Kiến thức nhân sự Lương và phúc lợi Tổng hợp những thay đổi trong Chính sách tiền lương năm 2022...

Chính sách tiền lương năm 2022 đã có những cập nhật và bổ sung: Ngày 12/04/2022, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã đồng thuận và chốt đề xuất tăng lương tối thiểu vùng theo quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP. Các thay đổi này được chính thức áp dụng từ ngày 01/7/2022. Mời các bạn cùng MISA AMIS HRM tìm hiểu chi tiết nội dung các chính sách mới và so sánh với các quy định cũ trước đây.

TẢI NGAY MIỄN PHÍ – MINDMAP BIỂU MẪU CHO NHÂN SỰ TỪ A-Z

Văn bản pháp lý liên quan:

1. Thay đổi mức lương tối thiểu vùng trong chính sách tiền lương năm 2022

Căn cứ theo quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP có hiệu lực áp dụng từ ngày 01/7/2022, mức lương tối thiểu vùng tăng lên so với quy định cũ tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP như sau:

Trước đây:

Theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP

Quy định hiện hành:

Theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP

1. Mức lương tối thiểu tháng theo từng vùng

Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp như sau:

1. Mức lương tối thiểu tháng, giờ theo từng vùng

Quy định mức lương tối thiểu tháng cao hơn và bổ sung quy định mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:

Vùng Mức lương tối thiểu tháng

(Đơn vị: đồng/tháng)

Vùng I 4.420.000
Vùng II 3.920.000
Vùng III 3.430.000
Vùng IV 3.070.000

2. Địa bàn áp dụng 

Mức lương tối thiểu vùng được quy định theo đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh. 

Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu thuộc vùng I, vùng II, vùng III và vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Vùng Mức lương tối thiểu tháng

(Đơn vị: đồng/tháng)

Mức lương tối thiểu giờ

(Đơn vị: đồng/giờ)

Vùng I 4.680.000 22.500
Vùng II 4.160.000 20.000
Vùng III 3.640.000 17.500
Vùng IV 3.250.000 15.600

  

Theo quy định mới, mức lương tối thiểu vùng đã được điều chỉnh tăng. 

Bên cạnh đó, quy định về mức lương tối thiểu giờ cũng được bổ sung, dựa trên phương pháp quy đổi tương đương từ mức lương tối thiểu tháng và thời gian làm việc tiêu chuẩn theo Bộ luật Lao động. Theo đó, mức lương tối thiểu giờ là mức lương đơn vị thấp nhất, làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo giờ. Người sử dụng lao động cần bảo đảm mức lương theo công việc hoặc theo chức danh của người lao động, làm việc trong một giờ và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận sẽ không được thấp hơn mức lương tối thiểu giờ.

2. Địa bàn áp dụng

Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Có một số thay đổi về các địa bàn áp dụng như sau:

– Tại vùng I: Bổ sung thành phố Thủ Đức do gộp từ Quận 2, Quận 9 và Quận Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh trước đây.

– Địa bàn chuyển từ vùng II lên vùng I:

  • Thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh);
  • Huyện Xuân Lộc (tỉnh Đồng Nai).

– Địa bàn chuyển từ vùng III lên vùng II:

  • Thị xã Quảng Yên, Đông Triều (tỉnh Quảng Ninh);
  • Thành phố Hoà Bình và huyện Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình);
  • Thành phố Vinh, thị xã Cửa lò và các huyện Nghi Lộc, Hưng Nguyên (tỉnh Nghệ An);
  • Thị xã Hòa Thành (tỉnh Tây Ninh);
  • Thành phố Vĩnh Long và thị xã Bình Minh (tỉnh Vĩnh Long);
  • Thành phố Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu).

– Địa bàn chuyển từ vùng IV lên vùng III:

    • Huyện Vân Đồn, Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên (tỉnh Quảng Ninh);
    • Huyện Quỳnh Lưu, Yên Thành, Diễn Châu, Đô Lương, Nam Đàn, Nghĩa Đàn và các thị xã Thái Hòa, Hoàng Mai (tỉnh Nghệ An);
    • Huyện Mang Thít (tỉnh Vĩnh Long);
  • Huyện Hòa Bình (tỉnh Bạc Liêu).

 

2. Cách xác định địa bàn vùng áp dụng mức lương tối thiểu 

Căn cứ theo khoản 3, Điều 3, Nghị định 38/2022/NĐ-CP, cách người sử dụng lao động xác định địa bàn vùng để áp dụng mức lương tối thiểu được bổ sung chi tiết theo một số trường hợp cụ thể như sau:

– Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn thuộc vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.

– Người sử dụng lao động có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.

– Người sử dụng lao động hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.

– Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới.

– Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.

– Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại khoản 3 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Tính lương bằng excel dễ sai sót.Đăng ký nhận tư vấn từ chuyên gia.

3. Bỏ quy định bắt buộc lương tối thiểu vùng 

Trước đây:

Theo Điều 5, Nghị định 90/2019/NĐ-CP

Quy định hiện hành:

Theo Điều 4, Nghị định 38/2022/NĐ-CP

1. Mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 3 Nghị định này là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:

a) Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất;

b) Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Quy định cũ này can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp, chỉ phù hợp với giai đoạn trước khi năng lực thương lượng với người lao động còn hạn chế, hiện tại không còn phù hợp với nguyên tắc của nền kinh tế thị trường. 

1. Mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng.

Nghị định 38/2022/NĐ-CP chỉ còn quy định lương tối thiểu là mức thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận, trả lương cho người lao động, xóa bỏ quy định về việc phải trả lương cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với công việc đòi hỏi người lao động đã qua đào tạo.

 

 

4. Hướng dẫn áp dụng lương tối thiểu giờ trong chính sách tiền lương năm 2022

4.1 Cách xác định mức lương tối thiểu giờ

Mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo giờ, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc trong một giờ và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu giờ.

4.2 Cách xác định mức lương tối thiểu với các hình thức trả lương khác quy đổi theo quy định định về giờ hoặc tháng

– Đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tuần hoặc theo ngày hoặc theo sản phẩm hoặc lương khoán thì mức lương của các hình thức trả lương này nếu quy đổi theo tháng hoặc theo giờ không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng hoặc mức lương tối thiểu giờ. 

– Mức lương quy đổi theo tháng hoặc theo giờ trên cơ sở thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động lựa chọn theo quy định của pháp luật lao động như sau:

+ Mức lương quy đổi theo tháng bằng:

  • Mức lương theo tuần nhân với 52 tuần chia cho 12 tháng;
  • Mức lương theo ngày nhân với số ngày làm việc bình thường trong tháng; 
  • Mức lương theo sản phẩm, lương khoán thực hiện trong thời giờ làm việc bình thường trong tháng.

+ Mức lương quy đổi theo giờ bằng:

  • Mức lương theo tuần, theo ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong tuần, trong ngày; 
  • Mức lương theo sản phẩm, lương khoán chia cho số giờ làm việc trong thời giờ làm việc bình thường để sản xuất sản phẩm, thực hiện nhiệm vụ khoán.

5. Quy định mới về báo cáo tình hình thay đổi lao động

Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế đã sửa đổi quy định về báo cáo tình hình sử dụng lao động tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:

Trước đây: 

Theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP

Quy định hiện hành:

Theo Nghị định 35/2022/NĐ-CP

Giống nhau: 

Định kỳ 06 tháng (trước ngày 05 tháng 6) và hằng năm (trước ngày 05 tháng 12), người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi lao động đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện. 

Trường hợp người sử dụng lao động không thể báo cáo tình hình thay đổi lao động thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia thì gửi báo cáo bằng bản giấy theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện. 

Giống nhau 

Chưa có yêu cầu báo cáo về lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế với Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế

Khác nhau:

Quy định mới bổ sung thêm đối tượng phải báo cáo lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế:  

Đối với lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế, người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi lao động đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện và Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế để theo dõi.

Ngoài ra, định kỳ 06 tháng và hằng năm, doanh nghiệp phải báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động (nếu có). Quy định mới cũng bổ sung thêm đối tượng phải báo cáo áp dụng với doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế.

Cụ thể: “Định kỳ 06 tháng và hằng năm, báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động theo Mẫu số 09/PL III Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này, gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính; đồng thời báo cáo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế nơi doanh nghiệp đến hoạt động cho thuê lại lao động về tình hình hoạt động cho thuê lại lao động trên địa bàn đó đối với trường hợp doanh nghiệp cho thuê lại sang địa bàn cấp tỉnh khác hoạt động. Báo cáo 06 tháng gửi trước ngày 20 tháng 6 và báo cáo năm gửi trước ngày 20 tháng 12”.

Trên đây là toàn bộ những điểm thay đổi trong Chính sách tiền lương năm 2022. MISA AMIS hy vọng qua bài viết này, doanh nghiệp nắm rõ các quy định về chính sách tiền lương hiện hành để xây dựng chính sách tiền lương và thỏa thuận tiền lương với người lao động trong doanh nghiệp theo đúng quy định pháp luật.

Chúc quý doanh nghiệp và các bạn thành công !

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 4 Trung bình: 5]