việc, quản trị nhân sự từ xa. 

Theo dự báo của các nhà nghiên cứu tại Stanford, lực lượng lao động 2025 sẽ biến đổi một cách đáng kể để phù hợp với sự biến chuyển của kỷ nguyên công nghệ. Tạp chí SHRM đã chỉ ra “60% nhân sự toàn cầu sẽ được chuyển địch đến một môi trường tự động hóa để làm việc và cống hiến. Ở đây các văn phòng sẽ không còn tồn tại tình trạng quản lý dữ liệu, con người một cách thủ công”.

Ngay tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã nắm bắt xu thế thành lập văn phòng điện tử 4.0 để ứng dụng phần mềm công nghệ vào trong hoạt động quản trị nhân sự. 

5.1.1 Ưu điểm của quản lý từ xa

Không chỉ thế, một trong những mong muốn của nhân sự khi làm công việc đó chính là điều kiện làm việc linh hoạt, không bị gò bó trong thời gian và địa điểm cố định. Theo nghiên cứu của Forbes, 74% nhân viên làm việc từ xa trong đợt dịch không muốn quay trở lại mô hình làm việc hành chính như trước nữa. Theo khảo sát của Flexjobs, 80% nhân viên sẽ gắn bó với đơn vị lâu dài hơn khi làm tại môi trường hiện đại, linh hoạt. 

Như vậy, sự phát triển của công nghệ đã khiến các nhà quản trị HR phải nhìn nhận lại phương pháp quản lý truyền thống, khi các quy trình phức tạp đã làm lãng phí quỹ thời gian làm việc của đơn vị, hao tổn tài chính, gián đoạn công việc khác do quy trình quản lý nhân sự rườm rà,… “Chuyển đổi số” chính là từ khoá mới cho hệ thống quản lý nhân sự trong tương lai.

Quản lý nhân viên làm việc từ xa vừa là cơ hội vừa là thách thức
Quản lý nhân viên làm việc từ xa vừa là cơ hội vừa là thách thức

5.1.2 Nhược điểm của quản lý từ xa

Công nghệ hỗ trợ các đơn vị tinh gọn nhân sự, làm tốt công tác tuyển dụng, truyền thông và quản lý nhân viên. Tuy vậy, đây cũng là một con dao hai lưỡi khiến đơn vị bị chèn ép nhiều hơn: 

  • Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong việc đón đầu công nghệ khiến doanh nghiệp phải bỏ chi phí duy trì bộ máy quản trị và vất vả hơn trong nỗ lực nghiên cứu, sáng tạo
  • nguồn nhân sự chưa được đào tạo về sử dụng thiết bị công nghệ hiện đại để đáp ứng với sự thay đổi này. Nếu đơn vị lắp đặt phần mềm công nghệ nào thì cũng cần phải bỏ chi phí, thời gian đào tạo nhân viên sử dụng, thích nghi với nền tảng đó. 
  • thách thức trong quản lý dữ liệu, hồ sơ nhân sự: Dữ liệu nhân viên, hiệu suất công việc, công việc,… ngày càng tăng tuy nhiên mô hình quản lý nhân sự của đơn vị chưa được tự động hóa làm công tác tìm kiếm dữ liệu thêm phần khó khác. 

Trước những khó khăn này, các nhà quản lý sẽ cần cố gắng đảm bảo quyền lợi cho nhân sự trong công ty và tìm cách khuyến khích mọi người tuân theo hệ thống quản lý HRM 4.0. Phần mềm MISA AMIS HRM hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện chấm công online, lưu trữ mọi dữ liệu trực tuyến, phù hợp với các công ty cho phép nhân viên làm việc từ xa.

Bạn có thể tham khảo và trải nghiệm các tính năng của phần mềm miễn phí dưới đây.

Dùng ngay miễn phí

5.2 Xu hướng ứng dụng công nghệ trong quản lý nhân sự 

Trên thực tế, quản trị nguồn nhân lực đòi hỏi rất nhiều các nghiệp vụ khác nhau. Và để tối ưu thời gian, chi phí và nâng cao hiệu quả quản lý, nhiều doanh nghiệp đã và đang có xu hướng ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý nhân sự.

ứng dụng công nghệ trong quản lý nhân sự
ứng dụng công nghệ trong quản lý nhân sự

Nhìn chung, ứng dụng công nghệ trong quản lý nhân sự sẽ giúp doanh nghiệp tự động hóa được các nghiệp vụ sau đây:

5.2.1 Hỗ trợ quản lý hồ sơ nhân viên

Mọi thông tin cá nhân của nhân viên như họ tên, quê quán, mã nhân viên, giới tính, nơi sinh, trình độ chuyên môn, chức danh trong tổ chức,… đều được hệ thống HRM đầy đủ trong phần mềm. Điều này sẽ giúp ích nhiều trong việc lưu trữ, quản lý dữ liệu cũng như quá trình làm việc, theo dõi khen thưởng – kỷ luật, thời gian nghỉ phép của nhân viên

quan ly ho so nhan su

Phần mềm AMIS Thông tin nhân sự có thể giúp lưu trữ, quản lý hồ sơ của hàng nghìn nhân viên một cách hiệu quả. Đặc biệt, phần mềm có tính năng scan thông tin nên HR không cần nhập thay, tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức. Bạn có thể tham khảo thêm các tính năng của phần mềm TẠI ĐÂY.

5.2.2 Quản lý hợp đồng nhân viên

Để đơn vị hoạt động chuyên nghiệp, nhân viên cần làm hợp đồng lao động đầy đủ, đáp ứng đúng quy định pháp luật. Với phần mềm quản lý nhân sự phù hợp, chi tiết hợp đồng lao động đã ký kết giữa hai bên từ quá trình thử việc, chính thức có thời hạn, hay không thời gian,… được lưu trữ đầy đủ. Nhà quản trị cần nắm vững các thông tin này để theo dõi thời điểm gia hạn hợp đồng, thời hạn nghỉ việc, hay thực hiện tạm hoãn hợp đồng khi cần,…của nhân sự cho đúng. 

5.2.3 Khả năng giúp quản lý đào tạo

Việc thực hiện đào tạo cho nhân viên được các doanh nghiệp thực hiện nhằm đáp ứng hoạt động tổ chức. Các nhà quản lý có thể xác định chính xác khả năng người lao động, lập kế hoạch đào tạo hợp lý và chính xác. Bên cạnh đó, thông qua khả năng quản lý đào tạo của phần mềm HRM, việc theo dõi chi phí mà các đơn vị bỏ ra cho công tác đào tạo được cập nhật đầy đủ, chuyên sâu. 

5.2.4 Quản lý chấm công và tính lương

Sử dụng phần mềm HRM sẽ giúp việc quản lý công và lương thưởng của từng nhân viên được hiệu quả, chuẩn xác và khách quan. Sự chính xác, minh bạch trong chấm công và tính lương giúp nhân viên cảm thấy yên tâm hơn trong môi trường làm việc. 

Nếu bạn vẫn đang băn khoăn và chưa biết nên dùng sản phẩm nào thì hãy tham khảo phần mềm AMIS Chấm công của MISA. Phần mềm hỗ trợ chấm công nhiều hình thức và làm lương đơn giản, dễ dàng hơn, tránh sai sót cũng như nhầm lẫn số liệu.

5.2.5 Hỗ trợ trong tuyển dụng trực tuyến

Phần mềm quản lý nhân viên chất lượng có khả năng hỗ trợ giúp nhà quản lý tiến hành việc tuyển dụng trực tuyến hiệu quả. Các phần mềm có thể kết nối sàn giao dịch, website tuyển dụng, nền tảng mạng xã hội để giúp doanh nghiệp kết nối càng nhiều nguồn Từ đó việc sớm tìm được nhân viên thích hợp theo nhu cầu trở nên dễ dàng hơn.

>> Xem thêm: Top phần mềm quản lý nhân sự tốt nhất hiện nay

7. Lý do doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm quản lý HRM

Phần mềm HRM giúp nâng cao hiệu suất
Nhìn chung, phần mềm quản trị HRM giúp sự kết nối giữa lãnh đạo – nhân viên và nhân viên với nhau trở nên dễ dàng hơn

7.1. Giúp cải thiện năng suất của nhân sự

Phần mềm quản lý HRM góp phần giảm thiểu lượng giấy tờ, hồ sơ cần xử lý của cán bộ nhân sự. Việc tạo, chỉnh sửa, hay tìm kiếm tài liệu khi thực hiện online, trên phần mềm nhanh chóng, và tiện lợi hơn bao giờ hết. Vì vậy, năng suất được cải thiện dễ dàng. 

7.2. Khả năng giúp giảm chi phí hiệu quả

Việc sử dụng phần mềm quản lý HRM còn mang tới khả năng tiết kiệm tiền bạc, chi phí vận hành cho đơn vị một cách hiệu quả. Công việc thực hiện trong thời gian ngắn, nhưng kết quả cao sẽ giúp cán bộ nhân sự có thêm thời gian cho các công việc khác mang tính nghiên cứu chuyên sâu, phát triển chiến lược nhân sự cho tổ chức. Thông qua đó, việc giảm thiểu được chi phí đáng kể. 

7.3. Bảo mật thông tin hiệu quả

Trong quản lý nhân sự theo cách truyền thống, việc thực hiện ngoại tuyến đồng nghĩa với bảo mật không được sát sao, dễ gây nhầm lẫn, đánh tráo hoặc mất thông tin. Điều này sẽ ảnh hưởng tới định hướng hoạt động của tổ chức, quan trọng hơn cả là niềm tin của nhân viên với đơn vị. 

Trong khi đó, phần mềm quản lý HRM đảm bảo tự động xử lý, bảo mật an toàn tuyệt đối. Cụ thể, mỗi cá nhân chỉ có thể xem thông tin của mình, hoặc chỉ có người có thẩm quyền mới được truy cập thông tin để thực hiện nhiệm vụ cần thiết. Khả năng kiểm soát của phần mềm đảm bảo đơn vị bảo mật toàn diện, tránh những sự cố đáng tiếc.

7.4. Nâng cao hiệu quả quản trị

Sự xuất hiện và hỗ trợ của phần mềm HRM gíup doanh nghiệp quản trị dễ dàng, hiệu quả hơn. Mọi thông tin có thể tìm kiếm nhanh chóng thông qua bộ lọc hoạt động. Như vậy, công việc có thể được nắm rõ, kiểm soát ngay tức khắc, phù hợp với mục đích sử dụng của nhà quản lý trong từng thời điểm cụ thể. 

7.5. Giảm thiểu tối đa những rủi ro

Trong hoạt động của doanh nghiệp không thể không tránh khỏi những giây phút tranh chấp, mâu thuẫn. Vì vậy, sử dụng phần mềm quản trị HRM là cách giúp tổ chức kết nối với nhân viên, giúp chứng minh trước người lao động về chính sách minh bạch, cách sử dụng nhân lực, chương trình đào tạo,… phù hợp với mong muốn của họ.

Việc sử dụng email, hoặc nhiều công cụ thông tin khác hiện nay khá phổ biến. Tuy nhiên, nó không thể đảm bảo tất cả nhân viên đều nhìn thấy và nắm rõ thông điệp mà ban lãnh đạo đưa ra. Trong khi đó, phần mềm HRM lại có cung cấp cơ sở đọc, thông báo chấp nhận thông tin để đảm bảo việc nắm nắm bắt tin tức của từng người, cũng giúp đơn vị kiểm soát mọi vấn đề.

8. MISA AMIS HRM – nền tảng quản trị nhân sự được hơn 80% doanh nghiệp tin tưởng

Mỗi doanh nghiệp có những yếu tố khác nhau như lĩnh vực hoạt động, quy mô, cơ cấu tổ chức,… do vậy phần mềm HRM cần phải phù hợp với tiêu chuẩn riêng của doanh nghiệp. MISA AMIS HRM chính là phần mềm có khả năng đáp ứng được những tiêu chí khắt khe nhất của doanh nghiệp. 

Tìm hiểu thêm: Phần mềm MISA AMIS HRM – Giải pháp quản trị nhân sự toàn diện cho doanh nghiệp
Phần mềm MISA AMIS HRM
Phần mềm quản lý nhân sự MISA AMIS HRM – một sản phẩm của MISA

MISA AMIS HRM bao gồm trọn bộ nghiệp vụ nhân sự với 12 ứng dụng quản lý khác nhau, hỗ trợ bộ phận nhân sự quản lý ứng viên từ thời điểm đầu ứng tuyển (MISA AMIS Tuyển dụng) cho tới khi ứng viên trở thành nhân viên chính thức thông qua các sản phẩm về Đánh giá, Đào tạo & Phát triển:  

  • AMIS Tuyển dụng: Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng website tuyển dụng với nhiều mẫu template sinh động; giúp doanh nghiệp đăng tin tuyển dụng, kết nối với các sàn tuyển dụng đa dạng; hỗ trợ sàng lọc hồ sơ, tương tác với ứng viên; hỗ trợ gửi email cho ứng viên và hẹn lịch phỏng vấn; báo cáo chi tiết về chiến dịch tuyển dụng; xây dựng talent pool …. 
Demo về tính năng báo cáo tuyển dụng trên phần mềm
Demo về tính năng báo cáo tuyển dụng trên phần mềm
  • AMIS Thông tin nhân sự: Lưu trữ và cập nhật hồ sơ nhân viên khoa học; theo dõi biến động nhân sự; trích xuất báo cáo nhân sự; nhắc nhở hợp đồng hết hạn; theo dõi khen thưởng, kỷ luật, sự cố,…
quan ly thong tin nhan su voi MISA AMIS HRM
Quản lý thông tin nhân sự với MISA AMIS HRM
  • AMIS Nhân viên: Phát triển trên app mobile, phần mềm giúp nhân viên tra cứu mọi thông tin trên hệ thống HRM, chủ động cập nhật bảng công, lương hàng tháng,… 
  • AMIS Chấm công: Kết nối dữ liệu với hệ sinh thái AMIS HRM giúp bộ phận nhân sự theo dõi thông tin của toàn bộ nhân viên trên toàn bộ hệ thống; kết nối nhiều máy chấm công vân tay, nhận diện khuôn mặt…; kiểm soát chính sách nhân sự, quy chế lương thưởng; cung cấp báo cáo tổng thể cho lãnh đạo về tình hình nhân sự.
AMIS Chấm công có hệ thống báo cáo trực quan, sinh động
AMIS Chấm công có hệ thống báo cáo trực quan, sinh động
  • AMIS Tiền lương: Xây dựng cách tính lương dựa trên hiệu suất, doanh thu nhân viên; Hỗ trợ làm báo cáo tổng quan về lương thưởng với hơn 50 mẫu báo cáo đa dạng, sinh động. 
  • AMIS BHXH: Kết nối với AMIS thông tin nhân sự để lấy dữ liệu kê khai bảo hiểm xã hội trực tuyến; Cùng nhân viên nhân sự theo dõi quá trình đóng bảo hiểm của nhân viên; Cập nhật các biểu mẫu báo cáo theo quy định pháp luật.
Demo về báo cáo của phần mềm AMIS Tiền Lương
Demo về báo cáo của phần mềm AMIS Tiền Lương

Vì sao bạn nên sử dụng phần mềm MISA AMIS HRM?

  • Phần mềm được phát triển bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm của MISA. Đơn vị đã có 28 năm trong lĩnh vực sản xuất phần mềm và nhận vô số giải thưởng danh giá từ Nhà nước.
  • MISA AMIS HRM tích hợp nhiều tính năng trên một phần mềm duy nhất, bên cạnh đó có liên thông dữ liệu với AMIS Kế toán, AMIS Bán hàng, AMIS Wesign….
  • Sản phẩm có giao diện thân thiện, dễ nhìn, chi phí hợp lý, giúp tiết kiệm nhiều thời gian, công sức của HR và giúp lãnh đạo có cái nhìn tổng quan hơn về tình hình nhân sự trong công ty.
  • Trống Đồng Palace, Ivy Moda,… là những doanh nghiệp với hơn 1000 nhân sự đã tin dùng MISA AMIS HRM và nhận thấy những kết quả bất ngờ.
Chia sẻ của Trống Đồng Palace về phần mềm của MISA
Chia sẻ của Trống Đồng Palace về phần mềm của MISA

Để được tư vấn cụ thể hơn, bạn đọc có thể liên hệ hotline 0904 885 833 hoặc để lại thông tin tại đây, chuyên gia của chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong vòng 12 giờ.

Dùng ngay miễn phí

Với những chia sẻ trên, MISA AMIS hy vọng sẽ giúp được các nhà quản trị xây dựng hệ thống quản lý nhân sự tốt nhất cho đơn vị của mình. Chúc các anh/chị thành công. 

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 5 Trung bình: 5]