Ưu nhược điểm của phương pháp nộp thuế khoán và phương pháp kê khai

21/10/2021
3250

Thông tư số 40/2021/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành ngày 01 tháng 6 năm 2021 đã đưa ra quy định về việc nộp thuế theo phương pháp kê khai cho hộ kinh doanh. Như vậy, hộ, cá nhân kinh doanh có thể lựa chọn áp dụng phương pháp nộp thuế khoán hoặc phương pháp kê khai. Mỗi phương pháp tính thuế đều có những ưu nhược điểm nhất định và hãy cùng chúng tôi khám phá điều này đồng thời xác định xem đâu sẽ là lựa chọn phù hợp cho hộ kinh doanh.

Hình 1: Ưu nhược điểm của phương pháp khoán và phương pháp kê khai, lựa chọn nào tối ưu cho hộ kinh doanh

Xuất phát từ quy định tại Thông tư 40/2021/TT-BTC hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh của Bộ Tài chính ban hành ngày 01/06/2021, theo đó kể từ ngày Thông tư có hiệu lực thì hộ, cá nhân kinh doanh có thể nộp thuế theo phương thức kê khai, thay vì chỉ được nộp thuế theo phương thức khoán như trước. Xem thêm về những điểm mới trong Thông tư 40/2021/TT-BTC tại đây.

1. So sánh ưu điểm và nhược điểm của phương pháp nộp thuế khoán và phương pháp kê khai

Nội dung

Phương pháp nộp thuế khoán

Phương pháp kê khai

Ưu điểm
  • Đơn giản, dễ thực hiện.
  • Không cần có kế toán
  • Không tốn nhiều thời gian kê khai
  • Không phải bỏ ra chi phí thuê lao động có chuyên môn kế toán
  • Ít chịu rủi ro về phạt chậm nộp hồ sơ và sổ sách, chứng từ kế toán
  • Tạo sự minh bạch và trung thực khi kê khai thuế
  • Giúp hệ thống kế toán của hộ kinh doanh được hoàn thiện, xác định kết quả kinh doanh rõ ràng và chính xác hơn
Nhược điểm
  • Hệ thống kế toán của hộ kinh doanh không đầy đủ, kết quả kinh doanh chưa xác định được chính xác

 

  • Phức tạp, không dễ thực hiện
  • Cần người có chuyên môn hỗ trợ, hướng dẫn hoặc kế toán
  • Cần thời gian để kê khai hàng tháng/quý theo quy định
  • Chịu rủi ro phạt chậm nộp tờ khai và các khoản phạt khác về hồ sơ khai thuế và chứng từ sổ sách giấy tờ

>>> Xem thêm: Hạch toán tiền chậm nộp thuế theo đúng quy định 

2. So sánh số tiền thuế phải nộp và các khoản chi phí phát sinh khi thực hiện phương pháp nộp thuế khoán và phương pháp kê khai

2.1 So sánh tổng số thuế phải nộp và các khoản chi phí phát sinh theo phương pháp nộp thuế khoán và phương pháp kê khai

Nội dung

Phương pháp nộp thuế khoán

Phương pháp kê khai

Các khoản thuế phải nộp

Nghĩa vụ xác định các khoản thuế phải nộp 

– Lệ phí môn bài

– Thuế TNCN

– Thuế GTGT

Từ ngày 20 tháng 11 đến ngày 05 tháng 12 hằng năm, cơ quan thuế phát Tờ khai thuế năm sau cho tất cả các hộ khoán. HKD tự khai và cơ quan thuế xem xét và xác định mức thuế khoán cho các HKD

Lệ phí môn bài

– Thuế TNCN

– Thuế GTGT

Tự hộ kinh doanh kê khai và nộp thuế theo số đã kê khai

Giúp HKD xác định được chính xác doanh thu, lợi nhuận của HKD

Chi phí tiền lương và phúc lợi cho kế toán Không tốn chi phí lương cho kế toán thuế Phát sinh thêm chi phí lương của nhân viên kế toán thuế hoặc phải trả phí thuê dịch vụ kế toán
Chi phí  khác phát sinh liên quan đến việc nộp thuế  Không phát sinh
  • Phát sinh các khoản tiền phạt từ việc chậm nộp hồ sơ khai thuế
  • Phạt kê khai sai hồ sơ khai thuế
  • Phạt do hồ sơ chứng từ sổ sách không đảm bảo nếu không có kế toán quản lý tốt hồ sơ
  • Truy thu lại thuế do kê khai sai, kê khai không đầy đủ thu nhập
Vị thế của HKD trong việc nộp thuế và Các khoản lợi ích khác HKD đứng ở thế bị động trong việc nộp thuế mà không chủ động được số thuế phải nộp do căn cứ vào doanh thu năm trước và số thuế khoán do cơ quan thuế xác định. 

Không có khoản lợi ích khác.

HKD đứng ở thế chủ động trong việc nộp thuế mà không bị động khi nộp thuế. Được chủ động khi tự kê khai, tự xác định số thuế phải nộp không bị ảnh hưởng bởi doanh thu của năm trước và mức khoán do cơ quan thuế xác định.  

Nếu trong năm HKD có gặp khó khăn do thị trường thì được kê khai theo đúng thực tế phát sinh mà không số thuế bị khoán ấn định như trước

>>> Xem thêm các bài viết cập nhật thông tin thuế mới nhất:

2.2 Ví dụ minh họa hộ kinh doanh lựa chọn nộp thuế theo phương pháp khoán và phương pháp kê khai, sự lựa chọn tối ưu trong từng trường hợp

Ông Nghĩa có mở 1 nhà hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống ở địa phương đã nhiều năm. Hàng năm, Ông Nghĩa vẫn nộp thuế khoán với mức doanh thu tính thuế được Cơ quan thuế quản lý xác định là: 80.000.000đ/tháng 

? Doanh thu 12 tháng = 80trđ x 12 = 960trđ

Tính số thuế khoán ông Nghĩa phải nộp như sau:

Số tiền nộp đầu năm:

        – Số tiền lệ phí môn bài phải nộp = 1.000.000đ/năm (Thuộc bậc 1 mức trên 500trđ/năm căn cứ vào khoản 3, Điều 1, Thông tư 65/2020/TT-BTC)

Số tiền nộp hàng tháng:

        – Số thuế GTGT phải nộp = 80trđ x 3% = 2.400.000đ/tháng

       – Số thuế TNCN phải nộp = 80trđ x 1,5% = 1.200.000đ/tháng

        (Căn cứ vào Mục 3: Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu, đối với dịch vụ ăn uống có tỷ lệ tính thuế GTGT, TNCN lần lượt là: 3% và 1.5% theo danh mục ngành nghề tính thuế gtgt, thuế tncn theo tỷ lệ % trên doanh thu đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, Ban hành kèm theo Thông tư số 40/2021/TT-BTC ngày 01 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

Tổng số thuế phải nộp hàng tháng: 2.400.000 +1.200.000 = 3.600.000đ

*Bảng: So sánh số thuế ông Nghĩa phải nộp theo phương pháp khoán và phương pháp kê khai – Phân tích sự chọn lựa tối ưu trong từng trường hợp

Phương pháp khoán

Phương pháp kê khai

Ví dụ ở trên nếu tháng 1 năm 2022, hộ kinh doanh Ông Nghĩa vẫn tiếp tục phương pháp khoán thì lúc này số thuế Ông Nghĩa phải nộp sẽ (giả sử doanh thu năm 2020 vẫn ổn định như các năm trước) là:

Số tiền nộp đầu năm:

    – Số tiền lệ phí môn bài phải nộp = 1.000.000đ/năm 

Số tiền nộp hàng tháng:

   – Số thuế GTGT phải nộp = 80trđ x 3% = 2.400.000đ/tháng

    – Số thuế TNCN phải nộp = 80trđ x 1,5% = 1.200.000đ/tháng

Tổng số thuế phải nộp hàng tháng: 2.400.000 +1.200.000 = 3.600.000đ

      Ví dụ ở trên nhưng có thêm dữ kiện là:

Từ tháng 1 năm 2022, hộ kinh doanh Ông Nghĩa có đơn đăng ký xin chuyển sang phương pháp kê khai và được cơ quan thuế chấp nhận. Và lúc này Ông Nghĩa có thuê một Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán cho Ông với số tiền là: 1.000.000đ/tháng.

Trường hợp 1: 

       Dựa vào hồ sơ Đơn vị kế toán kê khai cho Ông thì Doanh thu tính thuế tháng 1/2022 của ông là 30trđ (do ảnh hưởng của dịch covid-19 nên doanh thu giảm) thì lúc này số thuế Ông Nghĩa phải nộp sẽ là:

Số tiền nộp đầu năm:

    – Số tiền lệ phí môn bài phải nộp = 1.000.000đ/năm 

Số tiền thuế phải nộp theo doanh thu kê khai tháng 1/2022 là:

     – Số thuế GTGT phải nộp = 30trđ x 3% = 900.000đ

    – Số thuế TNCN phải nộp = 80trđ x 1,5% = 450.000đ

      Tổng số thuế phải nộp hàng tháng 1/2022 là: 900.000 + 450.000 = 1.350.000đ

Tổng chi phí mà ông Nghĩa phải bỏ ra cho tháng 1 năm 2022 để kê khai và nộp thuế là:

= 1.000.000 + 1.350.000 

= 2.350.000đ < Số tiền thuế khoán 3.600.000đ 

? HKD ông Nghĩa nên chọn phương pháp kê khai

Trường hợp 2:

      Dựa vào hồ sơ Đơn vị kế toán kê khai cho Ông thì Doanh thu tính thuế tháng 1/2022 của ông là 75trđ thì lúc này số thuế Ông Nghĩa phải nộp sẽ là:

Số tiền nộp đầu năm:

      – Số tiền lệ phí môn bài phải nộp = 1.000.000đ/năm 

Số tiền thuế phải nộp theo doanh thu kê khai tháng 1/2022 là:

– Số thuế GTGT phải nộp = 75trđ x 3% = 2.250.000đ

 – Số thuế TNCN phải nộp = 75trđ x 1,5% = 1.125.000đ

 Tổng số thuế phải nộp hàng tháng 1/2022 là: 2.250.000 + 1.125.000 = 3.375.000đ.

Tổng chi phí mà ông Nghĩa phải bỏ ra cho tháng 1 năm 2022 để kê khai và nộp thuế là:

= 1.000.000 + 3.375.000 

= 4.375.000đ > Số tiền thuế khoán 3.600.000đ 

?ông Nghĩa nên không nên chọn phương pháp kê khai

>>> Xem thêm: 

3. Kết luận

Với những thông tin trên có thể thấy rằng mỗi phương pháp đều sẽ có ưu và nhược điểm riêng cũng như phù hợp với từng đối tượng hộ kinh doanh khác nhau. Thêm vào đó, dù nộp thuế theo phương pháp nào, lựa chọn một phần mềm kế toán để kê khai và nộp thuế tiện lợi là điều rất quan trọng. Hiện nay, Phần mềm kế toán Hộ kinh doanh MISA đang là cái tên được đánh giá cao nhất trong nghiệp vụ thuế, với đầy đủ tính năng kê khai nộp thuế trên phần mềm.

  • Đảm bảo hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán theo đúng Thông tư, Nghị định
  • Tự động tổng hợp số liệu hoàn thiện 7 sổ kế toán
  • Tự động tổng hợp số liệu hoàn thiện tờ khai, phụ lục khai thuế
  • Phát hành hóa đơn điện tử, đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ của hóa đơn
  • Tự động nhắc nhở hạn kê khai thuế giúp hộ kinh doanh tránh bị xử phạt vì nộp muộn, nộp quá thời hạn 
  • Quản lý chi tiết hoạt động kinh doanh: doanh thu, chi phí, lãi/lỗ…với hệ thống 50 báo cáo trực quan, chi tiết

Trải nghiệm miễn phí 15 ngày Phần mềm MISA AMIS Kế toán Hộ kinh doanh ngay hôm nay

Dùng ngay miễn phí

Tác giả: Người yêu kế toán

 

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Nguyễn Phương Thanh
Tác giả
Chuyên gia Tài chính - Kế Toán
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả