Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện ở đâu và thủ tục như thế nào đang là vấn đề được nhiều người tìm hiểu. Người lao động hoàn toàn có thể đăng ký tại tại đơn vị bảo hiểm xã hội cấp quận/ huyện. Tham khảo bài viết dưới đây của MISA AMIS HRM để nắm được thủ tục đăng ký và các thông tin liên quan nhé.
1. Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện ở đâu?
Theo quy định của pháp luật ban hành, người lao động tự do, người dân có nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có thể đến các cơ quan bảo hiểm xã hội tại nơi mình cư trú. Nghĩa là người dân có thể mua bảo hiểm xã hội tại nơi tạm trú hoặc thường trú đều được.
Trích theo Điểm 1.1 Khoản 1 Điều 3 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định như sau:
“Điều 3. Phân cấp quản lý
1. Thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN
1.1. BHXH huyện
1. d) Thu tiền đóng BHXH tự nguyện; thu tiền đóng BHYT của người tham gia BHYT cư trú trên địa bàn huyện.”
Theo đó, trả lời câu hỏi đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện ở đâu, người dân có thể tìm đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện tại nơi mình cư trú. Chẳng hạn, bạn đang cư trú tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang thì có thể mua BHXH tại Trung tâm BHXH huyện Cái Bè tại địa chỉ: Khu 1A, thị trấn Cái Bè, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, Việt Nam.
Ngoài ra, tại Khoản Điều 12 Luật cư trú sửa đổi, bổ sung năm 2013 có quy định rõ ràng về nơi cư trú của người dân như sau:
“Điều 12. Nơi cư trú của công dân
1. Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.
Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.”
Nghĩa là người dân có thể đến cơ quan BHXH cấp huyện tại nơi thường trú hoặc tạm trú để mua BHXH tự nguyện. Đối với địa chỉ tạm trú, người dân bắt buộc đã đăng ký tạm trú và có giấy tờ cần thiết. Theo đó, có thể thấy Nhà nước đang tạo điều kiện tốt nhất để người dân dễ dàng tham gia BHXH tự nguyện.
2. Thủ tục cần thiết tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Sau khi giải đáp chi tiết đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện ở đâu, mời bạn tham khảo thủ tục đăng ký để hoàn thiện quy trình mua BHXH. Dưới đây là thông tin cụ thể về hồ sơ chuẩn bị, thủ tục đăng ký và phương thức đóng tiền.
2.1 Hồ sơ chuẩn bị nộp bảo hiểm xã hội tự nguyện
Người dân cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ và mang đến cơ quan BHXH cấp huyện để nộp. Ngoài ra, có thể nộp tại các đại lý thu bảo hiểm xã hội như UBND cấp xã, phường, thị trấn, bưu điện.
Đối với người đăng ký đóng BHXH tự nguyện cần chuẩn bị:
- Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội, cung cấp chính xác các thông tin (theo mẫu TK1-TS).
- Xuất trình thẻ CCCD/ CMT để kiểm tra thông tin.
Lưu ý: Tờ khai này phải do cơ quan BHXH tại nơi cư trú hoặc đại lý thu BHXH cấp.
Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ cần chuẩn bị:
- Danh sách người đóng BHXH tự nguyện (Theo mẫu D05-TS)
- Đối chiếu số CCCD/CMT với thông tin trong danh sách.
2.2 Các bước tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Thủ tục đăng ký tham gia BHXH tự nguyện gồm 4 bước cơ bản. Người dân cần nắm và tuân thủ theo trình tự các bước như quy định.
Bước 1: Nộp hồ sơ tham gia BHXH tự nguyện
Như phần trên đã giải đáp đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện ở đâu, người tham gia có thể đến cơ quan BHXH cấp huyện tại nơi cư trú. Ngoài ra, có thể nộp tại các đại lý thu BHXH như UBND cấp xã, phường, thị trấn, bưu điện.
Nếu người tham gia đóng tại cơ quan BHXH tại nơi cư trú:
- Điền đầy đủ thông tin Tờ khai theo mẫu TK1-TS và nộp tại bộ phận Một cửa của cơ quan BHXH.
- Nộp trực tiếp qua dịch vụ bưu chính công ích của địa phương cư trú.
Nếu người tham gia đóng tại Đại lý thu BHXH:
- Điều đầy đủ thông tin Tờ khai theo mẫu TK1-TS và nộp cho Đại lý thu.
- Đại lý lập một bảng danh sách người tham gia BHXH tự nguyện theo mẫu D05-TS, Tờ khai TK1-TS của từng người và nộp lại cho cơ quan BHXH.
Lưu ý: Một số trường hợp nộp hồ sơ tham gia BHXH tự nguyện bằng giao dịch điện tử thì Đại lý thu phải:
- Lập hồ sơ thông qua phần mềm kê khai bảo hiểm xã hội
- Ký điện tử
- Gửi thông tin cuối cùng đến Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc tổ chức I-VAN
Bước 2: Đóng phí mua BHXH tự nguyện
Hiện nay có 3 cách thức đóng phí tham gia BHXH tự nguyện. Tùy vào hoàn cảnh mà mỗi người có thể lựa chọn cách thức phù hợp, tiện lợi nhất:
- Đóng tiền mặt ngay tại cơ quan BHXH
- Đóng tiền mặt cho Đại lý thu BHXH
- Đóng tiền thông qua tài khoản ngân hàng hoặc các phương thức thanh toán thông minh khác.
Bước 3: Cơ quan BHXH quận/ huyện tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Theo quy định, cơ quan BHXH phải xử lý hồ sơ không quá 05 ngày tính từ thời điểm tiếp nhận hồ sơ hoàn chỉnh.
Bước 4: Nhận sổ BHXH
Người tham gia BHXH sẽ được nhận sổ theo quy định từ đơn vị cấp BHXH. Theo đó, nếu nộp hồ sơ BHXH tự nguyện bằng hình thức nào thì sẽ nhận sổ theo hình thức đó. Chi tiết cách thức nhận sổ BHXH được quy định như sau:
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan BHXH: Nhận sổ BHXH tại Bộ phận Một cửa của cơ quan BHXH (hoặc Trung tâm Phục vụ hành chính công các cấp hoặc Dịch vụ Bưu chính).
- Nộp hồ sơ tại Đại lý thu: Nhận sổ BHXH tại Đại lý thu.
- Nộp hồ sơ qua giao dịch điện tử: Nhận sổ BHXH theo phương thức đã đăng ký trước đó.
Sổ BHXH cực kỳ quan trọng nên người lao động cần giữ kỹ và không để mất. Sổ BHXH đóng vai trò lưu lại quá trình làm việc của mỗi người, góp phần giúp người lao động hưởng đầy đủ chế độ, quyền lợi theo quy định.
2.3 Cách đóng tiền BHXH tự nguyện theo quy định
Tuỳ vào thu nhập và điều kiện mà người lao động có thể đóng tiền tham gia BHXH tự nguyện theo nhiều cách khác nhau. Theo Khoản 1 Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức đóng BHXH tự nguyện bằng 22% mức thu nhập hàng tháng do người lao động lựa chọn. Quy định mức thu nhập cụ thể như sau:
- Mức thu nhập thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn (1.500.000 đồng/ người/ tháng)
- Mức thu nhập cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở (khoảng 29.800.000 đồng/ người/ tháng).
Từ ngày 01/01/2022, người tham gia BHXH tự nguyện sẽ được Nhà nước hỗ trợ một khoản tiền đóng như sau:
- Đối với hộ nghèo: Nhà nước hỗ trợ 30% tương ứng: 1.500.000 x 22% x 30% = 99.000 đồng/ tháng
- Đối với hộ cận nghèo: Nhà nước hỗ trợ 25% tương ứng: 1.500.000 x 22% x 25% = 82.500 đồng/ tháng
- Đối tượng khác: Nhà nước hỗ trợ 10% tương ứng: 1.500.000 x 22% x 10% = 33.000 đồng/ tháng
Người lao động có thể đóng theo các phương thức như sau:
STT | Phương thức đóng | Thời gian | Cách xác định cụ thể mức đóng BHXH |
1 | Đóng hàng tháng | Trong tháng | Mức đóng đăng ký mỗi tháng |
2 | Đóng 3 tháng | Trong quý | Mức đóng hàng tháng x 3 tháng |
3 | Đóng 6 tháng | 4 tháng đầu | Mức đóng hàng tháng x 6 tháng |
4 | Đóng 12 tháng | 7 tháng đầu | Mức đóng hàng tháng x 12 tháng |
5 | Đóng 1 lần cho nhiều năm (không được quá 5 năm) | Tại thời điểm đăng ký | Tổng mức đóng của các tháng đóng trước, chiết khấu theo lãi suất quy định.
(Đóng từ đủ 02 năm mới được hưởng chiết khấu) |
6 | Đóng 1 lần cho các năm còn thiếu (không thiếu quá 10 năm) | Tại thời điểm đăng ký | Tổng mức đóng của các tháng còn thiếu, áp dụng lãi gộp theo quy định. |
Lưu ý:
- Người lao động không đóng BHXH theo thời gian quy định được xem là tạm dừng tham gia BHXH tự nguyện.
- Nếu người lao động muốn tham gia BHXH tự nguyện thì phải đăng ký lại mức thu nhập và phương thức đóng bảo hiểm xã hội.
- Người lao động muốn đóng bù cho khoản tiền đóng chậm trước đó thì được tính như sau: tổng mức đóng các tháng đóng chậm và áp dụng lãi gộp theo quy định.
- Người lao động có thể thay đổi phương thức đóng tiền để thuận tiện và phù hợp nhất.
3. Thời gian tham gia BHXH tự nguyện đáp ứng điều kiện rút BHXH 1 lần
Tại Khoản 1 Điều 77 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, sau khi tham gia BHXH tự nguyện, người lao động rút BHXH 1 lần với trường hợp như sau:
- Người lao động thỏa mãn điều kiện về độ tuổi theo quy định (Điểm a Khoản 1 Điều 73 Luật bảo hiểm xã hội 2014), chưa đóng BHXH đủ 20 năm nhưng không tham gia BHXH nữa thì vẫn có thể hưởng BHXH 1 lần.
- Những lao động định cư và sinh sống tại nước ngoài.
- Những người mắc các bệnh hiểm nghèo như ung thư, HIV chuyển sang AIDS, bại liệu, lao, phong, xơ gan,… và các bệnh theo quy định của Bộ Y tế.
4. Một số câu hỏi liên quan mua bảo hiểm xã hội tự nguyện ở đâu?
Mặc dù đã giải đáp chi tiết câu hỏi đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện ở đâu, vẫn còn một số thắc mắc cần được giải đáp. Dưới đây là những câu hỏi được gửi đến nhiều nhất và cần câu trả lời chi tiết.
- Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện ở nơi không có sổ hộ khẩu được không?
Căn cứ theo Khoản 1, Điều 12 Luật cư trú sửa đổi, bổ sung 2013 để trả lời câu hỏi này. Bạn có thể đóng BHXH tự nguyện tại nơi thường trú hoặc tạm trú. Do đó, nếu đang sinh sống ở huyện khác với sổ hộ khẩu thì bạn có thể sử dụng sổ tạm trú KT3 để đóng BHXH tự nguyện tại đây. Nếu không có sổ tạm trú thì buộc phải về quê nơi có địa chỉ theo sổ hộ khẩu để đóng BHXH.
- Người nội trợ, bán hàng online, lao động tự do mua bảo hiểm xã hội tự nguyện ở đâu?
Người nội trợ, bán hàng online, lao động tự do có thể mua bảo hiểm xã hội tự nguyện tại cơ quan BHXH cấp huyện tại nơi thường trú hoặc tạm trú. Ngoài ra, có thể mua tại những điểm thu BHXH ở địa bàn tương ứng.
Thủ tục đóng BHXH sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết nhờ vào phần mềm bảo hiểm xã hội AMIS BHXH. Theo đó, phần mềm hỗ trợ khách hàng tất cả các bước gồm kê khai, quản lý, điều chỉnh BHXH theo đúng quy định từ Quyết định 08/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
AMIS BHXH là phần mềm giúp doanh nghiệp có thể kê khai BHXH cho nhân viên nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và công sức. Phần mềm này cũng tích hợp các tiện ích như AMIS Tiền lương, AMIS Thông tin nhân sự,… mang đến giải pháp quản lý hiệu quả. Liên hệ ngay theo hotline 0904 885 833 để được tư vấn cụ thể hơn về các tính năng của phần mềm bạn nhé!
5. Kết luận
Trên đây là những giải đáp cụ thể xoay quanh câu hỏi đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện ở đâu. Theo đó, bạn có thể đăng ký tham gia BHXH tự nguyện tại cơ quan BHXH ở nơi cư trú của mình. Việc tham gia BHXH mang đến nhiều lợi ích và được Nhà nước hỗ trợ hết sức. Nếu có bất kỳ thắc mắc, hãy để lại bên dưới hoặc liên hệ MISA để được giải đáp chi tiết nhất.