Tổng hợp bộ tiêu chí đánh giá nhân viên bán hàng 2023

16/09/2020
5256

Đánh giá nhân viên là hoạt động thường kỳ mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần thực hiện. Đây là công việc giúp doanh nghiệp kiểm soát được năng lực, thái độ của nhân viên, từ đây có kế hoạch điều chỉnh lương thưởng, đãi ngộ và các chương trình đào tạo nhằm nâng cao nắng suất nhân viên. Dưới đây là bộ tiêu chí đánh giá nhân viên bán hàng được sử dụng phổ biến được áp dụng từ năm 2021 tại nhiều doanh nghiệp.

>> Top 5 phần mềm đánh giá nhân viên free tốt nhất

1, Tiêu chí đánh giá thái độ nhân viên

Đánh giá nhân viên thông qua thái độ của họ với công việc luôn được nhà quản lý quan tâm. Nhờ có sự quan sát, đánh giá thái độ của nhân viên mà doanh nghiệp tìm được những con người phù hợp với văn hóa, định hướng phát triển của công ty. Những người có thái độ làm việc tốt thường là người có khả năng cao gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

Tinh thần cầu tiến trong công việc

Một người có thái độ tốt là người có tinh thần cầu tiến trong công việc, tức là tinh thần luôn học hỏi để bản thân tiến bộ hơn. Với những nhân viên có tinh thần cầu tiến, họ có xu hướng thích học hỏi kiến thức, kỹ năng mới để phát triển khả năng, nâng cao trình độ. Cũng nhờ vậy, những nhân viên này thường phát triển năng lực nhanh hơn so với những người thụ động, không chịu tiếp thu cái mới.

Tinh thần cầu tiến là một đức tính quan trọng để doanh nghiệp đánh giá, đề bạt vị trí cao hơn cho cán bộ nhân viên.

Mức độ nhiệt tình với những nhiệm vụ được giao

Những tiêu chí đánh giá nhân viên bán hàng

Nhân viên có thái độ nhiệt tình luôn được dành cho sự ưu ái và cái nhìn thiện cảm từ nhà quản lý. Nhiệt tình trong công việc thể hiện ở:

  • Thực hiện đầy đủ công việc của mình và những nhiệm vụ được giao thêm
  • Chăm chỉ tham gia các hoạt động hỗ trợ đồng nghiệp, khách hàng, các chương trình văn thể mỹ tại công ty
  • Nhiệt tình trong việc tiếp cận, hỗ trợ khách hàng và giải đáp những vướng mắc liên quan

Một nhân viên bán hàng nhiệt tình luôn chiếm được sự ưu ái của khách hàng bởi họ cảm thấy được quan tâm vừa đủ và không ngại chia sẻ nhu cầu của họ với nhân viên. Đây cũng là cách để nhân viên bán hàng khai thác được nhiều thông tin hơn khi tiếp cận khách hàng, gia tăng tỷ lệ chốt sales khi tiếp cận với khách.

Cách hành xử với đồng nghiệp, khách hàng, đối tác

Là một nhân viên bán hàng, việc tôn trọng khách hàng thể hiện thái độ đúng mực và là thái độ bắt buộc cần có. Bởi nhân viên bán hàng chính là bộ mặt của doanh nghiệp với khách hàng, chỉ khi tôn trọng khách hàng, doanh nghiệp mới nhận được sự tin tưởng của họ với thương hiệu.

Cần nghiêm minh với những nhân viên có thái độ thiếu tôn trọng khách hàng. Việc hành xử với khách hàng nói riêng và đồng nghiệp, đối tác nói chung cần đảm bảo sự tôn trọng, lắng nghe để thấu hiểu và khéo léo trong những tình huống phát sinh trong khi giao dịch với khách hàng.

Sự trung thực trong công việc

Đức tính trung thực đặc biệt cần thiết với một người làm nghề bán hàng hay nhân viên kinh doanh. Lý do cần sự trung thực nhiều doanh nghiệp chắc hẳn đã biết, đó là việc minh bạch về giá cả, không gian dối với khách hàng, đồng nghiệp, cấp trên, không lươn lẹo trong các giao dịch để bỏ túi riêng. Tình trạng nhân viên bán hàng thiếu trung thực có thể gây thất thoát về tiền bạc, hàng hóa, thậm chí gây mất uy tín doanh nghiệp, lòng tin của khách hàng đối với thương hiệu.

Với những nhân viên bán hàng thiếu trung thực, doanh nghiệp cần có biện pháp xử lý nghiệm minh hoặc chấm dứt hợp đồng lao động nếu nhân viên làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới lợi ích, uy tín công ty.

Tính kỷ luật

Kỷ luật làm nên sức mạnh không chỉ đúng với môi trường quân đội, nó cũng là nguyên lý được áp dụng phổ biến tại các doanh nghiệp nhà nước, tư nhân, vốn đầu tư nước ngoài. Một nhân viên có tính kỷ luật tốt thể hiện ở việc:

  • Đúng giờ giấc làm việc
  • Thực hiện đúng quy định, quy trình của doanh nghiệp

Một tập thể có tính kỷ luật tốt sẽ khiến việc vận hành doanh nghiệp được trơn tru hơn.

Đọc thêm:
>> Cách quản lý nhân viên kém để nâng cao năng lực
>> Những sai lầm mắc phải khi đánh giá nhân viên nhà quản lý cần tránh

2, Tiêu chí đánh giá năng lực nhân viên bán hàng

Để đánh giá năng lực của nhân viên bán hàng, tiêu chí thấy rõ và dễ đánh giá nhất là doanh số mỗi nhân viên đạt được. Một số doanh nghiệp khác có thể bổ sung thêm những tiêu chí đánh giá khác để có phúc lợi bổ sung cho nhân viên, chẳng hạn như: Thời hạn hoàn thành công việc, tỷ lệ khách hàng hài lòng về nhân viên, số lượng data tiềm năng nhân viên bán hàng thu thập được, khả năng am hiểu sản phẩm/dịch vụ, các kỹ năng giao tiếp, xử lý vấn đề…

Mức độ hoàn thành công việc (Dựa trên doanh thu bán hàng)

Mỗi nhân viên bán hàng đều có mức KPIs về doanh số cụ thể. Đánh giá năng lực nhân viên bán hàng đều dựa trên doanh thu ghi nhận được của từng nhân viên. Một nhân viên bán hàng giỏi thường đạt chỉ tiêu về doanh số cao, thậm chí vượt mức doanh số được kỳ vọng.

Những nhân viên như vậy thường được doanh nghiệp đánh giá cao và cơ hội trở thành best seller, đồng thời được cất nhắc lên những vị trí quản lý khi có thêm những tố chất lãnh đạo. Đây cũng là cơ sở để xem xét, điều chỉnh chính sách lương cứng, mức hoa hồng theo thang để nhân viên xứng đáng với những nỗ lực họ làm ra.

Nếu trong kỳ đánh giá, nhân viên nào không hoàn thành công việc đặt ra về cả hiệu quả và số lượng đầu việc, doanh nghiệp cần có chính sách đào tạo để nâng cao năng lực cho nhân viên.

Thời hạn hoàn thành công việc

Trong những tiêu chí đánh giá nhân viên bán hàng, thời hạn hoàn thành công việc là tiêu chí cần thiết. Tiêu chí này phản ánh mức độ chăm chỉ, tự giác trong công việc, khả năng sắp xếp và sử dụng thời gian linh hoạt của nhân viên.

Nhân viên có năng lực thường hoàn thành công việc đúng hoặc trước hạn. Ngược lại, nhân viên yếu về mặt năng lực thường không hoàn thành công việc đúng hạn.

Tỷ lệ khách hàng hài lòng về nhân viên bán hàng

Tiêu chí này đang được nhân rộng tại nhiều doanh nghiệp. Một vài hình thức doanh nghiệp thu thập ý kiến của khách hàng về việc họ có hài lòng về nhân viên bán hàng cho họ hay không thông qua:

  • Bảng hỏi khi khách hàng được nhân viên bán hàng tư vấn mua hàng (thường là sau khi thanh toán hoặc khi khách hàng chuẩn bị ra về (kể cả khi KH chưa mua sản phẩm))
  • Ứng dụng đánh giá trải nghiệm mua hàng trên di động hoặc trên các thiết bị điện tử được đặt tại cửa hàng
  • Lấy ý kiến của khách hàng sau khi mua hàng

Đọc thêm:
>> Chuyển đổi số trong quản trị nhân sự: thay đổi nhỏ mang lại lợi ích lớn
>> Phần mềm quản lý công việc giúp tối ưu năng suất nhân viên

Năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ, am hiểu sản phẩm

Một nhân viên bán hàng giỏi, tất yếu chuyên môn nghiệp vụ, khả năng am hiểu sản phẩm, khách hàng phải tốt. Điều này mang đến cho họ sự tự tin khi giao tiếp, biết nắm bắt thời cơ để đưa ra những lý do thuyết phục khách mua hàng.

Trên đây là những tiêu chí đánh giá nhân viên bán hàng mà doanh nghiệp thường áp dụng. Nếu công ty bạn cũng đang thiết lập những tiêu chí đánh giá nhân viên bán hàng, đừng quên tham khảo và áp dụng những tiêu chí kể trên nhé.

MISA AMIS cũng cung cấp những công cụ giúp doanh nghiệp đánh giá nhân viên bán hàng hiệu quả. Bao gồm phần mềm quản lý data khách hàng giúp quản lý doanh số bán hàng của từng nhân viên, số lượng data tiềm năng của từng nhân viên bán hàng.

Công cụ ghi nhận hồ sơ năng lực của nhân viên, đánh giá nhân viên định kỳ và tính lương, thưởng, chế độ phúc lợi cho nhân viên bán hàng nói riêng và toàn doanh nghiệp nói chung tại AMIS Nhân sự.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Ngọc Ánh
Tác giả
Chuyên gia phát triển nguồn nhân lực
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả