Kiến thức nhân sự An toàn lao động Chức năng, nhiệm vụ cán bộ chuyên trách công tác an toàn,...

Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ cán bộ chuyên trách an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp triển khai công tác an toàn, vệ sinh lao động một cách chuẩn xác. 

Với bài viết này, MISA AMIS mong muốn mang đến cái nhìn chính xác nhất về vai trò, vị trí của cán bộ chuyên trách công tác an toàn, vệ sinh lao động.

Mục lục Hiện

1. Cán bộ chuyên trách công tác an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp là gì?

Cán bộ chuyên trách công tác an toàn, vệ sinh lao động là người có năng lực và kinh nghiệm chuyên môn phù hợp, được doanh nghiệp lựa chọn để đảm nhận trách nhiệm tổ chức và bảo đảm thực hiện một cách đầy đủ công tác an toàn, vệ sinh lao động tại doanh nghiệp.

Theo quy định tại Điều 139 Bộ luật lao động 2012, cán bộ ở vị trí này phải được đào tạo và huấn luyện đầy đủ về công tác an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp.

2. Chức năng, nhiệm vụ cán bộ chuyên trách công tác an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp

Tại Khoản 2 Điều 72 Luật an toàn, vệ sinh lao động nêu rõ chức năng và nhiệm vụ của cán bộ chuyên trách bao gồm:

2.1 Chức năng cán bộ chuyên trách công tác an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp

Tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, chức năng của cán bộ chuyên trách công tác an toàn được xác định cụ thể là tham mưu, giúp người sử dụng lao động tổ chức và đảm bảo thực hiện đầy đủ công tác an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Chức năng cán bộ chuyên trách công tác an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp
Chức năng cán bộ chuyên trách công tác an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp

2.2 Nhiệm vụ cán bộ chuyên trách công tác an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp

2.2.1 Xây dựng nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; phòng, chống cháy, nổ

Mọi tổ chức với vai trò người sử dụng lao động đều có trách nhiệm xây dựng bộ quy chuẩn đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ tại cơ sở sản xuất, kinh doanh của mình. Là người có chuyên môn về an toàn, vệ sinh lao động tại doanh nghiệp, cán bộ có nhiệm vụ tham mưu, hỗ trợ người sử dụng lao động xây dựng các văn bản nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, phòng, chống cháy, nổ.

2.2.2 Xây dựng, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động hằng năm; đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp

Kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động hằng năm được người sử dụng lao động xây dựng có sự đóng góp ý kiến của Ban chấp hành Công đoàn. 

Cán bộ chuyên trách công tác ATVSLĐ trong doanh nghiệp là người chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung của kế hoạch. Ngoài ra họ cũng là người trực tiếp đôn đốc, đảm bảo công tác thực hiện kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động. 

2.2.3 Quản lý và theo dõi việc khai báo, kiểm định máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động

Đây là một trong những trách nhiệm mà người sử dụng lao động phải thực hiện. Và tại doanh nghiệp, cán bộ ở vị trí này là người thay doanh nghiệp chịu trách nhiệm quản lý thiết bị, vật tư và chất, đặc biệt đối với các sản phẩm có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ.

2.2.4 Tổ chức thực hiện hoạt động thông tin, tuyên truyền, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động; sơ cứu, cấp cứu, phòng, chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động

Là một phần trong công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, hoạt động thông tin, tuyên truyền, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động cần được thực hiện nghiêm túc tại doanh nghiệp. Và cán bộ phụ trách an toàn lao động là người trực tiếp triển khai tổ chức các hoạt động này.

Trên thực tế công tác sơ, cấp cứu, phòng, chống bệnh nghề nghiệp được bộ phận y tế chịu trách nhiệm, tuy nhiên cán bộ chuyên trách công tác an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm kiểm tra vật tư y tế, tổ chức sơ, cấp cứu, phòng chống bệnh nghề nghiệp tại doanh nghiệp.

2.2.5 Tổ chức tự kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động; điều tra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật

Các hoạt động như kiểm tra kỹ thuật, môi trường lao động sẽ được bộ phận an toàn, vệ sinh lao động thực hiện thay người sử dụng lao động.

Khi các trường hợp tai nạn lao động xảy ra, cán bộ chuyên trách sẽ phải tham gia điều tra với tư cách thành viên đoàn điều tra tai nạn lao động.

9 nhiệm vụ của cán bộ chuyên trách công tác an toàn, vệ sinh lao động
9 nhiệm vụ của cán bộ chuyên trách công tác an toàn, vệ sinh lao động

2.2.6 Chủ trì, phối hợp bộ phận y tế tổ chức giám sát, kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại

Để đảm bảo công tác an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp, việc kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Bên cạnh bộ phận y tế là những người chịu trách nhiệm chính về vấn đề kỹ thuật, hóa học, y tế. Bộ phận an toàn, vệ sinh lao động sẽ chủ trì, phối hợp với bộ phận y tế trong công tác tổ chức giám sát, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm và có hại. 

2.2.7 Tổng hợp và đề xuất với người sử dụng lao động giải quyết kiến nghị của đoàn thanh tra, đoàn kiểm tra và người lao động về an toàn, vệ sinh lao động

Trong trường hợp xảy ra các sự cố kỹ thuật, tai nạn lao động nghiêm trọng các đoàn thanh, kiểm tra sẽ thực hiện kiểm tra công tác an toàn, vệ sinh lao động tại doanh nghiệp. Ngoài ra công tác thanh, kiểm tra cũng sẽ được thực hiện định kỳ tại các doanh nghiệp. Các đoàn thanh, kiểm tra sẽ đưa ra đánh giá cũng như ý kiến, kiến nghị giải quyết các tồn tại về an toàn, vệ sinh lao động.

Ngoài ra, người lao động – người trực tiếp làm việc và đối mặt với các vấn đề về an toàn, vệ sinh lao động có quyền đóng góp, phản ánh đến người sử dụng lao động về các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại.

Cán bộ chuyên trách công tác an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm trong việc tổng bộ toàn bộ các ý kiến, đóng góp, kiến nghị từ các bên. Từ đó đề xuất người sử dụng lao động xây dựng các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động tại doanh nghiệp.

2.2.8 Phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ của an toàn, vệ sinh lao động:

Bên cạnh việc cho ý kiến xây dựng các quy định an toàn, vệ sinh lao động, Ban chấp hành công đoàn cơ sở có trách nhiệm giám sát doanh nghiệp và người lao động thực hiện các quy định này. 

Qua đó, cán bộ chuyên trách sẽ phối hợp cùng Ban chấp hành công đoàn hướng dẫn người lao động thực hiện nhiệm vụ an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở. 

2.2.9 Tổ chức thi đua, khen thưởng, xử lý kỷ luật, thống kê, báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động:

Sau khi tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động tại doanh nghiệp, cán bộ chuyên trách sẽ đại diện người sử dụng lao động tổ chức thi đua, khen thưởng đối với các trường hợp có thành tích xuất sắc, xử lý kỷ luật với các trường hợp vi phạm đồng thời ghi nhận thống kê và báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động đến người sử dụng lao động.

LINK DOWNLOAD BỘ CÂU HỎI DÀNH CHO CÁN BỘ CHUYÊN TRÁCH AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI ĐÂY

3. Quyền lợi của cán bộ chuyên trách an toàn, vệ sinh lao động 

Theo quy định tại khoản 3 Điều 72 Luật an toàn, vệ sinh lao động, để đảm bảo công tác an toàn, vệ sinh lao động tại doanh nghiệp, bên cạnh những nghĩa vụ cần hoàn thành, cán bộ chuyên trách còn có những quyền hạn sau đây:

  • Quyền yêu cầu lệnh đình chỉ hoặc quyết định tạm đình chỉ công việc trong trường hợp khẩn cấp.
  • Quyền đình chỉ hoạt động của thiết bị, máy móc không đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động.
  • Quyền tham dự huấn luyện, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng an toàn, vệ sinh lao động.
Quyền lợi của cán bộ chuyên trách an toàn, vệ sinh lao động
Quyền lợi của cán bộ chuyên trách an toàn, vệ sinh lao động

4. Cán bộ chuyên trách an toàn, vệ sinh lao động cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào? 

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 36 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ, để trở thành cán bộ chuyên trách an toàn, vệ sinh lao động, người lao động cần đáp ứng một trong các điều kiện sau:

  • Tốt nghiệp đại học khối kỹ thuật và có ít nhất 1 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp;
  • Tốt nghiệp cao đẳng khối kỹ thuật và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp;
  • Tốt nghiệp trung cấp khối kỹ thuật hoặc làm công việc kỹ thuật và có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp;
Yêu cầu của cán bộ chuyên trách an toàn, vệ sinh lao động
Yêu cầu của cán bộ chuyên trách an toàn, vệ sinh lao động

Ngoài ra, đối với vị trí cán bộ bán chuyên trách, người lao động cần đáp ứng một trong các điều kiện sau:

  • Tốt nghiệp đại học khối kỹ thuật;
  • Tốt nghiệp cao đẳng khối kỹ thuật và có ít nhất 1 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp;
  • Tốt nghiệp trung cấp khối kỹ thuật hoặc trực tiếp làm công việc kỹ thuật và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.

5. Ứng dụng giải pháp số vào quá trình quản lý Nhân sự chuyên nghiệp

Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình quản lý nhân sự, MISA xin phép giới thiệu bộ sản phẩm MISA AMIS HRM – Giải pháp nhân sự toàn diện cho các doanh nghiệp Việt Nam. 

Cập nhật tình hình sử dụng nhân sự tại doanh nghiệp dễ dàng với MISA AMIS HRM
Cập nhật tình hình sử dụng nhân sự tại doanh nghiệp dễ dàng với MISA AMIS HRM
  • MISA AMIS HRM tự động hóa nghiệp vụ của HR trong tất cả các khâu: Tuyển dụng, Hội nhập, Phúc lợi, Đãi ngộ, Đánh giá nhân sự, Đào tạo và phát triển.  
  • AMIS Nhân sự liên thông dữ liệu giữa các ứng dụng, tiết kiệm thời gian nhập liệu, hỗ trợ phân tích, lập kế hoạch và đánh giá chất lượng nhân sự, giúp giải quyết nhiều loại lãng phí.
  • Hơn 50 báo cáo sinh động, trực quan được tự động cập nhật giúp lãnh đạo nắm bắt biến động nhân sự, cơ cấu nhân sự, và cơ cấu lương trên mọi thiết bị, tiện lợi làm việc từ xa.
  • Trong hoạt động chấm công – tính lương, các dữ liệu Kế toán – Nhân sự được đồng bộ và tự động chuyển Bảng tổng hợp chi trả & Bảng phân bổ lương cho Kế toán vào cuối tháng, không cần mất nhiều thời gian và tránh sai sót số liệu.
  • Các thủ tục khai thuế TNCN và BHXH được số hóa hoàn toàn, kết nối trực tiếp với cơ quan thuế, BHXH để kê khai, nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tuyến tức thời.

Dùng ngay miễn phí

6. Tổng kết

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về chức năng, nhiệm vụ cán bộ chuyên trách công tác an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp. Hy vọng rằng những thông tin trên đã phần nào giúp quý doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể về vai trò của cán bộ chuyên trách công tác an toàn, vệ sinh lao động. 

Bài viết được tổng hợp và biên soạn bởi Viện Đổi mới doanh nghiệp MISA (MIBI), để cập nhật các thông tin hữu ích mời bạn đọc truy cập kho tài nguyên miễn phí về Khóa học/Video/Ebook tại Viện đổi mới doanh nghiệp MISA

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]