Chiến lược Marketing của Sony có gì đặc biệt? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết chiến lược tiếp thị giúp quảng bá tên tuổi thương hiệu Sony cùng MISA AMIS trong bài viết dưới đây!
I. Giới thiệu cơ bản về thương hiệu Sony
Nhắc đến các thương hiệu cung cấp thiết bị điện tử, Sony là một trong những tên tuổi đình đám trên thị trường Việt về lĩnh vực sản xuất thiết bị máy tính, thiết bị chơi game, các sản phẩm công nghệ thông tin, sản phẩm điện tử.
Sony là thương hiệu đứng thứ 20 trên thế giới trong bảng xếp hạng các nhà sản xuất chất bán dẫn. Tập đoàn Sony sử dụng khoảng 109.700 nhân lực vào năm 2020 và đến năm 2014, Sony nằm trong top năm thương hiệu hàng đầu thế giới.
Sony là một trong những thương hiệu dẫn đầu thị trường với chất lượng và dịch vụ tuyệt vời trong từng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm của công ty luôn đáp ứng những mong đợi của khách hàng với chất lượng dịch vụ hàng đầu.
II. Chiến lược Marketing của Sony
1. Chiến lược sản phẩm của Sony
Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng các sản phẩm của thương hiệu Sony là một trong những cái tên có chất lượng cao nhất trên thị trường hiện nay. Thế mạnh của thương hiệu Sony là đưa ra những sản phẩm công nghệ với những thế mạnh của mình, vì vậy chiến lược Marketing của Sony là nhắm thẳng vào chất lượng của công nghệ trong từng sản phẩm để cạnh tranh với các thương hiệu khác trên thị trường.
Sony đã tuân theo triết lý chất lượng từ trong ra ngoài để cung cấp cho người dùng những sản phẩm có chất lượng tốt nhất có thể. Các sản phẩm chủ chốt của Sony bao gồm:
Các sản phẩm Tivi: Sony là thương hiệu hàng đầu trong hoạt động sản xuất Tivi, máy chiếu, máy nghe nhạc, đầu đĩa DVD…,
- Sản phẩm máy quay phim, máy chụp ảnh
Sản phẩm thiết bị âm thanh: Thương hiệu Sony sản xuất các thiết bị âm thanh chất lượng cao được nhiều người ưa chuộng như: tai nghe, máy nghe nhạc MP3, hệ thống loa không dây với âm thanh độ phân giải cao.
- Sản phẩm thiết bị Công nghệ như Máy tính, điện thoại di động, máy tính bảng, …
Với hàng loạt những sản phẩm đình đám trên thị trường, Sony đã chiếm được ưu thế rất lớn trên thị trường cạnh tranh, không chỉ ở Việt Nam mà Sony còn là một ông trùm công nghệ trên toàn thế giới. Sony đã đã tận dụng Marketing truyền miệng để tận dụng yếu tố người tiêu dùng và xác thực chính những trải nghiệm của khách hàng vào thời điểm mà công nghệ thông tin ngày càng bị loãng như hôm nay. Có lẽ chính yếu tố chất lượng đã làm nên “niềm tự hào” của Sony trước các đối thủ cùng ngành trên thị trường.
2. Chiến lược marketing xây dựng đa dạng các TVC quảng cáo
Một thế mạnh khác của thương hiệu Sony là trong thời buổi công nghệ ngày càng phát triển, hàng loạt các TVC, banner được gắn trên chương trình Tivi, các website hàng đầu trên thị trường công nghệ.
Trong chiến lược Marketing của Sony thì quảng cáo là một trong những phương thức quan trọng nhất. Ví dụ, công ty quảng cáo sản phẩm của mình thông qua các phương tiện truyền thông trực tuyến.
Phần lớn các TVC trên các phương tiện truyền thông đều đầu tư khá nhiều về mặt hình ảnh và “phô diễn” tối đa nội dung, chức năng của sản phẩm thì Sony đang sáng tạo vượt bật với những nội dung quảng cáo của mình để thu hút khách hàng tiềm năng. Bên cạnh việc làm nổi bật các sản phẩm thì các quảng cáo này còn tập trung vào việc tạo hình ảnh vô cùng thân thiện với khách hàng.
Định hướng khách hàng trong chiến lược Marketing của Sony cũng rất rõ ràng và chính xác để thu về tệp khách hàng trung thành khổng lồ. Sau khi hoạt động kinh doanh PC khép lại, Sony tập trung vào các lĩnh vực khác như âm nhạc và giải trí. Sony PlayStation của thương hiệu này cũng là một thành công đối với ông lớn này. Khách hàng không khó để tìm thấy quảng cáo các sản phẩm của Sony trên Tivi.
3. Chiến lược quảng cáo của Sony
Bên cạnh đó, hoạt động quan hệ công chúng được Sony rất quan tâm để phục vụ cho việc tạo ra nhận thức về thương hiệu và cải thiện hình ảnh của dịch vụ trong lòng khách hàng.Ví dụ như Sony tài trợ cho các sự kiện thể thao, các lễ hội âm nhạc.
Hoạt động tiếp thị trực tiếp được sử dụng để ký kết các thỏa thuận với các tổ chức khác sử dụng các sản phẩm của Sony. Kết hợp với đó là chiến lược khuyến mại được sử dụng thường xuyên để thu hút khách hàng dựa trên các mức chiết khấu. Ví dụ, công ty giảm giá cho các sản phẩm chơi game PlayStation cho thời điểm Black Friday. Nhân viên sử dụng hình thức bán hàng trực tiếp tại chuỗi các cửa hàng của Sony để thu hút khách hàng mục tiêu.
4. Chiến lược định giá của Sony
Chiến lược tiếp thị tiếp theo của Sony là đưa ra một chiến lược giá hợp lý. Sony cung cấp các sản phẩm công nghệ chất lượng thu hút nhiều đối tượng khách hàng. Theo đó, phân khúc phân giá của Sony rất rộng, bao gồm các sản phẩm có mức giá từ rẻ, trung bình đến cao. Chiến lược giảm giá trong kế hoạch Marketing của Sony được thực hiện thường xuyên. Khi một sản phẩm mới với công nghệ tiên tiến chuẩn bị được ra mắt, Sony sẽ tính đến mức lợi nhuận cao sớm, sau đó hạ giá bán dần dần.
Tuy nhiên có một điều không thể phủ nhận đó là các sản phẩm công nghệ của Sony nằm trong phân khúc cao cấp, các máy tính xách tay Sony nằm ở mức giá tầm trung. Mặt khác, các máy chơi game thì lại thuộc phân khúc cao cấp. Chiến lược đa dạng hóa các mức giá này giúp Sony có thể đáp ứng nhiều phân khúc khách hàng.
5. Chiến lược phân phối của Sony
Chiến lược Marketing tiếp theo của Sony là phân phối. Các chiến lược Marketing của Sony gần như đều luôn tập trung vào kênh phân phối của mình. Thương hiệu này đảm bảo rằng các sản phẩm của mình đều có thể xuất hiện ở mọi nơi. Các nhà sản xuất, nhà bán lẻ và cuối cùng là khách hàng tạo nên các kênh phân phối đa dạng của Sony. Công ty phân phối các mặt hàng chủ yếu thông qua một nhóm nhỏ các nhà phân phối như SONY WORLD.
Trên toàn thế giới, Sony vô cùng mạnh mẽ ở Ấn Độ với các văn phòng trên toàn quốc. Sony có khoảng 7.000 nhà phân phối, 260 cửa hàng và 21 trang web liên kết trong mạng lưới phân phối của mình.
III. Tối ưu hiệu quả chiến dịch Marketing với MISA AMIS aiMarketing
Làm Marketing mà không có công cụ, muôn vàn vấn đề khó khăn:
- Nhà quản lý khó theo dõi hiệu quả các hoạt động Marketing, khó đo đếm kết quả của từng kênh, hiệu suất nhân viên
- Nhân viên thì không có công cụ hỗ trợ triển khai các chiến dịch: vật lộn dựng Landing page, không thể bắn chiến dịch Email Marketing với data lớn, ngày ngày làm báo cáo thủ công…
Bộ giải pháp MISA AMIS aiMarketing được phát triển nhằm giúp các doanh nghiệp có đầy đủ bộ công cụ để làm Marketing hiệu quả. Tính năng nổi bật trên AiMarketing bao gồm:
- Báo cáo doanh thu, chi phí marketing
- Gửi email marketing hàng loạt
- Dựng landing page
- Workflow
- Lưu trữ data tập trung và chuyển tự động cho sale
Đăng ký dùng thử aimarketing 15 ngày miễn phí
IV. Tạm kết
Trong quá khứ, chiến lược marketing của Sony đã hoàn hảo đến mức nào thì đến nay Sony vẫn hoàn toàn lột xác được trước những thành tựu của quá khứ. Thay đổi chậm chạp, không nhạy bén với thời gian, Sony đã tiếp tục bị tụt lại phía sau. Tivi Sony đang được thay thế bằng sản phẩm Tivi của Samsung, LG. Walkman không cạnh tranh lại với iPod của Apple. Mảng máy tính xách tay Vaio buộc phải bán và điện thoại di động XPeria Z cũng đã bị khai tử. Sony đang ngày càng thu hẹp lại và chết dần, có lẽ điểm sáng duy nhất của Sony lúc này là Sony Picture, sản phẩm mà thương hiệu này vẫn thu được lợi nhuận từ hoạt động nghệ thuật.
https://cdn.tgdd.vn/Files/2018/06/16/1095643/dien-thoai-sony-la-thuong-hieu-cua-nuoc-nao-san-xuat-o-dau–2.jpg
Như vậy, ta không thể phủ nhận được rằng chiến lược Marketing giai đoạn trước của Sony đã có những bước phát triển khiến các thương hiệu khác phải ghen tị. Nhưng với những chiến lược sai lầm, Sony hiện đang phải trả giá, bởi “miếng bánh” trên thị trường công nghệ đang được chia đều cho các ông lớn đang ngày một lớn mạnh. Và có một điều chắc chắn là trong thời đại công nghệ, tất cả các công ty đều có thể mất cảnh giác với những chiến lược đột phá của đối thủ. Nếu Sony không chịu thay đổi, nhưng cứng đầu và bảo thủ, một viễn cảnh giống như Nokia lặp lại sẽ không còn xa.
Trên đó là thông tin về chiến lược Marketing của Sony mà MISA AMIS muốn giới thiệu đến bạn đọc. Hi vọng bạn đã có thông tin hữu ích trong việc đi tìm chiến lược kinh doanh của một ông lớn trong thị trường công nghệ.