Kiến thức nhân sự Lương và phúc lợi Các loại phụ cấp theo lương của người lao động theo quy...

Các loại phụ cấp được nhiều văn bản pháp luật quy định và ảnh hưởng trực tiếp tới người lao động nên đòi hỏi doanh nghiệp phải có các chính sách phù hợp, chính xác. Bài viết này MISA AMIS HRM sẽ phân tích mục đích của phụ cấp và danh sách 6 chế độ phụ cấp quan trọng nhất trong doanh nghiệp hiện nay. 

1. Chế độ phụ cấp nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại

Đây là chế độ áp dụng với đối tượng người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại hoặc đặc biệt nguy hiểm. 

Đối với loại phụ cấp này, các doanh nghiệp sẽ cần rà soát, phân loại và so sánh mức độ nặng nhọc, nguy hiểm của công việc với điều kiện lao động bình thường. Từ đó làm cơ sở xác định chính xác mức phụ cấp. Tuy nhiên, dù con số cuối cùng là bao nhiêu thì mức phụ cấp lương này vẫn phải đảm bảo:

  • Công việc có điều kiện làm việc độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm: Mức phụ cấp thấp nhất là 5% và cao nhất là 10% mức lương trong điều kiện làm việc bình thường; 
  • Công việc có điều kiện làm việc ĐẶC BIỆT độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm: Mức phụ cấp thấp nhất là 7% và cao nhất là 15% mức lương trong điều kiện làm việc bình thường; 

Về cách thức thanh toán, loại phụ cấp này sẽ được trả vào kỳ lương hàng tháng, dựa trên thời gian người lao động làm việc trong điều kiện khó khăn kể trên. Nếu thời gian làm việc chưa tới 4h thì sẽ được tính lương ½ ngày; làm việc từ 4h trở lên sẽ được tính lương cả ngày.

>>> Xem thêm: Lương khoán là gì? Cách tính lương khoán hiện nay

2. Chế độ phụ cấp trách nhiệm

Đối với hình thức này, các công ty cần đánh giá mức độ yêu cầu trách nhiệm của công việc để xác định mức phụ cấp cụ thể. Tuy nhiên, các tổ chức cần đảm bảo mức hỗ trợ không vượt quá 10% mức lương hiện tại của nhân sự hoặc mức lương tương ứng theo vị trí trong thang bảng lương. 

Mức phụ cấp trách nhiệm sẽ được chi trả cho nhân sự trong cùng kỳ trả lương hàng tháng. Trong trường hợp nhân viên nghỉ việc hoặc ngừng đảm nhận công việc có quyền hưởng phụ cấp từ 1 tháng trở lên, người này sẽ bị cắt khoản phụ cấp. 

3. Chế độ phụ cấp lưu động

Phụ cấp lưu động là phụ cấp hỗ trợ các nhân viên lao động làm nghề hoặc các công việc yêu cầu phải luân chuyển công tác, thay đổi địa chỉ làm việc và nơi ở thường xuyên. Một số công việc được hưởng loại phụ cấp này có thể kể đến như: thi công các công trình xây dựng; khảo sát, đo đạc địa hình, địa chính; tìm kiếm, khoan thăm dò khoáng sản; nạo vét các công trình đường thủy;…

Mức phụ cấp này sẽ được các doanh nghiệp tự tính toán và cần đảm bảo không vượt quá 10% mức lương hiện tại hoặc mức lương quy định trong bảng lương của doanh nghiệp. 

Người lao động được hưởng phụ cấp lưu động sẽ nhận phụ cấp theo số ngày lưu động thực tế và được trả trong kỳ lương mỗi tháng. 

>> Xem thêm:

4. Chế độ phụ cấp thu hút

Đối với các vùng kinh tế mới hoặc vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn, người lao động công tác tại đây sẽ được hưởng chế độ phụ cấp thu hút. Tùy vào địa bàn làm việc và tính chất công việc, mức hỗ trợ cho người lao động sẽ khác nhau. Tuy nhiên, số tiền cao nhất được nhận theo quy định không vượt quá 35% mức lương cơ bản hoặc mức lương của chức danh theo bảng lương doanh nghiệp. 

Thời gian áp dụng chế độ này thường từ 3 – 5 năm, tùy thuộc vào loại hình công việc và điều kiện của địa bàn làm việc. 

5. Chế độ phụ cấp khu vực

Phụ cấp khu vực là hình thức áp dụng đối với những người làm việc tại các khu vực được Nhà nước quy định hưởng phụ cấp. 

Để biết thêm thông tin về Danh mục địa bàn hưởng phụ cấp khu vực, các doanh nghiệp có thể tham khảo Phụ lục ban hành kèm Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 05/01/2005 của liên tịch Bộ Nội vụ, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Ủy ban Dân tộc và các văn bản sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung.

Theo đó, mức phụ cấp sẽ do công ty quyết định và tối đa sẽ bằng mức lương tuyệt đối mà các cán bộ hoặc công chức trên địa bàn đang hưởng.

6. Chế độ phụ cấp chức vụ

Phụ cấp chức vụ được áp dụng dành cho các Trưởng/Phó trưởng phòng (ban) trong các doanh nghiệp. Loại chế độ này độc lập với phụ cấp trách nhiệm. 

Các doanh nghiệp sẽ đánh giá mức độ phức tạp của công việc, so sánh tương quan chuyên môn, nghiệp vụ để xác định mức hỗ trợ. Mức phụ cấp cao nhất không được vượt quá 15% mức lương chuyên môn cao nhất trong bảng lương của doanh nghiệp. 

Trên đây là phân tích về các loại phụ cấp trong doanh nghiệp, đặc điểm và từng trường hợp áp dụng. Hi vọng qua bài viết này, các doanh nghiệp sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về phụ cấp, từ đó đưa ra được các chính sách phúc lợi phù hợp để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 3 Trung bình: 5]