Kiến thức nhân sự Tuyển dụng nhân sự 8 Chức năng và nhiệm vụ phòng Marketing

Phòng Marketing đóng vai trò quan trọng giúp tạo ra doanh thu và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Hiện nay, các doanh nghiệp đều đẩy mạnh đầu tư mạnh vào các hoạt động marketing nhằm tìm kiếm, thu hút khách hàng, duy trì vị thế. Dưới đây, MISA AMIS HRM sẽ giới thiệu về định nghĩa về phòng marketing là gì,  chức năng và nhiệm vụ của phòng ban Marketing. Cùng tìm hiểu ngay!

TẢI MIỄN PHÍ DASBOARD NHÂN SỰ – ĐIỀN SỐ TỰ ĐỘNG NHẢY

1. Phòng Marketing là gì ? 

Phòng Marketing là một bộ phận quan trọng của tổ chức, có nhiệm vụ quản lý các hoạt động tiếp thị sản phẩm của côNG ty ra thị trường bên ngoài. Một trong các mục tiêu hàng đầu của bộ phận marketing là thúc đẩy doanh số bán hàng của công ty, phối hợp với những phòng ban khác hoàn thành mục tiêu chung về lợi nhuận cho tổ chức. 

Phòng Marketing là gì
Phòng Marketing là gì

Nhờ các kế hoạch tiếp thị kết hợp cùng nhiều phương thức quảng bá khác nhau, Phòng Marketing dễ dàng tiếp cận khách hàng mục tiêu và đáp ứng nhu cầu, mong muốn của họ.

Marketer sẽ đưa sản phẩm đến phân khúc khách hàng phù hợp nhất ở đúng lúc và đúng nơi với mức giá phải chăng. Đây cũng là bộ phận đứng sau các hoạt động khuyến mãi thu hút người mua và xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng cũ.

Phòng Marketing ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu công ty cũng như sự thành bại của sản phẩm dịch vụ. Đây cũng là phòng ban thường xuyên phải hợp tác với những bộ phận khác để đạt được mục tiêu chung của tổ chức.

2. Nhiệm vụ và chức năng cốt lõi của phòng Marketing

2.1 Xây dựng và phát triển hình ảnh, thương hiệu 

Xây dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu của công ty là nhiệm vụ hàng đầu của Phòng Marketing. Thương hiệu mạnh sẽ giúp doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ so với đối thủ cạnh tranh. Đồng thời, Sự nổi tiếng về thương hiệu cũng tỷ lệ thuận với sự bền vững về mặt doanh số.

Phòng Marketing có nhiệm vụ xây dựng và gia tăng hình ảnh thương hiệu cho công ty 
Phòng Marketing có nhiệm vụ xây dựng và gia tăng hình ảnh thương hiệu cho công ty

Ngay từ những giai đoạn đầu tiên, doanh nghiệp cần đảm bảo sự đồng nhất và xuyên suốt về mặt thương hiệu. Mọi hình ảnh và thông điệp phải được truyền đạt một cách rõ ràng, chính xác, hấp dẫn và thú vị để thu hút sự quan tâm của khách hàng mục tiêu. Việc này giúp nâng cao giá trị thương hiệu và xây dựng niềm tin đối với khách hàng.

Để xây dựng và phát triển thương hiệu, phòng Marketing cần thực hiện các đầy đủ các hoạt động sau đây:

  • Thiết lập, quản lý hệ thống chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp và tận tâm.
  • Hăng hái tham gia vào hoạt động xã hội để tăng cường uy tín của thương hiệu.
  • Lập kế hoạch và triển khai nhiều chương trình hậu mãi, dịch vụ bảo hành cho sản phẩm của doanh nghiệp.
  • Đăng ký tham gia các chương trình và chứng nhận liên quan đến chất lượng sản phẩm.

>>> Xem thêm: Top phần mềm chấm công tốt nhất hiện nay

2.2 Nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm – dịch vụ 

Việc nghiên cứu hành vi người dùng và quyết định thị trường phân phối được giao cho phòng Marketing. Thông qua các hoạt động nghiên cứu và khảo sát, doanh nghiệp sẽ dễ dàng xác định thị trường trọng điểm, xây dựng mục tiêu và nắm bắt cơ hội kịp thời. Đồng thời, nó cũng giúp cán bộ nhân viên thấu hiểu đặc điểm sản phẩm, dịch vụ của mình hơn.

Bộ phận cũng sẽ phải chọn lựa và kiểm soát đại lý, nhà cung cấp và công ty dịch vụ hỗ trợ làm Marekting trung gian. Đó thường là công ty in ấn, chuyên gia PR, người có tầm ảnh hưởng, công ty cung cấp trang web, …

Trong quá trình nghiên cứu thị trường, bộ phận Marketing có thể thu thập dữ liệu về những gì khách hàng đang quan tâm và sẽ quan tâm. Từ đó, nhà tiếp thị dễ dàng dự đoán xu hướng tương lai dựa trên phân tích độ tuổi, giới tính, sở thích cá nhân và đặc điểm khu vực địa lý.

Sau quá trình phân tích và khảo sát, kết quả tổng hợp lại phải trả lời được 3 câu hỏi:

  • Xu hướng thị trường mang ý nghĩa gì với doanh nghiệp ?
  • Dựa trên sự phân tích đây, nhà tiếp thị có ý tưởng hay đề xuất cải thiện gì cho chiến lược Marketing của doanh nghiệp ?
  • Bản nghiên cứu mang lại cho doanh nghiệp lợi ích gì ?

Marketer có thể dễ dàng tìm kiếm các công cụ hỗ trợ hoạt động Marketing có chức năng tổng hợp và phân tích dữ liệu trên thị trường hiện nay.

Nghiên cứu sản phẩm cạnh tranh cũng là chiến lược của marketing
Nghiên cứu sản phẩm cạnh tranh cũng là chiến lược của marketing

2.3 Lên kế hoạch và thực hiện các Chiến lược Marketing 

Phòng Marketing đảm nhận nhiệm vụ lập kế hoạch và thực hiện nhiều dự án quảng bá đa dạng cho thương hiệu của họ. Bao gồm việc sử dụng email, video, bài đăng trên mạng xã hội, áp phích, bảng quảng cáo, tờ rơi hoặc tổ chức các sự kiện quảng bá trực tiếp.

Ngoài việc lên chiến lược tổng thể và tạo nội dung, các chuyên gia tiếp thị cũng thường theo dõi hiệu suất của các công cụ quảng cáo khác nhau để đánh giá xem chúng đang hoạt động như thế nào. Điều này giúp họ điều chỉnh chiến lược tiếp thị của mình hiệu quả hơn theo thời gian.

2.4 Quảng bá sản phẩm – dịch vụ công ty tới người tiêu dùng

Phòng ban Marketing chịu trách nhiệm theo dõi thị trường tiêu dùng để kịp thời phát hiện những xu hướng và nhu cầu mới nhất. Sau đó phát triển hoặc điều chỉnh chiến lược tiếp thị phù hợp sao cho thu hút và kích thích khách hàng mua sắm hơn.

Ngoài ra, phòng cũng chịu một số nhiệm vụ phụ như thử nghiệm các phương án tiếp thị mới, quảng bá và bao phủ thương hiệu.

Các chương trình thường được Phòng Marketing kết hợp nhằm mục đích thông báo hoặc thuyết phục người dùng mua hàng là: Tài trợ chương trình nổi tiếng, quan hệ công chúng, quảng cáo, tiếp thị trực tiếp hoặc bán hàng cá nhân.

Bộ phận cũng là nơi thu hút, thấu hiểu và lắng nghe mong muốn, nhận xét của khách hàng. Những ý kiến, góp ý sẽ là cơ sở giúp doanh nghiệp phát triển ý tưởng mới, xây dựng các kế hoạch thu hút người dùng mới lạ hơn. Nhờ nó, doanh nghiệp cũng theo dõi được cả mức độ cạnh tranh và xác định mục tiêu dài hạn.

2.5 Thiết lập mối quan hệ tốt với các bên báo chí, truyền thông

Khi một công ty mới thành lập và đang trong giai đoạn phát triển, báo chí và truyền thông trở thành công cụ quan trọng để đưa doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng. Tại thời điểm này, việc xây dựng mối quan hệ tốt với phương tiện truyền thông là yếu tố cốt lõi giúp doanh nghiệp đạt mức tăng trưởng nhanh chóng.

Khi công ty đối mặt với khủng hoảng truyền thông và phản ánh tiêu cực từ khách hàng, vai trò của Phòng Marketing trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Bộ phận sẽ đại diện cho doanh nghiệp quản lý thông tin và tương tác với báo chí truyền thông.

Xây dựng mối quan hệ với truyền thông là nhiệm vụ quan trọng của phòng Marketing
Xây dựng mối quan hệ với truyền thông là nhiệm vụ quan trọng của phòng Marketing

Đây là lý do vị trí Marketer đòi hỏi sự khéo léo khi tiếp cận các phương tiện đại chúng, nhạy cảm với tin tức và bình tĩnh giải quyết vấn đề để sự việc không bị lan rộng. Trong thời điểm này, họ đóng vai trò chính yếu, bảo vệ công ty thoát khỏi các tác động tiêu cực đối với hình ảnh doanh nghiệp.

Việc xây dựng và duy trì mối quan hệ tích cực với đối tác truyền thông có thể coi là cách thông minh để phát triển và bảo vệ danh tiếng cho doanh nghiệp mình.

2.6 Đào tạo, điều hành và quản lý đội nhóm Marketing 

Đây là nhiệm vụ quan trọng dành cho những nhà quản lý đứng đầu phòng Marketing. Chỉ khi các hoạt động đội nhóm diễn ra trơn tru, hiệu quả mới đảm bảo rằng mục tiêu và kế hoạch được thực hiện một cách suôn sẻ và đạt được thành công. Một số hoạt động chính giúp nhà quản trị đào tạo và điều hành phòng Marketing gồm:

Đào tạo và quản lý đội nhóm Marketing 
Đào tạo và quản lý đội nhóm Marketing
  • Lập kế hoạch chi tiết cho hoạt động, phân công nhiệm vụ cho từng nhân viên trong bộ phận.
  • Thực hiện giám sát công việc và tiến độ làm việc của mỗi nhân viên trong phòng.
  • Tiến hành đánh giá và đưa ra quyết định về khen thưởng, kỷ luật, tăng lương và thăng chức theo quy định công ty.
  • Quản lý việc điều chuyển và thay đổi vị trí của nhân viên trong phạm vi bộ phận.

2.7 Phát triển và mở rộng thị trường

Để phát triển và mở rộng thị trường cho chiến dịch tiếp thị mới, phòng Marketing cần thu thập thông tin về nhu cầu thị trường hiện tại, mức tiêu thụ sản phẩm, xu hướng mua sắm trong tương lai,… Từ đó, xác định phạm vi thị trường và tận dụng cơ hội tiềm năng một cách hiệu quả.

Phòng Marketing cần phát triển và mở rộng thị trường
Phòng Marketing cần phát triển và mở rộng thị trường

Nhiệm vụ của phòng Marketing trong việc phát triển và mở rộng thị trường bao gồm:

  • Tổng hợp thông tin về giá cả, nhu cầu thị trường, sản phẩm và đối thủ cạnh tranh.
  • Phân tích thông tin thu thập, sử dụng kết quả phân tích để tạo ra ý tưởng và phát triển sản phẩm mới một cách hiệu quả.
  • Đề xuất nội dung cho sản phẩm mới, hướng thiết kế nhãn hiệu và bao bì sản phẩm.
  • Tiến hành nghiên cứu để lập kế hoạch tiếp cận thị trường mới, phù hợp với mục tiêu của công ty.

2.8 Tham mưu cho Ban lãnh đạo doanh nghiệp 

Mọi hoạt động Marketing quy mô lớn, bao gồm việc phát triển sản phẩm mới và đưa chúng ra thị trường, đều cần sự ủng hộ và chấp thuận từ người đứng đầu của công ty là Ban Giám đốc.

Phòng Marketing có nhiệm vụ tham mưu cho ban lãnh đạo
Phòng Marketing có nhiệm vụ tham mưu cho ban lãnh đạo

Phòng Marketing có nhiệm vụ cung cấp thông tin và tư vấn cho Ban Giám đốc về các vấn đề liên quan đến phát triển thương hiệu, xây dựng mạng lưới phân phối, và sản xuất các sản phẩm mới phục vụ người tiêu dụng. Họ đóng góp các ý kiến mấu chốt giúp ban lãnh đạo xác định khách hàng mục tiêu và chiến lược phát triển bền vững.

3. Kết luận 

Bài viết trên đây tổng hợp toàn bộ thông tin về chức năng – nhiệm vụ của phòng Marketing. Để phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành công trong tương lai, doanh nghiệp cần tập trung đầu tư nhiều vào hoạt động Marketing cũng như xây dựng một đội nhóm Marketing chuyên nghiệp, tài năng nhất.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]