Chiến lược định giá của Coca-Cola

04/07/2022
1590

Coca-Cola không chỉ là một trong những thương hiệu về đồ uống và nước giải khát nổi tiếng nhất tại Việt Nam mà còn trở nên phổ biến trên toàn cầu. Để đạt được thành công này, Coca-Cola đã triển khai các chiến lược định giá một cách hiệu quả. Hãy cùng phân tích chiến lược định giá của Coca-Cola trong bài viết dưới đây.

I. Giới thiệu tổng quan về Coca-Cola

Coca-Cola (tiếng Anh: The Coca-Cola Company) là một doanh nghiệp về đồ uống và là nhà sản xuất, bán lẻ, quảng bá các đồ uống và siro không cồn đa quốc gia của Hoa Kỳ. Coca-Cola có trụ sở tại Atlanta, Georgia, được thành lập tại Wilmington, Delaware.

Giới thiệu tổng quan về Coca-Cola
Giới thiệu tổng quan về Coca-Cola

Coca-Cola (thường được nói tắt là Coca) cũng là một thương hiệu nước ngọt có ga chứa nước carbon dioxide bão hòa được sản xuất bởi Công ty Coca-Cola. Coca-Cola được điều chế bởi dược sĩ John Pemberton vào cuối thế kỷ XIX với mục đích ban đầu là trở thành một loại biệt dược. Tuy nhiên, doanh nhân người Mỹ Asa Griggs Candler sau đó đã mua lại công thức loại thuốc uống này, và bằng những chiến thuật tiếp thị thông minh, ông đã đưa Coca-Cola trở thành một trong những sản phẩm dẫn đầu thị trường nước ngọt có ga trong thế kỷ XX. 

Công ty Coca-Cola đã giới thiệu nhiều loại sản phẩm dưới thương hiệu Coke. Một trong những sản phẩm nổi tiếng trong số này là Diet Coke Ngoài ra còn có thể kể tới Caffeine-Free Coca-Cola, Caffeine-Free Diet Coke, Coca-Cola Cherry, Coca-Cola Zero, Coca-Cola Vanilla, và các phiên bản đặc biệt có vị chanh tây, chanh và cà phê. 

Vào năm 2013, các sản phẩm Coke đã được phân phối tại hơn 200 quốc gia trên toàn thế giới. Dựa trên nghiên cứu về “thương hiệu toàn cầu tốt nhất” năm 2015 của Interbrand, Coca-Cola xếp thứ ba về mức độ giá trị thương hiệu và thương mại.

Tìm hiểu tổng quan chiến lược định giá của Coca-Cola
Tìm hiểu tổng quan chiến lược định giá của Coca-Cola

Coca-Cola chiếm 3.1% tổng lượng sản phẩm thức uống trên toàn thế giới. Trong 33 nhãn hiệu nước giải khát không cồn nổi tiếng trên thế giới, Coca-Cola sở hữu tới 15 nhãn hiệu. Mỗi ngày Coca-Cola bán được hơn 1 tỷ loại nước uống, mỗi giây lại có hơn 10.000 người dùng sản phẩm của Coca-Cola. Trung bình một người Mỹ uống sản phẩm của công ty Coca-Cola 4 ngày 1 lần. Coca-Cola hiện đã có mặt tại tất cả các châu lục trên thế giới và có thể được nhận ra bởi phần lớn dân số thế giới.

Coca-Cola lần đầu tiên được giới thiệu tại Việt Nam vào năm 1960 và chính thức xuất hiện tại Việt Nam vào năm 1964 khi Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm vận thương mại. 

Coca-Cola Việt Nam hiện có các nhà máy đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hà Nội, tạo ra khoảng 4.000 công việc trực tiếp cũng như gián tiếp tạo số lượng việc làm gấp 6 đến 10 lần từ các hoạt động trong chuỗi cung ứng của mình.

Với định hướng trở thành công ty nước giải khát toàn diện, hướng đến người tiêu dùng, công ty không ngừng cải tiến và cung cấp nhiều loại nước giải khát đa dạng, chất lượng, bao gồm các dòng sản phẩm ít đường và không đường, đồng thời đa dạng mẫu mã và mở rộng mức độ phủ sóng kinh doanh.

Chiến lược định giá của Coca-Cola
Chiến lược định giá của Coca-Cola

II. Chiến lược định giá của Coca-Cola

Coca-Cola không chỉ là một trong những thương hiệu về đồ uống và nước giải khát nổi tiếng nhất tại Việt Nam mà còn trở nên phổ biến trên toàn cầu. Để đạt được thành công này, Coca-Cola đã triển khai các chiến lược định giá một cách hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu các chiến lược định giá của Coca Cola.

1. Chiến lược định giá thâm nhập thị trường (Penetration Pricing Strategy)

Định giá xâm nhập là một chiến lược marketing được các doanh nghiệp sử dụng để thu hút khách hàng đến với một sản phẩm hoặc dịch vụ mới bằng cách đưa ra mức giá thấp so với thị trường trong lần chào bán đầu tiên. Giá thấp hơn giúp một sản phẩm hoặc dịch vụ mới xâm nhập thị trường và thu hút khách hàng từ đối thủ cạnh tranh. Định giá xâm nhập thị trường dựa trên chiến lược sử dụng giá thấp ban đầu để thu hút nhiều khách hàng biết đến một sản phẩm mới.

Mục tiêu của chiến lược định giá xâm nhập thị trường là lôi kéo khách hàng dùng thử sản phẩm mới và củng cố thêm thị phần với hy vọng giữ chân khách hàng ở lại khi giá bán tăng trở lại mức bình thường. Các ví dụ về chiến lược định giá này có thể kể đến các website về tin tức trực tuyến khi họ cung cấp một tháng miễn phí cho dịch vụ đối với những khách hàng đăng ký sử dụng hoặc một ngân hàng cung cấp tài khoản miễn phí trong sáu tháng.

Chiến lược định giá thâm nhập thị trường
Chiến lược định giá thâm nhập thị trường

Khi nghiên cứu thị trường, Coca-Cola đã tìm hiểu được 80% người Việt Nam sống ở vùng nông thôn có thu nhập thấp. Với lý do đó, thay vì sử dụng chiến lược định giá sản phẩm cao nhằm chắt lọc thị trường, doanh nghiệp Coca-Cola chọn chiến lược định giá sản phẩm mới tương đối thấp nhằm thâm nhập thị trường, với hi vọng rằng sẽ thu hút được một số lượng lớn khách hàng và đạt được một thị phần lớn

Bên cạnh đó, Coca-Cola Việt Nam cũng triển khai nhiều chương trình chiết khấu bán hàng. Khách hàng khi mua với số lượng lớn hoặc thanh toán trước thời hạn sẽ được hưởng phần trăm chiết khấu hấp dẫn.  Ngoài ra, các sản phẩm của Coca Cola được định giá khác nhau do chúng được sản xuất với sự khác biệt về nhãn hiệu, hình thức, kích cỡ,… 

Với giá cả phù hợp với thị trường Việt Nam, Coca-Cola đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và thuyết phục họ sử dụng sản phẩm của mình thay vì sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.

Đọc thêm: Chiến lược Marketing của Coca-Cola tại Việt Nam

2. Chiến lược định giá sản phẩm theo tâm lý khách hàng (Psychology Pricing Strategy)

Chiến lược định giá theo tâm lý, đúng như tên gọi, đó là nhắm vào tâm lý của con người để thúc đẩy doanh số bán hàng của doanh nghiệp.

Chiến lược định giá sản phẩm theo tâm lý khách hàng
Chiến lược định giá sản phẩm theo tâm lý khách hàng

Ví dụ, khi đặt một mặt hàng có giá bán đắt hơn (tại cửa hàng thông thường hoặc cửa hàng trực tuyến) ngay bên cạnh mặt hàng mà doanh nghiệp đang tập trung bán nhất. Bên cạnh đó, đưa ra ưu đãi “mua một, được giảm giá 50% (hoặc miễn phí)” khiến khách hàng cảm thấy sản phẩm thật sự có giá bán hấp dẫn và họ có thể tiết kiệm được nhiều chi phí khi mua hàng. 

Coca-Cola cũng đã áp dụng chiến lược định giá này đối với sản phẩm của mình vào năm 2009. Theo đó, các nhà tiếp thị đã đưa ra mức giá cho dòng sản phẩm nguyên bản Original Coke dựa trên hiệu ứng 9 chữ số (9-digit effect). Với 2.49 USD cho một chai Coca 2 lít, thương hiệu đã thành công trong việc khiến giá thành trở nên rẻ hơn, và thu hút lượng lớn người mua.

3. Chiến lược định giá sản phẩm khuyến mãi (Promotional Pricing Strategy)

Định giá khuyến mại là một phương pháp định giá trong đó doanh nghiệp sẽ tạm thời giảm giá sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm nhanh chóng tăng doanh số bán hàng.

Cũng giống như chiến lược định giá xâm nhập, mục tiêu của Promotional Pricing là thu hút thêm nhiều khách hàng đến với thương hiệu. Theo Statista, có tới 62% khách hàng sẵn sàng dùng thử sản phẩm từ những cửa hàng mới, hay những nhà bán lẻ trực tuyến trong các kỳ nghỉ lễ với lý do giá thành sản phẩm tốt hơn bao giờ hết. Hay 44% người mua sắm sẵn sàng chi tiền khi có phiếu giảm giá.

Chiến lược định giá sản phẩm khuyến mãi
Chiến lược định giá sản phẩm khuyến mãi

Với những lợi ích của chiến lược định giá sản phẩm khuyến mãi mang lại, không khó hiểu khi mà Coca-Cola thường xuyên sử dụng chiến lược này vào những dịp lễ lớn. Ví dụ, trong tháng lễ Ramadan, thương hiệu này giảm giá sản phẩm của mình còn 5 Rupee cho thùng 1.5 lít với các quốc gia Hồi giáo. Bằng cách này, họ khiến người tiêu dùng cảm thấy mặt hàng này trở nên quan trọng hơn, qua đó đẩy được lượng lớn hàng ra thị trường, tăng doanh số nhanh chóng.

III. Tối ưu hiệu quả chiến dịch Marketing với MISA AMIS aiMarketing

Làm Marketing mà không có công cụ, muôn vàn vấn đề khó khăn:

  • Nhà quản lý khó theo dõi hiệu quả các hoạt động Marketing, khó đo đếm kết quả của từng kênh, hiệu suất nhân viên
  • Nhân viên thì không có công cụ hỗ trợ triển khai các chiến dịch: vật lộn dựng Landing page, không thể bắn chiến dịch Email Marketing với data lớn, ngày ngày làm báo cáo thủ công…

Bộ giải pháp MISA AMIS aiMarketing được phát triển nhằm giúp các doanh nghiệp có đầy đủ bộ công cụ để làm Marketing hiệu quả. Tính năng nổi bật trên AiMarketing bao gồm:

  1. Báo cáo doanh thu, chi phí marketing
  2. Gửi email marketing hàng loạt
  3. Dựng landing page
  4. Workflow
  5. Lưu trữ data tập trung và chuyển tự động cho sale

ĐĂNG KÝ TRẢI NGHIỆM NGAY 15 NGÀY MIỄN PHÍ

IV. Tổng kết

Coca-Cola không chỉ là một trong những thương hiệu về đồ uống và nước giải khát nổi tiếng nhất tại Việt Nam mà còn trở nên phổ biến trên toàn cầu. Để đạt được thành công này, Coca-Cola đã triển khai các chiến lược định giá một cách hiệu quả.

Trong bài viết này, chúng tôi đã cung cấp tới các bạn những thông tin chi tiết như:

  • Giới thiệu tổng quan về Coca-Cola.
  • Chiến lược định giá là gì? Tầm quan trọng của chiến lược định giá đối với doanh nghiệp.
  • Chiến lược định giá của Coca-Cola.

Hy vọng bạn đã học hỏi được những kiến thức hữu ích từ chiến lược định giá của Coca-Cola, từ đó giúp triển khai các chiến lược định giá hiệu quả cho doanh nghiệp của mình!

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Tuyến Phạm
Tác giả
Giám đốc Kinh doanh tại MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả