Chi tiết mức lương Social Marketing tại Việt Nam năm 2024

12/09/2023
321

Lương Social Marketing là mức thu nhập mà một nhân viên hay chuyên viên Social Marketing nhận được cho công việc mình đảm nhận. 

Trong bài viết này, hãy cùng MISA AMIS HRM tìm hiểu mức lương Social Marketing tại Việt Nam cập nhật năm 2024, cách tăng thu nhập cho vị trí Social Marketing và giải pháp giúp tuyển dụng Social Marketing hiệu quả. 

lương 3p

Tải miễn phí – Xây dựng hệ thống Lương 3P theo phương pháp Mercer

1. Mức lương Social Marketing hiện nay

1.1 Mức lương Social Marketing theo chức vụ

Mỗi chức vụ trong lĩnh vực Social Marketing đều có mức lương khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, kỹ năng và vị trí công việc. Dưới đây là các mức lương Social Marketing tương ứng theo 3 chức vụ trong lĩnh vực này:

Mức lương Social Marketing theo chức vụ
Mức lương Social Marketing theo chức vụ
  • Chức vụ nhân viên Social Marketing – Social Marketing Executive: Thu nhập bình quân các Social Media Executive là 12.700.000 triệu đồng/tháng, mức lương có thể lên tới 25.000.000 triệu đồng/tháng
  • Chức vụ chuyên viên Social Marketing – Social Marketing Specialist: Mức lương trung bình cho vị trí này là 13.600.000 đồng/tháng và có thể lên đến 27.600.000 đồng/tháng. 
  • Chức vụ Quản lý Social Marketing – Social Marketing Manager: Đối với vị trí quản lý mức lương trung bình khoảng 26.000.000 đồng/tháng và mức lương cao nhất có thể lên tới 55.000.000 đồng/tháng. 

1.2. Mức lương Social Marketing theo số năm kinh nghiệm

Mức lương Social Marketing thường được điều chỉnh dựa trên số năm kinh nghiệm của người lao động. Mỗi giai đoạn trong sự nghiệp (từ người mới vào nghề – chuyên gia hàng đầu) sẽ nhận mức lương thay đổi tương ứng.

Bằng cách đánh giá kỹ năng, kiến thức và thành tựu của mỗi cá nhân, việc xác định mức lương phù hợp là một yếu tố quan trọng để giữ chân nhân tài. 

  • Từ 1 – 3 năm kinh nghiệm: Mức lương cho 1-3 năm kinh nghiệm dao động khoảng 12.800.000 – 13.100.000 đồng/tháng và cao nhất lên tới 25.000.000 đồng/ tháng. 
  • Từ 3 – 6 năm kinh nghiệm: Mức lương dao động từ 13.600.000 – 26.900.000 đồng/tháng và mức lương cao nhất có thể lên tới 32.000.000 đồng/tháng. 
  • Từ 6 – 10 năm kinh nghiệm: Mức lương với 6 – 10 năm kinh nghiệm sẽ vào khoảng 26.400.000 đồng/tháng và cao nhất có thể lên tới 55.000.000 đồng. 
Mức lương Social Marketing theo số năm kinh nghiệm
Mức lương Social Marketing theo số năm kinh nghiệm

Mức lương trong lĩnh vực Social Marketing hiện nay đang ở mức tương đối cao. Các chuyên viên Social Marketing được trả mức lương hấp dẫn, phản ánh sự quan trọng của vị trí này trong chiến lược kinh doanh của tổ chức.

Việc tăng cường nhu cầu tiếp thị trực tuyến và quảng bá thương hiệu đã đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự tăng trưởng và cạnh tranh của các ngành hàng. 

>>> Xem thêm: Lương 3P là gì? Cách trả lương cho nhân viên chính xác nhất

2. Cách cải thiện mức lương ngành Social Marketing

Mức lương trong ngành Social Marketing có thể được cải thiện thông qua các phương pháp sau:

