Brand Guideline là gì? Và tất cả những gì Marketer cần biết

27/07/2022
4252

Chắc hẳn khái niệm Brand Guideline là gì đã trở nên khá quen thuộc với những người làm Branding. Thế nhưng, không phải doanh nghiệp cũng hiểu rõ tầm quan trọng của Brand Guideline trong quá trình xây dựng sự đồng bộ cho thương hiệu. Cùng AMIS MISA tìm hiểu cặn kẽ những vấn đề liên quan đến Brand Guideline qua bài viêt dưới đây.

I. Brand Guideline là gì?

Brand Guideline (bộ quy chuẩn thương hiệu) là một bảng hướng dẫn bao gồm các đặc trưng nhận biết, hình ảnh, thông tin liên quan đến nhận diện thương hiệu một cách đầy đủ và trọn vẹn. 

Brand Guideline là gì?
Brand Guideline là gì?

Brand Guideline có thể là tập hợp hình ảnh về logo, slogan, hệ thống các hình tượng, dấu hiệu, các thông tin có liên quan đến thương hiệu (blog, banner, website,…). Nhờ Brand Guidelines, doanh nghiệp trở nên nhất quán hơn trong vấn đề xây dựng, phát triển và quảng bá hình ảnh thương hiệu trên các kênh truyền thông.

Hơn nữa, Brand Guideline có tác dụng hỗ trợ nhà thiết kế, chuyên gia ngôn ngữ khi thiết kế logo, bao bì, thiết kế trang thiết bị, Website, văn phòng phẩm, đồng phục và các sản phẩm khác phục vụ chiến dịch Marketing cho doanh nghiệp.

II. Brand Guideline gồm những yếu tố nào?

Logo là hình ảnh đại diện, làm nổi bật thương hiệu của mỗi doanh nghiệp và tạo dấu ấn đối với khách hàng. Do đó, việc sử dụng logo cần có những quy định rõ ràng, chặt chẽ để có tính nhất quán trong các thiết kế và truyền thông. 

Các quy chuẩn về bản vẽ thiết kế logo bao gồm kích thước lớn nhất, màu sắc chuẩn, kích thước nhỏ nhất khi in ấn, các biến thể của logo, khoảng cách an toàn, cách phối màu trên các nền, cách sử dụng logo trên các nền phức tạp. 

Logo doanh nghiệp và những quy định về sử dụng logo
Logo doanh nghiệp và những quy định về sử dụng logo

Ngoài ra, Brand Guideline còn có yếu tố về những quy định không được chấp nhận, ảnh hưởng đến quá trình nhận diện thương hiệu như tự thay đổi font chữ logo, đổi màu logo, hình dáng logo,… 

Một Brand Guideline hoàn hảo có quy chuẩn chi tiết về hướng dẫn trong cách thiết kế logo. Nó bao gồm việc phối màu trên các background khác nhau, có bao khung viền hay không,…

2. Sử dụng bảng màu đồng bộ cho Brand Guideline

Màu sắc đặc trưng của thương hiệu giúp phát huy khả năng nhận diện và định vị thương hiệu trên thị trường. 

Những ấn phẩm truyền thông của doanh nghiệp nên đồng nhất trong việc dùng màu sắc, tránh pha trộn quá nhiều mà gây rối cho khách hàng. Hầu như các thương hiệu lớn đều có quy định về việc màu nào được sử dụng và không được sử dụng để đảm bảo tính nhất quán.

Sử dụng bảng màu đồng bộ
Sử dụng bảng màu đồng bộ cho Brand Guideline

Cho dù doanh nghiệp sử dụng bất cứ một màu sắc nào, hãy đảm bảo rằng cần xác định rõ thông số cụ thể của từng màu sắc. Các thông số này được ghi trong cẩm nang thương hiệu cho phép người sử dụng dễ dàng lựa chọn màu sắc chính xác về độ sáng, độ tương phản, độ bóng, màu chuyển,… đúng với bảng màu đã xây dựng cho thương hiệu.

3. Font chữ thể hiện cá tính thương hiệu

Font chữ cũng là yếu tố quan trọng góp phần truyền thông, thể hiện cá tính thương hiệu. Doanh nghiệp nên quy định rõ font chữ sử dụng chung và font chữ bổ sung (nếu có) cho các sản phẩm hoặc ấn phẩm truyền thông của mình. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý đến kích thước lớn nhỏ font chữ để thống nhất khoảng cách giữa các chữ, các hàng và phong cách của các yếu tố như tiêu đề chính, tiêu đề phụ, đoạn văn, hoặc quotes.

Font chữ thể hiện cá tính thương hiệu
Font chữ thể hiện cá tính thương hiệu

Font chữ Brand Guideline được sử dụng sẽ thể hiện một phong cách riêng cho thương hiệu và có khả năng định hướng trong thiết kế Website, thiết kế các nội dung quảng cáo và các tagline truyền thông. Vì thế, hãy chọn font chữ phù hợp nhất cho brand của mình và nhớ quy định cụ thể trong Brand Guideline.

4. Sử dụng hình ảnh thương hiệu

Bên cạnh yếu tố về logo, bảng màu và font chữ, những hình ảnh sử dụng để quảng bá thương hiệu hay sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp rất cần thiết trong Brand Guideline. Bạn sử dụng hình ảnh thương hiệu bằng cách nào? Tham khảo ngay một số câu hỏi dưới đây để lấy ý tưởng triển khai hình ảnh cho doanh nghiệp:

  • Bạn sử dụng hình minh họa, hình tự chụp, hình vẽ hay loại hình nào?
  • Nếu dùng hình ảnh tự chụp, thì khi chỉnh sửa được phép điều chỉnh ở mức độ nào, sử dụng những hiệu ứng nào cho phù hợp?
  • Tone màu chủ đạo cho hình ảnh thương hiệu?
  • Góc chụp và các concepts hình ảnh nào nên dùng?
Sử dụng hình ảnh thương hiệu
Sử dụng hình ảnh thương hiệu

Hãy đưa ra những hướng dẫn thật cụ thể, dễ hiểu về việc sử dụng hình ảnh trong Brand Guideline để bộ phận đảm nhiệm áp dụng đúng và hạn chế sai sót không đáng có. Hình thức này còn giúp hỗ trợ tốt trong việc định vị, nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp.

III. Tầm quan trọng của Brand Guideline với thương hiệu?

Hoạt động truyền thông Marketing và nhận diện thương hiệu là một quá trình lâu dài thúc đẩy hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Để các chiến dịch truyền thông đạt hiệu quả cao, doanh nghiệp cần chú trọng phát triển và nắm được vai trò của Brand Guideline trong thời đại công nghệ số như hiện nay.

1. Xây dựng một câu chuyện thương hiệu hoàn chỉnh 

Brand Guideline có khả năng cung cấp đầy đủ và hoàn chỉnh thông tin khái quát về thương hiệu cho các bên liên quan, từ người quản lý cấp cao đến nhân viên sản xuất. Quan trọng nhất, Brand Guideline mang lại cái nhìn tổng quát về bản chất, sứ mệnh, định vị thương hiệu trên thị trường,…

Xây dựng một câu chuyện thương hiệu hoàn chỉnh
Xây dựng một câu chuyện thương hiệu hoàn chỉnh

Trong đó, bản chất thương hiệu được coi là điểm mấu chốt tạo nên sự khác biệt giữa doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh, từ đó mang lại sản phẩm/ dịch vụ phù hợp với công chúng mục tiêu. Còn sứ mệnh thương hiệu là một mô tả ngắn gọn về lý do tồn lại của công ty đồng thời giải thích cho dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Định vị thương hiệu là yếu tố cuối cùng khi xây dựng một câu chuyện thương hiệu hoàn chỉnh bằng cách xác định rõ đối tượng khách hàng mục tiêu, đáp ứng những nhu cầu đặt biệt của họ.

2. Tính thống nhất trong các hoạt động kinh doanh

Doanh nghiệp muốn kinh doanh hiệu quả cần xây dựng các chiến lược đảm bảo tính nhất quán và đồng bộ tuyệt đối. Tất cả các sản phẩm của doanh nghiệp đều phải được thực hiện dựa trên một quy chuẩn nhất định từ Brand Guideline để nhanh chóng nhận diện thương hiệu trên thị trường cạnh tranh khốc liệt.

Tính thống nhất trong các hoạt động kinh doanh
Tính thống nhất trong các hoạt động kinh doanh

Một bảng Brand Guideline đưa ra các quy định cụ thể cho toàn bộ chiến dịch truyền thông của doanh nghiệp. Bạn sẽ lấy đó làm quy chuẩn để thực hiện các công việc phục vụ hoạt động truyền thông. Hơn hết, các quy chuẩn trong Brand Guideline không giới hạn không gian sáng tạo, ngược lại giúp bạn định hướng phong cách, đảm bảo được yếu tố liên kết, thống nhất cho doanh nghiệp.

3. Tiết kiệm thời gian

Nhờ có Brand Guideline, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian trong việc căn chỉnh, tìm kiếm các thông tin quy chuẩn cho sản phẩm thiết kế của mình. Hạn chế tình trạng tìm kiếm những option không mang lại kết quả như mong muốn và có khả năng gây thiệt hại, ảnh hưởng đến tính thống nhất chung của thương hiệu.

Bên cạnh đó, các mẫu phối cảnh sẵn có trong Brand Guideline cũng giúp tiết kiệm thời gian định hướng cho những thiết kế cơ bản sau này. Thiết kế mới cần chỉ tập trung sáng tạo những vật phẩm mới và không cần thiết kế thêm logo, chọn màu sắc, font chữ.

Tiết kiệm thời gian
Tiết kiệm thời gian

Ngoài ra, bạn cũng cần tính đến trường hợp khi tuyển thêm nhân viên mới cho doanh nghiệp, thời gian để họ tìm hiểu mọi vấn đề từ sản phẩm, đến văn hóa công ty là khá lâu. Do đó, phương pháp Brand Guideline giúp nhân viên mới làm việc thuận lợi và chính xác hơn dựa vào những quy chuẩn mặc định và người hướng dẫn không cần giải đáp thêm.

IV. Một số mẫu Brand Guideline nổi tiếng thế giới

Có thể khẳng định, Brand Guideline đảm nhiệm vai trò quan trọng trong việc định hình và duy trì sự ổn định của các yếu tố ảnh hưởng đến thương hiệu, tác động tích cực vào quá trình nhận diện thương hiệu. Dưới đây là một số ví dụ mẫu về Brand Guideline nổi tiếng thế giới mà bạn không thể bỏ qua:

TẢI MẪU BRAND GUIDELINE CỦA THƯƠNG HIỆU NỔI TIẾNG 

1. Spotify – Thương hiệu âm nhạc đình đám

Cẩm nang thương hiệu Spotify

2. Brand Guideline của Netfix – Thương hiệu truyền hình

Cẩm nang thương hiệu Netflix

3. Brand Guideline của Canon – Thương hiệu máy ảnh nổi tiếng

4. Bộ Brand Guideline Twitter – Dịch vụ mạng xã hội trực tuyến

V. Tổng kết

Qua bài viết trên, hy vọng các bạn đã hiểu được khái niệm Brand Guideline là gì và những yếu tố, tầm quan trọng của Brand Guideline đối với doanh nghiệp. Bài viết đã giới thiệu toàn bộ Brand Guideline mẫu miễn phí của các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới với sự đầu tư bài bản và hoàn chỉnh để bạn có thể áp dụng vào thương hiệu của mình. Thường xuyên theo dõi AMIS MISA để cập nhật các kiến thức Marketing, bán hàng mới nhất nhé.

Tin bài liên quan:

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả