3 Mẫu thông báo trả chậm lương cho người lao động hiện nay

29/09/2024
6161

Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp không thể tránh khỏi những thời điểm khó khăn. Đôi khi vì dịch bệnh hoặc tình hình chung của ngành mà dòng tiền bị gián đoạn dẫn đến chậm lương. Lúc này doanh nghiệp cần thông báo kịp thời cho nhân viên MISA AMIS HRM sẽ gửi đến bạn đọc một số mẫu thông báo chậm lương cho người lao động và giải đáp một số câu hỏi thường gặp về vấn đề này.

1. Vì sao phải thông báo chậm lương cho nhân viên?

Khoản 4, Điều 97 Bộ Luật Lao Động 2019 quy định như sau về vấn đề chậm trả lương

Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.

Như vậy theo đúng quy định, dù do trường hợp bất khả kháng, đã tìm biện pháp khắc phục nhưng không được, doanh nghiệp cũng không được trả chậm lương quá 30 ngày cho người lao động. Mặc dù việc thông báo chậm trả lương không được đề cập đến trong văn bản pháp luật nhưng đây là điều cần thiết phải làm.

mẫu thông báo chậm lương
Chậm lương khiến người lao động không có động lực làm việc

Thông báo chậm thanh toán tiền lương thể hiện sự tôn trọng của doanh nghiệp với người lao động. Thông báo này sẽ nêu rõ lý do chậm lương và thời gian trả lương dự kiến để nhân viên an tâm làm việc, tránh ảnh hưởng đến hiệu suất công việc và gây bức xúc trong tổ chức 

Ngoài ra thông báo chậm lương cũng giúp nhân viên biết tình hình của công ty để sắp xếp tài chính cá nhân trong tháng cho phù hợp. Nếu thời gian chậm lương kéo dài quá mức so với quy định đã nêu trên, người lao động có quyền phản ánh lên công đoàn hoặc khiếu nại lên Phòng Lao Động tại địa bàn nơi công ty đăng ký kinh doanh.

2. Mẫu thông báo chậm lương gồm những nội dung gì?

Một văn bản thông báo về việc chậm lương gồm những phần chính như sau:

  • Tên đầy đủ của doanh nghiệp, số hiệu văn bản nếu có để thuận tiện trong quản lý
  • Quốc hiệu và tiêu ngữ
  • Địa điểm, thời gian soạn thảo hoặc ban hành văn bản
  • Tiêu đề thông báo viết in hoa, nêu rõ về việc chậm lương trong khoảng thời gian nào
  • Cá nhân hoặc phòng ban, bộ phận nhận thông báo
  • Căn cứ của thông báo, dựa vào quy định hoặc hợp đồng nào
  • Nội dung thông báo trễ lương cụ thể
  • Lý do chậm lương
  • Thời gian trả lương dự kiến
  • Lời xin lỗi hoặc cảm ơn
  • Chữ ký của người ban hành thông báo, thường là giám đốc hoặc thành viên ban lãnh đạo liên quan.

3. Tải miễn phí mẫu thông báo chậm lương

MISA AMIS HRM gửi đến bạn đọc những mẫu thông báo chậm lương cho người lao động phổ biến nhất, áp dụng được cho mọi doanh nghiệp.

Mẫu thông báo chậm lương 

Mẫu này có thể áp dụng cho mọi doanh nghiệp, chỉ cần tải xuống và thay thông tin doanh nghiệp vào. 

mẫu thông báo chậm lương nhân viên
Mẫu thông báo chậm lương nhân viên đơn giản

Mẫu thông báo chậm lương nhân viên kèm bảng tạm ứng

Mẫu này áp dụng khi doanh nghiệp chậm lương và có chính sách tạm ứng cho nhân viên nhằm ổn định tình hình tổ chức.

mẫu thông báo chậm lương
Mẫu thông báo kèm bảng tạm ứng

Mẫu thông báo chậm lương do dịch bệnh

Mẫu này áp dụng khi có dịch bệnh xảy ra trên diện rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp.

mẫu thông báo chậm lương
Mẫu thông báo chậm lương vì dịch bệnh

>>> Form đăng ký tải mẫu thông báo về việc chậm chi trả lương TẠI ĐÂY 

4. Công ty cần lưu ý điều gì khi chậm lương nhân viên?

Theo Khoản 4 Điều 97 Bộ Luật Lao Động 2019, công ty được phép chậm lương trong trường hợp bất khả kháng, đã áp dụng mọi biện pháp nhưng không khắc phục được. Tuy nhiên điều quan trọng cần lưu ý là thời hạn chậm lương.

  • Công ty chỉ được trễ lương nhân viên không quá 30 ngày, ngay cả khi đã thông báo cho nhân viên biết. 
  • Nếu công ty chậm lương dưới 15 ngày thì không phải trả lãi. Nếu công ty chậm lương từ 15 ngày trở lên thì phải đền bù cho nhân viên số tiền ít nhất bằng tiền lãi của số tiền trả chậm.
  • Số tiền lãi được căn cứ vào lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng do ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản trả lương công bố vào thời điểm trả lương.
mẫu thông báo chậm lương
Khi chậm lương nhân viên thì doanh nghiệp cần trả lãi nếu quá 15 ngày

Bên cạnh việc tuân thủ quy định, công ty cũng nên có những chính sách hỗ trợ nhân viên trong thời điểm bị chậm lương. Ví dụ như tạm ứng một phần lương để không ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của họ. Những người làm công tác nhân sự và quản lý quan tâm đến nhân viên, động viên họ giữ vững tinh thần để không ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.

Chậm lương có thể do tình hình quỹ lương và tài chính của doanh nghiệp không ổn định, hoặc cũng có thể do công tác tính lương gặp vướng mắc, dẫn đến sai lệch dữ liệu, tốn thời gian điều chỉnh, thanh toán muộn. Để tối ưu nghiệp vụ tính lương, tiết kiệm thời gian và tăng độ chính xác, doanh nghiệp có thể tham khảo phần mềm tự động như AMIS Tiền Lương. Bạn vui lòng để lại thông tin, các chuyên viên tư vấn sẽ hỗ trợ bạn cài đặt dùng thử ngay.


 

5. Chậm lương nhân viên, doanh nghiệp bị phạt như thế nào?

Căn cứ vào Điều 94 Bộ Luật Lao Động 2019 quy định về thời hạn trả lương như sau: 

Người sử dụng lao động (doanh nghiệp hoặc cá nhân sử dụng lao động) phải trả lương đầy đủ, đúng hạn và trực tiếp cho người lao động. Nếu người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động cần trả lương cho một bên khác được người lao động ủy quyền một cách hợp pháp.

Ngoài ra theo Điều 97, doanh nghiệp có thể chậm trả lương tối đa 30 ngày trong trường hợp bất khả kháng và đã doanh nghiệp đã tìm mọi cách để khắc phục nhưng vẫn không thể trả lương đúng hạn.

Như vậy nếu không có lý do chính đáng, chậm lương từ 01 ngày sẽ bị phạt.

Nếu có lý do bất khả kháng, chậm lương từ 31 ngày sẽ bị phạt.

Mức phạt áp dụng cho người sử dụng lao động chậm lương được quy định trong khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

  • Chậm lương 1-10 người lao động: phạt 5-10 triệu đồng
  • Chậm lương 11-50 người lao động: phạt 10-20 triệu đồng
  • Chậm lương 51-100 người lao động: phạt 20-30 triệu đồng
  • Chậm lương 101-300 người lao động: phạt 30-40 triệu đồng
  • Chậm lương 301 người lao động trở lên: phạt 40-50 triệu đồng
mẫu thông báo chậm lương
Mức xử phạt hành chính cho hành vi chậm lương có thể lên tới 100 triệu đồng

>>> Xem thêm: Mẫu giấy xác nhận lương dành cho người lao động mới nhất 

Mức phạt trên áp dụng cho người sử dụng lao động cá nhân. Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12, mức phạt cao gấp đôi đối với người sử dụng lao động là tổ chức. Ngoài ra người sử dụng lao động còn phải khắc phục hậu quả bằng cách trả lương cho người lao động đầy đủ cộng với tiền lãi trong thời gian bị chậm lương. Mức lãi suất được tính theo lãi tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước vào thời điểm xử lý vi phạm.

6. Kết luận

Trong bài viết này, MISA AMIS HRM đã cung cấp cho bạn các mẫu thông báo chậm lương và cách giải đáp thắc mắc thường gặp về vấn đề này. Chủ động thông báo chậm thanh toán lương sẽ giúp doanh nghiệp và nhân viên tránh những hiểu lầm không mong muốn. Phương án tốt nhất vẫn tuân thủ thời hạn trả lương, tuân thủ quy định pháp luật và đảm bảo quyền lợi cho nhân viên.


Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Ngọc Ánh
Tác giả
Chuyên gia phát triển nguồn nhân lực
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả