Chiến lược kinh doanh của Shopee – từ startup đến đế chế tỷ đô

25/09/2024
39958

Để trở thành một trong những sàn thương mại điện tử nổi tiếng ở Đông Nam Á, Shopee đã xây dựng và triển khai các chiến lược kinh doanh một cách hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu và phân tích chi tiết chiến lược kinh doanh của Shopee tại bài viết dưới đây.

I. Giới thiệu tổng quan về Shopee 

Theo Wikipedia, Shopee là ứng dụng mua sắm trực tuyến (Shopee Live), và sàn giao dịch thương mại điện tử có trụ sở đặt tại Singapore, thuộc sở hữu của Sea Ltd (trước đây là Garena), được thành lập vào năm 2009 bởi Forrest Li. 

Shopee được giới thiệu lần đầu tại Singapore vào năm 2015, và hiện đã có mặt tại các quốc gia: Singapore; Malaysia; Thái Lan; Đài Loan; Indonesia; Việt Nam, Philippines và Brazil.

Vào năm 2015, Shopee được ra mắt tại Singapore với định hướng là sàn thương mại điện tử phát triển chủ yếu trên thiết bị di động, hoạt động như một mạng xã hội phục vụ nhu cầu mua bán mọi lúc, mọi nơi cho người dùng. Tích hợp hệ thống vận hành, giao nhận và hỗ trợ về khâu thanh toán, Shopee là bên trung gian giúp việc mua sắm trực tuyến dễ dàng và an toàn hơn cho cả bên mua lẫn bên bán.

Sự phát triển của Shopee tại việt nam

Tại Việt Nam, mô hình ban đầu của Shopee Việt Nam là C2C Marketplace – Trung gian trong quy trình mua bán giữa các cá nhân với nhau. Tuy nhiên, hiện nay Shopee Việt Nam đã trở thành mô hình lai khi có cả B2C (doanh nghiệp đến người tiêu dùng). Shopee đã tính phí của người bán / hoa hồng và phí đăng bán sản phẩm.

Kể từ khi ra mắt, Shopee đã đạt được sự tăng trưởng theo cấp số nhân. Nền tảng này hiện có hơn 160 triệu danh sách đang hoạt động với khoảng 6 triệu người bán, bao gồm hơn 7.000 thương hiệu (Brand) và nhà phân phối hàng đầu. Hiện nay, nền tảng TMĐT này đã có mặt tại hầu hết các nước Đông Nam Á như Singapore Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam.

giới thiệu về shopee

Cơ hội thị trường của Shopee

Đối với thị trường Đông Nam Á 

Đông Nam Á là một trong những khu vực có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử cao nhất thế giới. Với dự báo sẽ đạt hơn 380 triệu người dùng vào năm 2024, Shopee sẽ tiếp tục khai thác tiềm năng to lớn từ thói quen mua sắm trực tuyến đang phát triển nhanh.

Đối với thị trường Việt Nam 

Năm 2025, dự báo thị trường thương mại điện tử Việt Nam sẽ đạt 39 tỷ USD (theo báo cáo e-Conomy SEA 2023), điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc Shopee mở rộng tại thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó là chính sách ưu tiên chuyển đổi số của chính phủ Việt Nam, sẽ tạo ra môi trường phát triển cho các nền tảng như Shopee trong việc tăng cường hạ tầng và dịch vụ số.

II. Phân tích mô hình SWOT của Shopee

Mô hình SWOT là một công cụ nổi tiếng được nhiều doanh nghiệp biết đến và áp dụng bởi tính hữu ích trong việc giúp các nhà quản lý phân tích các yếu tố quan trọng bên trong và ngoài doanh nghiệp để từ đó thiết lập nên các chiến lược cũng như kế hoạch kinh doanh phù hợp. 

SWOT là viết tắt của 4 từ: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) – là một mô hình nổi tiếng giúp doanh nghiệp có thể phân tích cũng như xây dựng được chiến lược kinh doanh của mình một cách hiệu quả.

Trong 4 yếu tố của mô hình SWOT, điểm mạnh và điểm yếu là 2 yếu tố để đánh giá nội bộ doanh nghiệp. Đối với 2 yếu tố này, doanh nghiệp có thể kiểm soát và thay đổi được. Thường các yếu tố này có liên quan tới hoạt động công ty, tài sản thuộc về doanh nghiệp, phát triển sản phẩm,…

Bên cạnh đó, 2 yếu tố còn lại là cơ hội và thách thức là các yếu tố tác động bên ngoài thường liên quan đến thị trường và mang tính vĩ mô. Doanh nghiệp có thể sẽ không thể kiểm soát được 2 yếu tố bên ngoài này. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể nắm bắt cơ hội, nhưng cũng phải quan tâm và đề phòng tới những thách thức từ bên ngoài có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

swot là gì

Đối với Shopee, những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của thương hiệu này có thể được phân tích như sau.

Điểm mạnh (Strengths)

Về điểm mạnh, Shopee sở hữu một số những điểm mạnh như sau:

  • Bắt trend nhanh: Mặc dù “sinh sau đẻ muộn” so với Tiki, Lazada, Sendo nhưng khi Shopee xuất hiện với những chiến dịch quảng cáo rầm rộ, ưu đãi cực hot, mã giảm giá cho đến miễn phí vận chuyển đã thu hút người tiêu dùng Việt. 
  • Chiếm thị phần cao trong thị trường thương mại điện tử: Trong năm 2020, Shopee đứng thứ nhất toàn quốc về cả lượt tải về lẫn sử dụng ứng dụng.
  • Có nguồn tài chính lớn, rót vốn liên tục: Trong 6 tháng đầu năm 2018, cũng được công ty mẹ là Tập đoàn SEA (Singapore) bổ sung thêm hơn 1.200 tỷ đồng vốn điều lệ…
  • Mạng lưới phân phối rộng lớn, nhanh chóng
  • Chính sách bảo vệ người mua hàng cũng như người bán hàng trên Shopee rất tốt.
  • Các sản phẩm được bán giá rất ưu đãi, thường xuyên có những chương trình khuyến mãi hấp dẫn.

Đọc thêm: Phân tích SWOT của Vinamilk

điểm mạnh của shopee

Điểm yếu (Weaknesses)

Bên cạnh những điểm mạnh, Shopee cũng có những điểm yếu cần phải khắc phục.

  • Một số những điểm yếu chính trong mô hình SWOT của Shopee có thể được kể đến như sau:
  • Đổi hàng thì bên mua phải chịu mất thêm phí ship.
  • Shopee rất khó có thể kiểm soát nguồn hàng của người bán trên nền tảng của mình. 
  • Hệ thống đánh giá mua hàng không toàn diện với việc quản lý kém. Người bán có thể dễ dàng xóa nhận xét hoặc đánh giá xấu từ người dùng (hoặc họ có thể trả tiền và thuê người đánh giá nhận xét tích cực).

Cơ hội (Opportunities)

Để tận dụng điểm mạnh và khắc phục điểm yếu, Shopee có thể nắm bắt một số những cơ hội có lợi để phát triển thương hiệu và tăng doanh số bán hàng như sau:

  • Thời lượng sử dụng Internet của người Việt Nam cao: Trung bình 1 ngày, người Việt sử dụng Internet lên đến 4 tiếng. Đây là một cơ hội lớn để phát triển kinh doanh online.
  • Xu hướng mua hàng online đang tăng mạnh: Với sự phát triển vũ bão của kinh doanh online, người tiêu dùng đang có xu hướng mua hàng online ngày càng nhiều, đây là một cơ hội lớn để phát triển của Shopee nói riêng và các sàn thương mại điện tử nói chung.
  • Thuộc top các ngành nghề được chính phủ khuyến khích và ưu tiên phát triển

Thách thức (Threats)

Bên cạnh cơ hội thì Shopee cũng cần đối mặt với một số những thách thức. Các thách thức chính trong phân tích SWOT của Shopee có thể được liệt kê như sau:

  • Đối thủ cạnh tranh mạnh: Đối với sự phát triển như vũ bão của thị trường thương mại điện tử hiện nay, Shopee có nhiều đối thủ cạnh tranh đáng để lo lắng như Lazada, Tiki, Sendo
  • Hình thức kinh doanh online: Tuy việc mua hàng online đang phát triển mạnh, song song đó trước nhiều sự việc mua hàng fake, lừa đảo, đã tạo nên xu hướng dè chừng khi không được kiểm hàng.
  • Chi phí bán hàng cao: Thương mại điện tử là hình thức bán hàng còn khá mới ở Việt Nam, do đó chi phí để duy trì trang, các kho và hỗ trợ khách hàng là rất cao

Bảng phân tích SWOT của Shopee

Điểm mạnh  Điểm yếu Cơ hội Thách thức 
  • Bắt trend nhanh
  • Chiếm thị phần cao trong thị trường thương mại điện tử
  • Có nguồn tài chính lớn
  • Mạng lưới phân phối rộng lớn, nhanh chóng
  • Chính sách bảo vệ người mua hàng cũng như người bán hàng trên Shopee rất tốt.
  • Các sản phẩm được bán giá rất ưu đãi, thường xuyên có những chương trình khuyến mãi hấp dẫn.
  • Đổi hàng thì bên mua phải chịu mất thêm phí ship.
  • Shopee rất khó có thể kiểm soát nguồn hàng của người bán trên nền tảng của mình. 
  • Hệ thống đánh giá mua hàng không toàn diện với việc quản lý kém.
  • Thời lượng sử dụng Internet của người Việt Nam cao
  • Xu hướng mua hàng online đang tăng mạnh
  • Đối thủ cạnh tranh mạnh
  • Hình thức kinh doanh online
  • Chi phí bán hàng ca

Bạn gặp khó khăn trong việc quản lý hoạt động kinh doanh?Thử ngay MISA AMIS CRM - Bộ giải pháp quản lý hoạt động kinh doanh toàn diện

III. Phân tích chi tiết chiến lược kinh doanh của Shopee

Để trở thành một trong những sàn thương mại điện tử hàng đầu tại Đông Nam Á, Shopee đã có những chiến lược kinh doanh vô cùng hiệu quả. Vậy chiến lược kinh doanh của Shopee là gì? 

Triết lý kinh doanh của Shopee

Về triết lý trong chiến lược kinh doanh của Shopee, nền tảng thương mại Shopee được xây dựng nhằm cung cấp cho người sử dụng những trải nghiệm dễ dàng, an toàn và nhanh chóng khi mua sắm trực tuyến thông qua hệ thống hỗ trợ thanh toán và vận hành vững mạnh.

Shopee có niềm tin mạnh mẽ rằng trải nghiệm mua sắm trực tuyến phải đơn giản, dễ dàng và mang đến cảm xúc vui thích. Niềm tin này truyền cảm hứng và thúc đẩy những con người làm việc mỗi ngày tại Shopee.

Mục tiêu chiến lược kinh doanh của Shopee

Đối với mục tiêu chiến lược kinh doanh của Shopee, Shopee mong muốn tiếp tục phát triển và nâng cấp nền tảng thương mại điện tử của mình để trở thành sự lựa chọn tốt nhất của khách hàng trên toàn khu vực.

Bên cạnh đó, Shopee thật sự tin tưởng vào sức mạnh khai triển của công nghệ và mong muốn góp phần làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn bằng việc kết nối cộng đồng người mua và người bán thông qua việc cung cấp một nền tảng thương mại điện tử.

Lợi thế cạnh tranh của Shopee

Về lợi thế cạnh tranh, Shopee sở hữu một số lợi thế cạnh tranh nổi bật như sau.

Tối ưu ứng dụng trên nền tảng di động 

Trong khi đa số các nền tảng thương mại điện tử khác đều chỉ tập trung vào website và coi đó là nền tảng chính thì Shopee lại thực hiện một chiến lược khác ngay từ đầu bằng việc tung ra ứng dụng trên di động để tận dụng lượng người tiêu dùng sử dụng smartphone cao ở Đông Nam Á.

Báo cáo gần đây của iPrice cho thấy ứng dụng di động của Shopee được xếp hạng hàng đầu về số lượt tải xuống và lượng người dùng hoạt động hàng tháng trong khu vực. Hơn 90% giao dịch của Shopee đến từ ứng dụng di động.

app shopee

Tính nội địa hóa và tùy chỉnh cao 

Một lợi thế cạnh tranh khác của Shopee đó là tính nội địa hóa và tùy chỉnh cao.

Thay vì làm 1 ứng dụng chung cho tất cả, Shopee lại làm ứng dụng độc lập ở mỗi thị trường khác nhau. Điều này cho phép công ty giới thiệu tính năng dành riêng cho 7 thị trường mà họ đang hoạt động là Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Đài Loan, Việt Nam và Philippines.

Ví dụ, tại Indonesia, Shopee đã ra mắt một mảng riêng cho các sản phẩm và dịch vụ Hồi giáo để phục vụ đối tượng theo Hồi giáo. Còn ở Thái Lan hay Việt Nam, nơi những người nổi tiếng và KOL ảnh hưởng nhiều đến thói quen mua hàng của người tiêu dùng, Shopee giới thiệu các cửa hàng trực tuyến bán sản phẩm do các ngôi sao quảng cáo và đại diện.

tính nội địa hóa trong chiến lược kinh doanh của shopee

Mô hình chiến lược kinh doanh của Shopee

Khởi đầu, mô hình kinh doanh mà Shopee theo đuổi là C2C – Consumer to Consumer, tức là làm trung gian mua bán giữa cá nhân với cá nhân. Hiện nay, Shopee đã mở rộng thêm mô hình B2C – Business to Consumer, tức là mua bán giữa doanh nghiệp với cá nhân, ở đây Shopee vẫn đóng vai trò là người liên kết trung gian.

Với sự kiểm soát chặt chẽ hơn về nguồn hàng hay nói cách khác là các nhà cung cấp mô hình B2C, Shopee đã dần nâng thương hiệu của mình lên, không còn mang tiếng là một kênh thương mại điện tử tập trung của những món đồ rẻ tiền. Những nhãn hiệu chính hãng xuất hiện với thương hiệu Shopee Mall khẳng định chất lượng sản phẩm và dịch vụ được đánh giá tương đối cao.

Cho đến nay, Shopee vẫn đang  phối hợp nhịp nhàng giữa hai mô hình kinh doanh này và mang lại hiệu quả rất cao.

Đọc thêm: Top 7 mô hình kinh doanh thành công nhất hiện nay

Hoạt động chiến lược kinh doanh của Shopee

Đối với các hoạt động chiến lược kinh doanh của Shopee, thương hiệu này đã chú trọng vào việc phát triển và cải thiện những hoạt động như sau.

Nghiên cứu và phát triển

Với hoạt động nghiên cứu và phát triển trong chiến lược kinh doanh của Shopee, nền tảng thương mại điện tử này cũng chú trọng việc nghiên cứu và phát triển để tăng chất lượng sản phẩm của mình.

Ông Pine Kyaw, Giám đốc Shopee Việt Nam, đã sớm nhận định rằng thương mại di động sẽ là một xu thế tất yếu khi các công nghệ về ứng dụng di động phát triển, điện thoại thông minh ngày càng có màn hình lớn hơn, chế độ bảo mật tốt hơn… Thêm vào đó, các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter, Pinterest… cũng đã bổ sung các nút “thích”, “mua”,.. như một cách cổ vũ người sử dụng mua sắm nhiều hơn, thoải mái hơn khi họ đang lướt Internet. 

Đội ngũ nhân viên bộ phận Nghiên cứu và Phát triển của Shopee cũng nhận ra là người dùng đang dành nhiều thời gian hơn trên chiếc điện thoại thông minh và quen dần với các thao tác “chạm” để xem, để mua sắm. Điện thoại thông minh vô hình trung trở thành công cụ cũng là môi trường di động truyền tải thông tin đến người tiêu dùng một cách nhanh chóng hơn so với trên các thiết bị cố định như máy tính cá nhân. 

Shopee là sàn thương mại điện tử đầu tiên ở Việt Nam sở hữu sàn thương mại điện tử có cả phiên bản mobile app và online website, dẫn đầu xu hướng thương mại điện tử trên nền tảng di động (M-Commerce & Mobile Commerce).

website của shopee

Kỹ thuật công nghệ

Shopee thu hút lượng lớn nhà bán hàng, người tiêu dùng nhờ ứng dụng công nghệ vào mua sắm.  

Ông Trần Tuấn Anh, Giám đốc điều hành Shopee Việt Nam chia sẻ: “Shopee luôn nỗ lực tiên phong trong việc mở rộng hệ sinh thái kỹ thuật số tích hợp trên nền tảng để hỗ trợ nhiều người dùng, doanh nghiệp và cộng đồng tiêu dùng tiếp cận cũng như hưởng lợi từ thương mại điện tử. 

Shopee cũng tiếp tục cung cấp đa dạng hình thức thanh toán kỹ thuật số để đáp ứng mọi nhu cầu của người dùng, bao gồm ví điện tử AirPay (nay là ShopeePay). Theo ghi nhận của Shopee, tổng số đơn đặt hàng được thanh toán qua ví điện tử trên toàn khu vực đã tăng trưởng gấp 4 lần.

shopeepay

Quản trị nhân sự

Việc quản trị nhân sự trong chiến lược kinh doanh của Shopee đã có nhiều thay đổi trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp. 

Shopee đã linh động cho nhân viên thay phiên nhau làm việc tại nhà để các bạn nhân viên bắt đầu làm quen. Trong 2 tuần, toàn thể nhân viên khối văn phòng của Shopee đã có thể có thời gian để điều chỉnh những khó khăn trong thời gian làm việc tại nhà và tránh khỏi những bỡ ngỡ khi bước vào giai đoạn giãn cách xã hội. 

Với các chương trình đào tạo, Shopee chuyển qua các hình thức đào tạo trực tuyến, thay các trò chơi tương tác trong từng buổi học thành game thông qua trang web kahoot.it. Về nội dung đào tạo, Shopee ưu tiên những nội dung hữu ích với tình hình kinh doanh ngay tại thời điểm đó cũng như những kỹ năng mềm cần thiết cho nhân viên trong giai đoạn này.

Với các hoạt động gắn kết, Shopee vẫn duy trì các hoạt động gắn kết trực tuyến thông qua các trang mạng xã hội, tiếp tục tổ chức các hoạt động giải trí trực tuyến dành riêng cho nhân viên (chương trình ca hát, tìm kiếm tài năng,…).

Về môi trường làm việc, Shopee rất trân trọng nhân viên và cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho họ. Công ty liên tục tạo cơ hội cho nhân viên phát triển và nâng cao bản thân cũng như cung cấp một môi trường làm việc nhiệt huyết để thúc đẩy văn hóa làm việc vui vẻ và hợp tác trong Shopee.

MISA AMIS CRM – Bộ công cụ tối ưu hoạt động kinh doanh

AMIS CRM là giải pháp phần mềm hỗ trợ các nghiệp vụ bán hàng, giúp doanh nghiệp chăm sóc khách hàng tốt hơn, nâng cao năng suất cho sale, tối ưu hoạt động kinh doanh và bứt phá doanh thu.

Nhứng tính năng nổi bật của AMIS CRM bao gồm:

  • Lưu trữ, quản lý mọi thông tin khách hàng
  • Quản lý nhân viên sale
  • Quản lý nhân viên đi thị trường
  • Tối ưu quy trình bán hàng, phê duyệt
  • Liên thông dữ liệu về tồn kho, công nợ, đơn hàng… với Kế toán
  • 30 Báo cáo đa chiều: tình hình thực hiện mục tiêu doanh số, hiệu suất nhân viên, hàng hóa, thị trường…

Đăng ký dùng thử để nhận tài khoản trải nghiệm miễn phí trọn bộ công cụ của AMIS CRM TẠI ĐÂY.

Quản trị Marketing

Về cách quản trị Marketing trong chiến lược kinh doanh của Shopee, thương hiệu này đã triển khai các chiến lược Marketing của mình theo mô hình Marketing Mix 4P.

Sản phẩm (Product)

Đối với chiến lược Marketing của Shopee về sản phẩm, nền tảng thương mại điện tử này tập trung vào hoạt động nghiên cứu và phát triển để tăng chất lượng sản phẩm của mình.

Ông Pine Kyaw, Giám đốc Shopee Việt Nam, đã sớm nhận định rằng thương mại di động sẽ là một xu thế tất yếu khi các công nghệ về ứng dụng di động phát triển, điện thoại thông minh ngày càng có màn hình lớn hơn, chế độ bảo mật tốt hơn… Thêm vào đó, các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter, Pinterest… cũng đã bổ sung các nút “thích”, “mua”,.. như một cách cổ vũ người sử dụng mua sắm nhiều hơn, thoải mái hơn khi họ đang lướt Internet. 

Đội ngũ nhân viên bộ phận Nghiên cứu và Phát triển của Shopee cũng nhận ra là người dùng đang dành nhiều thời gian hơn trên chiếc điện thoại thông minh và quen dần với các thao tác “chạm” để xem, để mua sắm. Điện thoại thông minh vô hình trung trở thành công cụ cũng là môi trường di động truyền tải thông tin đến người tiêu dùng một cách nhanh chóng hơn so với trên các thiết bị cố định như máy tính cá nhân. 

Khi bắt đầu hoạt động, Shopee chỉ có phiên bản trên di động trước khi có thêm phiên bản cho máy tính như hiện nay. Tuy nhiên, theo số liệu mà công ty tự công bố, 95% đơn hàng Shopee phục vụ được thực hiện qua các nền tảng di động. Như vậy, Shopee là sàn thương mại điện tử đầu tiên ở Việt Nam sở hữu sàn thương mại điện tử có cả phiên bản mobile app và online website, dẫn đầu xu hướng thương mại điện tử trên nền tảng di động (M-Commerce & Mobile Commerce).

Giá (Price)

Đối với chiến lược Marketing của Shopee về giá (Price), Shopee đã định giá sản phẩm theo chiến lược định giá cạnh tranh.

Với trường hợp của Shopee, công ty hiểu rằng với sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt như hiện nay thì ngoài việc cung cấp tới khách hàng nền tảng thông minh, dễ sử dụng, phù hợp với thói quen của họ thì chiến lược cạnh tranh về giá là rất cần thiết.

Shopee đã khuyến khích các chủ hộ kinh doanh lựa chọn hợp tác với mình bằng những mức giá ưu đãi khi là thành viên của hãng. Thêm vào đó, Shopee cũng giúp đỡ về giá ship, các code freeship để gia tăng sức mua của khách hàng khi dùng app của mình. 

Hệ thống phân phối (Place)

Khi phân tích chiến lược Marketing của Shopee về hệ thống vận chuyển, Shopee nhận thấy phí vận chuyển vẫn là một rào cản lớn đối với cả người mua hàng và người bán hàng khi chuyển từ mua hàng truyền thống sang mua hàng online. 

Phân tích của Shopee cho thấy hàng nằm sẵn ở kho của website sẽ hiệu quả hơn cho khách mua nhưng lại gây ra vấn đề cho người bán. Người bán muốn hàng giao nhanh hơn phải đưa sản phẩm của mình tới mọi kho. Nếu chỉ đưa sản phẩm tới các kho ở thành phố lớn thì việc giao hàng ở các địa phương sẽ chậm hơn. Việc để cho người bán chủ động hoàn toàn trong việc hoàn thiện đơn hàng thay vì phụ thuộc vào các kho của website là cách giúp giảm chi phí cho người bán.

Xúc tiến hỗn hợp (Promotion)

Chiến lược Marketing của Shopee về xúc tiến hỗn hợp là triển khai các chiến dịch quảng cáo và chương trình khuyến mãi.

Những chiến dịch quảng cáo TVC bắt trend là một trong những chiến lược Marketing hiệu quả của Shopee về xúc tiến hỗn hợp.

Một trong những chiến dịch nổi tiếng và tạo được tiếng vang lớn nhất của Shopee phải kể đến TVC quảng cáo: “Baby Shark” với sự góp mặt của ca sĩ Bảo Anh và thủ môn Tiến Dũng nổi tiếng.

Yếu tố làm nên sự thành công của chiến dịch này chính là nhờ Shopee đã áp dụng một công thức chung hoàn hảo: bài hát Baby Shark.

Bên cạnh đó, Shopee cũng triển khai các chương trình khuyến mãi hấp dẫn để thu hút khách hàng. Chương trình khuyến mãi nổi tiếng của Shopee phải kể đến những ngày sale “khủng” 11/11, 12/12,…Vào những ngày siêu sale này, khách hàng thường xuyên nhớ tới Shopee và sử dụng nền tảng thương mại điện tử này để mua sắm và “săn sale”. Bên cạnh đó, những ngày khuyến mãi khủng thường là có ngày trùng với tháng nên khách hàng sẽ cảm thấy dễ nhớ hơn. 

Gần đây Shopee còn thường xuyên tổ chức các chương trình ca nhạc hay đại hội âm nhạc để thu hút đông đảo sự chú ý của giới trẻ, vừa mang tính giải trí vừa mang tính quảng cáo rất hài hòa.

xuc-tien-hon-hop-cua-shopee

Những chương trình khuyến mãi này của Shopee đã thu hút cả người bán lẫn người mua. Người bán có cơ hội kích cầu, thu hút người mua đưa ra hành động mua hàng cũng như người mua có cơ hội mua được mặt hàng mà mình có nhu cầu với nhiều lợi ích đi kèm. 

Đọc chi tiết hơn về chiến lược Marketing Mix của Shopee qua bài viết: Phân tích chiến lược Marketing đáng để học hỏi của Shopee

MISA AMIS CRM – Bộ công cụ tối ưu hoạt động kinh doanh 

Là nhà quản lý kinh doanh, bạn luôn trăn trở những vấn đề như:

  • Làm thế nào để quản lý lượng lớn dữ liệu khách hàng tập trung, tránh thất thoát?
  • Làm sao để quản lý đội ngũ sale, nhân viên đi thị trường hiệu quả?
  • Làm sao để có báo cáo tình hình kinh doanh tức thì để kịp thời ra quyết định?
  • Làm sao để tối ưu các quy trình, tránh chồng chéo, số liệu không đồng nhất giữa bộ phận Marketing, Kế toán và Bán hàng?

Những vấn đề trên sẽ được giải quyết khi sử dụng công cụ MISA AMIS CRM. Với MISA AMIS CRM:

– Tất cả data khách hàng được lưu trữ tập trung tránh thất thoát

AMIS CRM giúp lưu trữ mọi thông tin giao dịch, tương tác giúp chăm sóc khách hàng tốt hơn
AMIS CRM giúp lưu trữ mọi thông tin giao dịch, tương tác giúp chăm sóc khách hàng tốt hơn

– Mọi thông tin về khách hàng như liên hệ, thông tin giao dịch, lịch sử mua bán được ghi nhận tại một nơi giúp sale thấu hiểu khách hàng, tiện chăm sóc từ đó gia tăng doanh số

Tối ưu các quy trình phê duyệt báo giá, hợp đồng… nhanh chóng giúp chăm sóc khách hàng kịp thời, gia tăng sự hài lòng của khách hàng

– Nhà quản lý dễ dàng quản lý đội sale nhờ hệ thống báo cáo đa chiều đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu doanh số của từng phòng ban/nhân viên, tỷ lệ chuyển đổi cơ hội sang hợp đồng, lý do thắng thua, vòng đời cơ hội để kịp thời điều chỉnh, đào tạo, động viên giúp gia tăng năng suất đội ngũ bán hàng

Giao diện báo cáo năng lực nhân viên trên AMIS CRM
Giao diện báo cáo năng lực nhân viên trên AMIS CRM

– Đối với doanh nghiệp có nhân viên đi thị trường, nhà quản lý dễ dàng theo dõi lộ trình đi tuyến của nhân viên nhờ tính năng Check-in điểm đến.Quản lý nhân viên kinh doanh đi thị trường

– Ngoài báo cáo về hiệu suất nhân viên, MISA AMIS CRM cung cấp hơn 30 loại báo cáo khác về doanh số, thị trường, đơn hàng, sản phẩm, kênh bán… giúp nhà quản lý nắm bắt tình hình kinh doanh tức thời và ra quyết định chính xác.

Đồng bộ và liên thông dữ liệu về thông tin khách hàng tiềm năng với Bộ phận Marketing, dữ liệu về thông tin khách hàng, tồn kho, công nợ, báo giá, đơn hàng với Kế toán.AMIS CRM liên thông dữ liệu phòng ban

Khi sử dụng MISA AMIS CRM:

  • Khách hàng được chăm sóc tốt hơn từ đó gia tăng sự hài lòng, bứt phá doanh số
  • Các quy trình bán hàng được tối ưu, doanh nghiệp vận hành trơn tru hơn
  • Đội ngũ bán hàng được tổ chức và quản lý hiệu quả hơn, tăng năng suất
  • Nhân viên sale có công cụ hỗ trợ làm việc hiệu quả hơn

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 3 Trung bình: 4.7]
Tuyến Phạm
Tác giả
Giám đốc Kinh doanh tại MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả