Đối tượng sử dụng phần mềm CRM bao gồm những ai?

07/11/2022
686

Đối tượng sử dụng phần mềm CRM thường rất đa dạng.  Một trong những phần mềm quản trị doanh nghiệp mạnh mẽ nhất đang được rất nhiều chủ doanh nghiệp lựa chọn sử dụng và mang lại hiệu quả quản trị cao. Tùy thuộc vào quy mô vận hành cũng như cơ cấu tổ chức mà phần mềm CRM của mỗi doanh nghiệp cũng sẽ có những tính năng khác nhau. 

Qua bài viết dưới đây, MISA AMIS sẽ giới thiệu đến bạn đọc những đối tượng sử dụng phần mềm CRM trong doanh nghiệp cũng như những ngành kinh doanh cần thiết phải có CRM trong hệ thống quản trị để cải thiện hiệu quả quản lý chung. Cùng tham khảo nhé!

Tham khảo thông tin về những đối tượng nên sử dụng phần mềm CRM
Tham khảo thông tin về những đối tượng nên sử dụng phần mềm CRM

I. Đối tượng sử dụng phần mềm CRM bao gồm những ai?

1. Đối tượng doanh nghiệp

Với mục đích quản lý bán hàng và mối quan hệ khách hàng, nên khách hàng doanh nghiệp là đối tượng chính của phần mềm CRM. CRM giúp doanh nghiệp thấu hiểu về hành vi, nhu cầu của khách hàng để từ đó xây dựng các chiến dịch marketing và bán hàng hiệu quả.

Bản chất thực sự của CRM là một công cụ giúp quản lý tất cả dữ liệu khách hàng, đơn hàng, doanh số,… tập trung tại một nơi. Khi dữ liệu được lưu trữ tập trung, các bộ phận liên quan sẽ có đầy đủ thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Những năm trước đây, phần mềm CRM được cho rằng chỉ dành cho đối tượng khách hàng doanh nghiệp vừa và lớn. Nhưng với những lợi ích thực tế mang lại, các doanh nghiệp nhỏ hay vừa và nhỏ cũng đang dần áp dụng CRM vào các hoạt động marketing – bán hàng.

Thực tế triển khai phần mềm MISA AMIS CRM, MISA đã áp dụng phần mềm CRM cho hơn 12,000 cho đối tượng khách hàng doanh nghiệp. Khách hàng của MISA AMIS CRM là các doanh nghiệp thuộc nhiều loại hình kinh doanh với các hình thức và quy mô khác nhau. Tuy nhiên, khi áp dụng CRM, tất cả đều có chung một đặc điểm là tối ưu vận hành doanh nghiệp và tăng trưởng doanh số bán hàng.

Tính năng nổi bật của MISA AMIS CRM:

  • Quản lý data khách hàng tập trung, bảo mật
  • Theo dõi lịch sử tương tác & chăm sóc khách hàng
  • Chấm điểm & tự động phân bổ khách hàng tiềm năng
  • Quản lý & giám sát sale hiệu quả 
  • Quản lý hàng hóa, tồn kho, danh mục hàng hóa dễ dàng
  • Tối ưu các quy trình tạo báo giá, lên đơn hàng, phê duyệt 
  • 30+ mẫu báo cáo & phân tích kinh doanh đa chiều, linh hoạt theo nhu cầu báo cáo của nhà quản trị
  • Kết nối dữ liệu giữa các bộ phận Marketing-Bán hàng-Kế toán-Nhân sự trong doanh nghiệp
  • Mobile app – dễ dàng truy cập dữ liệu theo thời gian thực từ mọi nơi

2. Cá nhân người sử dụng

2.1 Chủ doanh nghiệp, giám đốc, nhà quản lý kinh doanh

Đương nhiên, trong những đối tượng sử dụng phần mềm CRM thì nhà quản trị chính là một trong những người cực kỳ quan trọng trong việc quản lý và vận hành phần mềm này. Dù ở cương vị quản lý cấp cao hay quản lý tầm trung đi chăng nữa thì nhiệm vụ nhà quản trị vẫn là giám sát hoạt động của đội ngũ nhân sự tại công ty.

Thông qua những con số được thống kê trên phần mềm CRM, nhà quản trị sẽ biết được tình hình hoạt động của doanh nghiệp theo từng ngày, từng tuần, từng quý, từng năm. Nhà quản trị có thể xem báo cáo dễ dàng theo hàng giờ, hàng ngày để kịp thời đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp nhất với tình hình thực tại.

Nhà quản trị sử dụng CRM để nhìn tổng quan hơn về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Nhà quản trị sử dụng CRM để nhìn tổng quan hơn về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

2.2. Đội ngũ bán hàng, nhân viên sale

Đối tượng sử dụng dụng phần mềm CRM trực tiếp hàng ngày phải kể đến là đội ngũ sale bán hàng. CRM giúp số hóa các hoạt động bán hàng như lưu trữ dữ liệu khách hàng và lịch sử tương tác, lên đơn dễ dàng, báo cáo doanh số theo thời gian thực.

So với các phương pháp quản lý bán hàng thủ công như trước thì CRM giúp sale đảm bảo tính chính xác của dữ liệu và tiết kiệm thời gian hơn.

2.3. Đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng

CRM là công cụ đắc lực cho mọi doanh nghiệp trong hoạt động quản lý dịch vụ chăm sóc khách hàng. 

Hiện tại, hàng loạt những đơn vị cung cấp dịch vụ phần mềm quản lý doanh nghiệp đã tích hợp CRM với những kênh bán hàng khác như tổng đài IP, các kênh bán hàng trên mạng xã hội như Facebook, Zalo… Những con số realtime sẽ hiển thị một cách trực quan, giúp nhà quản trị và đội ngũ chăm sóc khách hàng có thể nắm bắt hiệu quả tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Không chỉ dừng lại ở đó, phần mềm CRM còn giúp đội ngũ chăm sóc khách hàng phân loại nhóm đối tượng khách hàng mình đang hướng đến. Một số nhóm khách hàng bao gồm: Khách hàng mục tiêu, khách hàng đã mua hàng, khách hàng có nhu cầu, khách hàng không có nhu cầu… Dựa vào những thông tin này, đội ngũ chăm sóc khách sẽ có những chiến lược tư vấn và hỗ trợ khách hàng phù hợp nhất cho từng nhóm khác nhau.

Đội ngũ chăm sóc khách hàng phân loại nhóm khách hàng để có những chiến lược khác nhau
Đội ngũ chăm sóc khách hàng phân loại nhóm khách hàng để có những chiến lược khác nhau

2.4. Đội ngũ nhân viên kế toán

Thường xuyên phải làm việc với những con số, đối tượng sử dụng phần mềm CRM tiếp theo mà MISA muốn giới thiệu đến bạn đó chính là đội ngũ kế toán của doanh nghiệp. Mặc dù báo báo kinh doanh có thể được thực hiện thông qua những biểu mẫu trên Excel, tuy nhiên việc sử dụng Excel vẫn còn những hạn chế nhất định và rất dễ xảy ra sai sót trong quá trình thống kê.

CRM giúp kế toán theo dõi tồn kho, nhập kho, xuất kho, quản lý công nợ, hợp đồng dễ dàng và hiệu quả hơn. Với những thống kê chi tiết nhất qua ứng dụng, đội ngũ nhân sự kế toán sẽ dễ dàng hoàn thành những báo cáo doanh thu, báo cáo tình hình kinh doanh hiện tại chỉ sau một vài thao tác và giảm tỉ lệ sai sót khi làm việc với những con số.

2.6. Đội ngũ phòng nhân sự

Là một trong những phòng ban có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tuyển dụng, đào tạo, đảm bảo bộ máy nhân sự toàn công ty được vận hành ổn định. Chính vì vậy, nếu nhắc đến những đối tượng sử dụng phần mềm CRM thì không thể bỏ qua nhóm nhân sự.

Với CRM, phòng nhân sự có thể quản lý công việc của nhân viên sale như lộ trình đi công tác, doanh số KPI, khả năng hoàn thành mục tiêu công việc. Với các số liệu này, nhân sự luôn nắm được hiệu suất cũng như hiệu quả của đội ngũ kinh doanh để có thể đề xuất các hình thức khen thưởng, đào tạo bổ sung hoặc cảnh cáo, kỉ luật cho phù hợp.

Phòng nhân sự lưu trữ data khổng lồ về số liệu nhân viên
Phòng nhân sự lưu trữ data khổng lồ về số liệu nhân viên

II. Những ngành hàng, mặt hàng nào nên sử dụng phần mềm CRM?

Với những bùng nổ của hệ thống mạng internet, hoạt động kinh doanh online ngày càng bùng nổ, việc quản lý một data khổng lồ là điều cực kỳ khó khăn. Chính vì vậy, những phần mềm hỗ trợ quản lý kinh doanh sẽ là một trong những giải pháp tối ưu cho mọi doanh nghiệp. Đặc biệt, những nhóm đối tượng sử dụng phần mềm CRM sau đây nên cân nhắc để data nhân sự, data khách hàng được quản lý một cách khoa học nhất.

1. Doanh nghiệp có đội ngũ nhân sự lớn hoặc nhiều văn phòng

Có thể khẳng định một điều rằng đội ngũ nhân sự chính là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành bại của một thương hiệu. Với phần mềm CRM, nhà quản trị có thể nắm bắt tình hình hoạt động của từng nhân viên một cách chi tiết nhất. 

Đồng thời, thông qua phần mềm quản lý doanh nghiệp, những tính năng cơ bản sẽ được tích hợp giúp tối ưu hóa quy trình quản lý như: Phân quyền phù hợp cho từng user, tự động hóa tính công, xuất data nhân viên, lưu trữ các biểu mẫu của công ty…

2. Doanh nghiệp B2C kinh doanh trên nhiều kênh

Ngày nay, không chỉ đơn thuần là người mua và người bán gặp nhau ở một địa điểm mà giờ đây, người mua hoàn toàn có thể đặt hàng online và thậm chí có nhiều doanh nghiệp còn có chính sách giao hàng trong 2h. 

Với một lượng data khổng lồ cả trên kênh online và offline, yêu cầu doanh nghiệp phải lưu trữ thông tin đầy đủ và phân loại chuẩn xác nhất để có những hoạt động chăm sóc khách hàng phù hợp.

Doanh nghiệp đang kinh doanh dưới dạng thương mại điện tử
Doanh nghiệp đang kinh doanh dưới dạng thương mại điện tử

3. Doanh nghiệp B2B hoặc doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm, dịch vụ giá trị cao

Đặc thù doanh nghiệp B2B hoặc doanh nghiệp kinh doanh loại hình sản phẩm, dịch vụ giá trị cao thường sẽ chăm sóc khách trước, trong và sau bán trong một thời gian rất dài. Việc sử dụng CRM sẽ giúp doanh nghiệp việc lưu trữ và theo dõi thông tin hay hành trình mua hàng của khách dễ dàng.

>> Xem thêm: Chuyển đổi số trong hoạt động bán hàng cho doanh nghiệp B2B giúp x3 năng suất và doanh số

III. Tổng kết

Qua những thông tin trên, ta có thể thấy được rằng, phần mềm CRM là một trong những công cụ vô cùng hữu ích và không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp. Hy vọng bài viết trên MISA AMIS đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn những đối tượng sử dụng phần mềm CRM để có thể áp dụng hiệu quả cho mỗi doanh nghiệp. Hẹn gặp bạn ở những bài viết sau! 


Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Tuyến Phạm
Tác giả
Giám đốc Kinh doanh tại MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả