Thực tập sinh luôn là một nguồn lao động mà nhiều doanh nghiệp nhắm đến. Để tuyển được những người xuất sắc thì buổi phỏng vấn thực tập sinh là vô cùng quan trọng. Hãy chuẩn bị một bộ câu hỏi thật chi tiết, đáp ứng chính xác những yêu cầu được nêu ra trong mô tả công việc. Cùng MISA AMIS HRM tìm hiểu những thông tin quan trọng mà HR cần chú ý nhé.
TẢI MIỄN PHÍ DASBOARD NHÂN SỰ – ĐIỀN SỐ TỰ ĐỘNG NHẢY
1. Thực tập sinh là gì
Thực tập sinh là những người đang tìm hiểu và trải nghiệm công việc thực tế tại các doanh nghiệp. Thông thường, đây là cơ hội dành cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng muốn áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn hoặc những người mới ra trường muốn khám phá lĩnh vực mình yêu thích.
Trong khoảng thời gian từ 3 đến 6 tháng, thực tập sinh sẽ được hướng dẫn và hỗ trợ để làm quen với công việc chuyên môn. Bạn sẽ bắt đầu từ những nhiệm vụ đơn giản và dần dần được giao những công việc phức tạp hơn.
Thực tập là bước đệm quan trọng giúp bạn tự tin bước vào thị trường lao động. Qua thực tập, bạn sẽ tích lũy kinh nghiệm làm việc, xây dựng mạng lưới quan hệ và tăng tính cạnh tranh trong tuyển dụng. Mục tiêu chính của thực tập là giúp thực tập sinh làm quen với môi trường làm việc chuyên nghiệp, rèn luyện kỹ năng thực tế và chuẩn bị hành trang vững chắc cho sự nghiệp tương lai.
2. Tất tần tật những lợi ích của việc thực tập
Việc xin thực tập là một bước quan trọng giúp bạn có cơ hội trải nghiệm thực tế trong môi trường làm việc của một công ty hoặc tổ chức. Điều này mang lại cho thực tập sinh nhiều lợi ích:
- Học hỏi và trải nghiệm thực tế: Thực tập cho phép bạn tiếp xúc và học tập từ môi trường làm việc thực tiễn. Bạn có thể áp dụng những kiến thức đã học trong trường vào công việc thực tế, từ đó củng cố và nâng cao kỹ năng chuyên môn của mình.
- Phát triển kỹ năng mềm: Trong thời gian thực tập, bạn sẽ có cơ hội cải thiện các kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian, giải quyết vấn đề và thích ứng với môi trường làm việc chuyên nghiệp.
- Xây dựng mạng lưới chuyên nghiệp: Thực tập mang đến cơ hội để bạn gặp gỡ và làm việc cùng các chuyên gia trong lĩnh vực của mình. Điều này giúp bạn xây dựng mối quan hệ chuyên nghiệp và tạo dựng những kết nối có giá trị cho sự nghiệp của bạn.
- Tìm hiểu chuyên ngành và sự nghiệp: Thực tập cho phép bạn có cái nhìn sâu hơn về lĩnh vực và sự nghiệp mà bạn đang quan tâm. Bạn có thể khám phá các lĩnh vực công việc khác nhau và nhận diện được những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân.
3. Các vấn đề doanh nghiệp cần cân nhắc khi tuyển thực tập sinh
Các công ty thường xuyên phát triển các chính sách hỗ trợ sinh viên thực tập và tìm kiếm giải pháp linh hoạt cho tình huống nhân sự tạm thời. Doanh nghiệp cần xem xét những yếu tố quan trọng sau đây trước khi tuyển dụng thực tập sinh:
- Xác định nhu cầu thực tế của doanh nghiệp: Trước tiên, cần xác định xem doanh nghiệp có thực sự cần tuyển thực tập sinh không. Doanh nghiệp thường tuyển vị trí thực tập để đáp ứng nhu cầu kinh doanh ngắn hạn. Nếu công ty có các dự án ổn định và cần nhân lực có kinh nghiệm, có thể cân nhắc việc tuyển dụng nhân viên chính thức toàn thời gian hoặc thuê freelancer.
- Thỏa thuận hợp lý về mức lương: Vì thực tập sinh không được xem là nhân viên chính thức, mức lương thường thấp hơn. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần tuân thủ quy định của pháp luật lao động và cung cấp các chính sách phúc lợi hợp lý để đánh giá công sức của họ. Hiện nay, mức lương trung bình cho vị trí thực tập tại Việt Nam thường dao động từ 2 đến 4 triệu đồng mỗi tháng, tùy theo chính sách của từng công ty.
- Thảo luận chi tiết về thời gian thực tập: Thời gian thực tập thường kéo dài từ 3 đến 6 tháng, tùy thuộc vào từng doanh nghiệp. Nhà tuyển dụng nên thảo luận cụ thể về thời gian thực tập với ứng viên và tôn trọng ý kiến của họ.
- Đảm bảo kế hoạch đào tạo và hướng dẫn thực tập sinh: Thực tập sinh thường thiếu kinh nghiệm nên việc hòa nhập vào công việc có thể gặp khó khăn. Doanh nghiệp cần tạo ra cái nhìn tổng quan về công việc, chỉ định người hướng dẫn và khuyến khích thực tập sinh làm quen với các công cụ cần thiết. Đối với những thực tập sinh có tính cách nhút nhát hoặc khả năng giao tiếp yếu, hãy đảm bảo có người sẵn sàng giao việc và hỗ trợ họ để giúp họ làm việc hiệu quả.
4. Tổng hợp câu hỏi phỏng vấn thực tập sinh
4.1 Bạn giới thiệu về bản thân mình nhé?
Đây là câu hỏi đầu tiên mà gần như nhà tuyển dụng nào cũng sẽ hỏi. Nó thường để xác nhận lại những thông tin có xuất hiện trong CV của thực tập sinh. Qua đây, nhà tuyển dụng cũng sẽ hiểu hơn về tên tuổi, trình độ học vấn cũng như những công việc mà ứng viên đã làm khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
4.2 Mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong tương lai hay thời gian sắp tới là gì?
Câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng xem xét xem ứng có phù hợp với định hướng của công ty trong tương lai hay không. Có rất nhiều ứng viên tưởng chừng như phù hợp với môi trường, văn hóa công ty nhưng lại không phù hợp với mong muốn và định hướng trong công việc của họ.
4.3 Bạn đã biết gì về công ty chúng tôi?
Việc tìm hiểu về công ty trước khi ứng tuyển vị trí thực tập sinh cho thấy ứng viên thực sự nghiêm túc và tỏ rõ thái độ cầu tiến khi đến xin được thực tập. Vậy nên nhà tuyển dụng không nên bỏ qua câu hỏi này.
4.4 Lý do bạn chọn công ty chúng tôi?
Khi các ứng viên đưa ra được những câu trả lời kỹ lưỡng từ góc nhìn bản thân về công ty sẽ cho thấy được sự nghiêm túc từ họ.
Nếu các ứng viên có thể nêu nên khái quát về phong cách làm việc, văn hóa làm việc, các chế độ trong công ty cũng như sự thu hút của công ty với họ. Các Hr có thể đánh giá cao những ứng viên này sẽ có khả năng gắn bó lâu dài với công ty.
Nhưng nếu câu trả lời của các ứng viên tỏ rõ sự ngần ngại, đắn đo hay câu trả lời chung chung thì các Hr có thể suy xét thêm. Khả năng cao những ứng viên này sẽ không làm được lâu dài và rất có thể nhanh chán, nghỉ ngang.
Câu hỏi này giúp các công ty có thể tuyển chọn được những thực tập sinh phù hợp, không mất thời gian tuyển dụng nhiều lần.
4.5 Điểm mạnh, điểm yếu của bản thân?
Câu hỏi này giúp các Hr có thể đánh giá và hiểu hơn về các ứng viên. Những ứng viên được ưu tiên chọn sẽ là những ứng viên có câu trả lời thế mạnh liên quan đến vị trí công việc. Nếu những điểm yếu có thể khắc phục trong quá trình làm việc thì ứng viên đó cũng có thể được lựa chọn.
4.6 Bạn có thể thực tập không lương không?
Hiện nay chưa có quy định cụ thể nào cho việc trả lương cho thực tập sinh. Tuy nhiên nếu ứng viên có thể chấp nhận, hoặc có thể đưa ra được mức lương phù hợp thì đây là ứng viên tiềm năng. Vì ứng viên đó hiểu được khả năng bản thân và những thứ được nhận sau quá trình thực tập. Hiểu được điều đó cũng có nghĩa ứng viên là một người có trách nhiệm, có thể đào tạo thành nhân viên chính thức cho công ty sau này.
4.7 Mức lương mong muốn của bạn là bao nhiêu?
Các ứng viên thực tập sinh sẽ có thời gian cống hiến cho công ty ngắn, cộng thêm kinh nghiệm công việc không và chủ yếu điều họ cần là học hỏi. Chính vì thế mức lương họ đưa ra chỉ dao động phù hợp mặt bằng chung.
Các nhà tuyển dụng nên dựa vào đó đánh giá ứng viên đó có phù hợp để làm việc không. Vì những ứng viên đòi hỏi mức lương cao nhưng những câu trả lời trước đó chưa thể hiện được khả năng, thì những ứng viên đó làm việc khó được như mong đợi.
4.8 Tại sao bạn quan tâm đến vị trí thực tập này?
Câu hỏi này nhằm xác định xem ứng viên quan tâm thế nào đến vị trí đang tuyển. Cách nhìn nhận của thực tập sinh có đúng hay không và kỳ vọng của họ như thế nào. Từ đó nhà tuyển dụng nhìn nhận được tinh thần làm việc của ứng viên.
4.9 Chia sẻ kết quả và những gì nhận được trong lần làm việc nhóm?
Câu hỏi này giúp đánh giá khả năng làm việc nhóm của ứng viên. Qua đó biết được khả năng làm việc trong tập thể của ứng viên như thế nào?
4.10 Bạn có sẵn sàng làm việc trong suốt X giờ không?
Đây có thể là một tình huống sẽ gặp phải trong quá trình làm việc và bạn muốn hỏi xem ứng viên có sẵn sàng thực hiện nó khi công việc yêu cầu không. Điều này cho thấy tính trách nhiệm của ứng viên.
4.11 Hãy kể về các hoạt động tình nguyện của bạn?
Thực tập sinh thường không có nhiều kinh nghiệm làm việc nên bạn có thể đặt ra những câu hỏi liên quan đến những hoạt động xã hội. Từ đó đánh giá xem ứng viên có năng động, dễ hòa nhập với môi trường mới hay không? Ngoài ra khi tham gia vào các hoạt động tình nguyện thì ứng viên cũng sẽ có có một vài kỹ năng như làm việc nhóm, giao tiếp,…
4.12 Bạn bè đánh giá thế nào về bạn?
Thông qua việc trả lời câu hỏi này, nhà tuyển dụng có thể đánh giá tính cách cũng như phong cách làm việc của ứng viên.
Một số câu hỏi tình huống khác mà bạn có thể tham khảo để hỏi những ứng viên như:
- Khi còn đi học, bạn làm thế nào để hoàn thành bài tập trước những deadline liên tục?
- Mục tiêu lớn nhất mà bạn từng đặt ra và đạt được là gì?
- Hãy kể về một làm bạn bảo vệ quan điểm của mình trước nhiều người?
- Bạn từng nhận được lời chê từ giáo viên hay bạn bè chưa? Phản ứng của bạn lúc đấy như thế nào?
4.14 Bạn có câu hỏi gì cho chúng tôi không?
Đây thường là câu hỏi ở cuối của buổi phỏng vấn. Nhà tuyển dụng đảm bảo ứng viên có thể hỏi ra những thắc mắc của mình. Qua đó, cho thấy được sự quan tâm của doanh nghiệp với ứng viên, giúp họ cảm thấy được tôn trọng.
5. Những điều cần tránh khi thực tập sinh phỏng vấn
5.1 Tất cả thông tin đã được nêu trong CV của tôi
Khi tham gia phỏng vấn, dù các thông tin cá nhân, điểm mạnh, điểm yếu của bạn đã được trình bày đầy đủ trong CV nhưng đừng bao giờ nói rằng tất cả đã có hết trong đó bởi điều mà nhà tuyển dụng thực sự quan tâm là cách bạn thể hiện kỹ năng giao tiếp, khả năng thuyết trình và phong cách nói chuyện trước đám đông. Nếu bạn trả lời theo cách đó, nguy cơ thất bại trong buổi phỏng vấn sẽ rất cao.
Tuyệt đối tránh câu trả lời “Mọi thứ đều có trong CV” trong phỏng vấn
5.2 Mức lương của tôi cho công việc này là bao nhiêu?
Nếu nhà tuyển dụng đề cập trước về vấn đề này, bạn có thể tự tin thảo luận về mức lương mong muốn của mình. Tuy nhiên, nếu họ chưa đề cập, bạn không nên hỏi về lương trước khi họ nhắc tới. Đây có thể là một điểm trừ đáng kể trong buổi phỏng vấn của bạn.
5.3 Tôi không biết
Trong một buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng có thể đưa ra những câu hỏi nằm ngoài phạm vi kiến thức và kinh nghiệm làm việc thực tế của bạn. Những câu hỏi này không chỉ nhằm đánh giá trình độ chuyên môn mà còn giúp nhà tuyển dụng nhận biết cách bạn đối mặt với những tình huống khó khăn. Do đó, thay vì trả lời “không biết”, bạn có thể giải thích rằng bạn chưa có cơ hội tiếp cận với những kiến thức này hoặc chưa có kinh nghiệm thực hành trong quá trình học tập, hãy nêu rõ rằng bạn sẵn sàng học hỏi và cải thiện sau buổi phỏng vấn.
5.3 Nói xấu sếp cũ, công ty cũ
Nếu bạn từng làm việc tại các công ty trước đây, nhà tuyển dụng có thể hỏi lý do bạn rời công ty cũ. Bạn có thể chia sẻ những yếu tố không phù hợp tại công ty trước nhưng nên tránh phê phán sếp hoặc công ty cũ của mình. Điều này có thể khiến nhà tuyển dụng lo lắng về việc bạn có thể làm điều tương tự nếu rời công ty họ. Dù có thể đã trải qua những trải nghiệm tiêu cực nhưng đừng để việc phê phán làm giảm điểm trong buổi phỏng vấn của bạn.
5.3 Tôi không có bất kỳ điểm yếu nào
Việc hiểu rõ điểm mạnh và yếu của ứng viên không chỉ giúp nhà tuyển dụng đánh giá năng lực mà dựa còn vào yếu tố đó để sắp xếp công việc một cách hợp lý, phát huy tối đa điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của ứng viên.
Nếu bạn khẳng định mình không có bất kỳ điểm yếu nào, có thể nhà tuyển dụng sẽ nghĩ rằng bạn chưa tự nhận thức đầy đủ về bản thân. Điều này có thể khiến họ không yên tâm khi giao một nhiệm vụ nào đó cho bạn.
5.3 Tôi không có câu hỏi nào thêm
Khi kết thúc buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường cho bạn cơ hội để đặt câu hỏi liên quan đến công việc và các quyền lợi của mình. Đây chính là lúc để bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng cách đặt những câu hỏi liên quan văn hóa, con người, quy trình hoạt động của công ty. Từ đó, nhà tuyển dụng có thể đánh giá được cách bạn thể hiện sự quan tâm và nghiêm túc với vị trí ứng tuyển. Nếu bạn trả lời rằng bạn không có câu hỏi nào, điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá rằng bạn không thực sự chú trọng đến công việc này hoặc chưa dành sự tập trung cần thiết cho buổi phỏng vấn.
6. Đánh giá thực tập sinh tiềm năng sau phỏng vấn như thế nào?
6.1 Sự cẩn thận và tỉ mỉ
Bạn không thể đòi hỏi nhiều kinh nghiệm từ một thực tập sinh, dù họ có kết quả học tập xuất sắc đến thế nào. Hãy từ từ hướng dẫn họ, giao việc và sửa lỗi cho họ.
4 yếu tố giúp HR đánh giá được thực tập sinh
Nhưng bạn chắc chắn không muốn sửa đi sửa lại cho một thực tập sinh với một lỗi y như nhau. Một thực tập sinh giỏi là một người biết sửa lỗi mà mình đã từng mắc phải. Họ có tính cẩn thận, tỉ mỉ và ham học hỏi. Nếu ứng viên có những phẩm chất này thì nhà tuyển dụng sẽ đánh giá rất cao ứng viên.
6.2 Kiến thức
Hãy kiểm tra kiến thức cơ bản của ứng viên về lĩnh vực. Đây là một cách để đánh giá xem nền tảng của thực tập sinh đến đâu. Họ học được gì ở nhà trường. Ngoài ra bạn có thể kiểm tra xem họ có từng đi làm thêm không? Có kinh nghiệm làm những dự án ở trường chưa? Qua đó đánh giá kiến thức của thực tập sinh để lên kế hoạch đào tạo hoặc là sắp xếp những công việc phù hợp hơn.
6.3 Tinh thần trong công việc
Tuyển một thực tập sinh có ít kinh nghiệm không phải là một điều đáng lo ngại mà tuyển một người không chủ động học hỏi mới là điều đáng buồn. Nếu không cẩn thận sàng lọc bạn rất có thể sẽ gặp rất nhiều rắc rối trong tương lai.
Chính vì thế, HR hãy đánh giá thái độ của ứng viên trong buổi phỏng vấn bằng cách trao đổi thẳng thắn với họ và xem phản ứng của họ ra sao. Qua đó đánh giá về tinh thần làm việc của họ và quyết định tuyển hay không.
6.4 Ứng viên phù hợp với văn hoá
Điều cuối cùng mà bạn cần chú ý đó là thực tập sinh đó có phù hợp với văn hoá công ty hay không? Đây là một tiêu chí rất quan trọng, nó đảm bảo rằng bạn có thể duy trì một môi trường lành mạnh trong doanh nghiệp hay không?
Hãy tìm kiếm và đánh giá ứng viên qua các bài đăng, bài chia sẻ của ứng viên trên mạng xã hội. Nó phản ánh một phần con người của thực tập sinh. Ngoài ra trong quá trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng hãy hỏi những câu hỏi liên quan đến mục tiêu, định hướng bản thân xem có phù hợp với tổ chức không.
Bên cạnh những câu hỏi phỏng vấn, nhà tuyển dụng cũng nên có một quy trình tuyển dụng cụ thể, chi tiết, thang điểm đánh giá rõ ràng, công bằng để dựa vào đấy mà đưa ra quyết định.
>>> Xem thêm: Top phần mềm quản lý nhân sự HRM tốt nhất cho doanh nghiệp
7. Một vài lời khuyên khi phỏng vấn thực tập sinh
Các doanh nghiệp luôn có chính sách tạo điều kiện cho sinh viên đi thực tập cũng như giải quyết tạm thời bài toán nhân sự trong khoảng thời gian nhất định. Dưới đây là một số vấn đề cần chú ý khi tuyển thực tập sinh:
- Minh bạch quy trình tuyển dụng đến ứng viên: Thực tập sinh có thể là người lần đầu hoặc rất ít đi phỏng vấn xin việc. Bạn hãy đảm bảo rằng quy trình tuyển dụng của doanh nghiệp cần được giải thích rõ ràng cho từng ứng viên. Hãy mô tả chi tiết từng giai đoạn trong khi tuyển dụng để mọi ứng viên đều có thể hiểu một cách rõ ràng nhất.
- Nêu rõ mục đích và kỳ vọng đối với ứng viên: Hãy coi việc tuyển thực tập sinh như tuyển một nhân viên chính thức bình thường. Đưa ra những yêu cầu, kỳ vọng rõ ràng về một nhân viên mà bạn mong muốn và hỏi một vài câu hỏi xem phản ứng của ứng viên như: Mức lương công ty trả có phù hợp với mong muốn của bạn không?… Qua đó đánh giá thái độ làm việc và khả năng đáp ứng được kỳ vọng của bạn.
- Có thể đưa ra những nhiệm vụ để đánh giá được ứng viên: Tạo ra những tình huống từng gặp ở một vài dự án của công ty và đưa cho những thực tập sinh giải quyết. Qua việc họ giải quyết thì có thể đánh giá xem họ đã áp dụng những kiến thức học được vào giải quyết vấn đề như thế nào? Hãy đảm bảo đưa ra những lời khuyên, chỉ dẫn phù hợp để giúp họ hoàn thành những nhiệm vụ được giao.
- Luôn thể hiện sự chuyên nghiệp với ứng viên: Hãy thể hiện sự tận tâm, chu đáo, nghiêm túc trong quá trình phỏng vấn tuyển dụng cũng như khi làm việc với thực tập sinh. Để họ cảm thấy doanh nghiệp là một tổ chức đáng để học tập và làm việc.
Đọc thêm: Mẫu nhận xét thực tập chuẩn nhất – tải miễn phí
5. Lời kết
Trên đây là tổng hợp những câu hỏi phỏng vấn thực tập sinh hiệu quả. Ngoài những điều trên thì trang phục, tác phong của ứng viên cũng rất quan trọng. MISA AMIS HRM hi vọng những thông tin có thể giúp ích cho bạn có một chút kinh nghiệm để có một buổi phỏng vấn thành công.