Kiến thức nhân sự Lương và phúc lợi Lương marketing bao nhiêu? Tìm hiểu mức lương chi tiết

Theo Báo cáo thị trường tuyển dụng trong năm 2022 và Xu hướng tuyển dụng trong năm 2023, Marketing là vị trí được tuyển dụng nhiều thứ 2 trong năm 2022 (chỉ sau vị trí nhân viên Kinh doanh/ Bán hàng). Là cơn sốt trong tuyển dụng, vậy hiện nay mức lương Marketing trung bình là bao nhiêu? MISA AMIS HRM sẽ giải đáp cho các nhà tuyển dụng ngay trong bài viết dưới đây.

1. Cơ hội việc làm ra trường ngành Marketing 

Ngành Marketing được phân thành 2 loại cơ bản là Marketing truyền thống và Marketing online. Nhà tuyển dụng cần dựa trên chiến lược marketing thực tế của doanh nghiệp và nhu cầu tuyển dụng của cấp quản lý để xác định đúng vị trí cần tuyển. Những vị trí Marketing được nhiều ứng viên theo đuổi và chọn lựa là:

Cơ hội việc làm ra trường ngành Marketing
Cơ hội việc làm ra trường ngành Marketing

1.1 Chuyên viên tiếp thị / marketing 

Vai trò nhân viên tiếp thị trong chiến dịch là người trung gian truyền đạt thông tin và giới thiệu sản phẩm tới các tệp khách hàng khác nhau. Nhiệm vụ của họ không dừng ở việc trình bày giá trị của sản phẩm, mà còn làm cho sản phẩm trở nên gần gũi hơn với người dùng. Phòng tiếp thị sẽ vận dụng khéo kéo kiến thức chuyên môn vào các hoạt động để thuyết phục người dùng mua hàng.

Markerter cũng có nhiệm vụ thu hút sự chú ý của khách hàng, lắng nghe phản hồi của họ, đánh giá sản phẩm mới, và đồng thời xây dựng giá trị thương hiệu của doanh nghiệp trong lòng mỗi khách hàng.

1.2 Chuyên viên truyền thông – PR 

Nhân viên truyền thông đảm nhiệm quản lý và tận dụng các kênh truyền thông như TV, email, báo chí và nhiều phương tiện khác để truyền tải thông điệp của sản phẩm. Nhiệm vụ của họ không chỉ giới hạn việc thu hút sự quan tâm của khách hàng tiềm năng và cung cấp thông tin về sản phẩm, mà còn liên quan đến việc giới thiệu sản phẩm một cách hiệu quả.

Điều quan trọng là nhân viên truyền thông phải sở hữu kỹ năng giao tiếp xuất sắc. Họ là gương mặt của doanh nghiệp, đại diện của công ty trong việc tương tác với khách hàng. Khả năng giao tiếp hiệu quả không chỉ trong việc làm việc một cách cá nhân mà còn trong việc nắm bắt sự quan tâm của đám đông là điểm quan trọng giúp nhân viên truyền thông đạt được thành công trong công việc của họ.

1.3 Chuyên viên nghiên cứu thị trường

Chuyên viên nghiên cứu thị trường đảm nhận nhiệm vụ phân tích và hiểu sâu hơn về hành vi mua sắm và thói quen của khách hàng. Từ đó, cung cấp thông tin cần thiết để xây dựng chiến lược quảng cáo sản phẩm mục tiêu và hiệu quả.

Hoạt động này đặc biệt cần thiết bất kể là ở doanh nghiệp lớn hay nhỏ. Bằng cách khai thác sâu các dữ liệu khảo sát, thu thập được, doanh nghiệp sẽ có cái nhìn sản phẩm tổng quan hơn, cũng như hiểu sâu về phân khúc khách hàng. Kết quả là, nhà quản trị có thể xây dựng kế hoạch tiếp thị hiệu quả làm nổi bật đặc điểm sản phẩm.

2. Mức lương trung bình ngành Marketing hiện nay

Mức lương Marketing trong ngành là bao nhiêu ? Đây là câu hỏi được rất nhiều nhà tuyển dụng và ứng viên quan tâm. Thực tế khung lương Marketing không cố định mà ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố như: Kinh nghiệm, học vấn, cấp bậc, vị trí địa lý,… Tùy theo khả năng tài chính của công ty và năng lực ứng viên, nhà tuyển dụng có thể đề nghị mức lương trong khoảng từ 2.5 triệu – 20 triệu đồng / tháng.

mức lương marketing

2.1 Mức lương theo kinh nghiệm 

Kinh nghiệm làm việc của ứng viên là yếu tố đầu tiên và thường cũng là điều được các nhà tuyển dụng cân nhắc nhiều nhất.

Kinh nghiệm được chia thành các cấp độ như: Fresher (mới ra trường), Junior (6 tháng – 2 năm), Executive, Senior (2 – 5 năm). Dựa vào hiệu quả công việc, doanh nghiệp sẽ cân nhắc trả mức lương phù hợp cho nhân viên. Về cơ bản, mức lương Marketing được trả theo kinh nghiệm thường rơi vào khoảng dưới đây:

  • Với sinh viên mới ra trường hoặc chưa lấy bằng tốt nghiệp có thể chọn 1 trong 2 hình thức làm Part- time (bán thời gian) hoặc Full-time (toàn thời gian). Trong đó, mức lương làm part-time khoảng 1.5-2 triệu đồng/tháng phụ thuộc chủ yếu vào số giờ làm. Lương fulltime đang thử việc rơi vào khoảng 5-6 triệu đồng/tháng.
  • Sau khi ký hợp đồng chính thức, mức thu nhập trung bình ở vị trí nhân viên Marketing sẽ dao động vào khoảng từ 7-11 triệu đồng/tháng tương đương vị trí Junior. 
  • Với nhân viên có kinh nghiệm từ 3 năm trở lên, mức lương marketing dao động từ 15-30 triệu đồng/tháng.

Tuy nhiên hiện nay, kinh nghiệm không chỉ gói gọn trong số năm làm việc của ứng viên, thay vào đó, nhà tuyển dụng sẽ xem xét những công việc cụ thể trước đây ứng viên từng triển khai có liên quan thế nào đến vị trí ứng tuyển.

2.2 Mức lương theo trình độ học vấn 

Yếu tố tiếp theo được xét đến là trình độ học vấn của ứng viên. Nhà tuyển dụng thường yêu cầu ứng viên cần tối thiểu có bằng cao đẳng/đại học liên quan tới lĩnh vực Marketing. Cụ thể:

  • Nhân viên có bằng Trung cấp, Cao đẳng hoặc có một số chứng chỉ liên quan thì thu nhập trung bình tăng 17% so với nhóm nhân sự không có bằng cấp. 
  • Nhân viên có bằng Đại học thu nhập thực nhận tăng khoảng 20% so với nhóm nhân sự trên.
  • Nhân viên có bằng Thạc sĩ nhận mức lương cao hơn 29% so với bằng cử nhân. 
  • Bằng Tiến sĩ giúp người lao động nâng cao thu nhập khoảng 23% so với người có bằng Thạc sĩ.

Ngoài ra, mức lương vẫn có thể bị tác động nếu như nhà tuyển dụng nhận thấy ứng viên là người học hỏi nhanh, thành thạo nhiều kỹ năng, …

2.3 Mức lương theo cấp bậc 

Mức lương Marketing cao hay thấp còn phụ thuộc vào cấp bậc và vị trí công việc. Có thể dễ dàng thấy rằng những vị trí như trưởng phòng, giám đốc sẽ có mức lương cao hơn rất nhiều so với vị trí trưởng nhóm hay nhân viên Marketing. Cụ thể: 

  • Thu nhập của Giám đốc Marketing (Marketing Director): Lên tới 40-100 triệu đồng/tháng
  • Thu nhập của Trưởng phòng Marketing (Marketing Manager): Khoảng 15-30 triệu đồng/tháng
  • Thu nhập của Trưởng nhóm Marketing (Marketing Leader): Dao động từ 10-20 triệu đồng/tháng
  • Thu nhập của Nhân viên Marketing (Marketing Executive): Trung bình vào khoảng từ 6-12 triệu đồng/tháng
Cập nhật mức lương theo vị trí ngành Marketing 2023
Cập nhật mức lương theo vị trí ngành Marketing 2023

Với mỗi cấp bậc khác nhau sẽ đòi hỏi kỹ năng và yêu cầu khác nhau. Cấp bậc càng cao thì càng yêu cầu khắc nghiệt hơn, để có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng và trở thành ứng viên phù hợp, người làm marketing phải không ngừng trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng cần thiết. 

2.4 Mức lương theo vị trí địa lý

Yếu tố thứ tư ảnh hưởng tới mức lương marketing chính là vị trí địa lý. Bốn thành phố lớn có hoạt động Marketing sôi nổi nhất tại Việt Nam là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh

Trong đó, mức lương cao nhất thuộc về khu vực TP. Hồ Chí Minh với con số trung bình lên tới 21.9 triệu đồng/tháng. Hà Nội xếp thứ 2 với mức lương Marketing trung bình hàng tháng là 20.9 triệu đồng. Đà Nẵng và Hải Phòng lần lượt xếp thứ 3 và thứ 4 với mức lương là 19.6 triệu đồng18.2 triệu đồng.

Có thể thấy, mức lương Marketing trung bình tại 4 thành phố lớn của Việt Nam không có chênh lệch quá lớn nhưng vẫn tạo sự cách biệt với các khu vực khác.

2.5 Mức lương theo giới tính 

Yếu tố cuối cùng có tác động tới mức lương marketing phải kể đến chính là giới tính. Khảo sát thực tế chứng minh, trung bình nhân viên nam làm việc trong ngành marketing nhận được mức lương cao hơn 15% so với nhân viên nữ. 

Cụ thể, trong khi nhân viên nữ nhận mức lương khoảng 18 triệu đồng/tháng thì bộ phận nhân viên nam lại kiếm được hơn 20 triệu đồng/tháng. Sự chênh lệch này tuy không đáng kể, nhưng vẫn cho thấy mức lương Marketing cũng bị chi phối bởi giới tính.

>>> Xem thêm: Top phần mềm chấm công miễn phí tốt nhất hiện nay

3. Chi tiết mức lương ở các vị trí Marketing

Ngoài những yếu tố như kinh nghiệm, cấp bậc, trình độ học vấn, …, mức lương Marketing còn có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác. Ví dụ, mức lương của cùng một trình độ và cấp bậc vị trí trong ngành Marketing nhưng thuộc hai lĩnh vực khác nhau cũng sẽ có sự khác biệt nhất định.

muc-luong-marketing

3.1 Digital Advertising (Tiếp thị kỹ thuật số)

Công việc của nhân viên Digital Advertising bao gồm: xem xét, lập kế hoạch tối ưu hóa nội dung quảng cáo cho trang web và các kênh mạng xã hội nội bộ. Bên cạnh đó, Digital Advertiser còn phải nắm bắt các xu hướng tiếp thị kỹ thuật số hiện đại, đảm bảo độ phổ biến thương hiệu của doanh nghiệp bắt kịp với các đơn vị khác cùng ngành. 

Thu nhập của chuyên viên Digital Advertising được đánh giá là công việc có mức thu nhập cao so với thị trường. Hiện nay, mức lương trung bình dao động từ 12.2-34.2 triệu đồng/tháng. Tùy vào vị trí, kinh nghiệm, mức lương marketing có thể chênh lệch. Cụ thể: 

  • Nhân viên Digital Advertising mới ra trường: Mức lương dao động từ 5-7 triệu đồng/tháng
  • Nhân viên Digital Advertising: Trung bình từ 9-13 triệu đồng/tháng
  • Trưởng nhóm Digital Advertising: Mức lương trung bình dao động từ 12-20 triệu đồng/tháng. 

Cũng giống các công việc khác, cấp bậc càng cao, kinh nghiệm càng nhiều thì mức thu nhập nhân sự Digital Advertising càng tăng. 

3.2 SEO Marketing (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm)

SEO là yếu tố đặc biệt quan trọng đảm bảo sự thành công của mọi chiến lược Marketing dài hạn của doanh nghiệp. Với chi phí bỏ ra thấp nhưng đem lại hiệu quả cao, SEO website luôn là sự lựa chọn tuyệt vời cho các dự án phát triển thương hiệu lâu dài.

Được đánh giá là một ngành tiềm năng với mức thu nhập ổn định, vị trí SEO ngày càng thu hút nhiều ứng viên tham gia ứng tuyển. Mức lương cơ bản của nhân viên SEO Marketing rơi vào khoảng 10-15 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, mức thu nhập này sẽ có sự khác biệt tùy vào từng cấp bậc. Cụ thể: 

  • SEO Junior (kinh nghiệm từ 6 tháng – 1 năm): Mức lương trung bình dao động từ 5-10 triệu đồng/tháng. 
  • SEO Senior (kinh nghiệm từ 1-3 năm): Thu nhập trung bình từ 8-15 triệu đồng/tháng. 
  • SEO Leader (kinh nghiệm trên 3 năm): Mức lương dao động từ 10-30 triệu đồng/tháng 

3.3 Content Marketing (Tiếp thị nội dung)

Lĩnh vực Content Marketing ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt đối với các lao động trẻ. Nhân viên Content Marketing sẽ chịu trách nhiệm sáng tạo nội dung, đem đến những giá trị phù hợp cho đối tượng khách hàng cụ thể. Qua đó, duy trì sự quan tâm và nuôi dưỡng nhận thức của khách hàng để gia tăng doanh số bán hàng.

Mức lương của nhân viên Content Marketing phụ thuộc vào vị trí và kinh nghiệm làm việc. Cụ thể: 

  • Nhân viên Content Marketing mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm: Thu nhập trung bình từ 5– 7 triệu đồng/tháng + KPI (nếu có)
  • Nhân viên có kinh nghiệm từ 6 tháng – 1 năm: Lương dao động từ 7-10 triệu đồng/tháng + KPI (nếu có)
  • Nhân viên có kinh nghiệm trên 1 năm: Mức lương từ 10-12 triệu đồng/tháng + KPI (nếu có)
  • Leader Content Marketing: Thu nhập trung bình từ 11-13 triệu đồng/tháng + KPI (nếu có)
  • Trưởng phòng/Giám đốc Content Marketing: Thu nhập dao động từ 13-20 triệu đồng/tháng + KPI (nếu có)

Ngoài ra, nhân viên Content Marketing cũng có thể nhận thêm các dự án viết bên ngoài để tăng thêm kinh nghiệm và thu nhập.

>>> Xem thêm: Lương 3P là gì? Cách trả lương cho nhân viên chính xác nhất

3.4 Social Media (Tiếp thị mạng xã hội)

Chuyên viên Social Media phụ trách các nền tảng mạng xã hội của doanh nghiệp có mức lương phổ biến từ 8-17 triệu đồng/tháng. Mức lương trung bình của vị trí này trên thị trường tuyển dụng đạt mốc 11 triệu đồng/tháng với kinh nghiệm từ 1-3 năm.

social-media
Social Media là công việc phụ trách các nền tảng mạng xã hội của doanh nghiệp

Mức lương của nhân viên Social Media cũng tùy thuộc vào vị trí công việc. Cụ thể:

  • Thực tập sinh Social media: Mức lương trung bình từ 1.5-4 triệu đồng/tháng
  • Nhân viên Social Media: Thu nhập dao động từ 6-12 triệu đồng/tháng
  • Chuyên viên Media: Thu nhập trung bình từ 9-15 triệu đồng/tháng với kinh nghiệm trên 1 năm

3.5 PR /Truyền thông 

Theo thống kê, mức thu nhập trung bình của chuyên viên PR dao động từ 8 – 50 triệu đồng/ tháng. Cụ thể hơn:

  • Mức lương của sinh viên mới ra trường tại các công ty truyền thông, quảng cáo trung bình từ 8-10 triệu đồng/tháng.
  • Chuyên viên PR tại các công ty, tập đoàn lớn: Thu nhập dao động từ 15-20 triệu đồng/tháng.
  • Quản lý PR cấp cao: Thu nhập có thể đạt mức lương từ 20-50 triệu đồng/tháng.

Mức lương này có thể cao hơn rất nhiều nếu người làm PR có thêm khả năng ngoại ngữ và kinh nghiệm làm việc tại các công ty, tập đoàn quốc tế.

3.6 Nghiên cứu thị trường 

Mức lương của nhân viên nghiên cứu thị trường thường dao động vào khoảng 6 – 8 triệu đồng/tháng. Đây mới chỉ là mức lương cơ bản dành cho những ứng viên mới ra trường.

Đặc thù của công việc nghiên cứu thị trường là càng làm lâu, tích lũy được càng nhiều kinh nghiệm thì ứng viên càng có cơ sở để đề xuất mức lương cao hơn với nhà tuyển dụng.

Khi đã trở thành chuyên viên nghiên cứu thị trường có kinh nghiệm, mức lương có thể lên tới 15 – 25 triệu đồng/tháng, tùy vào kỹ năng của nhân viên nghiên cứu thị trường.

Quản lý tiền lương Marketing đơn giản với phần mềm AMIS Tiền lương

Nhân sự sẽ không còn phải lo lắng về việc quản lý và điều chỉnh mức lương của hàng chục, hàng trăm nhân viên Marketing với đa dạng vị trí và cấp bậc nhờ có sự hỗ trợ của AMIS Tiền lương. Sản phẩm thuộc bộ giải pháp quản trị nhân sự tổng thể MISA AMIS HRM – Công ty Công nghệ gần 30 năm kinh nghiệm tại Việt Nam. Phần mềm nổi bật với những tính năng tiện ích như:

  • Xây dựng chính sách thu nhập, đãi ngộ tương ứng cho từng vị trí, năng suất, thâm niên
  • Tự động tính lương với công thức gợi ý sẵn hoặc tùy chỉnh công thức tính như Excel
  • Loại bỏ mọi sai sót trong tính lương với tính năng đối chiếu bảng lương với số công thực tế kết hợp xác nhận phiếu lương với nhân viên
  • Theo dõi tình hình chi trả lương toàn diện với hệ thống báo cáo 360 độ trực quan
Lập bảng phân bổ lương và xây dựng chính sách lương với Phần mềm nhân sự MISA AMIS HRM
Lập bảng phân bổ lương và xây dựng chính sách lương với Phần mềm nhân sự MISA AMIS HRM

Để trải nghiệm miễn phí bộ giải pháp này, hãy liên hệ 0904 885 833 hoặc đăng ký dùng thử miễn phí dưới đây.

4. Mức thưởng của ngành marketing tại Việt Nam 

Marketing được xếp vào top những ngành có mức tiền thưởng cao do sự tham gia trực tiếp vào quá trình tạo ra doanh thu cho công ty. Một số hình thức tiền thưởng phổ biến của ngành Marketing có thể kể đến như sau:

  • Thưởng dựa trên KPI cá nhân: Nhân viên Marketing sẽ được thưởng nhờ vào thành tích vượt trội của họ
  • Thưởng dựa trên hiệu suất của công ty: Một số doanh nghiệp cấp tiền thưởng cho nhân viên khi doanh thu hoặc lợi nhuận đạt mức kỳ vọng. Mức thưởng sẽ phụ thuộc vào sự đóng góp của mỗi nhân viên trong tổ chức.
  • Thưởng theo mục tiêu: Tiền thưởng được cấp khi công ty hoặc phòng ban, cá nhân đạt được một mục tiêu quan trọng
  • Thưởng lễ/cuối năm: Những khoản tiền thưởng này được trao nhằm khích lệ nhân viên vào những ngày lễ lớn hoặc dịp cuối năm

5. Làm thế nào để nâng cao thu nhập ngành Marketing

Nhiều người cho rằng thu nhập ngành Marketing sẽ chỉ dừng trong khoảng 7-8 triệu đồng/tháng bất kể nhân viên có bao nhiêu năm kinh nghiệm. Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra khi người làm Marketing không nỗ lực phát triển và nâng cao năng lực của bản thân. Vậy làm cách nào để gia tăng thu nhập và tiến xa hơn trong ngành Marketing, dưới đây là một số điều cần lưu ý:

  • Liên tục trau dồi các kiến thức, kỹ năng về marketing:

Ngoài kiến thức chuyên môn vững vàng, để trở thành một chuyên gia Marketing, nhân viên còn cần bổ sung các kỹ năng quan trọng khác như khả năng thích nghi, kỹ năng quan sát lắng nghe, kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm. Bên cạnh đó, người làm Marketing có thể học thêm về cách chạy ads, cách viết bài SEO website, social content và kỹ năng thiết kế ảnh/video đơn giản. 

Liên tục trau dồi các kiến thức, kỹ năng về marketing là cách phổ biến nhất để nâng cao thu nhập trong ngành
Liên tục trau dồi các kiến thức, kỹ năng về marketing là cách phổ biến nhất để nâng cao thu nhập trong ngành
  • Tham gia các dự án bên ngoài (freelance):

Nhân viên Marketing ngoài công việc chính thức tại công ty cũng có thể kiếm thêm thu nhập từ việc tham gia các công việc bên ngoài. Việc này không chỉ giúp tăng thu nhập cho bản thân mà còn nâng cao các kiến thức chuyên môn, kỹ năng cũng như tích lũy thêm kinh nghiệm và tạo dựng nhiều mối quan hệ cho bản thân. 

  • Nắm bắt cơ hội để phát triển lên các vị trí cao trong ngành Marketing:

Để tăng thu nhập, người làm Marketing còn cần phải biết tận dụng cơ hội nỗ lực, phát triển lên các vị trí cao hơn trong ngành. Tuy nhiên, mức lương cao đồng nghĩa với việc áp lực công việc nhiều đòi hỏi phải luôn bình tĩnh và có tư duy tốt để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc. Nhân viên Marketing sau khi tích lũy đủ kiến thức và kinh nghiệm có thể phát triển lên làm chuyên viên Marketing (Marketing Specialist), trưởng nhóm (Marketing Leader), Giám đốc Marketing (Chief Marketing Officer/CMO), v.v.

6. Kết luận

Marketing vẫn luôn duy trì sức nóng trên thị trường tuyển dụng với lượng ứng viên khổng lồ mỗi năm. MISA AMIS HRM mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp nhà tuyển dụng và ứng viên hiểu rõ hơn về mức lương cũng như những yêu cầu công việc trong ngành.  

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]