Mô hình PEST của Unilever gồm những tác động của môi trường bên ngoài đến doanh nghiệp. Phân tích những tác động của môi trường bên ngoài cùng nội tại doanh nghiệp sẽ giúp mỗi doanh nghiệp đưa ra chiến lược kinh doanh hiệu quả. Qua thông tin dưới đây, MISA AMIS sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin về mô hình PEST của Unilever, cùng tham khảo ngay nhé!
Giới thiệu tổng quan về tập đoàn đa quốc gia Unilever
Unilever là tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng trong ngành FMCG. Unilever sản xuất và các sản phẩm tiêu dùng nhanh như: sản phẩm gia đình, vệ sinh cá nhân, mỹ phẩm, hóa chất, thức ăn,….
Hiện nay Unilever đang sở hữu hơn 400 nhãn hiệu. Trong đó các nhãn hiệu nổi tiếng và được người tiêu dùng toàn cầu yêu thích có thể kể đến: OMO, Dove, Knorr, Comfort, Ponds, P/S, Signal, Close Up, Sunsilk, Sunlight…
Tại Việt Nam, Unilever có 5 nhà máy tại Hà Nội, Củ Chi, Thủ Đức, Biên Hoà. Hệ thống phân phối của Unilever gồm hơn 350 nhà phân phối lớn và hơn 150.000 cửa hàng bán lẻ. Với hệ thống lớn mạnh, Unilever khẳng định mình là một trong các công ty FMCG lớn nhất ở Việt Nam hiện nay.
Bên cạnh các hoạt động kinh doanh, Unilever cũng đóng góp nhiều vào các hoạt động cộng đồng và xã hội. Thủ tướng Chính phủ đã trao tặng bằng khen cho đơn vị này vì những thành tích về kinh doanh, hoạt động xã hội, nhân đạo, giáo dục và sức khỏe cộng đồng.
Mô hình PEST là gì?
Trước khi tìm hiểu về mô hình PEST của Unilever, hãy cùng tìm hiểu về mô hình PEST và những tác động của PEST đến doanh nghiệp.
PEST là một mô hình quản lý theo đó các nhà lãnh đạo có thể đánh giá những yếu tố bên ngoài (chính trị, kinh tế, xã hội, và công nghệ) ảnh hưởng tới doanh nghiệp ở hiện tại, cũng như trong tương lai.
Mục đích của việc phân tích PEST là giúp nhóm quản lý của công ty hiểu rõ hơn về thị trường mà họ đang hoạt động và cách họ có thể chuẩn bị cho những thay đổi cần thiết.
Các yếu tố chính của mô hình PEST
P – Political (Môi trường chính trị)
Chữ “P” trong mô hình PEST đề cập đến các yếu tố chính trị hỗ trợ hoặc gây cản trở tới hoạt động kinh doanh. Theo Donna Lubrano – giảng viên tại Đại học Northeastern, cho biết: “Môi trường chính trị đang hiện hữu ngay quanh chúng ta, cụ thể là trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế.
Hãy nhìn vào thuế quan, các thỏa thuận thương mại bởi chúng được tạo dựng không chỉ với khía cạnh kinh tế hoặc kinh doanh mà còn là những mối quan hệ chính trị góp phần tác động đến các quyết định đó”.
Yếu tố chính trị xét tới những khía cạnh như sau:
Quy chế tuyển dụng
Các doanh nghiệp sẽ phải chi trả nhiều hơn trong khâu tuyển dụng bởi sự chi phối của các đạo luật như: mức lương tối thiểu, an toàn và sức khoẻ lao động, đóng góp lương hưu,…? Liệu cơ quan thuế có phải công nhận thêm người lao động độc lập là nhân sự trong doanh nghiệp hay không?
Vấn đề môi trường
Liệu mức lợi nhuận có được duy trì khi chính quyền yêu cầu doanh nghiệp tuân thủ quy trình sản xuất bền vững, thân thiện với môi trường? Hoặc nếu như nước sở tại đánh thêm khoản thuế về tác động môi trường thì doanh nghiệp cần ứng phó như nào để đạt mức lợi nhuận kỳ vọng?
Chính sách của chính phủ
Các đạo luật được thông qua có tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp không?
Bảo hộ sở hữu trí tuệ
Pháp luật và hệ thống pháp luật ở nước sở tại có công nhận quyền của chủ sở hữu trí tuệ không? Bên cạnh đó, việc tìm kiếm biện pháp khắc phục chống lại hành vi trộm cắp bản quyền và quyền sở hữu trí tuệ có khó khăn không?
Quyền sở hữu
Doanh nghiệp có đủ quyền để bảo vệ và khai thác tài nguyên cũng như tài sản của mình không?
Sự ổn định
Môi trường chính trị không ổn định, đặc biệt là các quốc gia có sự thay đổi thường xuyên của chính phủ, gây khó khăn cho việc lập kế hoạch.
Thuế quan
Nếu doanh nghiệp nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hoặc xuất khẩu thành phẩm cho khách hàng, thì mức thuế sẽ ảnh hưởng đến lĩnh vực kinh doanh nào của tổ chức? chẳng hạn như chi phí sản xuất và khả năng cạnh tranh về giá cả.
Thuế suất
Chính sách thuế của chính phủ hiện hành có ý nghĩa như nào đối với dòng tiền, các khoản khấu trừ thuế và tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp?
Rào cản thương mại
Liệu thị trường mà doanh nghiệp muốn mở rộng có gây khó khăn gì cho các tổ chức tại quốc gia bạn không?
E – Economic (Môi trường kinh tế)
Chữ “E” trong mô hình PEST đề cập đến các vấn đề kinh tế bên ngoài có thể đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của công ty. Lubrano cũng nhấn mạnh tới các nhân tố sau, ảnh hướng tới môi trường kinh tế như thuế suất, lãi suất, lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, GDP (Tổng sản phẩm quốc nội), tín dụng có sẵn, và sự gia tăng và giảm xuống của tầng lớp trung lưu.
Nhìn chung, yếu tố kinh tế xét tới những khía cạnh sau:
Tiếp cận tín dụng
Với những sản phẩm, dịch vụ có mức giá cao, liệu người tiêu dùng hay khách hàng doanh nghiệp có khả năng tiếp cận tín dụng để sở hữu chúng?
Mức độ đầu tư kinh doanh
Các công ty trong thị trường mục tiêu có thường xuyên thay thế máy móc và thiết bị của họ không, hay họ cố gắng để giảm thiểu mức độ khấu hao của chúng?
Kinh tế tăng trưởng hay suy thoái
Nếu như nền kinh tế đang trong giai đoạn tăng trưởng, người tiêu dùng và khách hàng doanh nghiệp sẽ có khả năng tiêu thụ nhiều sản phẩm của doanh nghiệp hơn. Điều này giúp thúc đẩy mức đầu tư cao hơn từ các doanh nghiệp.
Tỷ giá hối đoái và lãi suất
Các quốc gia có nền kinh tế vững mạnh hơn sẽ ít bị biến động về giá trị tiền tệ hơn (điều này rất quan trọng nếu doanh nghiệp nhập khẩu hoặc xuất khẩu sản phẩm). Ngoài ra, các quốc gia này có nhiều khả năng tăng lãi suất cao hơn để làm giảm lạm phát trong nước.
Toàn cầu hóa
Các quốc gia tích cực hội nhập quốc tế giúp thuế quan và rào cản thương mại (phần lớn) đã được xóa bỏ. Qua đó có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn và điều kiện kinh tế xã hội được cải thiện.
Lạm phát
Mức độ lạm phát cao hơn đồng nghĩa với giá trị đồng tiền giảm sút nhiều hơn. Trong một số trường hợp, doanh nghiệp có thể không muốn chuyển chi phí cao hơn cho khách hàng, do đó lợi nhuận giảm.
Chi phí lao động và trình độ kỹ năng của lực lượng lao động
Sự thiếu hụt lao động với các kỹ năng cần thiết là nguyên nhân dẫn đến chi phí lao động tăng cao, từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận. Đôi khi, sự thiếu hụt này có thể nghiêm trọng đến mức mà các công ty phải chi nhiều ngân sách hơn cho việc đào tạo nhân viên.
Điều kiện thị trường
Tốc độ phát triển thị trường nhanh như thế nào? Độ lớn thị trường như thế nào? Có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh trong thị trường này, và điều này ảnh hưởng đến giá cả và chi phí như thế nào?
Thói quen chi tiêu
Người tiêu dùng hoặc doanh nghiệp bạn đang nhắm mục tiêu có chi tiêu nhiều tiền hơn cho các sản phẩm và dịch vụ của bạn không? Họ có đang chi tiêu theo một cách khác không (ví dụ: chuyển từ mua sắm trực tiếp sang trực tuyến)?
Mức thuế suất
Nếu như được lựa chọn giữa hai quốc gia nơi hầu hết mọi yếu tố trong mô hình PEST đều như nhau, một công ty có thể có nhiều khả năng nhắm mục tiêu tới quốc gia có mức thuế thấp hơn trước để đầu tư.
S – Social (Môi trường xã hội)
Chữ “S” trong mô hình PEST liên quan đến môi trường kinh tế xã hội của thị trường ngành
cụ thể để doanh nghiệp hiểu nhu cầu của người tiêu dùng được hình thành như thế nào và điều gì khiến họ mua hàng.
Lubrano cho rằng: “Yếu tố này giúp doanh nghiệp xem xét những thay đổi trong văn hóa và xã hội đang diễn ra. Từ động lực để ăn uống lành mạnh hơn, quan tâm đến môi trường, thế hệ baby boomer ở lại lực lượng lao động động lâu hơn đến xu hướng ngại sinh con và có con muộn. Tất cả những điều này tác động đến cách người tiêu dùng mua sắm”.
Yếu tố xã hội xét tới những khía cạnh như sau:
Thái độ đối với công việc (năng suất)
Lực lượng lao động càng đạt năng suất cao thì doanh nghiệp càng có thể định giá sản phẩm hoặc dịch vụ của mình một cách cạnh tranh hơn hoặc tăng tỷ suất lợi nhuận.
Xu hướng/ thị hiếu/ mốt của người tiêu dùng
Thông thường khoảng thời gian giữa việc tạo ra một sản phẩm và ra mắt sản phẩm là rất lớn, vì vậy việc theo dõi xu hướng, thị hiếu và mốt là rất quan trọng để đảm bảo sự thành công của bất kỳ sản phẩm mới nào.
Phân chia của cải
Theo một nghiên cứu năm 2015 trên tạp chí Human Relations chỉ ra rằng bất bình đẳng kinh tế có tác động tiêu cực đến hoạt động của tổ chức. Nó cũng ảnh hưởng đến tăng trưởng tỷ lệ tiêu dùng trong thời kỳ suy giảm kinh tế.
Giáo dục
Chất lượng giáo dục khác nhau giữa các quốc gia cũng là yếu tố cần xét đến; trình độ học vấn thấp hơn đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư nhiều hơn vào các chương trình đào tạo nhân viên. Trình độ học vấn thấp hơn thông thường cũng tương ứng với mức lương thấp hơn.
Các mô hình việc làm và xu hướng thị trường việc làm
Hiện đã có sự chuyển hướng sang những công việc bán thời gian hay tự kinh doanh ở quốc gia, khiến việc tuyển dụng trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra, nhân viên mà doanh nghiệp muốn tuyển dụng có thể là trong lĩnh vực đặc thù, dẫn đến chi phí tuyển dụng cao hơn.
Sự thay đổi thái độ giữa các thế hệ
Kỳ vọng của người sử dụng lao động có thể khác nhau giữa các thế hệ, đòi hỏi sự thay đổi trong cách nhân viên được khen thưởng và trả công.
Sức khỏe
Nhiều công ty hiện nay đầu tư vào sức khỏe tinh thần và thể chất của nhân viên để giảm tình trạng vắng mặt và nâng cao năng suất .
Tỷ lệ gia tăng dân số
Các quốc gia có dân số tăng chủ yếu do nhập cư có thể có tốc độ tăng lương chậm hơn do cạnh tranh gia tăng.
Tính di động xã hội
Các quốc gia có tầng lớp trung lưu lớn hơn sẽ dễ dàng gia nhập hơn. Và thường có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn cũng như tỷ lệ bất bình đẳng thu nhập thấp hơn.
T – Technology (Môi trường công nghệ)
Công nghệ đóng một vai trò rất lớn trong kinh doanh và có thể tác động tích cực và tiêu cực tới tổ chức. Một số doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc điều chỉnh các sản phẩm, công nghệ và dịch vụ mới, vì vậy điều quan trọng là phải đánh giá công nghệ từ mọi góc độ.
Yếu tố công nghệ xét tới những khía cạnh như sau:
Trí tuệ nhân tạo (AI)
Một công ty có thể tối ưu hóa hiệu quả và năng suất thông qua đầu tư vào AI.
Tự động hóa và robot
Nhiều lĩnh vực hiện đã tự động hóa các quy trình để sử dụng nguyên liệu thô hiệu quả hơn, cung cấp dịch vụ tốt hơn cho khách hàng và sản xuất nhiều sản phẩm hơn với chi phí rẻ hơn.
An ninh mạng và bảo vệ dữ liệu
Các cuộc tấn công mạng liên tục ảnh hưởng đến các doanh nghiệp, vì vậy các công ty chỉ nên thu thập dữ liệu họ cần cho hoạt động và bảo vệ dữ liệu đó một cách mạnh mẽ.
Công nghệ đột phá
Các công nghệ đột phá, như ứng dụng trên điện thoại thông minh, có thể giúp công ty mở rộng tới các thị trường mới, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính.
Sự đổi mới
Với tốc độ đổi mới công nghệ ngày càng nhanh ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực, doanh nghiệp có nên đầu tư vào đổi mới ngay bây giờ để đi trước xu hướng hay tuỳ cơ ứng biến với đối thủ cạnh tranh?
Làm việc từ xa
Công nghệ và cơ sở hạ tầng hiện có có cho phép nhân viên làm việc từ xa không?
Mạng xã hội
Công ty có nên đầu tư vào mạng xã hội để quảng bá sản phẩm và dịch vụ của mình và thuê nhân viên không? Và doanh nghiệp có nên đầu tư vào các ứng dụng nội bộ cho phép giao tiếp liền mạch hơn giữa các nhân viên ở các vị trí khác nhau không?
Phân tích mô hình PEST của Unilever
Yếu tố chính trị trong mô hình PEST của Unilever
Về mặt chính sách, Unilever đặt ra tiêu chuẩn về cách giải quyết các vấn đề chính trị. Unilever có cách xử lý các vấn đề chính trị mang tính chiến thuật. Đầu tiên, vào những năm 1960, nhiều quốc gia bắt đầu quốc hữu hóa các công ty nước ngoài, điều này cũng ảnh hưởng đến Unilever.
Hiểu đơn giản, đây là lời kêu gọi sự tham gia cổ phần của địa phương vào các công ty nước ngoài. Do đó, rất nhiều công ty chịu sự kiểm soát của địa phương về giá cả, nhập khẩu, việc làm của người nước ngoài, v.v.
Do tác động bất lợi của chính sách quốc hữu hóa, vào những năm 1970, nhiều công ty Hoa Kỳ, ví dụ: IBM và Coca Cola rời Ấn Độ. Các công ty nước ngoài lo sợ về một số vấn đề như rò rỉ bí mật kinh doanh, mất nhãn hiệu … điều này cũng gây nguy hại cho Unilever khi quyền kiểm soát hoạt động trên thị trường bị giảm sút.
Ví dụ, UAC, một công ty con của Unilever, có hoạt động ở nhiều quốc gia châu Phi (Cameroon, Ghana, Bờ Biển Ngà, Nigeria, v.v.), được chú trọng vì tỷ suất lợi nhuận và tỷ lệ chuyển lợi nhuận dễ dàng cho công ty mẹ Anh-Hà Lan. là rất lớn.
Việc quốc hữu hóa UAC đã cản trở quyền kiểm soát của Unilever đối với thị trường nơi UAC hoạt động. Tuy nhiên, với kinh nghiệm và thiện chí của mình, Unilever đã liên hệ nhiều quốc gia để thương lượng với chính phủ nhằm sửa đổi các quy định của họ.
Ở Trung và Nam Mỹ, Unilever chỉ tham gia vào hoạt động vận động hành lang hơn là hoạt động chính trị. Nói cách khác, Unilever không bao giờ tham gia vào việc tài trợ cho các đảng phái chính trị.
Ngày nay, Unilever đã có được vị thế chính trị nhờ chiến lược và kinh nghiệm của mình. Unilever là thành viên của nhiều tổ chức trên toàn thế giới. Mục đích là tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý uy tín của doanh nghiệp.
Yếu tố kinh tế trong mô hình PEST của Unilever
Unilever đang dần trở thành thương hiệu cạnh tranh cao, đặc biệt là ở Tây Âu. Procter & Gamble (P&G) là một trong những đối thủ cạnh tranh lớn tại thị trường Châu Âu. Hơn nữa, có rất nhiều cửa hàng giảm giá tại thị trường châu Âu xuất phát từ chính sách thương mại tự do của EU. Điều này đã ảnh hưởng xấu đến tiềm năng lợi nhuận của Unilever.
Các nhà bán lẻ đang gây áp lực buộc các nhà sản xuất hàng tiêu dùng nhanh phải giảm giá sản phẩm của họ. Mặt khác, người tiêu dùng sẽ không muốn mua sản phẩm hoặc thương hiệu đắt tiền do tình hình kinh tế hiện tại. Cạnh tranh ở EU ngày càng mạnh mẽ khiến Unilever gặp khó khăn ở những nơi như Pháp, Hà Lan.
Tại các nước đang phát triển và các nền kinh tế mới nổi (Châu Á và Châu Phi), nơi có bất ổn chính trị, Unilever đã áp dụng chiến lược của mình để đảm bảo duy trì lợi nhuận. Một số sản phẩm được đóng gói với kích thước nhỏ dành cho người có thu nhập thấp hoặc thường xuyên, phù hợp với khả năng chi trả.
Yếu tố xã hội trong mô hình PEST của Unilever
Unilever đã tiếp tục duy trì đà phát triển trong môi trường văn hóa xã hội phù hợp với động lực phát triển bền vững của mình. Công ty đang nỗ lực không ngừng để cải thiện vệ sinh và dinh dưỡng tốt hơn cho người dân ở Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh, đặc biệt là đối tượng nghèo và béo phì.
Hơn 30% dân số châu Phi sống với mức dưới 1 USD mỗi ngày. Bằng cách này, Unilever củng cố thiện chí của mình. Tuy nhiên, trình độ dân trí thấp của người tiêu dùng ảnh hưởng đến các phương tiện tiếp thị như quảng cáo trên báo in. Do đó, điều này đòi hỏi phải sử dụng nhiều nguồn lực hơn, chẳng hạn như tăng cường các cuộc đối thoại trực tiếp.
Một vài yếu tố xã hội ảnh hưởng tới Unilever có thể kể đến:
Các quốc gia giàu có chứng kiến mức tuổi thọ tăng lên.
Ví dụ, ở Anh vào năm 1980, tuổi thọ nam giới là 70,4 tuổi và 79,8 đối với nữ. Đến năm 2010, con số này đã tăng lên lần lượt là 79,3 tuổi và 83,6 tuổi đối với nam và nữ. Cũng tại thời điểm đó, tỷ lệ sinh đang giảm dần theo thời gian.
Tuổi thọ tăng và tỷ lệ sinh thay thế thấp hơn cùng với sự già hóa của thế hệ được gọi là ‘bùng nổ trẻ em’ (những người sinh từ năm 1946 đến 1965) đang làm gia tăng tốc độ già hóa dân số.
Chính phủ đã ước tính rằng tỷ lệ dân số từ 30 tuổi trở xuống sẽ giảm sút, trong khi tỷ lệ dân số từ 60 tuổi trở lên sẽ gia tăng. Đến năm 2034, người ta ước tính rằng 23% dân số Anh sẽ ở độ tuổi 65, trong khi chỉ có 18% ở độ tuổi 16 trở xuống.
Có những phân nhánh quan trọng của dân số già đối với các doanh nghiệp như Unilever.
Thứ nhất, cơ cấu nhu cầu trong tương lai có thể sẽ thay đổi. Người lớn tuổi có những nhu cầu và mong muốn riêng biệt mà Unilever sẽ cần được đáp ứng. Ví dụ: nhu cầu về món ăn đông lạnh của người lớn tuổi ngày càng nhiều, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thương hiệu ‘Sara Lee’ của Unilever.
Thứ hai, có thể xảy ra tình trạng thiếu lao động trong tương lai. Việc mở rộng các doanh nghiệp như Unilever sẽ cần đáp ứng điều này bằng cách khuyến khích người lao động làm việc lâu hơn hoặc tuyển dụng lao động nhập cư.
Là hệ quả trực tiếp của một số chiến dịch công khai nổi tiếng
Mọi người đang trở nên có ý thức hơn về sức khỏe và đạo đức. Điều này đã dẫn đến sự gia tăng nhu cầu đối với các sản phẩm được sản xuất có đạo đức và tốt cho sức khỏe và làm gia tăng mối quan tâm về hàng hóa biến đổi gen.
Xu hướng này đã có tác động trực tiếp đến danh mục sản phẩm của Unilever, với doanh số của hai nhãn hiệu bơ thực vật (I Can’t Believe It’s Not Butter và Flora) của họ dường như sụt giảm mạnh mẽ.
Yếu tố công nghệ trong mô hình PEST của Unilever
Ngày càng có nhiều người tiêu dùng, đặc biệt là những người trẻ tuổi, sử dụng phương tiện truyền thông xã hội. Họ sử dụng các trang web bán lẻ và các hình thức liên lạc di động để kết nối với các nhà bán lẻ hay thảo luận với các thành viên trên mạng xã hội về quyết định mua hàng của họ.
Ngoài ra, mạng xã hội còn giúp người mua hàng xem phản hồi lẫn nhau về sản phẩm. Điều này có nghĩa là các công ty hàng tiêu dùng như Unilever cần phải khai thác Internet và công nghệ di động để tiếp cận những đối tượng khách hàng này.
Ví dụ, ngày càng có nhiều công ty bao gồm các trang web mạng xã hội như Facebook và các trang blog như Twitter trong xúc tiến hỗn hợp của họ như một phương tiện thu hút cơ sở người tiêu dùng hiện tại của họ cũng như khách hàng mới.
Đồng thời, sự kết nối liên tục làm cho môi trường bán các sản phẩm tiêu dùng ngày càng cạnh tranh. Giá thành sản phẩm và thông tin khuyến mại luôn được để công khai. Khả năng người mua hàng truy cập vào các cửa hàng trực tuyến nhanh chóng và sự tổng hợp của nội dung trực tuyến và thông tin ngoại tuyến. Tất cả có nghĩa là, trong thời đại kỹ thuật số, các công ty như Unilever phải cẩn thận xây dựng hoạt động tiếp thị của mình.
Tổng kết
Unilever là một tập đoàn toàn cầu nổi tiếng thế giới trên lĩnh vực sản xuất và các sản phẩm tiêu dùng nhanh bao gồm các sản phẩm chăm sóc vệ sinh cá nhân và gia đình, thức ăn, trà và đồ uống từ trà.
Bằng việc nhận định chuẩn xác về môi trường vĩ mô thông qua mô hình PEST, giúp Unilever luôn có những hướng đi đúng đắn. Hi vọng bạn đọc hiểu rõ hơn về mô hình PEST của Unilever do MISA cung cấp ở trên. Hẹn gặp bạn ở những bài viết sau nhé!