Chiến lược Marketing của Netflix: Cá nhân hóa, meme hài hước

16/06/2022
4851

Với hơn 200 triệu người đăng ký sử dụng dịch vụ, Netflix đã xây dựng được cho mình một đế chế cung cấp dịch vụ truyền phát dữ liệu video toàn cầu. Để đạt được thành công này, Netflix đã triển khai những chiến lược Marketing một cách hiệu quả. Hãy cùng phân tích và tìm hiểu chiến lược Marketing của Netflix trong bài viết dưới đây.

chiến dịch marketing của Netflix
Tìm hiểu tổng quan chiến dịch marketing của Netflix

I. Giới thiệu tổng quan về Netflix

Netflix Inc. là dịch vụ truyền phát dữ liệu video theo yêu cầu trên toàn cầu và cho thuê DVDs trả phí tại Hoa Kỳ được thành lập năm 1997 bởi hai doanh nhân Reed Hastings và Marc Randolph. Trụ sở chính của Netflix được đặt tại Los Gatos, California.

Vào năm 1999, Netflix đã bắt đầu cung cấp dịch vụ đăng ký trả phí thông qua Internet. Người đăng ký sẽ chọn các tựa phim và chương trình truyền hình từ trang Web của Netflix, sau đó những chương trình này sẽ được lưu trữ dưới dạng DVDs và gửi trực tiếp cho họ. Mặc dù công ty đã xây dựng danh tiếng của mình về mô hình kinh doanh với mức phí cố định cho thuê không giới hạn, tuy nhiên tùy theo gói đăng ký mà khách hàng sẽ bị giới hạn số lượng đĩa trong một lần thuê.

tổng quan về Netflix
Tổng quan về Netflix và chiến lược marketing của Netflix

Năm 2007, Netflix bắt đầu triển khai hình thức truyền phát trực tiếp video trên trang Web của họ, hầu hết người dùng có thể xem nội dung không giới hạn ở tất cả các gói cước. Netflix sau đó đã hợp tác với các nhà sản xuất các sản phẩm điện tử tiêu dùng khác nhau, bao gồm thiết bị game consoles và đầu phát Blu-ray, cho phép nội dung của họ được truyền phát trực tuyến qua kết nối Internet tới các thiết bị này.

Năm 2010, Netflix đã dần loại bỏ hình thức thuê DVDs, đồng thời tấn công vào thị trường quốc tế như Canada, Mỹ Latinh, Vương quốc Anh, Ireland và Scandinavia. Đến năm 2016, dịch vụ phát trực tuyến của hãng đã có mặt tại hơn 190 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Tính đến năm 2021, Netflix trở thành một trong những nền tảng cung cấp dịch vụ truyền phát video trực tuyến lớn nhất với hơn 200 triệu người dùng đăng ký.

II. Phân tích mô hình SWOT của Netflix

phân tích swot của netfix
Phân tích swot của Netfix

Mô hình SWOT là một công cụ nổi tiếng được nhiều doanh nghiệp biết đến và áp dụng bởi tính hữu ích trong việc giúp các nhà quản lý phân tích các yếu tố quan trọng bên trong và ngoài doanh nghiệp, để từ đó thiết lập nên các chiến lược cũng như kế hoạch kinh doanh phù hợp.

SWOT là viết tắt của 4 từ: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) – là một mô hình nổi tiếng giúp doanh nghiệp có thể phân tích cũng như xây dựng được chiến lược kinh doanh của mình một cách hiệu quả.

Thông qua phân tích SWOT, doanh nghiệp sẽ nhìn rõ mục tiêu của mình cũng như các yếu tố trong và ngoài tổ chức có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra, từ đó có những chiến lược bán hàng phù hợp để có thể tăng doanh thu.

>> Đọc thêm: Mô hình SWOT là gì? Các bước phân tích SWOT chi tiết từ A-Z

Về phân tích SWOT của Netflix, thương hiệu này có một số điểm mạnh cần phát huy, điểm yếu cần khắc phục cũng như cơ hội có thể nắm bắt và thách thức cần đối mặt như sau:

1. Điểm mạnh của Netflix (Strengths)

1.1. Cơ sở khách hàng bao phủ khắp toàn cầu

Netflix hiện đang cung cấp dịch vụ của mình đến hơn 190 quốc gia và vùng lãnh thổ. Theo ước tính, nền tảng này có khoảng hơn 167 triệu người đăng ký sử dụng dịch vụ, qua đó giúp họ trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực video on demand (video theo yêu cầu).

1.2. Xây dựng kho nội dung gốc

Khác với các nền tảng streaming video thông thường, Netflix đánh dấu vai trò của mình ngang bằng như những hãng phim khác khi nền tảng này bắt đầu tự sản xuất hàng loạt series phim của riêng mình. Các tựa phim gốc nổi tiếng của Netflix có thể kể tới Stranger things, Money Heist, Emily in Paris, Sex Education… Việc xây dựng kho nội dung gốc chất lượng giúp số lượng người đăng ký Netflix liên tục tăng trong những năm gần đây.

1.3. Tuân thủ triết lý lấy khách hàng làm trung tâm

Trong một khoảng thời gian dài trước đây, những người sử dụng dịch vụ của Netflix luôn tìm cách để xem các nội dung ngoại tuyến đề phòng trường hợp đi du lịch hoặc đường truyền Internet kém. Nhận biết được điều khách hàng cần, Netflix liền cho ra mắt tính năng tải xuống (ngoại tuyến) giúp khách hàng xem các chương trình yêu thích của họ khi không có kết nối mạng.

1.4. Tính thích ứng cao

Với lịch trình bận rộn yêu cầu tính chất di chuyển cao khiến nhiều người không thể dành thời gian ngồi một góc và xem những bộ phim yêu thích của mình được. Hiểu được điều này, Netflix liền nâng cấp hệ thống của mình cho phép người dùng sử dụng ứng dụng trên nhiều thiết bị khác nhau như laptop, thiết bị di động, máy tính bảng hay TV.

1.5. Được giới chuyên môn đánh giá cao

Tuy là nền tảng streaming trực tuyến, nhưng về mảng chuyên môn Netflix không hề thua kém các nhà đài truyền thống như HBO, NBC. Riêng chỉ trong năm 2020, Netflix nhận được tới 160 đề cử tại lễ trao giải Emmys, vượt xa các nhà đài khác cụ thể như sau:

  • HBO – 107 đề cử
  • NBC – 47 đề cử
  • ABC – 36 đề cử
  • Fox – 33 đề cử
  • CBS – 23 đề cử
aiMarketing
Dùng thử bộ công cụ aiMarketing

2. Điểm yếu (Weaknesses)

2.1. Bản quyền giới hạn

Mặc dù Netflix đã bắt đầu tự sản xuất những tựa phim gốc của riêng hãng, tuy nhiên hiện nay phần lớn những bộ phim trên nền tảng này đều đến từ hãng phim khác. Điều này làm giới hạn quyền sở hữu của Netflix, và rất có thể sau khi kết thúc hợp đồng, những bộ phim này sẽ hiện hữu trên nền tảng của đối thủ nếu như họ không thể gia hạn thành công.

2.2. Mức giá còn cao

Tại thị trường Việt Nam, Netflix đưa ra 4 gói cước cho người dùng có mức giá từ 70.000 VNĐ – 260.000 VNĐ. Đây là mức giá không hề nhỏ đối với người dân Việt Nam, nhất là khi người tiêu dùng tại thị trường này vẫn chưa quen với hình thức trả phí cho các dịch vụ streaming.

2.3. Quá phụ thuộc vào thị trường Bắc Mỹ

Mặc dù Netflix hoạt động trên toàn cầu, nhưng lại phụ thuộc rất nhiều vào thị trường Bắc Mỹ. Trong năm tài chính 2019, báo cáo doanh thu của Netflix cho thấy có tới 10.05 tỷ USD là đến từ Bắc Mỹ , chiếm khoảng 50% tổng doanh thu (20.15 tỷ USD). Về lâu dài thì đây là điểm rất đáng quan ngại khi mà thị trường này đã bước vào giai đoạn bão hòa.

aiMarketing
Bộ công cụ aiMarketing hợp nhất cho mọi doanh nghiệp

3. Cơ hội (Opportunities)

3.1. Nhu cầu gia tăng

Với mức sống ngày càng được cải thiện khiến cho nhiều người phát sinh thêm nhiều nhu cầu mới, đặc biệt là nhu cầu về giải trí. Họ sẵn sàng để ra một khoản trong thu nhập của mình để đáp ứng nhu cầu này. Đây là cơ hội rất tốt giúp Netflix tăng trưởng doanh thu đáng kể nếu đưa ra chiến lược hợp lý.

3.2. Mở rộng đối tác

Đứng trước sự cạnh tranh gay gắt từ nhiều thương hiệu trong ngành, Netflix có thể liên minh với các nhà cung cấp dịch vụ giải trí khác như Spotify, đưa ra mức giá bán theo gói nhằm thu hút nhiều người sử dụng dịch vụ của mình. Chiến lược này hiện nay cũng được Apple vận dụng khá thành công khi nhà cung cấp cho ra mắt gói dịch vụ Apple One, tích hợp 6 dịch vụ trong hệ sinh thái của Apple (Apple Music, Apple TV+, Apple Arcade, iCloud+, Apple News+, Apple Fitness+).

3.3. Thị trường ngách tiềm năng

Sản xuất nội dung gốc dành riêng các khu vực với ngôn ngữ địa phương của họ cũng là một cơ hội lớn cho Netflix. Hiện nay, hầu hết các kho phim kịch bản gốc trên nền tảng này vẫn chỉ xoay quanh ngôn ngữ tiếng Anh, vì vậy rất có thể Netflix sẽ bỏ lỡ tiềm năng tại các thị trường khác. Chiến lược này được xem là cơ hội tiềm năng cho Netflix. Một số bộ phim ăn khách không sử dụng tiếng Anh của Netflix có thể kể tới “Trò chơi thần thánh” (Ấn Độ), hay “Phi vụ triệu đô” (Tây Ban Nha).

aiMarketing

4. Thách thức (Threats)

4.1. Áp lực cạnh tranh

Netflix không phải là thương hiệu duy nhất cung cấp dịch vụ phát video trực tuyến trên thế giới. Có thể thấy rõ đối thủ cạnh tranh trong ngành không ngừng tăng lên hàng năm. Điển hình là Disney +, Apple TV +, HBO, Amazon, Hulu và YouTube đang cạnh tranh liên tục với Netflix bằng việc cung cấp dịch vụ tương tự với nền tảng này.

4.2. Rào cản pháp lý

Các đạo luật và quy định nghiêm ngặt của chính phủ liên quan đến các nhà cung cấp dịch vụ như Netflix ở nhiều quốc gia có thể là mối đe dọa lớn đối với họ. Ví dụ, việc mở rộng sang thị trường Trung Quốc trong thời điểm hiện tại sẽ là không khả quan với Netflix khi mà chính phủ tại quốc gia này hạn chế nhiều nội dung nước ngoài.

4.3. Vấn đề bản quyền

Vi phạm bản quyền kỹ thuật số vẫn đang là mối đe dọa đáng e ngại khi hàng nghìn người trên khắp thế giới tìm cách tải xuống nội dung trái phép với lý do chi phí hàng tháng bỏ ra để xem nội dung bản quyền không hề rẻ. Đây không chỉ là thách thức mà một mình Netflix phải đối mặt mà còn là khó khăn chung toàn ngành.

III. Phân tích chiến lược STP của Netflix

STP là chiến lược Marketing quan trọng, giúp doanh nghiệp có thể sở hữu được lợi thế cạnh tranh hiệu quả bằng cách tập trung vào việc phục vụ một nhóm khách hàng trong thị trường mục tiêu cụ thể.

STP là viết tắt của 3 từ: Segmentation (Phân khúc thị trường), Targeting (Thị trường mục tiêu) và Positioning (Định vị thương hiệu). Nói một cách đơn giản, STP là chiến lược giúp doanh nghiệp xác định được phân khúc thị trường, lựa chọn được thị trường mục tiêu cụ thể cũng như định vị thương hiệu thành công.

Khi áp dụng chiến lược STP, doanh nghiệp sẽ tập trung nguồn lực của mình vào khai thác một hoặc một số nhóm khách hàng mà mình có lợi thế cạnh tranh (thị trường mục tiêu), xây dựng hình ảnh riêng, rõ nét trên thị trường đó.

Thay vì việc hướng đến một số lượng lớn những đối tượng khách hàng khác nhau và không có sự chọn lọc, gây tốn thời gian và nguồn lực thì đối với chiến lược STP, doanh nghiệp sẽ chỉ tập trung vào một số khách hàng với những đặc tính giống nhau nhất định, từ đó thiết kế chiến lược marketing phù hợp với thị trường mục tiêu của mình và đạt được hiệu quả cao trong việc kinh doanh.

Đối với Netflix, chiến lược Marketing của Netflix theo mô hình STP có thể được phân tích như sau:

1. Phân khúc thị trường của Netflix

Phân khúc thị trường giúp doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về từng đối tượng khách hàng mục tiêu bằng cách nắm bắt được các đặc điểm chính, nhu cầu cũng như hành vi, tâm lý của họ để từ đó xây dựng được các chiến lược Marketing cũng như chiến lược bán hàng phù hợp với từng phân khúc thị trường.

Netflix phân khúc thị trường của mình qua 3 hình thức:

  • Địa lý: Netflix hiện có mặt tại hơn 190 quốc gia. Mỗi quốc gia có nền văn hóa và thị hiếu khác nhau, điều này khiến họ cần phải tập trung nghiên cứu vào sở thích của người dân địa phương. Hầu hết các khu vực mà Netflix chú trọng thường là thành phố nơi mà có tốc độ Internet ổn định.
  • Nhân khẩu học: Với kho nội dung đa dạng từ trẻ nhỏ đến người lớn, vậy nên tập khách hàng của Netflix cũng đa dạng với độ tuổi từ 18-54.
  • Hành vi: Thông qua Machine Learning, Netflix có thể tìm hiểu được hành vi của người dùng, qua đó đề xuất nội dung phù hợp với sở thích của từng cá nhân.

aiMarketing

2. Thị trường mục tiêu của Netflix

Sau khi tiến hành phân khúc thị trường, doanh nghiệp cần chọn ra nhóm khách hàng của mình. Nhóm khách hàng cụ thể này là nhóm khách hàng mà doanh nghiệp muốn tiếp cận thông qua các hoạt động và chiến dịch marketing của mình. Đây là nhóm khách hàng có khả năng quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp hơn là với những nhóm khách hàng khác. Đối với nhóm khách hàng mục tiêu, họ có chung những đặc điểm như: nhân khẩu học, trình độ học vấn, thu nhập, tâm lý và hành vi,…

Thị trường mục tiêu của Netflix tương ứng với các đối tượng của họ. Đối với thế hệ millennials, họ được cho là mong muốn trải nghiệm xem phim không quảng cáo, còn với độ tuổi trung niên, đối tượng này yêu cầu chất lượng truyền phát video cao và xem trên nhiều thiết bị. Tại các khu vực địa lý khác nhau, Netflix cũng đề xuất các nội dung phù hợp với từng địa phương.

3. Định vị thương hiệu của Netflix

Xác định vị thế của mình trong quá trình định vị thương hiệu là một phương pháp được sử dụng nhằm tạo ra cho sản phẩm của doanh nghiệp một hình ảnh khác biệt so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Từ đó, góp phần tạo nên ấn tượng đối với khách hàng và doanh nghiệp cũng có khả năng thâm nhập vào nhận thức của khách hàng.

Định vị của Netflix là giải trí và khiến cho mọi người cảm thấy vui vẻ. Qua đó, nền tảng này cho phép khách hàng tự tùy chỉnh trải nghiệm cá nhân của họ bằng cách phân tích hành vi của khách hàng. Và để làm được điều này, Netflix đã tăng cường tiến hành phân tích, kiểm tra A/B một cách nghiêm ngặt.

aiMarketing

IV. Phân tích chi tiết chiến lược Marketing 4P của Netflix

1. Chiến lược Marketing của Netflix về sản phẩm (Product)

chiến thuật marketing của Netflix
Chiến thuật marketing của Netflix

Netflix là nền tảng truyền phát video trực tuyến và là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giải trí hàng đầu trên thế giới. Khởi đầu với việc cho thuê DVD, hiện tại, Netflix được phát triển là một nền tảng trả phí cung cấp các chương trình truyền hình, phim ảnh, phim tài liệu…

Về sản phẩm của Netflix, các tựa phim đều được cập nhật thường xuyên giúp người xem luôn cảm thấy mới mẻ và có nhiều sự lựa chọn hơn. Hệ thống của Netflix cũng được tối ưu hóa nhằm đưa ra những nội dung phù hợp nhất với gu của người dùng. So với những trang Web xem phim miễn phí, Netflix không chèn bất kỳ quảng cáo nào giúp trải nghiệm khách hàng được trọn vẹn nhất.

>> Đọc thêm: Làm thế nào để xây dựng chiến lược phân phối sản phẩm hiệu quả

2. Chiến lược Marketing của Netflix về giá (Price)

chiến lược giá của Netflix
Chiến lược Marketing của Netflix về giá

Giá (Price) là một trong bốn yếu tố cấu thành quan trọng trong marketing mix. Nó đóng vai trò quyết định trong việc mua hàng của người tiêu dùng, còn đối với công ty, giá có vai trò quyết định việc cạnh tranh trên thị trường. Việc đưa ra chiến lược giá trong marketing có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Theo McKinsey, chỉ cần cải thiện yếu tố giá 1% sẽ làm tăng lợi nhuận lên 6% . Điều đó có tác động hơn cả việc giảm 1% chi phí biến đổi (làm tăng lợi nhuận 3,8%) hoặc giảm 1% chi phí cố định (làm tăng 1,1% lợi nhuận).

Chiến lược định giá của Netflix tập trung vào giá trị. Định giá dựa trên giá trị đặc biệt ở chỗ nó cung cấp ba tùy chọn đăng ký khác nhau, mỗi tùy chọn lại mang đến một giá trị khác nhau với mức giá khác nhau. Qua đó, Netflix có lợi thế hơn so với các đối thủ tính phí theo từng bộ phim.

Hiện nay tại thị trường Việt Nam, Netflix cung cấp 4 gói cước như sau:

  • Gói di động (Mobile): Chỉ có thể dùng được trên một thiết bị và bị giới hạn bởi thiết bị dùng (di động hoặc máy tính bảng). Với mức giá tầm 70.000 VNĐ/tháng
  • Gói Cơ bản (Basic): chỉ dùng được cho một thiết bị với mức giá 180.000 VNĐ/tháng
  • Gói Tiêu chuẩn (Standard): dùng được cho 2 thiết bị cùng lúc chỉ với 220.000 VNĐ/tháng
  • Gói Cao cấp (Premium): dùng được tới 4 thiết bị cùng một lúc với mức giá 260.000 VNĐ/tháng

Với việc chia nhỏ từng mức nhu cầu của đối tượng mục tiêu sẽ giúp người dùng thoải mái hơn trong việc lựa chọn gói cước phù hợp với tài chính cá nhân.

aiMarketing
Bộ công cụ aiMarketing hợp nhất AMIS aiMKT

3. Chiến lược Marketing của Netflix về hệ thống phân phối (Place)

Thông qua việc sử dụng đúng hệ thống phân phối, một công ty có thể tăng doanh số và duy trì những số liệu tích cực trong một khoảng thời gian dài hơn. Điều này có nghĩa là một thị phần lớn hơn và tăng doanh thu và lợi nhuận.

Xác định vị trí chính xác là một hoạt động quan trọng mà nó được tập trung vào việc tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu vào đúng thời điểm.

Là một dịch vụ xem phim trực tuyến, Netflix hầu như có sẵn ở bất cứ đâu. Hiện nay, nội dung do thương hiệu cung cấp đã có mặt tại hơn 190 quốc gia và vùng lãnh thổ. Người đăng ký có thể truy cập kho phim qua nhiều loại thiết bị như Smart TV, máy tính bảng, điện thoại thông minh…

hệ thống phân phối của Netflix
Hệ thống phân phối của Netflix

4. Chiến lược Marketing của Netflix về xúc tiến hỗn hợp (Promotion)

Một trong những kênh quảng bá sản phẩm hay chiến dịch phổ biến của Netflix không thể không nhắc tới nền tảng mạng xã hội như YouTube, thông qua đó công ty thu hút nhóm người ở độ tuổi thanh thiếu niên và trưởng thành. Bên cạnh đó, hãng còn chú trọng triển khai hình thức quảng bá qua video được cá nhân hóa cho phép các thông điệp được lan tỏa sáng tạo hơn.

Có thể nói rằng Netflix là một trong những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền phát video trực tuyến chăm đầu tư vào hoạt động quảng bá nhất. Năm 2017, Netflix đã chi hơn 1.09 tỷ USD cho hoạt động quảng cáo và sau một năm, con số này ở mức 1.8 tỷ USD. Tương tự như vậy, mức ngân sách mà hãng này dành cho tiếp thị lên tới 2.65 tỷ USD (2019).

chiến lược xúc tiến hỗn hợp
Chiến lược xúc tiến hỗn hợp của Netflix

V. Tối ưu hiệu quả chiến dịch Marketing với MISA AMIS aiMarketing

aiMarketing
amis aiMarketing bộ công cụ mkt hợp nhất

Làm Marketing mà không có công cụ, muôn vàn vấn đề khó khăn:

  • Nhà quản lý khó theo dõi hiệu quả các hoạt động Marketing, khó đo đếm kết quả của từng kênh, hiệu suất nhân viên
  • Nhân viên thì không có công cụ hỗ trợ triển khai các chiến dịch: vật lộn dựng Landing page, không thể bắn chiến dịch Email Marketing với data lớn, ngày ngày làm báo cáo thủ công…

Bộ giải pháp MISA AMIS aiMarketing được phát triển nhằm giúp các doanh nghiệp có đầy đủ bộ công cụ để làm Marketing hiệu quả. Tính năng nổi bật trên AiMarketing bao gồm:

  • Báo cáo doanh thu, chi phí marketing
  • Gửi email marketing hàng loạt
  • Dựng landing page
  • Workflow
  • Lưu trữ data tập trung và chuyển tự động cho sale
cta dùng thử miễn phí
Đăng ký dùng thử miễn phí MISA AMIS aiMKT

VI. Tổng kết

Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã học hỏi được những kiến thức hữu ích từ chiến lược Marketing của Netflix, từ đó giúp triển khai các chiến lược Marketing hiệu quả cho doanh nghiệp của mình. Chúc các bạn thành công!

Tin bài liên quan:

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Tuyến Phạm
Tác giả
Giám đốc Kinh doanh tại MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả