15 khó khăn thường gặp trong công tác tuyển dụng nhân sự hiện nay

04/05/2020
5754

Hiện nay, thị trường lao động ngày càng diễn ra sôi nổi, người tìm việc và nhu cầu tuyển dụng tại các doanh nghiệp đều có xu hướng ngày càng tăng. Tuy nhiên, không phải người cần việc cũng tìm được công việc phù hợp và nhà tuyển dụng nào cũng tìm được ứng viên ưng ý.

báo cáo tuyển dụng

Tải miễn phí – Mẫu Báo cáo Tuyển dụng Nhân sự Chính xác nhất 2024 dành cho CEO & HR

Bài viết dưới đây MISA AMIS HRM sẽ liệt kê những khó khăn nhà tuyển dụng thường xuyên gặp phải khiến việc tìm kiếm ứng viên phù hợp bị kéo dài gây tốn kém chi phí của doanh nghiệp.

1. Cán bộ nhân sự mất nhiều thời gian tổng hợp nhu cầu tuyển dụng từ các phòng ban

Mỗi phòng ban sẽ đề xuất vị trí, số lượng cần tuyển dụng, cán bộ tuyển dụng sẽ là người tập hợp các nhu cầu, trình lên lãnh đạo và tiến hành tuyển dụng nếu được cấp trên phê duyệt.

Với doanh nghiệp có nhiều phòng ban, việc tổng hợp nhu cầu tuyển dụng bằng cách thủ công khiến người làm công tác tuyển dụng mất rất nhiều thời gian, làm việc qua nhiều cấp và nhiều lần để thống nhất được số vị trí cần tuyển.

Cán bộ nhân sự mất nhiều thời gian tổng hợp nhu cầu tuyển dụng từ các phòng ban
Cán bộ nhân sự mất nhiều thời gian tổng hợp nhu cầu tuyển dụng từ các phòng ban

>> Xem thêm: Top phần mềm quản lý nhân sự tốt nhất

2. Mất nhiều thời gian cho việc đăng tin tuyển dụng và thu thập hồ sơ ứng viên từ mạng xã hội

Mạng xã hội là kênh tuyển dụng miễn phí được nhiều nhà tuyển dụng lựa chọn hiện nay. Với hàng chục các trang mạng xã hội, hàng trăm group thì bạn có thể mất cả ngày chỉ để đăng tin tuyển dụng và nhập thông tin ứng viên.

Nếu bạn đang tìm kiếm phần mềm quản lý tuyển dụng, bạn vui lòng để lại thông tin dưới đây, đội ngũ nhân viên MISA sẽ hỗ trợ và tư vấn cho bạn:


3. Mất nhiều thời gian để quản lý các tài khoản đăng tuyển và các hồ sơ ứng viên trên các trang tuyển dụng khác nhau

Tương tự mạng xã hội, bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để đăng tin tuyển dụng từ các trang web tuyển dụng, thu thập hồ sơ ứng viên và quản lý các tài khoản đăng tuyển.

Một số nhà tuyển dụng (NTD) hay quên tài khoản đăng nhập trên các website tuyển dụng do thông tin đăng ký không đồng nhất, dẫn đến quá trình đăng tin, đăng nhập lại cũng tiêu tốn khá nhiều thời gian. Tốt hơn hết, nếu như đăng tuyển thủ công, NTD nên quản lý các tài khoản đăng nhập đồng nhất hoặc lưu lại thông tin tài 1 nơi ngay khi cần.

4. Thông tin trao đổi qua email hoặc tin nhắn nên khó quản lý, thiếu sự liên kết

Hiện nay, nhân sự tuyển dụng thường lựa chọn các liên hệ với các ứng viên bằng cách gọi điện, nhắn tin hoặc email. Tuy nhiên các kênh này lại không có sự liên kết với nhau dẫn đến khó khăn trong việc quản lý, dễ bị nhầm lẫn thông tin ứng viên.

5. Tốn thời gian nhập liệu thông tin của ứng viên để lưu trữ

Sau khi nhận được hồ sơ ứng viên, nhân sự tuyển dụng cần nhập lại thông tin vào một file excel để lưu trữ và theo dõi trong suốt quá trình tuyển dụng. Hãy thử tưởng tượng, có đến 200 hồ sơ thì bạn sẽ phải mất bao lâu cho việc làm này?

Tốn thời gian nhập liệu thông tin của ứng viên để lưu trữ
Tốn thời gian nhập liệu thông tin của ứng viên để lưu trữ

6. Tốn thời gian để sàng lọc CV

Không phải hồ sơ nào ứng viên gửi đến cũng phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp bạn và vị trí cần tuyển. Chính vì thế, nhà tuyển dụng cần trải qua bước sàng lọc hồ sơ và ghi chú lại những thông tin phù hợp với vị trí công việc.

Đối với những vị trí tuyển dụng có nhiều hồ sơ, việc lọc CV tiêu tốn khá nhiều thời gian của cán bộ tuyển dụng, không những thế đây là bước quan trọng để NTD không bỏ sót những thông tin quan trọng nên cần được tiến hành kỹ lưỡng. Lọc CV cần chú ý đến:

  • Ứng viên phù hợp để thi tuyển vòng kế tiếp
  • Ứng viên không đủ tiêu chuẩn/kinh nghiệm/học vấn thì loại khỏi vòng hồ sơ
  • Ứng viên tiềm năng: Thích hợp với vị trí công việc nào đó nhưng chưa tuyển dụng tại thời điểm ứng viên nộp hồ sơ

7. Bỏ quên ứng viên, sắp xếp lịch phỏng vấn trùng khi quản lý ứng viên bằng excel

Excel là công cụ quản lỹ dữ liệu miễn phí được sử dụng phổ biến hiện nay. Công cụ này có rất nhiều ưu điểm nhưng cũng có không ít nhược điểm.

Cụ thể, nếu bạn quản lý ứng viên bằng excel với danh sách dài dằng dặc thì bạn sẽ rất dễ rơi vào trường hợp bỏ quên ứng viên, sắp xếp lịch phỏng vấn bị trùng.

8. Quên không gửi email xác nhận cho ứng viên về thời gian và hồ sơ chuẩn bị

Chắc hẳn ai từng làm nhân sự cũng từng rơi vào trường hợp quên không gửi email xác nhận cho ứng viên, thông báo thời gian phỏng vấn hay cần chuẩn bị những hồ sơ gì. Lý do có thể do quá nhiều hồ sơ hoặc đang mất tập trung.

Quên không gửi email cho ứng viên thông báo ngày giờ phỏng vấn hay kết quả phỏng vấn là nhược điểm khiến ứng viên có ấn tượng xấu với doanh nghiệp. Ngay cả khi đây là một nhân tố tiềm năng và đỗ phỏng vấn, đây cũng có thể là một lý do khiến ứng viên từ chối nhận việc.

9. Chất lượng phỏng vấn online kém

Nhà tuyển dụng sử dụng các phần mềm gọi điện miễn phí như skype/whatsapp để phỏng vấn online, thường gặp phải rủi ro đường truyền không ổn định dẫn đến ảnh hưởng chất lượng phỏng vấn.

Trong thời đại công nghệ, đặc biệt là giai đoạn khó khăn như dịch Covid-19 vừa qua, phỏng vấn online được coi là giải pháp tất yếu. Bởi thế, NTD cần nhận biết được khó khăn khi phỏng vấn online để tìm được giải pháp khắc phục phù hợp.

Chất lượng phỏng vấn online kém
Chất lượng phỏng vấn online kém

10. Khó khăn trong việc quản lý quá trình phỏng vấn của ứng viên bằng excel

Quản lý quá trình phỏng vấn là bước không thể thiếu trong quá trình tuyển dụng. Việc quản lý quá trình phỏng vấn bằng excel hiện nay khiến nhà tuyển dụng gặp không ít khó khăn như: mất nhiều thời gian để nhập, tìm kiếm dữ liệu; dễ mất dữ liệu nếu chẳng may quên không lưu…

11. Lãng quên hồ sơ ứng viên tiềm năng

Ứng viên tiềm năng là những ứng viên phù hợp với nhu cầu, văn hóa của doanh nghiệp bạn nhưng tại thời điểm đó, chưa có vị trí trống cho họ. Những ứng viên tiềm năng sẽ được lưu lại để tận dụng cho những lần tuyển dụng tiếp theo.

Tuy nhiên, rất nhiều nhà tuyển dụng bỏ lỡ những ứng viên này do không có công cụ lưu trữ thông tin. Khi có vị trí cần tuyển dụng lại mất nhiều thời gian, chi phí và nguồn lực để tìm kiếm, phỏng vấn và đánh giá ứng viên tiềm năng khác.

12. Mất nhiều thời gian mới đánh giá được hiệu quả tuyển dụng của từng kênh

Đánh giá hiệu quả từng kênh tuyển dụng là điều cần thiết để doanh nghiệp nâng cao chất lượng tuyển dụng cũng như tối ưu chi phí cho hoạt động chiêu mộ nhân tài.

Hiện nay, để đánh giá hiệu quả các kênh tuyển dụng, nhân viên HR cần nhiều thời gian để tổng hợp thông tin, thu thập số liệu để đánh giá và làm báo cáo tuyển dụng cho từng kênh, từng vòng tuyển dụng.

13. Không xác định được nguyên nhân vì sao số lượng ứng viên qua từng vòng lại không đạt như kỳ vọng

Đây là một trong số những khó khăn không phải NTD nào cũng để ý. Thế nhưng nó lại quyết định rất lớn đến hiệu quả tuyển dụng sau này. Khi không tìm được nguyên nhân tại sao số ứng viên ở từng vòng không đạt kỳ vọng để tìm ra giải pháp, công tác tuyển dụng sẽ đi theo lối mòn, dẫn đến:

  • Chất lượng ứng viên không được nâng cao
  • Tốn kém chi phí cho nhiều đợt tuyển dụng hơn mới đủ số người
  • Kéo dài thời gian tuyển dụng, mất công, mất sức, mất thời gian của những người trong hội đồng tuyển dụng

14. Không quản lý được chi phí tuyển dụng

Mỗi đợt tuyển dụng, bộ phận tuyển dụng chỉ được phép sử dụng một khoản ngân sách đã được cấp trên định sẵn. Chính vì thế, làm sao tuyển dụng hiệu quả mà vẫn đảm bảo chi phí trong mức cho phép luôn là bài toán khó. Nhiều doanh nghiệp phải tốn không ít tiền, thậm chí vượt quá ngân sách mới tìm đủ ứng viên phù hợp.

Khi không quản lý được mức chi phí đã chi tiêu, cán bộ tuyển dụng hay doanh nghiệp rất có thể lâm vào tình trạng “đang đốt tiền mà không biết”. Dấu hiệu của khó khăn này có thể kể đến như:

  • Không liệt kê hết các khoản chi phí phát sinh trong quá trình tuyển dụng
  • Từ trước đến nay doanh nghiệp chưa từng cân nhắc đến hiệu quả chi phí trong quá trình tuyển dụng
Không quản lý được chi phí tuyển dụng
Không quản lý được chi phí tuyển dụng

15. Thương hiệu tuyển dụng của doanh nghiệp không thu hút được nhiều ứng viên chất lượng cao

Thương hiệu tuyển dụng là hình ảnh doanh nghiệp trong mắt các ứng viên. Chính vì thế, khiến ứng viên bị thu hút bởi thương hiệu tuyển dụng của doanh nghiệp là việc làm cần thiết của người làm tuyển dụng.

Việc không chú trọng đến việc xây dựng thương hiệu tuyển dụng, quy trình tuyển dụng không chuyên nghiệp có thể khiến doanh nghiệp bỏ lỡ nhiều nhân tài.

Nắm được những khó khăn và tìm cách khắc phục những yếu tố trên sẽ giúp nâng cao hiệu quả tuyển dụng, doanh nghiệp bạn sẽ dễ dàng tìm được nhân tài.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 3 Trung bình: 5]
Ngọc Ánh
Tác giả
Chuyên gia phát triển nguồn nhân lực
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả