SaaS Product – ưu điểm, thách thức, ứng dụng cho doanh nghiệp

08/02/2023
559

Các sản phẩm ứng dụng SaaS đang ngày càng được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp vì những lợi ích mà nó mang lại cho doanh nghiệp. Hãy cùng Misa Amis tìm hiểu về SaaS Product, những lợi ích cũng như rủi ro mà doanh nghiệp có thể phải đối mặt khi sử dụng loại hình ứng dụng này cho doanh nghiệp của mình trong bài viết ngay sau đây.

SaaS Product - ưu điểm, thách thức, ứng dụng cho doanh nghiệp
SaaS Product – ưu điểm, thách thức, ứng dụng cho doanh nghiệp

SAAS là gì?

SAAS được viết tắt từ Software as a Service, nó là phần mềm được ra đời và đưa vào sử dụng dựa trên công nghệ điện toán đám mây (Cloud computing). Và nó được định nghĩa là một dạng mô hình cung cấp, phân phối các dịch vụ ứng dụng tới người dùng thông qua phần mềm.

Các ứng dụng SaaS hoạt động khá đa dạng. Nó có thể là một ứng dụng web, có thể là một phần mềm được phát triển theo yêu cầu và cũng có thể là phần mềm được lưu trữ. Hầu hết các ứng dụng SaaS đều sẽ chạy trên máy chủ của các đơn vị cung cấp SaaS. Nhà cung cấp này có thể có toàn quyền quản lý quyền truy cập vào ứng dụng của người dùng. Và họ cũng đảm bảo tính bảo mật trong việc lưu trữ thông tin người dùng của mình.

SaaS thường được truy cập khi người dùng sử dụng máy Client. Ví dụ như họ có thể truy cập thông qua trình duyệt web mà họ đã đăng ký thông tin của mình. Với tính tiện dụng này, SaaS đã và đang dần trở thành mô hình phân phối phổ biến cho các ứng dụng kinh doanh của doanh nghiệp như: phần mềm xử lý bảng lương nhân viên, quản trị hệ cơ sở dữ liệu DBMS, phần mềm doanh nghiệp…

Kiến trúc SaaS Product

Kiến trúc SaaS Product
Kiến trúc SaaS Product

Các ứng dụng SaaS thường sử dụng phương pháp tiếp cận người dùng. Điều này có nghĩa là ứng dụng SaaS sẽ được chạy trên các máy chủ lưu trữ và sẽ phục vụ khách hàng là những người đăng ký hoặc thuê trên đám mây. 

Với mọi khách hàng, mã nguồn ứng dụng này là hoàn toàn giống nhau cho dù các khách hàng đăng ký khác nhau sử dụng nó trên các thiết bị khác nhau. Mọi dữ liệu của người dùng sẽ vẫn được tách biệt và bảo mật cao nhất.

Loại kiến trúc này có nghĩa là nhà cung cấp dịch vụ đám mây có thể bảo trì, cập nhật hay sửa lỗi nhanh hơn, dễ dàng và hiệu quả hơn mà không gây quá nhiều ảnh hưởng đến hoạt động của người dùng. Các kỹ sư có thể thực hiện các thay đổi cần thiết cho tất cả khách hàng bằng cách phát hành một phiên bản dùng chung duy nhất thay vì thực hiện nhiều lần trong nhiều trường hợp.

Ưu điểm của SAAS Product

Khả năng truy cập

Khả năng truy cập của SaaS sẽ khiến bạn ngạc nhiên khi bạn không cần phải tải và cài đặt ứng dụng mà chỉ cần một thiết bị có kết nối Internet là có thể sử dụng nó một cách dễ dàng.

SaaS ngoài việc sử dụng được trên máy tính để bàn, laptop mà mà chúng còn có thể sử dụng dễ dàng trên các thiết bị di động. Ngày nay các ứng dụng này được thiết kế thân thiện với thiết bị di động để đáp ứng nhu cầu làm việc trong nhiều trường hợp và hoàn cảnh khác nhau. Đặc biệt điều này hướng tới đối tượng người dùng là những người thường xuyên di chuyển

Khả năng cập nhật

Ưu điểm thứ 2 chúng tôi muốn nhắc đến là khả năng cập nhật tức thời của các ứng dụng SaaS. Các ứng dụng này chạy trên đám mây nên các nhà cung cấp có thể phát hành các bản cập nhật phần mềm của họ một cách liên tục mà không gây quá nhiều ảnh hưởng đến hoạt động của người dùng. Nếu so sánh với các phần mềm truyền thống, điều này chính là sự khác biệt rõ rệt nhất.

Phần cứng

Phần cứng là yếu tố chúng ta có thể loại bỏ hoàn toàn khi tìm hiểu về SaaS. Các phần mềm truyền thống ngoài mức độ cấu hình yêu cầu tối thiểu để có thể hoạt động còn phải xem xem nó có tương thích với phần cứng của thiết bị hay không.

Đối với một số trường hợp đặc biệt, các phần mềm còn yêu cầu là các máy chủ và thiết bị chuyên dụng để đáp ứng nhu cầu vận hành. Đây là phần chi phí rất lớn để đầu tư ban đầu đối với nhiều doanh nghiệp. Khi sử dụng SaaS, các công ty này có thể tiết kiệm được phần chi phí này và chuyển nó thành chi phí vận hành để hoạt động hiệu quả hơn.

Ưu điểm của SAAS Product
Ưu điểm của SAAS Product

Lưu trữ

Việc lưu trữ dữ liệu trong doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Khả năng lưu trữ của mô hình SaaS chính là điểm mạnh mà không phải phần mềm nào cũng đáp ứng được. Trong doanh nghiệp, phần mềm kế toán luôn đứng trước nguy cơ bị mã hoá ổ cứng. Khi đối mặt với việc không may này, có thể vẫn có cách để khôi phục dữ liệu nhưng rủi ro mà doanh nghiệp phải đối mặt là không hề nhỏ.

Với SaaS, dữ liệu của doanh nghiệp sẽ liên tục được lưu trữ trên đám mây. Mọi sự thay đổi đều được cập nhật liên tục và lưu trữ kịp thời. Và đối với rủi ro một trong các máy tính trong hệ thống bị mã hoá thì cũng không phải là vấn đề gì quá lớn khi chỉ cần một vài thao tác đơn giản, một bản sao mới nhất của dữ liệu sẽ được lưu mới trên đám mây và được cập nhật lại gần như là ngay lập tức trên máy tính đó.

Dữ liệu và phân tích

Những báo cáo hiện trạng sử dụng phần mềm là điều mà các doanh nghiệp luôn quan tâm. Khi đó chủ doanh nghiệp có thể biết được việc sử dụng phần mềm có mang lại hiệu quả hay không? Với phần mềm truyền thống, việc đo lường này là cả một vấn đề. Ngược lại với SaaS lại thể hiện sức mạnh của mình trong việc phân tích dữ liệu của nó.

Các doanh nghiệp sử dụng ứng dụng SaaS thường có quyền truy cập vào các công cụ báo cáo trực quan bằng hình ảnh. Các hình ảnh trực quan này cung cấp đầy đủ thông tin có giá trị về hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó doanh nghiệp có thể sắp xếp hợp lý, tiết kiệm và nâng cao hiệu quả làm việc.

Thách thức và rủi ro của SaaS Product

Tuy nhiều lợi ích là thế nhưng SaaS cũng đặt ra cho doanh nghiệp một số rủi ro và thách thức tiềm ẩn trong quá trình sử dụng. 

Các vấn đề ngoài tầm kiểm soát

Các vấn đề này có thể phát sinh khi nhà cung cấp gặp sự cố gây gián đoạn trong việc cung cấp dịch vụ. Các thay đổi không mong muốn này có thể gặp phải vi phạm bảo mật và ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sử dụng dịch vụ của khách hàng. Doanh nghiệp có thể chủ động giảm thiểu những vấn đề này bằng cách hiểu SLA của nhà cung cấp và đảm bảo nó được thực thi trong quá trình hoạt động.

Quyền kiểm soát phiên bản ứng 

Ứng dụng SaaS luôn hoạt động cùng 1 phiên bản cho tất cả khách hàng. Nếu nhà cung cấp muốn áp dụng bản cập nhật của mình, nó sẽ được triển khai cho tất cả khách hàng của mình, bất kể khách hàng có muốn hay không. Và nếu khách hàng muốn làm việc tại phiên bản cũ sẽ gặp những vấn đề nhất định với nhà cung cấp. Điều này rất dễ phát sinh các vấn đề giữa các bên trong quá trình sử dụng và vận hành ứng dụng.

Chuyển đổi nhà cung cấp khó 

Khi khách hàng có những vấn đề với nhà cung cấp, việc chuyển đổi nhà cung cấp là không hề dễ dàng. Để chuyển đổi thành công, khách hàng phải di chuyển một lượng lớn dữ liệu. Chưa kể đến việc các nhà cung cấp khác nhau sử dụng những công nghệ độc quyền, điều này có thể dẫn đến những vấn đề trong quá trình chuyển dữ liệu khách hàng từ nhà cung cấp này qua nhà cung cấp khác.

Bảo mật

Các rủi ro về bảo mật liên quan đến SaaS không giống với rủi ro liên quan đến các phần mềm truyền thống. Đối với phần mềm truyền thống, các lỗ hổng được nhà cung cấp chịu trách nhiệm loại bỏ bằng các đoạn mã nguồn, trong khi đó người dùng chỉ chịu trách nhiệm sử dụng các phần mềm đó trên cơ sở hạ tầng và mạng an toàn. Do đó, trách nhiệm bảo mật là của nhà cung cấp phần mềm và bên thứ 3 cung cấp dịch vụ đám mây.

Khi nhắc đến bảo mật và quyền riêng tư, các tổ chức vẫn có những dè dặt nhất định. Một số mối quan tâm lớn trong thời gian này bao gồm:

  • Mã hóa và quản lý khóa
  • Danh tính và truy cập (IAM)
  • Giám sát an ninh
  • Ứng phó sự cố
  • Các yêu cầu về cư trú dữ liệu
  • Bảo mật dữ liệu
Thách thức và rủi ro của SaaS Product
Thách thức và rủi ro của SaaS Product

Ứng dụng SaaS Product tại Việt Nam

Nhận thấy những tiềm năng to lớn của SaaS, có rất nhiều phần mềm tại Việt Nam ra đời phục vụ các công việc của doanh nghiệp đòi hỏi việc quản trị dữ liệu trên đám mây. Công ty Cổ phần MISA là đơn vị điển hình cho ra đời các sản phẩm liên quan đến Saas.

Điển hình trong khâu quản lý bán hàng – MISA AMIS CRM có thể là ví dụ tiêu biểu cho SaaS Product. Đây là phần mềm quản lý bán hàng, duy trì mối quan hệ với khách hàng hữu ích cho các doanh nghiệp với quy mô từ 5 nhân viên kinh doanh trở lên.

Một số các tính năng của MISA AMIS ứng dụng Saas hữu ích cho doanh nghiệp bao gồm:

  • Quản trị dữ liệu tập trung: Lưu trữ toàn bộ thông tin khách hàng, hàng hóa trên đám mây, tự động cập nhật, sao lưu liên tục tránh mất mát dữ liệu của doanh nghiệp. Khi dữ liệu khách hàng được quản lý tập trung trên một hệ thống, các bộ phận liên quan có thể tự động theo dõi: thông tin khách hàng, lịch sử giao dịch, trạng thái chăm sóc…
  • Hàng hóa được đẩy lên phần mềm giúp bạn: Quản lý kho hàng đơn giản ( số lượng, tồn kho, khuyến mại) dễ dàng không cần quản lý thủ công, chồng chéo các bộ phận. 
  • Quản lý doanh thu tiện lợi: Tất cả các hoạt động bán hàng của từng sản phẩm, từng nhóm bán hàng đều được lưu trữ trên hệ thống. MISA AMIS CRM phân ra hơn 30 loại báo cáo giúp tra cứu nhanh chóng dữ liệu về doanh thu bán hàng, Kpis nhân viên, báo cáo cơ hội bán hàng, sản phẩm đạt doanh thu cao nhất…. Doanh nghiệp nắm bắt nhanh chóng tình hình hoạt động mà không cần đợi các bộ phận gửi file thống kê.

Đặc biệt MISA AMIS vô cùng bảo mật. Mặc dù dữ liệu được lưu trữ trên cùng hệ thống nhưng tính năng phân quyền sẽ cụ thể hóa cho từng người/ bộ phận để phân tầng tiếp nhận thông tin. 

Bạn đang gặp khó khăn trong việc quản lý bán hàngThử ngay miễn phí MISA AMIS CRM - Giải pháp quản lý bán hàng toàn diện

MISA AMIS CRM đã có hơn 12.000 doanh nghiệp sử dụng, bạn có thể xem thêm khách hàng tiêu biểu của MISA tại đây. Với những tính năng mạnh mẽ ứng dụng SaaS, phần mềm vinh dự nhận giải thưởng Sao Khuê về công nghệ do Hiệp hội phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam trao tặng.

Để không bỏ lỡ những cơ hội từ MISA AMIS CRM mang lại giúp doanh nghiệp tinh gọn, tối ưu lợi nhuận, đăng ký trải nghiệm miễn phí phần mềm tại đây:

Tổng kết

Trên đây là những kiến thức cần nắm được khi nói về SaaS Product. Misa Amis hy vọng bài viết này đã giúp các doanh nghiệp có thêm cách tiếp cận và làm chủ công nghệ mới. Hãy cân nhắc sử dụng MISA AMIS CRM để có bước chuyển mình trong việc quản lý bán hàng, gia tăng hiệu quả nhé. Chúc các bạn thành công!

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Tuyến Phạm
Tác giả
Giám đốc Kinh doanh tại MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả