Marketing – bán hàng Chiến lược bán hàng 7 chiến lược kinh doanh nhà thuốc hiện đại và hiệu quả

Chiến lược kinh doanh nhà thuốc hiệu quả là yếu tố quan trọng hàng đầu khi mở nhà thuốc. Hiện nay, các nhà thuốc mới từ các thương hiệu lớn và dược sĩ tư nhân mọc lên liên tục Vậy, họ đã xây dựng những chiến lược kinh doanh gì cho các nhà thuốc mới này? Cùng MISA AMIS nghiên cứu các chiến lược này qua thông tin được đề cập phía sau.

chiến lược kinh doanh nhà thuốc

I. Thay đổi cấu trúc mặt bằng

Bước đầu tiên trong chiến lược kinh doanh nhà thuốc hiệu quả là xem xét sơ đồ của toàn nhà. Thoạt nhìn, yếu tố này có thể không liên quan nhiều đến việc tăng doanh số bán hàng cho nhà thuốc, nhưng nhiều nghiên cứu về tâm lý khách hàng trong lĩnh vực bán lẻ đã chỉ ra rằng hiệu thuốc của bạn càng tạo được thiện cảm bằng không gian sang trọng, hiện đại thì sẽ dễ tăng lượng khách hàng trung thành.

Tiếp theo đó, xem xét đến vị trí chỗ ngồi của bạn và nhân viên của bạn hiện tại như thế nào, bạn đã có thể nhìn thấy khách hàng trước khi vị khách đó bước vào cửa hàng hay không.

Yếu tố tiếp theo cần xét đến đó là khách hàng có thể dễ dàng dừng xe máy khi đi vào tiệm để mua thuốc có thể và dễ dàng quay đầu xe khi đi ra không?

chiến lược kinh doanh nhà thuốc
Thay đổi cấu trúc, thiết kế để khách hàng dễ dàng nhìn thấy bạn

Vị trí bàn bán thuốc và bàn thanh toán, lấy thông tin sẽ như thế nào khi khách hàng quá đông? Nếu khách hàng đứng gần quầy thì có bị trộm tiền của cửa hàng hay không? Nên đặt camera chỗ nào là hợp lý? Ngoài ra sẽ còn rất nhiều câu hỏi đặt ra về thiết kế của cửa hàng, ví dụ như: Biển hiệu như thế nào, cách sắp xếp đặt từng loại thuốc sao cho phù hợp?…

Ngoài ra, nếu tận dụng tốt mặt bằng của hiệu thuốc, bạn có thể có cơ hội tăng doanh thu một cách hiệu quả. Ví dụ: tại một số vị trí trong cửa hàng có nhiều khách hàng đến để ngồi chờ, bạn có thể sắp xếp thông tin hữu ích về thương hiệu của mình, cung cấp thông tin về lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống bổ dưỡng cho khách hàng và quảng cáo các sản phẩm và dịch vụ của mình.

Hoặc thường xuyên thay đổi vị trí của đồ đạc trong cửa hàng thuốc của mình cũng là một ý tưởng mới giúp cửa hàng tạo được sự mới mẻ, thu hút khách hàng quay trở lại khi có nhu cầu. Nếu bạn đang cần tham khảo chiến lược kinh doanh nhà thuốc thì đừng bỏ qua yếu tố này nhé!

II. Là khách hàng của cửa hàng

Bạn không nghe nhầm đâu! Hãy thử đóng vai một khách hàng và bước vào cửa hàng của bạn qua “con mắt” của một khách hàng khó tính. Hãy đánh giá mọi thứ và tự hỏi bản thân rằng : “Với quầy thuốc như thế này, liệu tôi có thể giao phó niềm tin và sức khỏe của mình cho họ hay không?”.

Dựa trên thực tế những gì quan sát được, bạn hãy cảm nhận, nếu bạn đột nhiên cảm thấy do dự hoặc không an toàn thì chắc chắn khách hàng sẽ thường cảm thấy do dự và bất an hơn bạn rất nhiều. Một số gợi ý dành cho bạn: Hãy tham khảo ý kiến của nhân viên trực tiếp tiếp xúc khách hàng tại cửa hàng, hãy thực sự quên đi những gì mình biết về nhà thuốc.

Bằng cách này bạn sẽ hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng để từ đó có những điều chỉnh sao cho phù hợp nhất.

chiến lược kinh doanh nhà thuốc
Hãy đặt mình vào vai trò của một người khách và cảm nhận về quầy thuốc của mình

III. Đào tạo về upsell và cross sell

Phương pháp này cực kỳ có hiệu quả trong việc giúp tăng doanh số bán hàng nhưng vẫn tạo dựng được mối quan hệ với khách hàng. Điều quan trọng nhất trong 2 nghệ thuật bán hàng này chính là mối quan hệ đôi bên cùng có lợi.

Upsell là một kỹ thuật bán một sản phẩm cao cấp hơn và có giá đắt hơn so với sản phẩm mà khách hàng đã có hoặc muốn sở hữu. Ngược lại, kỹ thuật bán kèm hoặc bán chéo cross sell là cách bán các dịch vụ gia tăng, liên quan đến sản phẩm khách hàng muốn mua với mức giá rẻ hơn rất nhiều so với sản phẩm gốc.

 

chiến lược kinh doanh nhà thuốc
Upsell và cross sell là chiến lược vô cùng thông minh giúp tăng doanh số

Ví dụ: Nếu khách hàng vào cửa hàng của bạn để mua Canxi, bạn hoàn toàn có thể gợi ý thêm vitamin B6 để giúp hấp thu hàm lượng Canxi tốt hơn. Đây chính là một trong những chiến lược kinh doanh nhà thuốc bạn có thể tham khảo.

>> Xem thêm: Upsell & Cross sell là gì? Hướng dẫn thực hiện Upsell & Cross sell hiệu quả

Điểm mấu chốt của nghệ thuật bán thêm và bán kèm là không làm cho khách hàng cảm thấy như họ đang bị ép mua hoặc bạn đang kiếm lời trên chính nền tảng sức khỏe của họ. Nếu như khách hàng cảm thấy bị ép mua thì sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến thương hiệu.

chiến lược kinh doanh nhà thuốc

IV. Luôn theo sát tình hình kinh doanh

Với tư cách là một người làm chủ, bạn cần theo sát mục tiêu đã đặt ra theo từng ngày, từng tuần, từng quý, từng năm. Việc kiểm soát tình hình hoạt động kinh doanh sẽ là một trong những cách giúp bạn nắm bắt được tình hình để kịp thời đưa ra những chiến lược phù hợp nhất với thực tế.

Dựa vào những con số biết nói, nhà quản trị có thể nắm bắt được rằng sản phẩm nào đang được ưa chuộng, dòng thuốc nào đang bị tồn hay không đem lại doanh thu. Từ đó có thể giúp nhà quản trị giảm thiểu được những thiệt hại trong kinh doanh. Và hơn thế nữa, đây còn là phương pháp cực kỳ hiệu quả để tăng hoặc giảm số lượng sản phẩm trong thời gian tới.


V. Hãy tạo dựng niềm tin cho khách hàng

1. Tạo thêm nhiều ưu đãi

Với sự phát triển của ngành công nghệ hiện đại, việc tìm hiểu một thông tin là không hề khó. Chỉ cần bạn có một chiếc điện thoại thông minh có thể kết nối internet. Chính vì điều này lại làm cho thông tin càng ngày càng bị nhiễu loạn. Đặc biệt, trong ngành chăm sóc sức khỏe, con người ta lại càng thận trọng hơn trong việc chọn những sản phẩm an toàn cho chính họ và những người xung quanh.

Giữa tràn ngập những quảng cáo trá hình, những thông tin không chính xác được chạy quảng cáo tràn lan thì làm cách nào tiệm thuốc của bạn được khách hàng tin tưởng? Và một trong những cách dễ lấy được lòng tin của khách hàng đó chính là “mình bán những gì mình sử dụng”.

chiến lược kinh doanh nhà thuốc

Không chỉ dừng lại ở đó, việc xây dựng hình ảnh thương hiệu trong lòng khách hàng bằng cách tạo ra những thẻ membership hay những chương trình ưu đãi dành riêng cho một nhóm khách hàng cũng là một cách hữu hiệu.

Ví dụ như một khách hàng mua thực phẩm chức năng giảm cân, đến ngày 10 hàng tháng bạn có thể gọi để hỏi thăm tình hình và nhắc nhở chế độ tập luyện cho khách. Hoặc gợi ý thêm cho khách một loại trà giảm cân, đây cũng là cách để ghi điểm với khách hàng.

2. Bảo quản thuốc thật tốt

Những sản phẩm sử dụng trực tiếp, liên quan đến sức khỏe của mỗi người nên trong chiến lược kinh doanh nhà thuốc bạn cần có kế hoạch bảo quản thuốc thật tốt. Hiện nay, số lượng thuốc kém chất lượng, thuốc giả tràn lan khiến cho khách hàng dễ bị mất niềm tin với những sản phẩm này. Do đó, hãy tạo dựng niềm tin với khách hàng bằng cách bảo quản thuốc thật tốt nhé!

chiến lược kinh doanh nhà thuốc

3. Nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ bán hàng

Bên cạnh việc nắm bắt tâm lý, thấu hiểu được những tâm tư, nguyện vọng của khách hàng thì việc nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ bán thuốc là điều tất yếu. Đặc biệt, trong ngành sức khoẻ, yếu tố về chất lượng và niềm tin luôn được đặt lên trên cùng. Chính do đó, nâng cao trình độ chuyên môn là điều tất yếu để quầy thuốc của bạn có thể mang đến cho khách hàng những trải nghiệm chăm sóc sức khỏe tốt nhất.

Ngoài ra, bạn còn có thể chăm sóc khách hàng bằng nhiều cách khác như: cung cấp những tài liệu liên quan đến sức khoẻ của khách, thực tế những trường hợp bạn đã gặp tương tự khách. Nhờ vào những kiến thức này, khách hàng sẽ tin tưởng rằng bạn là người có trình độ chuyên môn cao.

>> Xem thêm: Hướng dẫn đào tạo đội ngũ bán hàng tăng doanh số hiệu quả

VI. Kết hợp hình thức bán online và offline

Với sự bùng nổ của khoa học công nghệ như hiện nay thì chúng ta có thể mua online tất cả mọi thứ, kể cả thuốc. Tuy nhiên, hình thức mua thuốc online không được khuyến nghị, bởi bạn cần phải gặp trực tiếp y sĩ để được thăm khám tình trạng bệnh thực tế.

chiến lược kinh doanh nhà thuốc
Rất nhiều nhà thuốc đã mở rộng sang hình thức bán online

Nhưng với một số thực phẩm chức năng bạn đã quen dùng hay những loại như C sủi, vitamin làm đẹp, trà giảm cân…thì bạn hoàn toàn có thể đặt mua online bất kỳ lúc nào. Đây chính là chiến lược kinh doanh nhà thuốc thời hiện đại.

VII. Quản lý thông tin bằng phần mềm

Máy móc ngày càng hiện đại, trí tuệ của con người cũng ngày càng được khai phá qua những ứng dụng phần mềm hiện đại. Trong quản lý kinh doanh, nhà quản trị hoàn toàn có thể lưu trữ một lượng lớn thông tin cửa hàng, thông tin hàng hoá, thông tin khách hàng chỉ trên một hệ thống.

Sử dụng phần mềm quản lý không chỉ giúp doanh nghiệp nắm bắt được tình hình kinh doanh hiện tại mà nó sẽ còn giúp tiết kiệm thời gian cho người nhập liệu. Thông qua những phần mềm quản lý bán hàng, nhà quản trị sẽ kịp thời đưa ra những chiến lược đúng đắn.

VIII. Tổng kết

Hoạt động kinh doanh nhà thuốc yêu cầu nhà quản trị phải có chiến lược rõ ràng về mục tiêu, tầm nhìn, sứ mệnh cũng như đối tượng khách hàng cụ thể. Tiếp sau đó sẽ là thực hiện hoá những quá trình nghiên cứu trên để giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển. Hy vọng bài viết trên đã hữu ích với bạn đọc khi tìm kiếm thông tin chiến lược kinh doanh nhà thuốc.


Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]