  • Nâng cao trình độ chuyên môn: Đầu tiên, đảm bảo người lao động có kiến thức và kỹ năng sắc bén trong lĩnh vực Social Marketing. Điều này có thể đạt được thông qua các khóa đào tạo, chứng chỉ và định kỳ nâng cao kiến thức chuyên môn.
  • Tích luỹ kinh nghiệm: Để cải thiện mức lương Social Marketing cần xây dựng và phát triển kinh nghiệm. Ứng viên có kinh nghiệm làm việc tại các dự án quan trọng, đảm nhận vai trò lãnh đạo hoặc tham gia vào các chiến dịch thành công sẽ được đánh giá cao và đề xuất mức lương hấp dẫn. 
Tích luỹ kinh nghiệm để cải thiện mức lương ngành Social Marketing
Tích luỹ kinh nghiệm để cải thiện mức lương ngành Social Marketing
  • Định hướng chuyên sâu: Tập trung vào một lĩnh vực cụ thể hoặc một khía cạnh đặc biệt trong Social Marketing, như quảng cáo trên mạng xã hội, nghiên cứu thị trường hoặc quản lý nội dung. Trở thành chuyên gia trong lĩnh vực này sẽ tạo ra cơ hội thu nhập cao hơn và giá trị độc đáo cho nhân viên Social Marketing. 
  • Mở rộng mạng lưới và tạo liên kết: Xây dựng và duy trì một mạng lưới quan hệ rộng làm việc với các chuyên gia, nhà tuyển dụng và các doanh nghiệp trong ngành Social Marketing. Thông qua việc tạo liên kết và khám phá cơ hội mới, người lao động có thể tiếp cận với các dự án và vị trí có thu nhập cao hơn.

3. Vì sao tuyển Social Marketing lại khó?

Là vị trí công việc hot thuộc lĩnh vực Marketing đang trên đà tăng trưởng mạnh trong vài năm nay, số lượng ứng viên Social Marketing cũng ngày một nhiều.

Tuy nhiên, mặc cho lượng ứng viên dồi dào, việc tuyển dụng và giữ chân nhân tài Social Marketing vẫn là nỗi đau đầu của không ít nhà tuyển dụng.

muc-luong-social-marketing
Dù có lượng ứng viên “dồi dào”, việc tuyển dụng Social Marketing vẫn gặp nhiều khó khăn

Dưới đây là 3 khó khăn thường gặp trong việc tuyển dụng nhân viên Social Marketing, nhìn từ góc độ của nhà tuyển dụng:

3.1. Năng lực ứng viên không đáp ứng yêu cầu

Vị trí Social Marketing đòi hỏi ứng viên phải thành thạo nhiều kỹ năng, từ viết content, thiết kế, chạy quảng cáo đến phân tích số liệu. Tuy nhiên, nhiều ứng viên chỉ mạnh về một hoặc một vài kỹ năng, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc toàn diện. Có người lại chỉ nắm vững lý thuyết, chưa có kinh nghiệm triển khai chiến dịch thực tế…

Để tăng khả năng tìm được “nhân tài”, việc tìm kiếm ứng viên Social Marketing có thể phải tiến hành trên nhiều nền tảng: Website tuyển dụng, Hội nhóm, Mạng xã hội…

Nếu không có sự đồng bộ trên các nền tảng tuyển dụng và hệ thống thu thập, xử lý hồ sơ ứng viên hiệu quả, nhà tuyển dụng có thể khó tiếp cận tới tệp ứng viên chất lượng, hoặc bỏ sót nhân tài.

3.2. Khó khăn trong đánh giá năng lực

Thông thường, ứng viên sẽ trình bày portfolio với những dự án đã thực hiện. Tuy nhiên, nhiều portfolio chỉ mang tính chung chung, thiếu thông tin chi tiết về vai trò, mức độ tham gia và thành quả cụ thể của ứng viên trong từng dự án. Điều này khiến nhà tuyển dụng khó đánh giá được mức độ đóng góp và hiệu quả công việc thực sự của ứng viên.

Bên cạnh đó, mỗi doanh nghiệp, mỗi chiến dịch sẽ có những mục tiêu và chỉ số đánh giá khác nhau. Nếu không có tiêu chí rõ ràng, nhà tuyển dụng sẽ khó có thể đánh giá khách quan và chính xác năng lực của ứng viên.

Để giải quyết vấn đề này, doanh nghiệp cần xây dựng quy trình phỏng vấn bài bản, kết hợp nhiều phương pháp đánh giá để “lọc” được những ứng viên chất lượng từ đầu. Tuy nhiên, việc này có thể khiến quy trình tuyển dụng trở nên rườm rà, dễ sai sót, gây mất uy tín của doanh nghiệp trong mắt ứng viên.

3.3. Cạnh tranh gay gắt với doanh nghiệp khác

Social Marketing ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chiến lược kinh doanh, kéo theo nhu cầu tuyển dụng tăng cao. Điều này khiến các doanh nghiệp phải cạnh tranh gay gắt hơn để thu hút ứng viên giỏi.

Doanh nghiệp có thể “mất điểm” ngay từ bước đầu trong mắt ứng viên tiềm năng nếu quy trình tuyển dụng không chuyên nghiệp, tinh gọn và hiệu quả. Một quy trình rườm rà, thiếu minh bạch, kéo dài lê thê sẽ khiến ứng viên cảm thấy khó chịu, nghi ngờ về sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp và có thể dẫn đến việc họ từ bỏ cơ hội ứng tuyển.

4. Tuyển dụng Social Marketing hiệu quả với phần mềm AMIS Tuyển dụng 

Điểm chung trong giải pháp của 3 khó khăn trên là: Nhà tuyển dụng cần xây dựng một quy trình tuyển dụng chuyên nghiệp, tinh gọn, tự động và hiệu quả.

Với phần mềm AMIS Tuyển dụng, công việc tìm kiếm và lựa chọn ứng viên phù hợp đã trở nên thuận tiện và hiệu quả hơn bao giờ hết. 

AMIS Tuyển dụng - một ứng dụng công nghệ tiên tiến chuyên sâu về mảng Tuyển dụng của MISA
AMIS Tuyển dụng – một ứng dụng công nghệ tiên tiến chuyên sâu về mảng Tuyển dụng của MISA

AMIS Tuyển dụng thuộc phân hệ con của bộ giải pháp quản trị nhân sự MISA AMIS HRM. Sản phẩm đã được hơn 17.000 doanh nghiệp tin dùng, phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô trên 100 nhân sự. 

Với AMIS Tuyển dụng, doanh nghiệp có thể tăng lợi thế cạnh tranh cho mình trên thị trường tuyển dụng, dễ dàng tìm kiếm nhân tài thông qua:

(1) Kết nối và tiếp nhận hồ sơ ở khắp mọi nơi

  • Tự động kết nối với LinkedIn cho phép đăng tin tuyển dụng và thu thập hồ sơ ứng viên một cách dễ dàng chỉ với một nút nhấn.
  • Tự động thu thập hồ sơ ứng viên chất lượng từ các nền tảng tuyển dụng phổ biến như Vietnamworks, CareerBuilder, Vieclam24h.
  • Tự động tổng hợp hồ sơ ứng viên từ tất cả các kênh tuyển dụng khác nhau vào một hệ thống duy nhất.

(2) Tự động hóa quy trình và tăng năng suất tuyển dụng

  • Trích xuất hồ sơ thông tin của ứng viên ở mọi định dạng: PDF, ảnh, word, …
  • Gợi ý ứng viên phù hợp với nhu cầu của nhà tuyển dụng từ hồ sơ có sẵn ở Talent.
  • Tự động lọc hồ sơ, sắp lịch phỏng vấn và thông báo kết quả phỏng vấn cho ứng viên.
  • Tổ chức thi tuyển, phỏng vấn online và cập nhật kết quả tức thời. 
Tự động hóa quy trình và tăng năng suất tuyển dụng với AMIS Tuyển dụng
Tự động hóa quy trình và tăng năng suất tuyển dụng với AMIS Tuyển dụng

(3) Tối ưu chi phí tuyển dụng

  • Tỷ lệ chuyển đổi ứng viên theo từng phòng ban và vị trí tuyển dụng được báo cáo và phân tích.
  • Phân tích và thống kê số lượng ứng viên dựa trên từng kênh tuyển dụng.
  • Tự động đánh giá chi phí trung bình cho việc tuyển dụng một nhân viên từ mỗi kênh tuyển dụng. 
Trải nghiệm miễn phí phần mềm TẠI ĐÂY hoặc liên hệ 090 488 5833

5. Kết luận

Ngành Social Marketing tại Việt Nam có tiềm năng phát triển cao. Mức lương Social Marketing phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm và thành tích làm việc của từng người lao động. Trên đây là những thông tin hữu ích về mức lương Social Marketing cho nhà Tuyển dụng và người lao động muốn nâng cao thu nhập.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Ngọc Ánh
Tác giả
Chuyên gia phát triển nguồn nhân lực
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả