Kênh phân phối 1 cấp là gì? Một số ví dụ về kênh 1 cấp

11/04/2023
311

Kênh phân phối 1 cấp là loại kênh phân phối mà nhà bán lẻ tham gia làm trung gian phân phối. Bài viết này sẽ tập trung giới thiệu kênh 1 cấp và một số ví dụ về kênh 1 cấp để bạn hiểu hơn về cấp độ phân phối này.

Đối với doanh nghiệp, để mở rộng thị trường và đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng thì vấn đề lựa chọn và phát triển kênh phân phối phù hợp là vô cùng quan trọng. Tại Việt Nam, kênh phân phối truyền thống (General Trade) bao gồm: kênh phân phối 1 cấp, kênh phân phối 2 cấp và kênh phân phối 3 cấp. Ở bài viết này, chúng ta sẽ giới thiệu chủ yếu về kênh phân phối 1 cấp và nêu ra một số ví dụ về kênh 1 cấp.

Kênh phân phối 1 cấp là gì? Một số ví dụ về kênh 1 cấp
Kênh phân phối 1 cấp là gì? Một số ví dụ về kênh 1 cấp

1. Kênh phân phối 1 cấp là gì?

Kênh phân phối 1 cấp là loại kênh phân phối sử dụng nhà bán lẻ làm trung gian phân phối. Trong đó, nhà sản xuất bán trực tiếp hàng hóa cho nhà bán lẻ, người bán lẻ bán cho người tiêu dùng cuối cùng và không có sự tham gia của trung gian bán buôn.

2. Cấu trúc kênh phân phối 1 cấp

Đối với kênh phân phối 1 cấp, nhà bán lẻ là trung gian phân phối duy nhất. Theo đó, nhà bán lẻ đóng một vai trò quan trọng trong việc kết nối cung và cầu. Bên cạnh đó, trung gian bán lẻ sẽ liên hệ với khách hàng để thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm.

Trong một số trường hợp, nhà bán lẻ có quy mô lớn, muốn mua số lượng hàng hóa lớn thì thường sử dụng kênh phân phối 1 cấp. Việc sử dụng kênh phân phối khác có sự tham gia của trung gian bán buôn khiến cho chi phí lưu kho quá đắt cũng là một trong những lý do các nhà sản xuất có xu hướng lựa chọn kênh phân phối 1 cấp.

3. Khi nào thì doanh nghiệp nên lựa chọn kênh phân phối 1 cấp?

Đối với các nhà sản xuất, việc lựa chọn kênh phân phối phù hợp để người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận với các sản phẩm của mình là vô cùng quan trọng. Các kênh phân phối có thể khác nhau tùy thuộc vào loại sản phẩm cụ thể của nhà sản xuất và mục tiêu bán hàng của họ. Các yếu tố sau đây sẽ được đưa ra khi một công ty cân nhắc việc lựa chọn kênh phân phối 1 cấp để đưa sản phẩm tới người tiêu dùng.

  • Giá trị của sản phẩm thấp, không có tính năng đặc biệt
  • Các loại hàng hóa được tiêu dùng thường xuyên như bánh kẹo, thuốc lá, tạp chí…
  • Các sản phẩm được tiêu dùng rộng rãi trên thị trường, tập trung một số lượng lớn các khách hàng.
  • Người bán lẻ có nguồn lực đủ mạnh và khả năng kinh doanh lớn để thực hiện các công việc của những người bán buôn.
  • Những sản phẩm mới được giới thiệu trên thị trường thông qua một trung gian có uy tín và kinh nghiệm.

Quản lý kênh phân phối hiệu quảDùng thử MISA AMIS CRM miễn phí ngay!

4. Ưu và nhược điểm của kênh 1 cấp

Ưu điểm

  • Tăng tính chủ động và khả năng tiếp cận với khách hàng
  • Chuyên môn hoá vào sản xuất, dễ dàng xâm nhập thị trường
  • Tận dụng được chuyên môn của trung gian phân phối
  • Chi phí đầu tư ít 

Nhược điểm

  • Không phù hợp với các sản phẩm có giá trị cao
  • Thời gian tiêu thụ ngắn
  • Gặp khó khăn trong việc quản lý quá trình phân phối

5. Ví dụ về kênh phân phối 1 cấp

Kênh phân phối 1 cấp thường được sử dụng cho các dòng sản phẩm được tiêu dùng rộng rãi trên thị trường như: máy tính, máy giặt, tivi, tủ lạnh, xe máy, ô tô, máy móc…

Ví dụ 1

Dell Incorporation là công ty đa quốc gia của Hoa Kỳ về phát triển và thương mại hóa công nghệ máy tính. Các dòng sản phẩm chính của Dell phải kể đến là: máy tính xách tay, máy tính để bàn, điện thoại, máy in, tivi…

Tại Việt Nam, Dell vừa sử dụng các đại lý, vừa chú trọng tới phân phối sản phẩm qua kênh 1 cấp thông qua việc hợp tác với các hãng bán lẻ để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Một số nhà bán lẻ tại Việt Nam phân phối các sản phẩm của Dell phải kể đến như: FPT Shop, Thế giới Di Động, Viettel Store…

Ví dụ 2

Samsung là một tập đoàn điện tử của Hàn Quốc, chuyên về sản xuất điện thoại di động và các thiết bị điện tử công nghệ cao. Samsung tổ chức kênh bán hàng rộng khắp cả nước thông qua kênh phân phối cấp 1 nhằm phát triển thương hiệu và phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng tại thị trường Việt Nam.

Từ hệ thống bán lẻ sản phẩm Samsung tại Hà Nội có những tên tuổi nổi tiếng như: Thế Giới Di Động, FPT, Điện Thoại Di Động, Di Động Việt… Ngoài ra, trên thị trường còn có mạng lưới các cửa hàng điện thoại, cửa hàng điện tử, siêu thị điện máy cung cấp sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Samsung tổ chức kênh bán hàng rộng khắp cả nước thông qua kênh phân phối cấp 1
Samsung tổ chức kênh bán hàng rộng khắp cả nước thông qua kênh phân phối cấp 1

Ví dụ 3

TH True Milk là một trong những thương hiệu sữa hàng đầu tại Việt Nam hiện nay. Bên cạnh việc phân phối trực tiếp các dòng sản phẩm trực tiếp tới tay người tiêu dùng thông qua hệ thống các cửa hàng TH True mart, TH True Milk còn phân phối sản phẩm thông qua kênh 1 cấp.

Loại hình phân phối này được TH True Milk vô cùng chú trọng. Các dòng sản phẩm sữa của TH được phân phối rộng rãi trên khắp các cửa hàng, siêu thị cả nước, từ đó đến tay người tiêu dùng. Một số nhà bán lẻ như: Big C, Coopmart, Lotte…đều đang phân phối các sản phẩm của TH.

Tóm lại, kênh phân phối 1 cấp là một trong những loại kênh phân phối đóng vai trò quan trọng trong chiến lược tiếp thị sản phẩm của doanh nghiệp. Việc lựa chọn kênh phân phối sao cho hiệu quả phụ thuộc vào quy mô cũng như đặc điểm sản phẩm của mỗi doanh nghiệp. Từ đó, giúp cho doanh nghiệp tiếp cận được nhóm khách hàng mục tiêu, đồng thời tối đa hóa doanh thu và nâng cao nhận thức về thương hiệu của doanh nghiệp.

6. Tổ chức bán hàng cho kênh phân phối hiệu quả

Đối với các doanh nghiệp phân phối, liệu việc tăng độ phủ càng nhiều càng tốt thông qua mạng lưới đại lý sẽ đem lại lợi nhuận nhiều, phân phối sẽ càng hiệu quả? Hay phân phối chỉ đơn thuần là cuộc chiến tại điểm bán? Hiệu quả phân phối phụ thuộc hoàn toàn vào năng lực của trung gian phân phối?

Để trả lời cho các câu hỏi trên, mời bạn đọc cuốn Ebook “Hướng dẫn từ A-Z: Tăng cường hiệu quả hoạt động phân phối”. Ở cuốn Ebook này, MISA sẽ cùng Quý độc giả khám phá bức tranh toàn cảnh về thị trường phân phối tại Việt Nam, những chiến lược và chiến thuật phân phối phổ biến hiện nay, cũng như cách thiết kế, vận hành và tối ưu kênh phân phối. Từ đó, doanh nghiệp có thể tham khảo, đúc rút và ứng dụng các phương thức, bài học phù hợp vào tổ chức của mình.

Cuốn Ebook cũng sẽ dành phần lớn thời lượng để phân tích về “con người & Công nghệ”, hai yếu tố đóng vai trò là “đòn bẩy” tạo nên sự khác biệt và thúc đẩy hiệu suất phân phối; đồng thời góp phần giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.

Mời bạn đọc tải và bàn luận cùng MISA để rút ra những bài học hay để thúc đẩy hiệu quả của các kênh phân phối nói chung và kênh phân phối 1 cấp nói riêng.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Tuyến Phạm
Tác giả
Giám đốc Kinh doanh tại MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả