Xây dựng quy trình làm việc của nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp

13/10/2022
3268

Xây dựng quy trình phối hợp của nhân viên kinh doanh một cách chuyên nghiệp, hiệu quả là công việc quan trọng và cần thiết của mỗi doanh nghiệp khi hoạt động kinh doanh. Bởi đây sẽ là tiền đề tạo nên một tổng thể hài hòa có sự liên kết chặt chẽ với nhau, nhằm giúp doanh nghiệp phát triển theo một chiều hướng tốt và ngày càng gặt hái được nhiều thành công hơn trong công việc kinh doanh.

Ở bài viết sau MISA AMIS thông tin đến bạn các quy trình làm việc của nhân viên kinh doanh, để bạn có cái nhìn khách quan hơn về công việc này cũng như có thêm kinh nghiệm khi làm nhân viên kinh doanh.

Xây dựng quy trình làm việc của nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp
Xây dựng các bước làm việc của nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp

I. Lợi ích khi xây dựng tiến trình làm việc của nhân viên kinh doanh

Việc xây dựng luồng làm việc của nhân viên kinh doanh rất quan trọng trong mỗi doanh nghiệp, điều này giúp các nhân viên trong bộ phận hiểu rõ từng công việc cần thực hiện của mình. Có như vậy doanh nghiệp mới đảm bảo hiệu quả công việc tối ưu. Bên cạnh đó thì các yếu tố về năng lực, kinh nghiệm và kỹ năng của đội ngũ nhân viên được đảm bảo và chuyển giao sẽ giúp nâng cao khả năng chuyên môn hóa hoạt động của khu vực doanh nghiệp.

Theo các chuyên gia kinh tế chỉ ra rằng một bộ phận kinh doanh nào không có sơ đồ quy trình làm việc của nhân viên kinh doanh sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý, thậm chí là gặp thất bại trong kinh doanh. Vì vậy việc xây dựng quy trình rõ ràng sẽ có thể tối đa hóa năng suất làm việc của nhân viên.

II. Các quy trình làm việc của nhân viên kinh doanh

Một doanh nghiệp có thể có thể thực hiện các chiến lược kinh doanh một cách hiệu quả và ngày càng phát triển thuận lợi đòi hỏi doanh nghiệp đó cần xây dựng một tiến trình làm việc cho nhân viên kinh doanh bài bản và chuyên nghiệp. Xây dựng tiến trình làm việc của nhân viên nhằm xác định được những mục tiêu cần đạt, những công việc cần được thực hiện,…

1. Hiểu rõ được quy trình kinh doanh

Nắm rõ được các quy trình kinh doanh là nhiệm vụ quan trọng đầu tiên mà mọi nhân viên kinh doanh đều cần phải thực hiện. Chỉ khi nắm được những việc cần làm của mình, bạn mới có thể theo dõi tiến độ công việc kịp thời và dễ dàng xử lý cũng như khắc phục các sự cố trong quá trình làm việc.

2. Nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường

Nghiên cứu thị trường để có thể xác định được hướng kinh doanh cũng như tạo lợi thế cạnh tranh với các đối thủ cũng là công việc của nhân viên kinh doanh, bạn phải biết quan sát và phân tích nhu cầu thị trường tại một địa điểm nhất định. 

Sau đó tổng hợp các xu hướng tiêu dùng phổ biến để có thể đề xuất được những chiến lược kinh doanh hiệu quả nhất. Bên cạnh đó bạn cũng cần cập nhật thường xuyên các tình hình biến động giá cả để có thể linh hoạt điều chỉnh hướng kinh doanh. Khi đã nắm bắt được thị trường, bạn sẽ rất dễ dàng xác định được thế mạnh cạnh tranh của công ty.

nhân viên kinh doanh cần nghiên cứu kỹ thị trường
Nhân viên kinh doanh cần nghiên cứu kỹ thị trường và khách hàng

3. Tìm kiếm và phát triển nguồn khách hàng mục tiêu

Trong kinh doanh để có thể bán được nhiều sản phẩm thì bộ phận bán hàng phải xây dựng mạng lưới khách hàng tập trung. Và công việc của nhân viên kinh doanh chính là xác định được các đối tượng khách hàng tiềm năng và thu hút khách hàng thông qua nhiều kênh truyền thông khác nhau để có thể nắm được nhóm đối tượng khách hàng theo độ tuổi, giới tính hoặc theo nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Bạn cũng có thể được giao nhiệm vụ chăm sóc tệp khách hàng trong hệ thống hồ sơ của công ty.

Nhân viên kinh doanh phải biết lắng nghe những ý kiến phản hồi từ khách hàng và tư vấn giải đáp những vấn đề thắc mắc của khách hàng, từ đó có thể xây dựng được hình ảnh đẹp trong lòng khách hàng. Điều này cũng giúp bạn xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài với khách hàng, có thể dễ dàng thuyết phục khách hàng tiềm năng sử dụng các dịch vụ hàng hóa của công ty bạn.

4. Thiết lập kế hoạch kinh doanh sản phẩm

Nhân viên kinh doanh sẽ đảm nhận vai trò tạo ra những chiến lược bán hàng hiệu quả.

Để có thể định vị được thương hiệu và thành công chiếm lĩnh được thị phần cao trên thị trường, được nhiều người đón nhận cần phải trải qua nhiều giai đoạn như sản xuất những sản phẩm chất lượng, chào hàng, quảng bá thương hiệu trên các kênh truyền thông,… 

Chỉ cần bất cẩn trong một công đoạn nào đó của công việc thì nguy cơ sản phẩm bị từ chối là rất cao. Do đó, việc thiết lập một kế hoạch kinh doanh sản phẩm cụ thể, chặt chẽ và kế hoạch chính xác cho từng sản phẩm là quan trọng và cần thiết.

Thiết lập các chiến lược bán hàng hiệu quả là công việc của nhân viên kinh doanh
Thiết lập các chiến lược bán hàng hiệu quả là công việc của nhân viên kinh doanh

5. Xử lý hồ sơ và chăm sóc khách hàng

Sau khi ký kết hợp đồng, nhân viên kinh doanh cần thực hiện và thực thi các điều khoản bán hàng trong hợp đồng. Đồng thời họ cần giám sát toàn bộ quá trình thực hiện để cung cấp trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng và nhanh chóng giải quyết mọi vấn đề phát sinh nếu có.

Bên cạnh đó chăm sóc khách hàng là yếu tố then chốt cho sự thành công và phát triển lâu dài của mọi doanh nghiệp. Vì vậy các nhân viên kinh doanh phải luôn giải đáp mọi thắc mắc, phục vụ khách hàng nhanh chóng và kịp thời. Đồng thời duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng cũ, kết nối với khách hàng mới và hình thành nhóm khách hàng trung thành cho công ty.

>> Đọc thêm: Bản kế hoạch đào tạo nhân viên bán hàng (kèm mẫu tải)

III. Những kỹ năng cần có của một nhân viên kinh doanh

1. Kỹ năng giao tiếp tốt

Một nhân viên kinh doanh có khả năng giao tiếp tốt được xem là chìa khóa thành công của một doanh nghiệp. Bởi vì khả năng giao tiếp tốt sẽ giúp bạn tiếp cận được với nhiều phân khúc khách hàng, đối tượng khách hàng khác nhau, nhằm cung cấp cho khách hàng những thông tin hữu ích nhất tăng khả năng chốt sale.

Giao tiếp ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của hợp đồng. Nó sẽ giúp bạn hiểu được nhu cầu và mong muốn của khách hàng và mọi người để giải quyết các tình huống tốt hơn. Vì thế để có thể làm một nhân viên kinh doanh tốt và chuyên nghiệp hãy rèn luyện kỹ năng giao tiếp tốt.

 

2. Kỹ năng thương lượng và thuyết phục khách hàng

Kỹ năng thương lượng và có thể thuyết phục tốt sẽ hấp dẫn nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng mua hàng và sẵn sàng chi trả tiền cho một món hàng có giá trị cao. Đây được xem là một sự thành công của một nhân viên kinh doanh, giúp doanh nghiệp đẩy mạnh được doanh số bán hàng.

Nhân viên kinh doanh cần ưu tiên xử lý những yêu cầu của khách hàng, thuyết phục khéo léo bằng kiến thức chuyên môn để có thể đem đến những cảm giác trải nghiệm dễ chịu cho khách hàng, giúp họ cảm thấy tin tưởng và an tâm khi chọn mua các dịch vụ của công ty.

Nhân viên kinh doanh cần có những kỹ năng tư vấn khéo léo để thu hút khách hàng chốt đơn
Nhân viên kinh doanh cần có những kỹ năng tư vấn khéo léo để thu hút khách hàng chốt đơn

3. Kỹ năng giải quyết tốt các vấn đề

Mọi hoạt động trong quá trình kinh doanh luôn tồn tại những vấn đề cần giải quyết nhanh chóng và kịp thời, để có thể tạo được niềm tin tưởng đối với khách hàng. Vì thế nhân viên kinh doanh cần chuyên môn, kinh nghiệm và kỹ năng xử lý tình huống.

Có những nghiệp vụ về chuyên môn hay năng lực xử lý vấn đề giúp nhân viên kinh doanh giải quyết công việc nhanh chóng, triệt để các vấn đề không mong muốn xảy ra và đề ra những phương án cũng như biện pháp cải thiện tối ưu để đạt được kết quả tốt nhất. Đây cũng là lý do mà rất nhiều doanh nghiệp tuyển chọn những nhân viên có độ nhạy bén, nhìn nhận tốt vấn đề.

 

MISA tặng anh chị mẫu kế hoạch đào tạo nhân viên bán hàng trên Excel. Mời anh chị xem trước ảnh chụp, bấm vào nút Tải ngay bên dưới để tải về máy.

IV. Tổng kết

Một doanh nghiệp có thể phát triển vững mạnh và có được vị thế nhất định trên thị trường cần có những chiến lược kinh doanh cụ thể, và quan trọng nhất là xây dựng được một kịch bản làm việc bài bản và chuyên nghiệp. 

Luồng công việc nhất quán và rõ ràng sẽ giúp các nhân viên kinh doanh nắm bắt được những công việc mình cần làm và thực hiện tốt vấn đề đó. Điều này giúp doanh nghiệp có thể đạt được những mục tiêu đề ra. 

Qua bài viết trên MISA AMIS đã đề cập đến các quy trình làm việc của nhân viên kinh doanh và những kỹ năng cần thiết để có thể trở thành một nhân viên kinh doanh tốt. Mong rằng với những chia sẻ đó sẽ giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm hơn trong công việc kinh doanh.


Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 2 Trung bình: 3.5]
Tuyến Phạm
Tác giả
Giám đốc Kinh doanh tại MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả