Để tính đến lợi nhuận của hoạt động kinh doanh, mỗi doanh nghiệp cần cân nhắc đến yếu tố chính là chi phí trong quá trình sản xuất, phân phối, mang sản phẩm đến với khách hàng. Vậy thì tỷ lệ chi phí Marketing chiếm bao nhiêu doanh thu là hợp lý, doanh nghiệp nên cân đối đầu tư bao nhiêu ngân sách dành cho hoạt động Marketing? Mời bạn đọc cùng MISA AMIS tham khảo qua bài viết dưới đây.
I. Chi phí cho Marketing được chi vào những mục nào?
1. Chi phí bán hàng cá nhân
Chi phí bán hàng cá nhân phát sinh khi doanh nghiệp bán hàng trực tiếp cho khách hàng. Theo thời gian khi doanh nghiệp phát triển, công việc này được thực hiện bởi các chuyên gia có kinh nghiệm trong việc tìm kiếm khách hàng cho các doanh nghiệp để mang lại nguồn doanh số cao nhất. Theo đó, chi phí bán hàng cá nhân được xem xét qua các yếu tố: chi phí thuê nhân viên, chi phí đào tạo nhân viên, ngân sách tiền lương và tiền thưởng, phần trăm hoa hồng… Ngoài ra còn có các khoản chi phí nhỏ khác như chi phí in ấn tài liệu, chi phí quảng bá sản phẩm, viết kịch bản bán hàng… Thường thì đây là một chiến lược được coi là “rẻ tiền” nhưng có hiệu quả tốt và thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng.
Đọc thêm: Cách xây dựng mẫu ngân sách marketing (kèm file tải)
2. Chi phí thiết kế Website
Khi tạo một trang Web, trước tiên doanh nghiệp phải trả tiền cho bạn nhân viên thiết kế, lập trình, sau đó mới đến việc bảo trì và “chăm sóc” Website một cách tối ưu và hiệu quả nhất. Các hoạt động xây dựng và duy trì và phát triển kênh Digital Marketing có thể bao gồm các khoản chi phí như chi phí quảng cáo, chi phí chi lương cho nhân viên, chi phí thiết kế chiến dịch,… tùy thuộc vào ngân sách công ty chi nhiều hay ít cho các hoạt động này. Tuy nhiên, hiện nay bạn có thể sử dụng dịch vụ freelancer để giảm thiểu các khoản chi này, tối đa lợi nhuận cho doanh nghiệp.
3. Chi phí Marketing trực tiếp
Chiến dịch Marketing trực tiếp là toàn bộ hoạt động tiếp thị và xúc tiến bán các sản phẩm có thương hiệu trực tiếp cho khách hàng, chẳng hạn như sử dụng poster, tờ rơi, banner… Nếu không tính toán cẩn thận thì các khoản chi phí bỏ ra cho các hoạt động chiến dịch Marketing trực tiếp có thể sẽ cao hơn các hình thức khác gấp vài lần, do vậy những nhà tiếp thị nên lập kế hoạch kỹ lưỡng, triển khai cẩn thận và tập trung hướng đến đúng các nhóm khách hàng mục tiêu. Các chi phí Marketing trực tiếp mà hầu hết các doanh nghiệp đều cần sử dụng trong những chiến dịch của mình có thể kể đến như: chi phí in ấn sản phẩm truyền thông, in ấn tờ rơi, chi phí thiết kế, chi phí tác giả nội dung, chi phí mua data khách hàng,…
4. Chi phí lương nhân viên
Không chỉ là mức lương cố định dành cho nhân viên của công ty mà trong một số doanh nghiệp còn cần phải trả chi phí cho việc thuê freelancer hỗ trợ các hoạt động Marketing của công ty. Ở một số công ty lớn, chi phí cho đội ngũ Marketers chuyên nghiệp và đông đảo như: nhân viên Telemarketing, designer, nhân viên content, nhân viên SEO, … thì lương nhân viên cũng là một khoản chi phí đáng kể.
5. Các chi phí khác
Bên cạnh các chi phí trên, để thực hiện một chiến dịch Marketing, doanh nghiệp còn cần chi phí khác như:
- Chi phí cho Agency
- Chi phí khảo sát khách hàng
- Chi phí thiết kế voucher
- Chi phí các chương trình khuyến mãi
- Chi phí tổ chức sự kiện…
Bộ công cụ làm Marketing hiệu quả – chuyên nghiệp – tiết kiệm chi phí MISA AMIS aiMarketing
MISA AMIS aiMarketing cung cấp tất cả các modules cần thiết trên một nền tảng giúp các Marketers triển khai các chiến dịch Marketing hiện đại thành công theo các tệp khách hàng riêng biệt, thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng, gia tăng chuyển đổi, bứt phá doanh thu.
- Customer Profile – Thấu hiểu hành vi, nhu cầu khách hàng nhờ sự lưu trữ tập trung toàn bộ data khách hàng ở từng điểm chạm.
- Email Marketing – Thiết kế & gửi email số lượng lớn chuyên nghiệp, dễ dàng, nhanh chóng để tiếp cận nhiều tệp khách hàng tiềm năng.
- Landing page – Tạo trang đích chuyên nghiệp, đẹp mắt, thao tác dễ dàng dù không có kiến thức về lập trình chỉ với vài phút.
- Workflow – Tự động hóa quy trình chăm sóc khách hàng theo luồng thiết lập sẵn để không bỏ lỡ bất kỳ khách hàng tiềm năng nào.
- Liên thông dữ liệu giữa Sales & Marketing giúp doanh nghiệp hạn chế sai sót nhập liệu thủ công, chăm sóc tốt khách hàng tiềm năng, tối ưu chất lượng cơ hội.
- Tổng hợp 30+ loại báo cáo đa chiều về hiệu quả Marketing đầy đủ, tự động và chính xác giúp theo dõi hiệu quả và tối ưu các chiến dịch tiếp thị kịp thời.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN 1-1 & DÙNG THỬ MIỄN PHÍ MISA AMIS AIMARKETING:
II. Chi phí Marketing chiếm bao nhiêu doanh thu là hợp lý?
Theo nguyên tắc ngón tay cái, các công ty đang cung cấp mặt hàng tiêu dùng nên dành từ 6-12% doanh thu cho hoạt động tiếp thị. Đặc biệt, đối với các công ty hình thức B2B, việc dành 2-6% doanh thu cho hoạt động tiếp thị là hợp lý nhất.
Tùy thuộc vào mục đích kinh doanh, sẽ có lúc chi phí Marketing chiếm đến gần như tuyệt đối hoặc thậm chí nhiều hơn trong doanh thu. Điển hình là khi công ty cần nâng cao nhận thức về sản phẩm mới, tung ra sản phẩm mới ở một ngách thị trường mới….
Để xác định mức chi phí hoạt động Marketing, bạn cũng có thể dựa vào các yếu tố sau:
- Căn cứ vào kỳ vọng của doanh nghiệp: công ty muốn tăng thị phần, tăng doanh số, mở rộng phạm vi kinh doanh,… Chiến lược càng cao thì ngân sách Marketing càng nhiều là điều tất yếu.
- Xác định số tiền chi tiêu cho hoạt động Marketing trong bán hàng: Xác định số tiền chi tiêu cho Marketing để tính đóng góp vào doanh số là một phương pháp thường được sử dụng vì nó cũng tương đối dễ tính. Giả sử doanh thu hiện tại của bạn là 100 triệu mỗi tháng, bạn chỉ muốn chi 8% cho các chiến dịch Marketing, vậy chi phí Marketing bạn cần chi là 8 triệu mỗi tháng.
- Phụ thuộc vào các đối tác Agency: Thuê công ty Agency với đội ngũ nhân sự chuyên trong lĩnh vực thường sẽ có thể kiểm soát ROI (lợi tức đầu tư) tốt hơn việc bạn phải hoàn toàn chăm chút cho vấn đề này, nhờ vậy, dù bạn chỉ bỏ ra trên dưới 10 triệu nhưng tỉ lệ ROI bạn nhận được sẽ không làm bạn thất vọng.
III. 5 cách dự toán chi phí Marketing cho doanh nghiệp
1. Dựa theo mức ngân sách của năm trước và tình hình hiện tại
Để dự toán chi phí Marketing cho năm tới, công ty có thể dựa vào báo cáo chi phí tổng quan của các năm trước để đưa ra một con số phù hợp. Ví dụ: tổng chi phí Marketing cho năm 2021 là 700.000.000 VNĐ cho tất cả các khoản chi, thì với kế hoạch cho năm 2022, nhà quản lý có thể cân nhắc dựa vào con số này để đưa ra những chiến lược cụ thể.
2. Dự toán chi phí Marketing theo doanh thu thực tế
Dựa vào doanh thu thực tế, Marketers đưa ra bảng dự toán chi phí phù hợp nhất để tránh tình trạng quá thâm hụt vào chi phí. Đồng thời, những con số biết nói thể hiện ở doanh thu thực tế sẽ giúp doanh nghiệp kịp thời thay đổi hoặc đưa ra những chiến lược phù hợp nhất.
3. Dựa trên định hướng, kỳ vọng của doanh nghiệp
Tuỳ thuộc vào giai đoạn phát triển mà doanh nghiệp sẽ đưa ra những con số hợp lý nhất cho hoạt động Marketing. Nếu doanh nghiệp đang có định hướng giới thiệu ra thị trường dòng sản phẩm mới, hoặc mở rộng thị trường cho những dòng sản phẩm đang kinh doanh thì việc đầu tư ngân sách cho hoạt động Marketing là rất cần thiết.
4. Cân đối chi phí Marketing với đối tác đang hợp tác
Bên cạnh sử dụng lực lượng nhân viên Inhouse (nhân sự nội bộ), một số trường hợp doanh nghiệp cần sử dụng thêm các dịch vụ Outsource của Agency để mang lại hiệu quả cao nhất và tối ưu chi phí cho hoạt động Marketing. Hãy lên kế hoạch công ty cần Outsource những phần công việc nào, chi phí bao nhiêu, Outsource sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn hay sử dụng nhân sự của công ty sẽ tối ưu hơn?
IV. Cách tối ưu chi phí Marketing cho sản phẩm/ dịch vụ mới
1. Tập trung vào tiếp thị nội dung (Content Marketing)
Hoạt động Content Marketing chú trọng vào việc thu hút sự chú ý của người dùng trong một khoảng thời gian ngắn thông qua việc sáng tạo nội dung. Đây là cách tốt nhất để tiết kiệm chi phí Marketing mà các công ty nên sử dụng trong các chiến dịch quảng cáo của mình. Hình thức của Content Marketing có thể là một đoạn TVC quảng cáo ngắn, một đoạn film giới thiệu hoặc một câu slogan ý nghĩa.
Xu hướng tự động hóa Marketing giúp các công ty tiết kiệm thời gian và công sức cải tiến, nâng cao chất lượng dịch vụ. Tiếp thị qua mạng xã hội (Social Marketing) là việc sử dụng mạng xã hội để tiếp cận với khách hàng tiềm năng. Một số kênh social có lượt truy cập khủng như: Facebook, Zalo, Instagram, Tiktok… Ngoài ra, tốc độ lan truyền của mạng xã hội rất cao nên thông tin sản phẩm của doanh nghiệp sẽ nhanh chóng đến được với nhiều người dùng hơn.
3. Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm hay còn gọi là SEO giúp tiết kiệm chi phí Marketing mà vẫn thu về tệp khách hàng lớn như thông thường. Từ khóa bán hàng mà doanh nghiệp đẩy SEO sẽ chuyển người dùng đến trang Web mà họ cần mua sản phẩm, giúp cải thiện doanh số một cách hiệu quả.
4. Một số cách khác giúp doanh nghiệp tối ưuchi phí Marketing
- Email Marketing
- Tạo bộ nhận diện thương hiệu
- Tập trung vào quản lý thông tin khách hàng (sử dụng phần mềm CRM)
- Thuê KOL để lan tỏa sự ảnh hưởng đến khách hàng.
- Video Marketing…
V. Tối ưu hiệu quả các chiến dịch Marketing – tiết kiệm chi phí với bộ công cụ MISA AMIS aiMarketing
MISA AMIS AIMARKETING – Phần mềm Marketing hợp nhất trên một nền tảng. Tất cả các công cụ Marketing cần thiết trên một nền tảng duy nhất giúp doanh nghiệp triển khai chiến lược B2B Marketing hiệu quả, tiết kiệm chi phí, thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng hơn và gia tăng chuyển đổi.
Công cụ thiết kế Email Marketing và gửi email hàng loạt nhanh chóng, hiệu quả
Công cụ Thiết kế Landing page chuyên nghiệp, thao tác dễ dàng
ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI KHOẢN TRẢI NGHIỆM MISA AMIS AIMARKETING MIỄN PHÍ:
Workflow – Thiết kế kịch bản Marketing Automation tự động dễ dàng
Thấu hiểu khách hàng với Customer Profile
Hệ thống đo lường, báo cáo đa chiều, chính xác và nhanh chóng
ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI KHOẢN TRẢI NGHIỆM MISA AMIS AIMARKETING MIỄN PHÍ:
VI. Tổng kết
Trên đây là những thông tin giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc chi phí Marketing chiếm bao nhiêu doanh thu là hợp lý và phương pháp hỗ trợ tối ưu chi phí Marketing hiệu quả cho doanh nghiệp. Hi vọng bài viết đã giúp ích cho các Marketers và doanh nghiệp trong việc phân bổ nguồn lực, lập kế hoạch và triển khai hoạt động Marketing.