Kiến thức Quản lý nhân sự Tổng hợp câu hỏi phỏng vấn thực tập sinh và câu trả...

Thực tập sinh luôn là một nguồn lao động mà nhiều doanh nghiệp nhắm đến. Để tuyển được những người xuất sắc thì buổi phỏng vấn thực tập sinh là vô cùng quan trọng. Hãy chuẩn bị một bộ câu hỏi thật chi tiết, đáp ứng chính xác những yêu cầu được nêu ra trong mô tả công việc. Cùng MISA AMIS HRM tìm hiểu những thông tin quan trọng mà HR cần chú ý nhé.

TẢI MIỄN PHÍ DASBOARD NHÂN SỰ – ĐIỀN SỐ TỰ ĐỘNG NHẢY

1. Tổng hợp câu hỏi phỏng vấn thực tập sinh

1.1 Bạn giới thiệu về bản thân mình nhé?

Đây là câu hỏi đầu tiên mà gần như nhà tuyển dụng nào cũng sẽ hỏi. Nó thường để xác nhận lại những thông tin có xuất hiện trong CV của thực tập sinh. Qua đây, nhà tuyển dụng cũng sẽ hiểu hơn về tên tuổi, trình độ học vấn cũng như những công việc mà ứng viên đã làm khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

1.2 Mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong tương lai?

Câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng xem xét xem ứng có phù hợp với định hướng của công ty trong tương lai hay không. Có rất nhiều ứng viên tưởng chừng như phù hợp với môi trường, văn hóa công ty nhưng lại không phù hợp với mong muốn và định hướng trong công việc của họ.

1.3 Bạn đã biết gì về công ty chúng tôi?

Việc tìm hiểu về công ty trước khi ứng tuyển vị trí thực tập sinh cho thấy ứng viên thực sự nghiêm túc và tỏ rõ thái độ cầu tiến khi đến xin được thực tập. Vậy nên nhà tuyển dụng không nên bỏ qua câu hỏi này.

âu hỏi phỏng vấn thực tập sinh sẽ giúp HR hiểu hơn
Mỗi câu hỏi phỏng vấn thực tập sinh sẽ giúp HR hiểu hơn về ứng viên

1.4 Lý do bạn chọn công ty chúng tôi?

Khi các ứng viên đưa ra được những câu trả lời kỹ lưỡng từ góc nhìn bản thân về công ty sẽ cho thấy được sự nghiêm túc từ họ.

Nếu các ứng viên có thể nêu nên khái quát về phong cách làm việc, văn hóa làm việc, các chế độ trong công ty cũng như sự thu hút của công ty với họ. Các Hr có thể đánh giá cao những ứng viên này sẽ có khả năng gắn bó lâu dài với công ty.

Nhưng nếu câu trả lời của các ứng viên tỏ rõ sự ngần ngại, đắn đo hay câu trả lời chung chung thì các Hr có thể suy xét thêm. Khả năng cao những ứng viên này sẽ không làm được lâu dài và rất có thể nhanh chán, nghỉ ngang.

Câu hỏi này giúp các công ty có thể tuyển chọn được những thực tập sinh phù hợp, không mất thời gian tuyển dụng nhiều lần.

1.5 Nêu điểm mạnh, điểm yếu của bản thân?

Câu hỏi này giúp các Hr có thể đánh giá và hiểu hơn về các ứng viên. Những ứng viên được ưu tiên chọn sẽ là những ứng viên có câu trả lời thế mạnh liên quan đến vị trí công việc. Nếu những điểm yếu có thể khắc phục trong quá trình làm việc thì ứng viên đó cũng có thể được lựa chọn.

1.6 Bạn có thể thực tập không lương không?

Hiện nay chưa có quy định cụ thể nào cho việc trả lương cho thực tập sinh. Tuy nhiên nếu ứng viên có thể chấp nhận, hoặc có thể đưa ra được mức lương phù hợp thì đây là ứng viên tiềm năng. Vì ứng viên đó hiểu được khả năng bản thân và những thứ được nhận sau quá trình thực tập. Hiểu được điều đó cũng có nghĩa ứng viên là một người có trách nhiệm, có thể đào tạo thành nhân viên chính thức cho công ty sau này.

Bạn chú ý không nên đưa ra những câu hỏi không liên quan đến chuyên môn
Bạn chú ý không nên đưa ra những câu hỏi không liên quan đến chuyên môn

1.7 Mức lương mong muốn của bạn là bao nhiêu?

Các ứng viên thực tập sinh sẽ có thời gian cống hiến cho công ty ngắn, cộng thêm kinh nghiệm công việc không và chủ yếu điều họ cần là học hỏi. Chính vì thế mức lương họ đưa ra chỉ dao động phù hợp mặt bằng chung.

Các nhà tuyển dụng nên dựa vào đó đánh giá ứng viên đó có phù hợp để làm việc không. Vì những ứng viên đòi hỏi mức lương cao nhưng những câu trả lời trước đó chưa thể hiện được khả năng, thì những ứng viên đó làm việc khó được như mong đợi.

1.8 Tại sao bạn quan tâm đến vị trí thực tập này?

Câu hỏi này nhằm xác định xem ứng viên quan tâm thế nào đến vị trí đang tuyển. Cách nhìn nhận của thực tập sinh có đúng hay không và kỳ vọng của họ như thế nào. Từ đó nhà tuyển dụng nhìn nhận được tinh thần làm việc của ứng viên.

1.9 Chia sẻ kết quả và những gì nhận được trong lần làm việc nhóm?

Câu hỏi này giúp đánh giá khả năng làm việc nhóm của ứng viên. Qua đó biết được khả năng làm việc trong tập thể của ứng viên như thế nào?

Ngoài phỏng vấn chuyên môn, câu hỏi tình huống cũng rất cần thiết
Ngoài phỏng vấn chuyên môn, câu hỏi tình huống cũng rất cần thiết

1.10 Bạn có sẵn sàng làm việc trong suốt X giờ không?

Đây có thể là một tình huống sẽ gặp phải trong quá trình làm việc và bạn muốn hỏi xem ứng viên có sẵn sàng thực hiện nó khi công việc yêu cầu không. Điều này cho thấy tính trách nhiệm của ứng viên.

1.11 Hãy kể về các hoạt động tình nguyện của bạn?

Thực tập sinh thường không có nhiều kinh nghiệm làm việc nên bạn có thể đặt ra những câu hỏi liên quan đến những hoạt động xã hội. Từ đó đánh giá xem ứng viên có năng động, dễ hòa nhập với môi trường mới hay không? Ngoài ra khi tham gia vào các hoạt động tình nguyện thì ứng viên cũng sẽ có có một vài kỹ năng như làm việc nhóm, giao tiếp,…

1.12 Bạn bè đánh giá thế nào về bạn?

Thông qua việc trả lời câu hỏi này, nhà tuyển dụng có thể đánh giá tính cách cũng như phong cách làm việc của ứng viên.

Một số câu hỏi tình huống khác mà bạn có thể tham khảo để hỏi những ứng viên như:

  • Khi còn đi học, bạn làm thế nào để hoàn thành bài tập trước những deadline liên tục?
  • Mục tiêu lớn nhất mà bạn từng đặt ra và đạt được là gì?
  • Hãy kể về một làm bạn bảo vệ quan điểm của mình trước nhiều người?
  • Bạn từng nhận được lời chê từ giáo viên hay bạn bè chưa? Phản ứng của bạn lúc đấy như thế nào?

1.14 Bạn có câu hỏi gì cho chúng tôi không?

Đây thường là câu hỏi ở cuối của buổi phỏng vấn. Đảm bảo ứng viên có thể hỏi ra những thắc mắc của mình. Qua đó, cho thấy được sự quan tâm của doanh nghiệp với ứng viên, giúp họ cảm thấy được tôn trọng.

2. Một số vấn đề cần cân nhắc khi tuyển thực tập sinh

Các doanh nghiệp luôn có chính sách tạo điều kiện cho sinh viên đi thực tập cũng như giải quyết tạm thời bài toán nhân sự trong khoảng thời gian nhất định. Dưới đây là một số vấn đề cần chú ý khi tuyển thực tập sinh:

  • Xác định chỉ tiêu thực tập sinh:

Thực tập sinh thường được tuyển để có thể đáp ứng những nhu cầu kinh doanh ngắn hạn. Nếu công ty đang có các dự án ổn định và cần người có kinh nghiệm để thực hiện thì hãy tuyển một nhân viên chính thức, toàn thời gian hoặc thuê freelancer.

Cân nhắc xem có cần Phỏng vấn thực tập sinh
Bạn cần cân nhắc xem doanh nghiệp có cần tuyển dụng thực tập sinh hay không
  • Thỏa thuận lương với thực tập sinh một cách hợp lý:

Vì thực tập sinh không thể coi là nhân viên chính thức nên thông thường mức lương trả sẽ không quá cao. Hãy đảm bảo tuân thủ luật lao động và có chính sách phúc lợi hợp lý đối với những công sức mà họ đã bỏ ra.

Hiện nay, mức lương trung bình của thực tập sinh ở Việt Nam là từ 2 đến 4 triệu đồng một tháng. Mức lương sẽ khác nhau tùy chính sách của mỗi công ty.

  • Trao đổi kỹ về thời gian thực tập:

Bình thường thời gian thực tập của một thực tập sinh sẽ là 3 – 5 tháng tuỳ vào doanh nghiệp. Hãy trao đổi thật chi tiết với thực tập sinh và tôn trọng ý kiến của họ.

Phỏng vấn thực tập sinh
Training cho thực tập sinh rất cần thiết, bạn cần lên kế hoạch cho điều này
  • Cần có kế hoạch training và onboarding thực tập sinh:

Thực tập sinh thường không có hoặc rất ít kinh nghiệm nên việc làm quen với công việc thường sẽ rất khó khăn. Hãy cho họ thấy cái nhìn tổng quan về công việc, chỉ định người hướng dẫn và yêu cầu họ sát sao quan tâm đến thực tập sinh, cho họ tập làm quen với những công cụ cần thiết để làm việc.

Có rất nhiều thực tập sinh nhút nhát, họ thường ngại hỏi và nhiều lúc sẽ không biết phải làm gì, hãy đảm bảo luôn có người giao việc và hướng dẫn họ.

>>> Xem thêm: Top phần mềm quản lý nhân sự HRM tốt nhất cho doanh nghiệp

3. Đánh giá thực tập sinh tiềm năng sau phỏng vấn như thế nào?

3.1 Sự cẩn thận và tỉ mỉ

Bạn không thể đòi hỏi nhiều kinh nghiệm từ một thực tập sinh, dù họ có kết quả học tập xuất sắc đến thế nào. Hãy từ từ hướng dẫn họ, giao việc và sửa lỗi cho họ.

đánh giá thực tập sinh
4 yếu tố giúp HR đánh giá được thực tập sinh

Nhưng bạn chắc chắn không muốn sửa đi sửa lại cho một thực tập sinh với một lỗi y như nhau. Một thực tập sinh giỏi là một người biết sửa lỗi mà mình đã từng mắc phải. Họ có tính cẩn thận, tỉ mỉ và ham học hỏi.

Nếu ứng viên có những phẩm chất này thì nhà tuyển dụng sẽ đánh giá rất cao ứng viên.

3.2 Kiến thức

Hãy kiểm tra kiến thức cơ bản của ứng viên về lĩnh vực. Đây là một cách để đánh giá xem nền tảng của thực tập sinh đến đâu. Họ học được gì ở nhà trường. Ngoài ra bạn có thể kiểm tra xem họ có từng đi làm thêm không? Có kinh nghiệm làm những dự án ở trường chưa? Qua đó đánh giá kiến thức của thực tập sinh để lên kế hoạch đào tạo hoặc là sắp xếp những công việc phù hợp hơn.

3.3 Tinh thần trong công việc

Tuyển một thực tập sinh có ít kinh nghiệm không phải là một điều đáng lo ngại mà tuyển một người không chủ động học hỏi mới là điều đáng buồn. Nếu không cẩn thận sàng lọc bạn rất có thể sẽ gặp rất nhiều rắc rối trong tương lai.

Chính vì thế, HR hãy đánh giá thái độ của ứng viên trong buổi phỏng vấn bằng cách trao đổi thẳng thắn với họ và xem phản ứng của họ ra sao. Qua đó đánh giá về tinh thần làm việc của họ và quyết định tuyển hay không.

3.4 Ứng viên phù hợp với văn hoá

Điều cuối cùng mà bạn cần chú ý đó là thực tập sinh đó có phù hợp với văn hoá công ty hay không? Đây là một tiêu chí rất quan trọng, nó đảm bảo rằng bạn có thể duy trì một môi trường lành mạnh trong doanh nghiệp hay không?

Hãy tìm kiếm và đánh giá ứng viên qua các bài đăng, bài chia sẻ của ứng viên trên mạng xã hội. Nó phản ánh một phần con người của thực tập sinh. Ngoài ra trong quá trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng hãy hỏi những câu hỏi liên quan đến mục tiêu, định hướng bản thân xem có phù hợp với tổ chức không.

Bên cạnh những câu hỏi phỏng vấn, nhà tuyển dụng cũng nên có một quy trình tuyển dụng cụ thể, chi tiết, thang điểm đánh giá rõ ràng, công bằng để dựa vào đấy mà đưa ra quyết định.

4. Một vài lời khuyên khi phỏng vấn thực tập sinh

  • Minh bạch quy trình tuyển dụng đến ứng viên: Thực tập sinh có thể là người lần đầu hoặc rất ít đi phỏng vấn xin việc. Bạn hãy đảm bảo rằng quy trình tuyển dụng của doanh nghiệp cần được giải thích rõ ràng cho từng ứng viên. Hãy mô tả chi tiết từng giai đoạn trong khi tuyển dụng để mọi ứng viên đều có thể hiểu một cách rõ ràng nhất.
  • Nêu rõ mục đích và kỳ vọng đối với ứng viên: Hãy coi việc tuyển thực tập sinh như tuyển một nhân viên chính thức bình thường. Đưa ra những yêu cầu, kỳ vọng rõ ràng về một nhân viên mà bạn mong muốn và hỏi một vài câu hỏi xem phản ứng của ưng viên như: Mức lương công ty trả có phù hợp với mong muốn của bạn không?… Qua đó đánh giá thái độ làm việc và khả năng đáp ứng được kỳ vọng của bạn.
Bạn hãy trao đổi thẳng thắn với TTS những thông tin về công việc
Bạn hãy trao đổi thẳng thắn với thực tập sinh những thông tin về công việc
  • Có thể đưa ra những nhiệm vụ để đánh giá được ứng viên: Tạo ra những tình huống từng gặp ở một vài dự án của công ty và đưa cho những thực tập sinh giải quyết. Qua việc họ giải quyết thì có thể đánh giá xem họ đã áp dụng những kiến thức học được vào giải quyết vấn đề như thế nào? Hãy đảm bảo đưa ra những lời khuyên, chỉ dẫn phù hợp để giúp họ hoàn thành những nhiệm vụ được giao.
  • Luôn thể hiện sự chuyên nghiệp với ứng viên: Hãy thể hiện sự tận tâm, chu đáo, nghiêm túc trong quá trình phỏng vấn tuyển dụng cũng như khi làm việc với thực tập sinh. Để họ cảm thấy doanh nghiệp là một tổ chức đáng để học tập và làm việc.

5. Lời kết

Trên đây là những điều cần chú ý để chuẩn bị có một buổi phỏng vấn thực tập sinh hiệu quả. Ngoài những điều trên thì trang phục, tác phong của ứng viên cũng rất quan trọng. MISA AMIS HRM hi vọng những thông tin có thể giúp ích cho bạn có một chút kinh nghiệm để có một buổi phỏng vấn thành công.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 3 Trung bình: 5]