Kiến thức nhân sự Chiến lược nhân sự Mối quan hệ giữa phòng nhân sự và các phòng ban trong...

Khi làm việc ở các tổ chức hay doanh nghiệp, việc đầu tiên bạn cần tìm hiểu đó chính là thông tin về phòng ban mà bạn muốn làm việc và đặc biệt là các mối quan hệ giữa các phòng ban trong công ty. Để có thể hiểu thêm về các mối quan hệ giữa các phòng ban, chúng ta cùng tìm hiểu ở phần nội dung của bài viết dưới đây của MISA AMIS HRM nhé. 

TẢI NGAY MIỄN PHÍ – MINDMAP BIỂU MẪU CHO NHÂN SỰ TỪ A-Z

1. Bộ phận nhân sự 

Ngày nay, Bộ phận nhân sự là một trong những bộ phận được coi là “đầu não” của công ty. Bởi đây chính là bộ phận chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý và phát triển nguồn nhân lực trong của công ty. 

Không những vậy, bộ phận này còn là “sợi dây vô hình” kết nối ban lãnh đạo, các nhà quản lý và toàn bộ nhân viên lại với nhau, để có thể tạo dựng một môi trường làm việc không chỉ chuyên nghiệp mà còn thân thiện. Từ đó, tạo dựng một doanh nghiệp đoàn kết, vững trãi và phát triển.

Mối quan hệ giữa phòng nhân sự và các phòng ban trong công ty
Bộ phận nhân sự là một trong những bộ phận được coi là “đầu não” của công ty

Không chỉ có nhiệm vụ chính về quản trị con người và phát triển nguồn nhân lực trong các lĩnh vực về tuyển dụng, đào tạo, chính sách đãi ngộ, kỷ luật – khen thưởng,… bộ phận nhân sự còn đóng góp một phần không nhỏ trong việc xây dựng và duy trì văn hóa làm việc của công ty. 

Khi quản lý nhân sự tốt và duy trì văn hóa làm việc ổn định, công ty có thể thu lại nhiều lợi nhuận và càng ngày càng phát triển trên thị trường. Ngoài ra, việc quản lý và vận hành nguồn nhân lực tốt cùng góp phần thúc đẩy mối quan hệ giữa các phòng ban khác trong công ty trở nên gắn kết một cách sâu sắc và chặt chẽ hơn. 

Bộ phận nhân sự không còn gói gọn trong việc tuyển dụng hay đào tạo một cách rập khuôn nữa, mà giờ đây, họ biết lắng nghe và phối hợp giữa các phòng ban, làm cho mối quan hệ giữa các phòng ban trong công ty trở nên khăng khít hơn

Bộ phận nhân sự sẽ phối hợp với phòng kinh doanh để tạo ra những chiến lược kinh doanh hợp lý và hiệu quả – từ đó chuẩn bị các bài đào tạo cho nhân viên mới bài bản hơn. Hay họ kết hợp với phòng truyền thông – marketing, để có thể đưa ra những chiến lược tuyển dụng độc đáo. Từ đó, tìm kiếm và kết nối được với nhiều nhân tài có khả năng và năng lực, đáp ứng nhu cầu cần thiết của doanh nghiệp. 

2. Bộ phận sản xuất 

Nếu Bộ phận nhân sự là “đầu não” của công ty thì Bộ phận sản xuất được cho là bộ phận quan trọng nhất. Đây là bộ phận chịu toàn bộ trách nhiệm trong hoạt động sản xuất và cải tiến sản phẩm của doanh nghiệp. 

Khi làm quản lý bộ phận này, các nhà đứng đầu phải đảm bảo tiến độ và quy trình sản xuất, để đường dây sản xuất không bị trì trệ. Ngoài ra, nhiệm vụ của bộ phận này còn phải nâng cao tiến độ, đảm bảo được giá trị và chất lượng khi trao đến tay người dùng.

Công việc của phòng sản xuất thường gói gọn trong những công việc dưới đây:

  • Xác định chính xác số lượng của nguyên vật liệu và máy móc cần thiết cho hoạt động sản xuất.
  • Đề ra các giải pháp có thể giảm các chi phí trong quy trình sản xuất.
  • Kiểm kê và rà soát số lượng và chất lượng của sản phẩm.
  • Cải thiện sản phẩm.
  • Sắp xếp và bảo quản hàng hóa…..
Mối quan hệ giữa phòng nhân sự và các phòng ban trong công ty
Bộ phận sản xuất được cho là bộ phận quan trọng nhất

Không chỉ là bộ phận quan trọng nhất, bộ phận sản xuất còn là bộ phận có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều phòng ban như phòng truyền thông – Marketing, phòng kinh doanh, phòng kỹ thuật, phòng kế toán,…  

Chẳng hạn như phòng kế toán và phòng sản xuất có mối liên hệ mật thiết với nhau trong việc chi trả tất cả các nguyên vật liệu và máy móc. Phòng sản xuất sẽ là bộ phận đưa ra các chiến lược để giảm thiểu các chi phí trong quy trình sản xuất. Từ đó, giúp công ty có thể tiết kiệm được ngân sách. 

Ngoài ra, khi phòng sản xuất làm việc năng suất và hiệu quả, tạo ra nhiều mặt hàng đẹp mắt, đa dạng thì phòng kinh doanh sẽ có thể đưa ra nhiều chiến lược để có thể bán ra nhiều sản phẩm hơn, làm tăng doanh thu cho doanh nghiệp. 

3. Bộ phận marketing

Bộ phận marketing là một bộ phận rất cần thiết mà bất cứ công ty nào cũng phải có, đặc biệt là trong bối cảnh các thị trường và doanh nghiệp cạnh tranh khốc liệt như hiện tại. Công việc chính của bộ phận này chính là đảm nhận việc nghiên cứu thị trường và tệp khách hàng. Ngoài ra, đây còn là bộ phận đóng góp một phần không nhỏ trong việc xây dựng và quảng bá hình ảnh của công ty đến gần hơn với khách hàng. 

Đây là một bộ phận không thể làm việc riêng lẻ, mà phải kết hợp và dựa trên mối quan hệ giữa các phòng ban khác trong công ty. Các bộ phận khác có nhiệm vụ đưa ra các ý kiến và triển khai chiến lược cho bộ phận marketing, để phòng ban này có thể nắm rõ được sản phẩm hay các chiến lược kinh doanh, hình ảnh thương hiệu mà công ty muốn xây dựng. 

Mối quan hệ giữa phòng nhân sự và các phòng ban trong công ty
Bộ phận marketing là một bộ phận rất cần thiết mà bất cứ công ty nào cũng phải có

Từ đó, họ có thể đưa ra các kế hoạch marketing hoàn hảo, giúp công ty bán được nhiều sản phẩm hơn và được nhiều khách hàng quan tâm hơn. Không những thế, còn thúc đẩy mối quan hệ giữa các phòng ban khác trong công ty.

4. Bộ phận kinh doanh

Bộ phận kinh doanh là bộ phận chịu trách nhiệm chính trong tất cả các vấn đề liên quan đến việc cung cấp và bán các sản phẩm hay dịch vụ của công ty ra thị trường. Bộ phận này sẽ đưa ra những ý tưởng chính để có thể phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường và có mối liên hệ mật thiết với khách hàng. 

Được biết, phòng kinh doanh gồm những công việc chính sau

  • Kết hợp với phòng marketing để có thể nghiên cứu, tiếp cận thị trường mục tiêu và khách hàng. Đưa ra các chiến lược nhằm quảng bá sản phẩm, đưa thương hiệu đến gần hơn với khách hàng. 
  • Nghiên cứu và báo cáo giá thành của sản phẩm hay dịch vụ.
  • Chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát tiến độ thực thi các chiến lược kinh doanh của các phòng ban khác. Đảm bảo việc sản xuất phải đúng tiến độ, đúng quy trình. 
  • Xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng thân quen và mở rộng mối quan hệ với tệp khách hàng mới.

Bộ phận kinh doanh là một trong những phòng có nhiều mối quan hệ với các phòng ban khác trong công ty. Các bên là một thể thống nhất, không thể tách rời để có thể vận hành công ty một cách hiệu quả nhất, tốt nhất. 

Mối liên hệ giữa phòng kinh doanh và phòng marketing là một ví dụ điển hình. Phòng marketing sẽ thu hút các tệp khách hàng bằng các chiến lược hấp dẫn, qua đó, giúp phòng kinh doanh có thể bán được nhiều sản phẩm hơn, thu về nhiều lợi nhuận hơn cho công ty và doanh nghiệp.

Ngoài ra, phòng kinh doanh còn kết hợp với phòng nhân sự để đề ra các kế hoạch trong việc tuyển dụng thêm nhiều Sales giỏi, hay đề ra các chính sách khen thưởng cho nhân viên khi hoàn thành KPIs. Qua đó, cũng giúp mối quan hệ giữa các phòng ban khác trong công ty trở nên chặt chẽ hơn. 

Bộ phận kinh doanh là một trong những phòng có nhiều mối quan hệ với các phòng ban khác
Bộ phận kinh doanh là một trong những phòng có nhiều mối quan hệ với các phòng ban khác

5. Bộ phận Tài chính – kế toán 

Bộ phận tài chính – kế toán, là bộ phận có vai trò tham mưu cho ban lãnh đạo trong việc hạch toán, kiểm kê và quản lý tất cả các dòng tiền đi và đi ra của công ty, doanh nghiệp, nhằm đảm bảo cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty diễn ra một cách hiệu quả nhất. 

Đây là nơi quản lý dòng tiền của doanh nghiệp, thế nên phòng ban này luôn mối quan hệ giữa các phòng ban khác trong công ty. Tất cả các phòng ban khác muốn chi tiêu, mua sắm, trả lương đều phải liên kết và thông qua phòng tài chính- kế toán, không được tự do chi trả.

Vì thế, phòng kế toán cũng được cho là một trong những phòng ban “quyền lực” của công ty. Không những thế, đây còn là nơi có thể tính toán được và xem xét được doanh thu, lợi nhuận và khả năng kinh doanh của công ty.  

Phòng kế toán cũng được cho là một trong những phòng ban “quyền lực” của công ty
Phòng kế toán cũng được cho là một trong những phòng ban “quyền lực” của công ty

Kết luận 

Thông qua bài viết trên, bạn có thể hiểu thêm về các phòng ban và mối quan hệ giữa các phòng ban trong công ty. Hy vọng, những thông tin mà MISA AMIS chia sẻ ở trên sẽ hữu ích đối với bạn, giúp các bộ phận phối hợp với nhau nhịp nhàng hơn.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 3 Trung bình: 5]