Khi nhận việc, bạn sẽ thường thấy mức lương ghi theo dạng Gross hoặc Net. Nếu chưa hiểu rõ sự khác nhau giữa hai khái niệm này, bạn có thể bỏ lỡ quyền lợi chính đáng của mình. Trong bài viết này, MISA AMIS sẽ giúp bạn phân biệt lương Gross là gì, lương Net là gì, cũng như hướng dẫn cách tính lương Gross sang Net đơn giản, chính xác nhất.
1. Lương Gross là gì?
Công thức tính lương Gross:
Ví dụ: Doanh nghiệp đã thỏa thuận với người lao động có mức lương Gross là 20 triệu đồng. Sau khi trừ các khoản bảo hiểm, thuế TNCN,… người lao động chỉ nhận được 15 triệu đồng. Vậy 15 triệu đồng sẽ là lương Net còn 20 triệu đồng sẽ là lương Gross của bạn
2. Cách quy đổi lương Gross và lương Net
Để quy đổi giữa lương Gross và lương Net, bạn cần tính đến các khoản bảo hiểm bắt buộc (BHXH, BHYT, BHTN) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN), có thể quy đổi giữa hai loại lương này như sau:
Lương Gross = Lương Net + Tiền đóng bảo hiểm bắt buộc + Thuế TNCN nếu có
Lương Net = Lương Gross – (Tiền đóng bảo hiểm bắt buộc + Thuế TNCN nếu có)
Trong đó:
Tiền đóng bảo hiểm bắt buộc = tỷ lệ trích đóng x tiền lương người lao động
Tỷ lệ trích đóng được quy định trong Quyết định 595/QĐ-BHXH:
- Bảo hiểm xã hội: 8%
- Bảo hiểm y tế: 1,5%
- Bảo hiểm thất nghiệp 1%
Thuế TNCN = (Tổng thu nhập – Các khoản được miễn – Các khoản giảm trừ) x Thuế suất
- Các khoản được miễn: Bồi thường tai nạn lao động, lương làm việc ban đêm, lương làm thêm giờ, lương hưu…
- Các khoản giảm trừ: Giảm trừ gia cảnh với một người phụ thuộc: 4,4, triệu đồng/tháng, giảm trừ gia cảnh với bản thân người lao động: 11 triệu đồng/tháng, các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện, các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học…
- Thuế suất: tính theo biểu thuế lũy tiến từng phần, hoặc theo Phụ lục: 01/PL-TNCN Ban hành kèm theo Thông tư 111/2013/TT-BTC.
Bậc | Thu nhập tính thuế/tháng | Thuế suất | Tính số thuế phải nộp |
1 |
Đến 5 triệu đồng (tr) |
5% |
5% TNTT |
2 |
Trên 5 tr đến 10 tr |
10% |
10% TNTT – 0,25 tr |
3 |
Trên 10 tr đến 18 tr |
15% |
15% TNTT – 0,75 tr |
4 |
Trên 18 tr đến 32 tr |
20% |
20% TNTT – 1,65 tr |
5 |
Trên 32 tr đến 52 tr |
25% |
25% TNTT – 3,25 tr |
6 |
Trên 52 tr đến 80 tr |
30% |
30 % TNTT – 5,85 tr |
7 |
Trên 80 tr |
35% |
35% TNTT – 9,85 tr |
BẢNG QUY ĐỔI THU NHẬP KHÔNG BAO GỒM THUẾ RA THU NHẬP TÍNH THUẾ
(đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công)
Thu nhập làm căn cứ quy đổi/tháng (TNQĐ) | Thu nhập tính thuế |
Đến 4,75 triệu đồng (tr) |
TNQĐ/0,95 |
Trên 4,75 tr đến 9,25tr |
(TNQĐ – 0,25 tr)/0,9 |
Trên 9,25 tr đến 16,05tr |
(TNQĐ – 0,75 tr)/0,85 |
Trên 16,05 tr đến 27,25 tr |
(TNQĐ – 1,65 tr)/0,8 |
Trên 27,25 tr đến 42,25 tr |
(TNQĐ – 3,25 tr)/0,75 |
Trên 42,25 tr đến 61,85 tr |
(TNQĐ – 5,85 tr)/0,7 |
Trên 61,85 tr |
(TNQĐ – 9,85 tr)/0,65 |
Người lao động có thể tự quy đổi lương Gross sang lương Net và ngược lại
3. Nên nhận lương Gross hay Net?
Người lao động thường ưu tiên lương Net vì đó là khoản lương thực nhận, không lo bị trừ thêm bảo hiểm hay thuế. Tuy nhiên, trên thực tế, doanh nghiệp thường tính sẵn mức lương tổng thể để đàm phán nên mức chênh lệch giữa Gross và Net không quá lớn.
Lương Gross minh bạch hơn, thể hiện rõ các khoản khấu trừ như BHXH, BHYT, BHTN, thuế TNCN, giúp người lao động chủ động kiểm soát quyền lợi và thực hiện nghĩa vụ đóng góp.
Hiện nay, vẫn còn tình trạng doanh nghiệp không đóng hoặc đóng sai mức bảo hiểm, gây thiệt hại lớn cho người lao động. Do đó, việc hiểu rõ lương Gross, Net và cách quy đổi giữa hai loại lương là rất cần thiết để đảm bảo quyền lợi chính đáng khi ký hợp đồng lao động.
4. Các lưu ý để được nhận lương Gross chính xác
Để tránh bị thiệt thòi, khi thỏa thuận về mức lương gross người lao động cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Chủ động cập nhật các quy định về bảo hiểm xã hội, thuế TNCN. Lý do là bởi mức đóng bảo hiểm, mức giảm trừ khi tính thuế sẽ có sự thay đổi theo từng thời điểm. Nếu không nắm vững thông tin bạn sẽ không biết được số tiền mình bị trừ đã đúng hay chưa.
- Hãy kiểm tra kỹ mức lương đóng bảo hiểm vì nó liên quan đến tiền bạn nhận được khi về hưu hay khi ốm đau, thai sản. Hãy theo dõi thông tin qua app VSSID và báo ngay với HR công ty nếu có bất thường.
- Ngoài ra, bạn cũng đừng cảm thấy chán nản khi mức lương mình thực nhận thấp hơn so với khi thỏa thuận. Toàn bộ số tiền khấu trừ bản chất vẫn thuộc về bạn.
5. Quy đổi lương Gross sang Net tự động với phần mềm AMIS Tiền Lương
Không cần tính tay hay lo nhầm lẫn, AMIS Tiền Lương giúp doanh nghiệp và người lao động tự động quy đổi lương Gross sang Net (và ngược lại) một cách nhanh chóng, chính xác.
Phần mềm cập nhật đầy đủ các khoản thuế, bảo hiểm bắt buộc theo quy định mới nhất, giúp tính toán lương thực nhận rõ ràng, minh bạch, đảm bảo quyền lợi cho người lao động và tối ưu quy trình trả lương cho doanh nghiệp.
AMIS Tiền Lương là một sản phẩm đến từ Công ty cổ phần MISA – đơn vị với 30 năm kinh nghiệm trên thị trường công nghệ thông tin. Phần mềm hỗ trợ HR tính toán lương thưởng dễ dàng, chính xác, đồng thời theo dõi hoạt động chi trả lương toàn diện tại doanh nghiệp.
- Cho phép HR khai báo thông tin về loại lương (NET hoặc GROSS) trong Lịch sử lương của mỗi nhân viên
- Chương trình thiết lập sẵn bảng quy đổi thu nhập không bao gồm thuế ra thu nhập tính thuế theo quy định của nhà nước
- Tự động tính các khoản lương, thuế TNCN theo từng loại lương NET/GROSS trên bảng lương, bảng thuế
- Tự động tính lương theo từng vị trí, phòng ban, tính lương theo KPI, hoa hồng.
- Tự động gửi phiếu lương cá nhân về điện thoại của từng nhân viên. Mỗi nhân sự đều có thể chủ động theo dõi và xác nhận bảng lương của mình.
- Kết nối với AMIS Kế Toán giúp hạch toán dễ dàng, hạn chế sai sót.
Nhận tư vấn và tài khoản dùng thử
Với sự hỗ trợ của phần mềm tính lương AMIS Tiền Lương, cả người lao động và doanh nghiệp đều có thể dễ dàng quy đổi lương Gross – Net tự động, chính xác và nhanh chóng chỉ trong vài giây.
6. Câu hỏi thường gặp về lương Gross
Dưới đây là 1 số câu hỏi về lương Gross và lương Net mà người lao động thường thắc mắc khi đi làm.
Lương Gross có bao gồm phụ cấp không?
→ MISA AMIS trả lời: Như đã thông tin ở trên, lương Gross là tổng thu nhập mỗi tháng của người lao động, đã gồm phụ cấp, trợ cấp, hoa hồng… chưa trừ thuế, bảo hiểm, công đoàn nếu có. Vậy nên mức lương Gross mà doanh nghiệp chi trả có bao gồm toàn bộ phụ cấp theo quy định của công ty.
Nên deal lương gross hay lương net?
→ MISA AMIS trả lời: Sau khi đã biết lương gross là gì chắc chắn người lao động sẽ thắc mắc không biết nên Deal lương Gross hay lương net. Trên lý thuyết, bạn chọn lương Gross hay lương net thì số tiền thực nhận không hề thay đổi. Mỗi loại sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng.
Về thực tế, theo kinh nghiệm của nhiều người, việc nhận lương net sẽ khiến người lao động đối mặt với nhiều rủi ro hơn. Lý do là vì khi nhận lương net bạn sẽ không nắm được mức đóng bảo hiểm xã hội là bao nhiêu (thường các công ty sẽ đóng ở mức thấp nhất). Điều này làm quyền lợi của người lao động như trợ cấp thất nghiệp, lương hưu, trợ cấp thai sản… bị tính ở mức thấp.
Trong khi đó, nếu nhận người Gross thì toàn bộ chi phí đóng bảo hiểm sẽ được tính theo mức này. Nhờ đó mức hưởng cũng sẽ cao hơn so với mức lương net. Mặc dù khi nhận lương bạn có hụt hẫng vì bị trừ đi các khoản nhưng thực tế nó rất có lợi về sau này. Vậy nên khi thỏa thuận lương bạn hãy ưu tiên chọn lương Gross để đảm bảo mọi quyền lợi cho bản thân.
Cách đổi lương Gross sang net như thế nào?
→ MISA AMIS trả lời: Công thức đổi lương gross sang lương net đang được nhiều doanh nghiệp sử dụng như sau:
Lương net = Lương gross – (BHYT+BHXH+BHTN) – Thuế TNCN (nếu có) – Phí công đoàn (nếu có) |
Các khoản phí cần đóng khi nhận lương net?
→ MISA AMIS trả lời:
Các loại bảo hiểm bắt buộc: Theo quy định, khi ký kết hợp đồng lao động với doanh nghiệp, người lao động sẽ được hưởng các quyền lợi từ Bảo hiểm Xã hội (BHXH), Bảo hiểm Y tế (BHYT) và Bảo hiểm Thất nghiệp (BHTN). Người lao động và doanh nghiệp cần có nghĩa vụ đóng các mức phí bảo hiểm bắt buộc, tỷ lệ phân chia các khoản phí này giữa doanh nghiệp và người lao động cần tuân thủ theo quy định hiện hành.
- Mức đóng BHXH là 22,5%. Trong đó, người lao động đóng 8%, doanh nghiệp đóng 17,5%.
- Mức đóng BHYT là 4,5%. Trong đó, người lao động đóng 1,5%, doanh nghiệp đóng 3%.
- Kinh phí công đoàn là 2% (so với quỹ tiền lương của người lao động nhận được). Doanh nghiệp sử dụng lao động chịu trách nhiệm đóng toàn bộ.
Thuế thu nhập cá nhân: Ngoài các khoản phí bảo hiểm bắt buộc theo quy định, người lao động có hợp đồng lao động thời hạn từ 2 tháng trở lên cũng phải chịu trách nhiệm đóng thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Trong trường hợp này, việc tính toán thuế TNCN sẽ phụ thuộc vào mức lương và các nguồn thu nhập khác mà người lao động nhận được.
Lương Gross và lương net là hai khái niệm quan trọng mà người lao động cần nắm rõ khi đi làm. Lương Gross là tổng thu nhập của người lao động, bao gồm cả các khoản đóng bảo hiểm và thuế. Lương net là số tiền thực nhận của người lao động, sau khi đã trừ đi các khoản đóng bảo hiểm và thuế.
Việc nhận lương Gross hay lương net sẽ phụ thuộc vào nhu cầu và mong muốn của người lao động. Để đảm bảo quyền lợi của mình, người lao động nên tìm hiểu kỹ về các khoản đóng bảo hiểm và thuế trước khi ký hợp đồng lao động. Đồng thời cũng nên yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp bảng lương chi tiết để kiểm tra tính chính xác của các khoản lương và phụ cấp.
8. Kết luận
Hiểu rõ lương Gross là gì, cách tính và quy đổi sang lương Net sẽ giúp người lao động chủ động hơn trong việc đàm phán lương và đảm bảo quyền lợi cá nhân. Dù lựa chọn hình thức trả lương nào, điều quan trọng là bạn cần nắm rõ các khoản khấu trừ và biết cách tính toán cụ thể để không bị thiệt.
Doanh nghiệp cũng cần minh bạch trong việc thể hiện mức lương và nghĩa vụ đóng bảo hiểm, thuế để xây dựng môi trường làm việc công bằng, chuyên nghiệp.