Nghệ thuật quản lý nhân sự giữ chân người tài

05/03/2019
1402

Hầu hết các chuyên gia quản trị kinh doanh đều đồng ý rằng những con người tài năng là tài sản giá trị nhất của công ty. Tuy nhiên, việc tìm kiếm nhân tài chỉ là một vế của phương trình, giữ được thứ tốt nhất và giá trị nhất đó ở lại công ty mới là điều quan trọng.

nghệ thuật quản lý nhân sự giữ chân người tài

Tìm kiếm nhân viên giỏi là một công việc tốn kém và mất nhiều thời gian, vì vậy giữ chân họ phải là ưu tiên hàng đầu. Chi phí thay thế nhân viên thường lớn hơn nhiều so với dự tính của các nhà quản lý. Và sẽ càng tồi tệ nếu những nhân tài này lại làm việc cho các đối thủ cạnh tranh của bạn, cũng như tác động tiêu cực đến tinh thần và hiểu quả của đội ngũ nhân sự.

Trong các doanh nghiệp lớn hiện nay, các nhà quản lý ngày càng được đánh giá nhiều hơn trong khả năng phát hiện ra và giữ chân được người tài. Vậy câu hỏi đặt ra là: Cần phải làm gì để nhân tài không rời bỏ công ty?Dưới đây là nghệ thuật quản lý nhân sự, là những kinh nghiệm thực tế được các nhà điều hành đúc kết và thực hiện hiệu quả tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm giữ chân người tài:

1. Khen ngợi và ghi nhận đóng góp của nhân viên

Con người luôn muốn được tôn trọng và ca tụng, vì thế nhu cầu được công nhận là nhu cầu cao nhất, nằm ở đỉnh của tháp nhu cầu Maslow.

khen ngợi và ghi nhận đóng góp của nhân viên

Đôi khi mức lương hay những phần thưởng hữu hình lại không phải là vấn đề. Nhiều nhân viên có tài năng và cá tính bỏ việc vì những đóng góp của họ không được ghi nhận và tôn trọng đúng mức. Hãy thường xuyên ca ngợi nhân viên của bạn bằng nhiều cách, từ tuyên dương công khai cho đến khen ngợi riêng từng cá nhân.

>>> Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ biến động nhân sự

2. Luôn trung thực và tin cậy

Trung thực, minh bạch và thẳng thắn. Đó là những yếu tố mà bạn đòi hỏi nhiều nhất khi tuyển các thành viên về “đội” của mình, tại sao họ lại không được kỳ vọng điều tương tự tới từ bạn nhỉ? Nếu có bất kỳ điều gì tiêu cực, tồi tệ xảy ra trong công việc, bạn nên thông báo sự thật với nhân viên của mình hơn là che giấu nó

3. Coi nhân viên như đối tác kinh doanh

coi nhân viên như đối tác kinh doanh

Nhân viên phát triển mạnh trong môi trường hợp tác và cởi mở. Một mối quan hệ giống như đối tác kinh doanh đôi bên cùng có lợi sẽ khiến họ cảm thấy như là nhà đầu tư vào công ty, nhưng không phải bằng đâu tư bằng vốn mà bằng chất xám và sức lao động của mình.

Điều này có nghĩa là hãy cho họ sự tự do và quyền sở hữu đối với công việc, họ có khả năng thực hiện ở hiệu quả hơn.

>>> 5 bài học rút ra từ việc quản lý nhân sự yếu kém

4. Trao cho nhân viên những vai trò mới mẻ

Đừng ngần ngại gia tăng khối lượng và chỉ tiêu công việc cho nhân viên của mình dần dần theo thời gian. Điều này không chỉ giúp nâng cao kiến thức và kĩ năng chuyên môn cho nhân viên mà còn thể rằng bạn rất tin tưởng vào năng lực của họ.

5. Tiết kiệm thời gian trong các cuộc họp

Một trong những hiệu quả nhất để triệt tiêu động lực của nhân viên là lãng phí thời gian của họ. Một cuộc họp cập nhật tình hình dự án không được chuẩn bị tốt và kéo dài hàng giờ làm lãng phí thời gian của mọi người và cả bạn. Hãy chuẩn bị chu đáo hơn cho các cuộc họp; thay thế các cuộc họp không cần thiết bằng các công cụ liên lạc trực tuyến như Zalo hay Skype.

6. Trả lương thật cao

Hãy trả cho nhân viên giỏi nhất mức thù lao xứng đáng, dựa trên sự hoàn thành xuất sắc KPI và các mục tiêu trong công việc. Hãy “offer” những mức thưởng hiệu quả hậu hĩnh để khuyến khích nhân viên tạo nên sự khác biệt.

Trả lương cao để giữ chân nhân viên

Để giữ chân những người giỏi nhất của bạn, hãy thể hiện sự hài lòng của bạn với thành quả của nhân viên bằng mức lương thật cạnh tranh.

7. Chia sẻ tầm nhìn

Việc chia sẻ tầm nhìn với nhân viên đi cùng với sự thẳng thắn và trung thực. Khi nhân viên thấu hiểu được mục tiêu, tầm nhìn và sứ mệnh chung của doanh nghiệp và vai trò của họ trong bức tranh chung, họ sẽ đầu tư tích cực hơn vào công việc. Hãy tạo điều kiện để nhân viên cùng bạn xây dựng doanh nghiệp thep tầm nhìn chung, khi đó bạn sẽ nhận được sự cam kết của họ.

8. Định hướng lộ trình sự nghiệp

Định hướng lộ trình sự nghiệp cho nhân viên

Một số nhân viên tài năng, có chuyên môn cao và làm việc rất hiệu quả lại không có hứng thú với các vị trí quản lý con người. Nhưng điều này không có nghĩa là họ không muốn mở rộng phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình.

Hãy định hướng cho những nhân viên đó một lộ trình sự nghiệp linh hoạt và sáng tạo hơn, những cơ hội mới và vị trí mới, nơi họ có tiềm năng phát triển trong tương lai. Đó là một điều cần thiết và hiệu quả để giữ chân nhân tài của bạn, giúp họ luôn hạnh phúc và duy trì cam kết lâu dài với công việc.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Ngọc Ánh
Tác giả
Chuyên gia phát triển nguồn nhân lực
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả