Đối mặt với làn sóng nghỉ việc sau khi ra tết, doanh nghiệp cần làm gì?

05/01/2023
2932

Làn sóng nghỉ việc sau khi ra Tết là bài toán khó mà nhiều doanh nghiệp chưa tìm được lời giải đáp. Điều này còn đặc biệt nghiêm trọng trong bối cảnh kinh tế hiện nay khi lạm phát tăng cao, hàng loạt các công ty buộc phải cắt giảm lương của nhân viên. Vậy thì đâu là giải pháp giúp doanh nghiệp vượt qua làn sóng này? Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu câu trả lời qua bài viết hôm nay bạn nhé!

Đối mặt với làn sóng nhân viên nghỉ việc sau khi ra Tết, doanh nghiệp cần làm gì?
Đối mặt với làn sóng nhân viên nghỉ việc sau khi ra Tết, doanh nghiệp cần làm gì?

1. Nguyên nhân tạo ra làn sóng nghỉ việc sau khi ra Tết?

Để tìm ra giải pháp cho làn sóng nghỉ việc sau khi ra Tết, chúng ta cần hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Dưới đây là 6 lý do mà MISA AMIS tổng hợp và phân tích được:

1.1. Thiếu sự công nhận

Sự công nhận của doanh nghiệp hoặc người quản lý đóng vai trò quan trọng tạo nên động lực làm việc mỗi ngày của nhân viên. Nhiều nhân viên đã nghỉ việc chia sẻ rằng họ không muốn gắn bó với công ty cũ vì nỗ lực làm việc không được ghi nhận hoặc ghi nhận chưa đúng. 

Kết quả đánh giá cuối năm chính là kết quả mà nhân viên mong đợi nhất dịp trước Tết. Nhiều nhân viên cảm thấy tự hào và muốn gắn bó dài lâu với công ty khi nhận kết quả đánh giá tốt. Ngược lại, nhiều trường hợp lại cảm thấy mình không được coi trọng, doanh nghiệp không ghi nhận đúng sự đóng góp của mình. Từ đó, nhân viên hình thành suy nghĩ muốn nghỉ việc hoặc tìm môi trường làm việc mới sau khi ra Tết. 

1.2. Thiếu cơ hội thăng tiến

Một số nhân viên không có động lực làm việc mạnh mẽ hoặc không muốn phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, phần lớn nhân viên đều mong chờ cơ hội thăng tiến, cải thiện được vị trí và thu nhập cho bản thân và gia đình.

Cơ hội thăng tiến chính là điểm neo để nhân viên không ngừng học hỏi, phát triển và làm việc tốt hơn mỗi ngày. Chính vì vậy, khi doanh nghiệp không làm rõ được điểm này hoặc thậm chí không có bất cứ gợi ý nào thì đây sẽ là nguyên nhân khiến nhiều nhân viên khá, giỏi muốn nghỉ việc sau Tết. Bởi đây là quãng thời gian thuận lợi để người lao động có thể tìm kiếm một công ty mới có cơ hội thăng tiến tốt hơn.

1.3. Môi trường làm việc thiếu sự linh hoạt

Kỷ luật là điểm quan trọng giúp duy trì tính ổn định và năng suất làm việc tại mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, chúng ta cũng không khó để gặp những công ty có môi trường làm việc quá kỷ luật hoặc thiếu sự linh hoạt. Sự thiếu linh hoạt thường thấy như công ty khó khăn khi nhân viên xin nghỉ phép, nghỉ việc gia đình,..

Sống trong môi trường quá kỷ luật khiến nhân viên không dám bày tỏ suy nghĩ cá nhân hoặc làm việc chống đối, kém hào hứng. Dần dần người lao động có tâm lý chán nản, muốn nghỉ việc và tìm môi trường làm việc “dễ thở” hơn. Họ chấp nhận giảm một số quyền lợi như lương, thưởng, phúc lợi,… để đổi lại môi trường làm việc linh hoạt hơn, có sự tự do cá nhân hơn.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhân viên nghỉ việc sau khi ra Tết
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhân viên nghỉ việc sau khi ra Tết

1.4. Thiếu các chế độ phúc lợi, thưởng lễ, Tết

Thưởng Tết, quà Tết, chế độ phúc lợi ngày lễ Tết chính là một trong những điểm mà người lao động quan tâm ngay từ khi bắt đầu phỏng vấn làm việc tại mỗi doanh nghiệp. Tết là thời điểm chúng ta cần có những khoản tiền nhiều hơn để chi tiêu, mua sắm, tặng quà người thân và gia đình. 

Chính vì vậy, những công ty có chế độ thưởng Tết cao thường có ưu thế trong tuyển dụng và giữ chân người lao động. Ngược lại, khi doanh nghiệp có mức thưởng Tết thấp hoặc chế độ phúc lợi ít sẽ là nguyên nhân chính dẫn đến làn sóng nghỉ việc sau khi ra Tết của nhân viên. 

1.5. Thiếu sự giao tiếp, quan tâm của cấp trên

Người quản lý chính là cầu nối giữa nhân viên và công ty. Người quản lý là người cần nắm rõ nhất điểm mạnh, điểm yếu của mỗi nhân viên cấp dưới để có thể phân công nhiệm vụ phù hợp cho mỗi người. 

Tuy nhiên, nhiều nhân viên cảm thấy thiếu sự đồng cảm, quan tâm của cấp trên. Họ cảm thấy như không được lắng nghe, coi trọng hoặc sự có mặt của mình không có ý nghĩa trong tập thể, đội nhóm. Từ đó, nhân viên ít giao tiếp, trình bày quan điểm hoặc đóng góp ý kiến cải tiến với cấp trên. Khoảng cách giữa người quản lý và nhân viên càng ngày càng lớn và có thể dẫn tới mong muốn nghỉ việc.

1.6. Nhân viên thiếu cơ hội để thể hiện bản thân

Trong tập thể, có rất nhiều cá nhân có những điểm mạnh, điểm yếu và mong muốn cơ hội làm việc khác nhau. Tuy nhiên, thể hiện bản thân là nhu cầu thiết yếu mà hầu như ai cũng có. Một nhân viên không có cơ hội nào để thể hiện kiến thức, kỹ năng hay tư duy,…cũng chính là nhân viên có mong muốn nghỉ việc cao nhất. 

Hiểu rõ 6 nguyên nhân dẫn tới làn sóng nhân viên nghỉ việc sau khi ra Tết, bạn băn khoăn tự hỏi liệu doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng như thế nào, những điểm bất lợi ra sao? Hãy cùng MISA AMIS khám phá ở phần tiếp sau đây bạn nhé.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhân viên nghỉ việc sau khi ra Tết
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhân viên nghỉ việc sau khi ra Tết

2. Doanh nghiệp bị ảnh hưởng như thế nào khi nhân viên nghỉ việc sau khi ra Tết

Làn sóng nhân viên nghỉ việc sau khi ra Tết tăng cao khiến các nhà tuyển dụng gặp khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề của hợp đồng lao động. Bên cạnh đó, họ còn phải đau đầu tìm kiếm nguồn ứng viên mới thay thế nhân viên nghỉ việc. 

Chính vì vậy, môi trường tuyển dụng nhân sự sau Tết trở nên rất sôi động và hiện tượng “bóng ma” ứng cử viên xuất hiện ngày càng nhiều. (Bóng ma ứng cử viên – thuật ngữ mới trong ngành tuyển dụng để chỉ những trường hợp ứng cử viên bất ngờ cắt đứt liên lạc hoặc cho nhà tuyển dụng “leo cây”).

Do đó, giảm tỷ lệ nghỉ việc sau khi ra Tết là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đối với mỗi doanh nghiệp hiện nay. Bởi lẽ, nếu không tạo được mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhân viên, công ty sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn.

2.1. Tốn kém chi phí

Theo khảo sát, việc tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới có thể khiến cho doanh nghiệp mất từ 20 – 50% khoản tiền lương của họ. Hơn thế nữa, một nhân viên rời đi cũng có thể làm doanh nghiệp hao hụt 33% lương hàng năm.

2.2. Mất thời gian đào tạo

Thông thường, một nhân viên mới thường mất từ 2 đến 5 tháng để có thể thành thạo công việc của mình. Bên cạnh đó, người quản lý hoặc đồng nghiệp trong phòng cũng cần bố trí thời gian đào tạo cho người mới. Điều đó có nghĩa là, cả hai bên đều mất nhiều thời gian cho việc học tập, nghiên cứu, đào tạo.

Doanh nghiệp bị ảnh hưởng nhiều mặt khi nhân viên nghỉ việc sau khi ra Tết
Doanh nghiệp bị ảnh hưởng nhiều mặt khi nhân viên nghỉ việc sau khi ra Tết

2.3. Tiêu hao kiến thức truyền tải

Khi tuyển dụng được nhân sự mới, thường có hai tình huống xảy ra: 

  • Trường hợp 1: Tuyển dụng được người mới trước khi người cũ nghỉ việc
  • Trường hợp 2: Tuyển dụng được người mới sau khi người cũ đã nghỉ việc

Đối với trường hợp 1, tùy vào quãng thời gian làm việc còn lại của nhân viên cũ tại công ty mà chất lượng đào tạo có thể khác nhau. Nếu nhân viên cũ còn khoảng thời gian dài (30 – 45 ngày) thì nhân viên mới sẽ được chỉ dạy chi tiết, tận tình hơn. Từ đó nắm bắt được kiến thức công việc nhanh hơn, đầy đủ hơn.

Tuy nhiên cũng có rất nhiều trường hợp nhân viên mới chỉ làm quen được với người cũ vài ngày hoặc trường hợp 2 – người mới vào người cũ đã nghỉ trước đó. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tiêu hao kiến thức công việc bởi thiếu thời gian chuyển giao, đào tạo. Từ đó, người mới gặp nhiều khó khăn hơn trong quá trình làm việc còn doanh nghiệp đối mặt với nhiều rủi ro bởi lỗ hổng kiến thức của nhân viên mới.

2.4. Tình trạng quá tải cho những nhân viên còn lại

Khi một nhân viên nghỉ làm đồng nghĩa với việc các nhân viên còn lại sẽ phải làm thêm việc. Mặc dù có người mới thay thế nhưng trong khoảng thời gian đào tạo, các nhân viên còn lại sẽ phải chia nhau làm thêm việc để đảm bảo hoạt động của phòng ban. Điều này dẫn đến tình trạng nhân viên trong phòng bị quá tải, phải làm thêm giờ, dễ cáu giận, căng thẳng,…

Vậy thì làm thế nào để hạn chế làn sóng nghỉ việc sau khi ra Tết của nhân viên? Câu trả lời trong một cuộc khảo sát của viện Gallup – Hoa Kỳ cho rằng: “Doanh nghiệp cần tập trung vào việc tăng động lực làm việc và giữ chân nhân viên, điều này sẽ giúp tăng năng suất làm việc lên 17% và giảm 25% tỷ lệ nghỉ việc”. 

Đây cũng chính là giải pháp cốt lõi mà MISA AMIS muốn gửi tới bạn đọc trong phần tiếp theo – 6 giải pháp giúp giảm tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên sau khi ra Tết.

3. Gợi ý 6 giải pháp giúp giảm tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên sau khi ra Tết

Bám sát vào 6 nguyên nhân của làn sóng nghỉ việc sau khi ra Tết, MISA AMIS đưa ra 6 giải pháp để “làm dịu” làn sóng này. Đặc biệt hơn nữa, 6 giải pháp này cũng dựa trên tháp nhu cầu Maslow trong quản trị nguồn nhân lực. 

Tháp nhu cầu Maslow áp dụng trong quản trị nguồn nhân lực
Tháp nhu cầu Maslow áp dụng trong quản trị nguồn nhân lực

3.1. Công nhận và đánh giá cuối năm nhân viên tốt

Trong suốt quá trình làm việc của một nhân viên, người quản lý cần không ngừng quan sát, nhận xét, đánh giá và công nhận. Một doanh nghiệp “tinh tế” sẽ nhận ra ngay những biến chuyển tích cực của mỗi nhân viên và kịp thời có sự công nhận bằng lời nói hoặc vật chất. Điều này sẽ khiến nhân viên nhận thấy mình được tôn trọng (tầng thứ 4 trong tháp nhu cầu Maslow) và có động lực thể hiện bản thân nhiều hơn (tầng thứ 5 của tháp Maslow). Qua đó, nhân viên muốn làm việc và gắn bó lâu dài với công ty.

Nấc thang cao hơn của sự công nhận đó là đánh giá cuối năm. Đánh giá cuối năm được coi là tấm bằng ghi nhận rõ ràng nhất những nỗ lực của nhân viên trong suốt một năm làm việc. Việc đánh giá không chỉ dừng lại ở việc tăng lương, thăng chức mà còn là dịp để công ty, người quản lý và nhân viên ngồi lại với nhau để nói về những điểm tốt cần phát huy, điểm yếu cần cải thiện trong năm mới. Từ đó, giúp nhân viên cảm thấy được quan tâm, tôn trọng và mong muốn cống hiến hơn nữa trong năm mới.

3.2. Cung cấp cơ hội thăng tiến trong năm mới

Khi quan sát thấy nhân viên nỗ lực làm việc tốt và có ý chí phấn đấu thì người quản lý cần kịp thời tìm ra những cơ hội thăng tiến trong tương lai phù hợp với cấp dưới của mình. 

Chính việc chia sẻ những tiềm năng, cơ hội sẽ giúp nhân viên tìm ra kim chỉ nam trong công việc và hiểu rõ con đường mình cần đi. Tuy nhiên, nhà quản lý cần đặc biệt lưu ý, hãy đưa ra những cơ hội thực tế và có thể thực hiện được. Không nên đưa ra những điều phi thực tế hoặc mục tiêu quá cao khiến nhân viên cảm thấy áp lực, sợ hãi hoặc mộng tưởng.

3.3. Thiết lập môi trường làm việc công bằng, linh hoạt

Một môi trường làm việc công bằng là điều mà doanh nghiệp nào cũng cần có để duy trì sự gắn bó của nhân viên. Để làm được điều này, mọi quy trình làm việc, thước đo kết quả, các bước đánh giá nhân viên,…đều cần được quy chuẩn hóa. Hãy đảm bảo mọi việc được vận hành dựa trên những số liệu, tiêu chuẩn riêng và hạn chế môi trường làm việc “cảm tính”.

Nơi làm việc công bằng nên đi kèm với sự linh hoạt. Linh hoạt là một từ chung và có nghĩa rất rộng, tuy nhiên, doanh nghiệp có thể sử dụng cụm từ này trong mọi ngóc ngách nơi công sở. Linh hoạt cho nhân viên nghỉ phép khi có công việc gia đình, linh hoạt chuyển chế độ làm việc tại nhà nếu cần thiết, linh hoạt chi trả trước một phần lương hỗ trợ hoàn cảnh khó khăn,…

Áp dụng linh hoạt trong khuôn khổ cho phép giúp doanh nghiệp giải được bài toán giữa “lý” và “tình”. Từ đó, nhân viên cảm nhận được sợi dây tình cảm, coi công ty như nhà và đó là nơi an toàn để gắn bó dài lâu.

Giải pháp giúp doanh nghiệp giảm tỷ lệ nghỉ việc sau khi ra Tết
Giải pháp giúp doanh nghiệp giảm tỷ lệ nghỉ việc sau khi ra Tết

3.4. Bổ sung các chế độ phúc lợi, thưởng lễ, Tết

Trong một cuộc phỏng vấn nhanh với công nhân A của công ty X, anh chia sẻ: “Mọi năm công ty em thưởng 2.3 tháng lương, nhưng năm nay kết quả đánh giá cuối năm của em không cao và khoản thưởng cũng giảm. Có thể ra ngoài Tết em sẽ tìm một công ty mới”.

Rõ ràng các chế độ phúc lợi đặc biệt là các khoản thưởng ngày lễ, Tết đóng vai trò quan trọng trong quyết định làm việc của nhân viên. Vận dụng tốt điểm này, công ty hoàn toàn có thể giữ chân nhân viên và hạn chế được làn sóng nghỉ việc sau khi ra Tết. Một số giải pháp hiệu quả được các doanh nghiệp áp dụng như:

  • Giảm bớt một phần nhỏ lương hàng tháng để có khoản thưởng Tết cao hơn cho nhân viên vào cuối năm.
  • Chia khoản thưởng Tết thành 2 phần, phần lớn trả trước Tết và phần nhỏ trả sau Tết hoặc thưởng giữa năm.
  • Duy trì các khoản thưởng Tết, quà Tết, lì xì sau Tết,…

3.5. Người quản lý tăng cường sự quan tâm, giao tiếp với cấp dưới

Với nhiệm vụ là cầu nối giữa doanh nghiệp và nhân viên, người quản lý đóng vai trò cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định gắn bó hoặc nghỉ việc của cấp dưới. Người quản lý cần có sự quan tâm sâu sát tới nhân viên, kịp thời động viên, khuyến khích nhân viên làm việc. 

Hơn thế nữa, các chính sách thưởng – phạt cũng cần người quản lý vận dụng phân minh, thấu tình, đạt lý, tránh mang tính cá nhân. Việc quản lý thường xuyên lắng nghe tâm tư, nguyện vọng hoặc ghi nhận đóng góp của cấp dưới cũng giúp nhân viên cảm thấy được tôn trọng và mong muốn gắn bó với công việc hiện tại.

3.6. Đa dạng vai trò, sự hiện diện của nhân viên

Đa dạng vai trò, sự hiện diện của nhân viên trong công ty cũng chính là một biểu hiện trong tầng cao nhất của tháp nhu cầu Maslow – nhu cầu thể hiện bản thân. Không chỉ trong lĩnh vực công việc hoặc chuyên môn, nhân viên còn mong muốn tăng sự hiện diện, vai trò của mình trong các hoạt động chung của công ty. Có rất nhiều gợi ý được đưa ra như là: tổ chức chạy bộ, đá bóng, thi văn nghệ, sáng tác thơ,…

Việc tạo nhiều sân chơi đa dạng giúp nhân viên có cơ hội thể hiện bản thân, phát huy sở trường đồng thời tăng cường sự đoàn kết, gắn bó nội bộ công ty. Từ đó, nhân viên cảm thấy môi trường làm việc phù hợp với sở thích, cá tính và mong muốn đồng hành lâu dài.

Giải pháp giúp doanh nghiệp giảm tỷ lệ nghỉ việc sau khi ra Tết
Giải pháp giúp doanh nghiệp giảm tỷ lệ nghỉ việc sau khi ra Tết

4. Kết luận

Thông qua việc tìm hiểu những nguyên nhân dẫn tới làn sóng nghỉ việc sau khi ra Tết, MISA AMIS đã đưa ra được 6 giải pháp giúp doanh nghiệp có thể giữ chân được người tài sau giai đoạn nhạy cảm này. Ngoài ra, mỗi doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự tìm cho mình giải pháp phù hợp thông qua việc làm khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên hoặc tham khảo phần mềm MISA AMIS HRM.

MISA AMIS HRM là phần mềm giải quyết các vấn đề áp dụng hệ thống tổng đãi ngộ và phúc lợi dễ dàng, thuận tiện.

Những tính năng của MISA AMIS HRM

  • Phần mềm hỗ trợ lưu trữ thông tin nhân viên, các quyết định khen thưởng, kết quả công việc để từ đó đưa ra những chính sách bổ nhiệm, chính sách thưởng phạt phù hợp nhất.
  • Lãnh đạo có thể dễ dàng theo dõi tình hình biến động nhân sự, năng lực của các nhân viên trong công ty để có những quyết định kịp thời, chính xác.
  • Hệ thống chấm công, tính lương cực kỳ chuyên nghiệp, tự động, đảm bảo tính chính xác cao để tăng sự hài lòng cho nhân viên, giảm thiểu thao tác thủ công, tăng năng suất lao động.
Demo 1 tính năng trên AMIS Thông tin nhân sự
Demo 1 tính năng trên AMIS Thông tin nhân sự

Những lý do nên sử dụng phần mềm MISA AMIS HRM

  • AMIS HRM là sản phẩm của công ty MISA với 28 năm kinh nghiệm, là đối tác của 250.000 doanh nghiệp trên cả nước.
  • Phần mềm liên thông dữ liệu với AMIS Kế toán, AMIS Bán hàng, AMIS Công việc…. giúp quản lý doanh nghiệp đơn giản, đồng bộ, hiệu quả cao.
  • Xuân Cương, IVY Moda, Trống Đồng Palace – Những đơn vị có quy mô hàng ngàn nhân sự đã ứng dụng phần mềm quản trị MISA AMIS HRM và nhận thấy những kết quả tích cực.
Đại diện của Xuân Cương chia sẻ cùng MISA AMIS HRM
Đại diện của Xuân Cương chia sẻ cùng MISA AMIS HRM

Để được giải đáp những thắc mắc về phần mềm, liên hệ 0904 885 833 để được MISA tư vấn cụ thể. Ngoài ra, bạn cũng có thể đăng ký dùng thử phần mềm TẠI ĐÂY.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 3 Trung bình: 4]
Ngọc Ánh
Tác giả
Chuyên gia phát triển nguồn nhân lực
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả