Kiến thức nhân sự Lương và phúc lợi Lương net là gì? Những điều cần biết khi nhận lương net

Lương net đóng vai trò quan trọng trong quá trình phỏng vấn và thỏa thuận hợp đồng với ứng viên. Vậy lương net là gì, cách tính như thế nào và doanh nghiệp có những lợi thế hay bất lợi gì khi nhận lương net? Mời độc giả cùng theo dõi trong bài viết dưới đây của MISA AMIS HRM để tìm được câu trả lời chính xác nhất.

1. Lương net là gì?

Thuật ngữ lương Net bắt nguồn từ cụm “net income” trong tiếng Anh, nghĩa là thu nhập ròng sau khi đã hạch toán toàn bộ các chi phí về bảo hiểm, thuế… Lương net không được đề cập nhiều trong các văn bản pháp luật nhưng được sử dụng nhiều giữa doanh nghiệp và người lao động. Cụ thể:

Lương net là số tiền mà người lao động thực nhận hàng tháng sau khi đã trừ thuế thu nhập cá nhân, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội. Các chi phí này sẽ được doanh nghiệp chịu trách nhiệm tính toán và gửi đến cơ quan ban ngành có liên quan.

lương net là gì
Lương net là gì? Áp dụng lương net vào doanh nghiệp như nào

So với lương gross, thỏa thuận theo lương net giúp người lao động nhận được đúng số lương mong muốn được đề cập trong quá trình tuyển dụng. Bên cạnh đó, người lao động cũng sẽ không cần tốn kém thời gian tính toán các khoản phải nộp cho nhà nước theo quy định.

  • Ví dụ:

Trong quá trình phỏng vấn và trao đổi lương cho vị trí Chuyên viên Hành chính nhân sự, bạn đưa ra mức lương net mong muốn với doanh nghiệp là 20 triệu đồng. Điều này có nghĩa là hàng tháng bạn sẽ nhận được nguyên mức lương 20 triệu đồng mà không bị khấu trừ các khoản liên quan đến Bảo hiểm, Thuế TNCN… Toàn bộ chi phí này sẽ được doanh nghiệp chi trả.

>>> Xem thêm: 12 phần mềm chấm công miễn phí và tốt nhất hiện nay

2. Ưu và nhược điểm khi chọn lương net 

Với người lao động và người sử dụng lao động, việc lựa chọn lương net đều sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng, cụ thể như sau:

Đối tượng Ưu điểm Nhược điểm
Người lao động
  • Khi deal lương net, hàng tháng bạn sẽ nhận được số tiền theo với mức thỏa thuận, bạn sẽ không phải lo về các khoản khấu trừ hoặc có chênh lệch.
  • Người lao động không cần tự tính toán số tiền phải nộp thuế, số tiền đóng bảo hiểm vì doanh nghiệp sẽ là người tự tính toán các khoản này.
  • Khi nhận lương net, người lao động sẽ không nắm được mức đóng bảo hiểm là bao nhiêu. 
  • Doanh nghiệp có thể đóng với mức thấp nhất và khiến cho quyền lợi của người lao động bị hạn chế, thấp hơn mức thực tế bạn được nhận.
Người sử dụng lao động
  • Trả lương net giúp doanh nghiệp chủ động hơn khi tính toán các khoản phải nộp theo quy định cho người lao động.
  • Xử lý số liệu về tiền lương nhanh hơn, giảm bớt được một số chi phí quản lý doanh nghiệp.
  • Khi trả lương net, có đôi khi doanh nghiệp  sẽ gặp khó khăn khi hoạch định các chiến lượng phát triển cũng như xây dựng báo cáo tài chính hàng năm.

3. Cách tính lương net chính xác nhất

Để tránh bị thiệt thòi cũng như gặp những bất lợi trong quá trình nhận lương, người lao động cũng như nhà quản trị nhân sự cần nắm rõ công thức tính lương net và các khoản liên quan đến bảo hiểm, thuế TNCN.

Công thức tính lương net như sau:

Lương net = Lương gross – Tiền đóng bảo hiểm bắt buộc – Tiền thuế TNCN – Phí công đoàn (nếu có)

Trong đó:

(1) Lương gross:

Đây chính là tổng thu nhập hàng tháng mà người lao động nhận được, đã bao gồm lương cơ bản, trợ cấp, hoa hồng. Số tiền này chưa trừ đi thuế thu nhập cá nhân, bảo hiểm xã hội và công đoàn nếu có.

(2) Tiền đóng bảo hiểm:

Khoản này được tính trên lương của người lao động. Trong đó: 

  • 8% là quỹ hưu trí, tử tuất
  • 1% đóng bảo hiểm thất nghiệp
  • 1,5% đóng bảo hiểm y tế.

 

(3) Thuế thu nhập cá nhân

Thuế TNCN được tính theo bậc cụ thể sau khi trừ đi bảo hiểm, khoản giảm trừ gia cảnh, khoản thu nhập không bị tính thuế.

Công thức tính thuế TNCN như sau:

Thuế thu nhập cá nhân = Tổng thu nhập – Các khoản miễn đóng – Các khoản giảm trừ) x Thuế suất
  • Các khoản miễn đóng có thể kể đến như tiền bồi thường tai nạn, tiền lương hưu, tiền làm thêm giờ, tiền làm thêm ban đêm…
  • Các khoản giảm trừ gồm: Giảm trừ gia cảnh với bản thân người lao động, giảm trừ với người phụ thuộc, các khoản đóng góp từ thiện, khuyến học…
  • Thuế suất sẽ được tính lũy tiến từng phần, cụ thể như bảng ở dưới đây.
Bậc Thu nhập tính thuế/tháng Thuế suất
1 5 triệu 5%
2 Trên 5 – 10 triệu đồng 10%
3 Trên 10 – 18 triệu đồng 15%
4 Trên 18 – 32 triệu đồng 20%
5 Trên 32 – 52  triệu đồng 25%
6 Trên 52 – 80 triệu đồng 30%
7 Trên 80 triệu đồng 35%

Bạn cần nắm rõ cách tính lương net để tránh bị thiệt thòi trong quá trình nhận lương cũng như các khoản liên quan đến bảo hiểm.

Ví dụ cụ thể về cách tính lương net

Lao động A làm việc tại công B ở Hà Nội với mức lương gross là 30 triệu đồng, không có người phụ thuộc và đây là khoản chịu thuế duy nhất. Lúc này cách tính lương net như sau:

  • Các khoản đóng BHYT, BHXH, BHTN dựa trên mức lương gross là 3.131.000 đồng.
  • Thu nhập trước thuế = Lương gross – Tiền đóng bảo hiểm nên sẽ còn 26.869.000 đồng.
  • Giảm trừ bản thân là 11 triệu đồng.
  • Giảm trừ gia cảnh bằng 0 đồng.

Từ đó ta tính được thu nhập chịu thuế = Thu nhập trước thuế – Giảm trừ gia cảnh – Giảm trừ người phụ thuộc = 15.869.000 đồng.

Đối chiếu với bảng thuế suất, tính được mức thuế phải đóng là 1.630.350 đồng.

Do vậy mức lương net mà A nhận ở đây sẽ là 25.238.650 đồng.

4. Một số lưu ý để nhận lương net

Khi thỏa thuận lương net với nhà tuyển dụng, người lao động cần chú ý một số vấn đề như sau để tránh phát sinh những tranh chấp pháp lý trong tương lai: 

  • Thỏa thuận về mức đóng bảo hiểm: Khi nói về tiền lương, bạn cần thỏa thuận chi tiết với doanh nghiệp về mức đóng bảo hiểm xã hội để đảm bảo quyền lợi. Nhiều bạn thường chủ quan và cho rằng đóng mức nào cũng được. Tuy nhiên nó liên quan đến các vấn đề như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, lương hưu… sau này nên bạn hãy thẳng thắn chia sẻ.
  • Kiểm tra việc đóng bảo hiểm: Bạn có thể kiểm tra quá trình đóng bảo hiểm, mức đóng dễ dàng qua ứng dụng VSSID. Nếu có sai sót hoặc điều gì không đúng, hãy trao đổi ngay với HR của công ty.
  • Về phụ cấp: Khi deal lương, người lao động hãy hỏi rõ xem mức lương đó đã gồm phụ cấp hay chưa. Các loại phụ cấp xăng xe, ăn trưa, tiền điện thoại,… đôi khi chưa nằm trong mức lương net, vậy nên bạn hãy đề xuất lương net cộng thêm phụ cấp.
Một số lưu ý để nhận lương net
Một số lưu ý để nhận lương net

>>> Xem thêm: Lương 3P là gì? Cách trả lương cho nhân viên chính xác nhất

5. Những câu hỏi thường gặp về lương net

Lương net có bao gồm các khoản phụ cấp không?

Đa phần lương net là khoản chính xác người lao động nhận được, tuy nhiên trong một số trường hợp, lương net chưa cộng các khoản phụ cấp. Điều này tùy thuộc vào chính sách đãi ngộ của từng doanh nghiệp và thỏa thuận giữa hai bên trong quá trình tuyển dụng.

Tại một số công ty, ngoài lương net, nhân viên sẽ nhận được phụ cấp thêm như phụ cấp xăng xe, gửi xe, điện thoại, công tác, ăn uống, con nhỏ, phát triển bản thân, sức khỏe… Tốt nhất ứng viên nên đặt câu hỏi về lương net và phụ cấp ngay với nhà tuyển dụng từ đầu để tránh hiểu nhầm.

Các khoản phí người lao động phải đóng khi nhận lương net?

Người lao động khi nhận lương net vẫn cần đóng BHXH và thuế TNCN theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên như đã nêu ở công thức tính phía trên, số tiền lương net sẽ không bao gồm số tiền đóng bảo hiểm và thuế TNCN, số tiền này sẽ được tính toán ngoài và người lao động cần hiểu rõ.

  • Mức đóng BHXH 22,5%, doanh nghiệp sử dụng lao động đóng 17,5%, người lao động đóng 8%
  • Mức đóng BHYT 4,5%, doanh nghiệp sử dụng lao động đóng 3%, người lao động đóng 1,5%
  • Thuế TNCN được tính theo lũy tiến từng phần, áp dụng với người lao động ký hợp đồng từ 3 tháng trở lên.

>>> Xem thêm: Mẫu giấy xác nhận lương chi tiết và đầy đủ nhất

6. Tính lương net đơn giản, chuyên nghiệp với AMIS Tiền lương

Việc tính toán lương bằng Excel đôi khi khiến HR và bộ phận C&B gặp nhiều khó khăn, sai sót, nhầm lẫn. Đặc biệt là với những công ty có số lượng nhân sự trên 100. Lúc này doanh nghiệp cần sử dụng phần mềm để đơn giản việc tính toán lương cũng như tiết kiệm thời gian, nguồn lực. AMIS Tiền lương là một trong những giải pháp quản trị lương toàn diện được nhiều doanh nghiệp tin tưởng lựa chọn hiện nay.

Một số tính năng nổi bật của AMIS Tiền lương hỗ trợ hoạt động quản trị lương đặc thù như:

  • Tính toán lương thưởng theo từng vị trí, từng cấp bậc khác nhau trong doanh nghiệp.
  • Tự động trừ các khoản bảo hiểm, thuế theo quy định của pháp luật.
  • Dễ dàng quy đổi mức lương gross, lương net chỉ với một vài thao tác.
Thiết lập phân bổ lương dễ dàng cùng AMIS Tiền lương
Thiết lập phân bổ lương dễ dàng cùng AMIS Tiền lương

Dùng ngay miễn phí

  • Phần mềm tính lương có hiển thị phiếu lương, người lao động dễ dàng theo dõi và xác nhận.
  • Lãnh đạo theo dõi quỹ lương theo từng thời điểm để có những điều chỉnh phù hợp nhất.
  • Báo cáo lương theo từng phòng ban, bộ phận, chi nhánh giúp lãnh đạo có cái nhìn trực quan nhất.
  • AMIS Tiền lương cũng kết nối AMIS Kế toán giúp doanh nghiệp hạch toán đơn giản, dữ liệu liên thông nhịp nhàng.

 
>>> Tư vấn cụ thể hơn về tính năng và Nhận ngay tài khoản dùng thử TẠI ĐÂY

7. Kết luận

Hy vọng qua bài viết bạn đã hiểu được lương net là gì, cách tính lương net cùng một số lưu ý quan trọng. Người lao động cùng doanh nghiệp nên hiểu rõ về hình thức trả lương này để dễ dàng trao đổi, đưa ra những quyết định phù hợp nhất cho cả 2 bên, tránh những nhầm lẫn và sai sót về sau này.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]