Hợp đồng 3 bên là gì? 5 nguyên tắc ký kết quan trọng cần biết

02/02/2022
2773

Hợp đồng 3 bên là một loại hợp đồng dân sự bắt buộc phải thực hiện giao kết bằng văn bản và có chữ ký đầy đủ của cả ba bên. Vậy hợp đồng 3 bên là gì? Được quy định như thế nào? Có lưu ý gì quan trọng khi thực hiện ký kết hay không? Tất cả sẽ được giải đáp trong nội dung dưới đây

1. Hợp đồng 3 bên là gì?

Về bản chất, hợp đồng 3 bên được biểu hiện như một loại hợp đồng dân sự bình thường. Tuy nhiên, nếu một hợp đồng thông thường có sự tham gia, thỏa thuận, ký kết từ 2 bên thì hợp đồng 3 bên được lập ra để thống nhất quyền, nghĩa vụ thực hiện của 3 chủ thể trong quan hệ hợp đồng.

2. Nguyên tắc giao kết hợp đồng 3 bên

nguyên tắc hợp đồng 3 bên

Vì bản chất của hợp đồng 3 bên vẫn là hợp đồng dân sự bình thường tuy có khác nhau về số lượng chủ thể tham gia. Nên hợp đồng 3 bên được thiết lập vẫn phải đáp ứng các quy định cơ bản của pháp luật về trước khi tiến hành đưa ký kết.

2.1. Nguyên tắc về mặt nội dung:

Theo Điều 398 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Các bên (3 bên) tham gia ký kết phải có thỏa thuận trong bản hợp đồng về các nội dung chính như sau:

✅ Đối tượng liên quan trong hợp đồng bao gồm những ai? Là tổ chức hay cá nhân;
✅ Số lượng của mặt hàng, chất lượng của mặt hàng;
✅ Giá cả cụ thể của mặt hàng, của đối tượng giao kết trong hợp đồng;
✅ Hình thức và phương thức thanh toán giữa các bên (3 bên) khi ký kết hợp đồng như thế nào;
✅ Thời hạn thực hiện hợp đồng và địa điểm thực hiện hợp đồng, phương thức thực hiện hợp đồng;
✅ Quyền và nghĩa vụ của các bên (3 bên) khi tham gia ký kết;
✅ Trách nhiệm của mỗi bên nếu vi phạm các quy định trong hợp đồng; khi xảy ra tranh chấp giữa các bên thì phương thức giải quyết như thế nào.

2.2. Nguyên tắc về hình thức:

hình thức ký

Một điểm đặc biệt nữa của hợp đồng 3 bên các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khi thực hiện cần biết chính là loại hợp đồng này bắt buộc phải được giao kết bằng văn bản cụ thể có chữ ký của ba bên liên quan.

Nếu một hợp đồng dân sự thông thường chỉ có 2 bên tham gia thì có thể giao kết dưới hình thức: hợp đồng giao kết bằng miệng, hợp đồng giao kết bằng văn bản, hợp đồng giao kết bằng hành vi. Nhưng riêng đối với hợp đồng có ba bên ký kết, quy định tại Điều 401 Bộ luật dân sự 2015 bắt buộc phải được giao kết bằng văn bản cụ thể có chữ ký của ba bên liên quan.

Việc quy định về hình thức của hợp đồng 3 bên phải được xác lập rõ ràng và cụ thể:

✅ Hợp đồng ký kết phải có quy định về từng điều khoản, quyền lợi và trách nhiệm của các bên để tránh các tranh chấp phát sinh sau này.
✅ Việc cả ba bên cùng tham gia ký kết vào hợp đồng có ý nghĩa rất lớn về mặt pháp lý của hợp đồng. Hợp đồng ba bên chỉ có hiệu lực pháp lý khi có đầy đủ chữ ký của cả ba bên, trường hợp một trong ba bên ủy quyền ký thay vẫn sẽ được công nhận.

2.3. Nguyên tắc về giá trị pháp lý

giá trị pháp lý

Hợp đồng có tính ràng buộc và hợp pháp hay không phụ thuộc rất lớn vào việc thực hiện giao kết thế nào và thực hiện giao kết ra sao. Nếu không đáp ứng nguyên tắc về các giá trị pháp lý dưới đây thì hợp đồng được xem là vô hiệu toàn phần hoặc vô hiệu một phần dựa trên các nội dung được quy định trong hợp đồng 3 bên đã ký kết:

✅ 3 chủ thể khi tham gia ký kết phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.
✅ 3 chủ thể tham gia ký kết, xác lập xây dựng nội dung trong hợp đồng phải dựa trên tinh thần tự nguyện của cả 3 bên, không có dấu hiệu của sự ép buộc.
✅ Hợp đồng 3 bên ký kết phải đáp ứng các điều kiện về cả mặt nội dung, lẫn mặt hình thức theo đúng quy định của pháp luật bên trên về hợp đồng.
✅ Trong trường hợp một trong ba bên tham gia giao kết hợp đồng là tổ chức thì chủ thể trực tiếp giao kết của tổ chức đó phải đúng với thẩm quyền được giao.

3. Các loại hợp đồng 3 bên

Có 3 dạng hợp đồng 3 bên thông dụng mà các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp thường ký:

3.1. Hợp đồng thế chấp tài sản 3 bên

Hợp đồng thế chấp tài sản là một dạng hợp đồng thông dụng, thường được dùng trong hoạt động vay vốn bằng hình thức thế chấp tài sản tại ngân hàng.

Theo đó, bên vay vốn sẽ tiến hành ký kết hợp đồng 3 bên với ngân hàng và bên thế chấp tài sản. Bên thế chấp tài sản sẽ chịu trách nhiệm về khoản vay của bên vay vốn bằng tài sản thế chấp của mình.

Ví dụ của Luật Thành Công về loại hợp đồng này như sau:

Ông A là chủ sở hữu doanh nghiệp B, ông A thực hiện giao dịch vay vốn với ngân hàng C cho doanh nghiệp B bằng tài sản thuộc sở hữu của mình. Để thực hiện được giao dịch này, ông A với ngân hàng C có kí kết hợp đồng ba bên với nhau. Trong đó, bên vay vốn là tổ chức doanh nghiệp B, bên cho vay vốn là ngân hàng C và bên thế chấp tài sản là ông A.

Ngoài ra, mẫu hợp đồng này dễ tìm thấy nhất trong việc ký kết giữa ngân hàng, chủ đầu tư dự án bất động sản và khách hàng mua chung cư để ngân hàng cho khách hàng mua căn hộ của chủ đầu tư.

Các loại hợp đồng 3 bên

3.2. Hợp đồng hợp tác 3 bên:

Hợp đồng hợp tác là một dạng hợp đồng thường được sử dụng trong các thương vụ mang tính chất phức tạp. Theo đó, 3 chủ thể trong hợp đồng sẽ ký kết, thỏa thuận với nhau thông qua các điều khoản mà mỗi bên có quyền cũng như nghĩa vụ thực hiện nó.

Ví dụ của Luật Thành Công về loại hợp đồng này như sau:

Công ty A là công ty con được thành lập tại Việt Nam của một công ty mẹ là công ty B tại Mỹ với người đại diện pháp luật là người Mỹ. Công ty A có kí kết hợp đồng mua máy móc với một công ty C ở Việt Nam, nhưng việc tiến hành thanh toán lại do công ty mẹ ở Mỹ đứng ra thanh toán. Ba bên ký kết với nhau một hợp đồng hợp tác, trong đó có ba bên. Bên giao hàng là công ty C tại Việt Nam, bên nhận hàng là công ty con A tại Việt Nam và bên đứng ra thanh toán là công ty mẹ B ở Mỹ.

3.3. Hợp đồng 2 bên vì lợi ích của bên thứ 3:

Tại khoản 5 Điều 402 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó”.

Như vậy, hợp đồng vì lợi ích của bên thứ 3 mang tính chất đặc biệt vì có thêm mối quan hệ pháp lý với người thứ ba. Hai bên tham gia đều phải thực hiện nghĩa vụ nhất định theo thỏa thuận đã nêu trong hợp đồng để sau cùng bên thứ ba sẽ được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó.

Ví dụ của Luật Hoàng Anh về loại hợp đồng này như sau:

Trong hợp đồng bảo hiểm, bên bảo hiểm và công ty bảo hiểm ký kết hợp đồng bảo hiểm với nhau, nhưng người thụ hưởng lại là một chủ thể khác (người sử dụng bảo hiểm sau cùng).

Cũng tại điều 415 BLDS năm 2015 quy định về việc thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba

“Khi thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba thì người thứ ba có quyền trực tiếp yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình; nếu các bên trong hợp đồng có tranh chấp về việc thực hiện hợp đồng thì người thứ ba không có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cho đến khi tranh chấp được giải quyết. Bên có quyền cũng có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba

>>> Xem thêm bài viết liên quan: Hợp đồng là gì? Có mấy loại hợp đồng theo quy định hiện nay?

4. Quy trình ký hợp đồng 3 bên

Theo nguyên tắc về mặt hình thức của hợp đồng 3 được nếu bên trên, cụ thể là các chủ thể tham gia phải ký kết dưới hình thức văn bản. Trong đó, hiện nay có 2 loại hợp đồng văn bản được pháp luật Việt Nam công nhận về giá trị pháp lý, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có thể theo dõi bảng so sánh quy trình ký hợp đồng thanh toán 3 bên (hợp đồng hợp tác) dưới đây để chọn lựa hình thức ký kết phù hợp cho mình:

Hợp đồng giấy truyền thống Hợp đồng điện tử
Bước 1 Công ty A soạn thảo văn bản hợp đồng gồm các nội dung được quy định Công ty A soạn thảo văn bản hợp đồng gồm các nội dung được quy định
Bước 2 Nội bộ công ty A, từng bộ phận chuyên môn sẽ xem xét và ký nháy Công ty A thiết lập luồng ký gồm tên, chức vụ, địa chỉ Email của các bộ phận chuyên môn bao gồm người giữ chức vụ cao nhất của tổng 3 bên tham gia ký kết
Bước 3 Hợp đồng được chuyển đến người giữ chức vụ cao nhất công ty A ký chính, xác lập mối quan hệ hợp đồng Hợp đồng tự động chuyển tiếp online cho người ký lần lượt theo luồng ký. Nếu người nào chưa ký, bên thiết lập hợp đồng điện tử có thể gửi nhắc nhở ký để đảm bảo tiến độ xác lập hợp đồng
Bước 4 Công ty A chuyển phát nhanh cho công ty B xem xét và tham gia ký kết Sau khi người ký cuối cùng ký vào hợp đồng điện tử, lập tức các chủ thể tham gia sẽ nhận được email xác nhận hợp đồng đã ký kèm theo bản hợp đồng chính thức. Chúng sẽ được lưu trữ hoàn toàn trên nền tảng Online, các bên tham gia hoàn toàn có thể tìm kiếm và kiểm tra điều khoản, điều kiện bất kỳ lúc nào, bất kể nơi đâu
Bước 5 Nội bộ công ty B, từng bộ phận chuyên môn sẽ xem xét và ký nháy Hợp đồng được xác lập. Công ty sở hữu hợp đồng điện tử sẽ nhận được chứng nhận ký hợp đồng bao gồm các thông tin về: Người ký, thời gian, địa điểm ký, phương tiện, hình thức ký,… Đây là bằng chứng rất có giá trị nếu có phát sinh khiếu nại ngoài mong muốn
Bước 6 Hợp đồng được chuyển đến người giữ chức vụ cao nhất công ty B ký chính, xác lập mối quan hệ hợp đồng
Bước 7 Công ty B chuyển phát nhanh cho công ty C xem xét và tham gia ký kết
Bước 8 Nội bộ công ty C, từng bộ phận chuyên môn sẽ xem xét và ký nháy
Bước 9 Hợp đồng được chuyển đến người giữ chức vụ cao nhất công ty C ký chính, xác lập mối quan hệ hợp đồng
Bước 10 Công ty C chuyển phát nhanh các bản hợp đồng còn lại về cho công ty A và công ty B lưu trữ, quản lý. (Hợp đồng được in tối thiểu thành 6 bản, mỗi bên giữ 2 bản)
Bước 11 Hợp đồng được xác lập

5. Mẫu hợp đồng 3 bên mới nhất hiện nay

Dưới đây là 3 mẫu hợp đồng 3 bên  phổ biến chuẩn theo quy định pháp luật hiện hành bạn có thể tham khảo và tải về:

6. Lưu ý khi ký hợp đồng 3 bên

Một số lưu ý quan trọng khi ký kết hợp đồng 3 bên để hạn chế tối đa những rủi ro, tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng:

  • Kiểm tra, xác minh các thông tin liên quan tới các bên tham gia trong hợp đồng gồm:
    • Đại diện các bên là cá nhân hay tổ chức
    • Người đại diện có đúng quy định của pháp luật
    • Năng lực, hành vi dân sự tham gia khi tham gia hợp đồng có đầy đủ không
  • Hợp đồng 3 bên cần đảm bảo đúng nội dung, hình thức theo quy định pháp luật thì mới có giá trị pháp lý.
  • Đảm bảo sự cân bằng về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm giữ các bên để tránh sự chồng chéo cũng như hạn chế những mẫu thuẫn, bất đồng khi thực hiện hợp đồng.
  • Trường hợp hợp đồng 3 bên có điều khoản vi phạm thì cần bổ sung thêm điều khoản riêng để đảm bảo trách nhiệm và sự gắn kết giữ 3 bên tham gia hợp đồng.

Hy vọng với những thông tin Misa Amis cung cấp đã giúp bạn hiểu rõ hợp đồng 3 bên là gì cũng như các quy đinh khi thực hiện. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết.

>>> Bài viết liên quan: Hợp đồng điện tử là gì? Lợi ích và nguyên tắc giao kết

hợp đồng điện tử

Luật sư Nguyễn Xuân Nhất

Các thông tin trong bài viết được tham khảo từ Luật sư Nguyễn Xuân Nhất.

Tôi là luật sư Nguyễn Xuân Nhất. Tôi tốt nghiệp chuyên ngành luật tổng hợp và có hơn 5 năm kinh nghiệm tư vấn cho các doanh nghiệp về lĩnh vực luật dân sự, luật lao động, luật kinh tế.

 

Xem thêm các nội dung liên quan

>>> Hợp đồng bảo hiểm là gì? Những lưu ý cần biết khi ký kết

>>> Hợp đồng vay vốn là gì? Mẫu hợp đồng vay vốn mới nhất

>>> Số hợp đồng là gì? Cách đánh số hợp đồng chuẩn nhất hiện nay

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Nguyễn Phương Ánh
Tác giả
Trưởng nhóm nội dung Quản lý điều hành
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả