Kế toán cho người mới bắt đầu Nhập môn kế toán Hướng dẫn tra cứu mã số thuế hộ kinh doanh cá thể...

Tra cứu mã số thuế hộ kinh doanh giúp các hộ kinh doanh cá thể nắm được những thông tin cần thiết và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Bài viết dưới đây sẽ hỗ trợ quý vị là doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cá nhân khi tra cứu MST.

MISA AMIS
Kiều Phương Thanh là một chuyên gia với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành tài chính kế toán, tác giả của rất nhiều bài viết được đón nhận và chia sẻ trên các diễn đàn kế toán và tài chính Việt Nam.

Nhưng trước tiên, đây là nội dung có thể bạn sẽ quan tâm:

Trả lời cho câu hỏi “Tại sao nên sử dụng phần mềm kế toán cho hộ kinh doanh cá thể?“, đồng thời gợi ý cách lựa chọn loại phần mềm phù hợp nhất. Quý vị độc giả là hộ kinh doanh cá thể nếu quan tâm có thể tìm hiểu chi tiết hơn với bài viết Phần mềm kế toán cho hộ kinh doanh cá thể đáp ứng quy định thông tư 88.

Trân trọng!

Còn bây giờ, MISA AMIS sẽ hướng dẫn chi tiết cách tra cứu mã số thuế hộ kinh doanh một cách chi tiết và đầy đủ nhất.

1. Mã số thuế hộ kinh doanh cá thể là gì?

Mã số thuế hộ kinh doanh cá thể là dãy số được in trong Giấy cứng nhận đăng ký thuế và được cơ quan quản lý thuế cấp cho cá nhân hoặc đại diện thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập hộ kinh doanh.

Thông qua mã số thuế hộ kinh doanh, cá nhân chủ hộ kinh doanh hay đại diện hộ kinh doanh cần có nghĩa vụ sử dụng mã số thuế để kê khai và nộp thuế theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, MST còn được cơ quan nhà nước dùng để quản lý, xác định từng hộ kinh doanh cá thể và kiểm soát các thành phần kinh tế trên cả nước bằng hình thức tính thuế

Vậy khi nào hộ kinh doanh cá thể có mã số thuế?

Hộ kinh doanh cá thể có mã số thuế khi đăng ký hoạt động và phát sinh việc kinh doanh. Khi có hoạt động kinh doanh, cá nhân chủ kinh doanh hoặc đại diện hộ kinh doanh sẽ sử dụng mã số thuế này để kê khai và nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.

Nếu cá nhân đã được cấp mã số thuế cá nhân và là đại diện kinh doanh thì sẽ sử dụng mã số thuế cá nhân đó để thực hiện kê khai, nộp thuế trong các hoạt động kinh doanh và cả trường hợp ngược lại.

>> Đọc thêm: Mức nộp và cách nộp lệ phí môn bài với hộ kinh doanh 2022

phần mềm hộ kinh doanh

2. Hướng dẫn tra cứu mã số thuế hộ kinh doanh cá thể

2.1. Tra cứu qua website của Tổng cục thuế Việt Nam

  • Bước 1: Truy cập website của Tổng cục thuế Việt Nam

Doanh nghiệp truy cập theo địa chỉ website: http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstdn.jsp

tra cứu mã số thuế

  • Bước 2: Điền thông tin tra cứu

Tại bước này, chọn tra cứu thông tin về người nộp thuế. Bạn cần nhập một trong các thông tin gồm:

+ Mã số thuế hộ kinh doanh cá thể

+ Tên tổ chức cá nhân nộp thuế.

+ Số chứng minh thư/Thẻ căn cước người đại diện.

Sau khi nhập thông tin để tra cứu xong, điền mã xác nhận và nhấn Tra cứu để xem thông tin

  • Bước 3: Nhập mã xác nhận

Tại bước này, doanh nghiệp cần nhập mã xác nhận có sẵn trên hệ thống để bắt đầu tiến hành tra cứu thông tin

  • Bước 4: Kiểm tra kết quả tìm kiếm

Sau khi ấn nút “Tra cứu”, kết quả tra cứu được hiển thị bao gồm các thông tin:

+ Mã số thuế

+ Tên người nộp thuế.

+ Cơ quan thuế.

+ Số CMT/Thẻ căn cước.

+ Ngày thay đổi thông tin gần nhất.

+ Ghi chú tình trạng hoạt động hiện tại

>> Đọc thêm: Hướng dẫn tính thuế GTGT, thuế TNCN đối với hộ kinh doanh

2.2. Tra cứu qua website https://masothue.com/

Ở bước này, doanh nghiệp chọn mục tra cứu mã số thuế cá nhân được hiển thị ở phía trên của menu chính màn hình

  • Bước 2: Tiến hành tra cứu mã số thuế

Nhập thông tin số CMND/CCCD sau đó chọn vào nút Tra cứu.

Các thông tin sẽ hiển thị để bạn xem, trang web này thủ tục tra cứu nhanh gọn và đơn giản hơn cách thức trên. Bạn có thể cân nhắc lựa chọn

3. Hướng dẫn đăng ký mã số thuế cho hộ kinh doanh

3.1. Đăng ký mã số thuế cho hộ kinh doanh trực tiếp tại cơ quan thuế

Trước khi đăng ký bạn hãy chuẩn bị hồ sơ cần có như:

  • Tờ khai đăng ký thuế đúng với mẫu 03-ĐK-TCT-BK01
  • Bản photo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Bản photo giấy CMND/CCCD hay hộ chiếu còn thời hạn.

Trong trường hợp hộ kinh doanh có hợp tác với nước láng giềng gồm các hoạt động trao đổi hàng hóa tại của khẩu. Lúc này, chủ hộ kinh doanh nên bổ ung thêm các giấy tờ như sau:

  • Bản sao giấy chứng nhận kinh doanh đối với đối tác nước láng giềng của Việt Nam;
  • Chứng minh biên giới;
  • Giấy thông hành;
  • Giấy tờ có giá trị xuất nhập cảnh lưu thông của 2 nước.

3.2. Đăng ký mã số thuế cho hộ kinh doanh trực tiếp tại cơ quan thuế

Căn cứ theo khoản 8 điều 7 Thông tư 105/2020/TT-BTC quy định về hồ sơ đăng ký thuế của hộ kinh doanh bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 03-ĐK-TCT hoặc hồ sơ khai thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
  • Bảng kê cửa hàng, cửa hiệu phụ thuộc mẫu số 03-ĐK-TCT-BK01 (nếu có).
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (nếu có).
  • Bản sao Thẻ căn cước công dân hoặc bản sao Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực đối với cá nhân là người có quốc tịch Việt Nam; bản sao Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân là người có quốc tịch nước ngoài hoặc cá nhân là người có quốc tịch Việt Nam sinh sống tại nước ngoài.

Trường hợp hộ kinh doanh có chung đường biên giới đất liền với VIệt Nam hay tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu thì hồ sơ bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 03-ĐK-TCT 
  • Bảng kê cửa hàng, cửa hiệu phụ thuộc mẫu số 03-ĐK-TCT-BK01
  • Bản sao các giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 218/2015/TT-BTC

>> Đọc thêm: Phần mềm kế toán cho hộ kinh doanh cá thể đáp ứng thông tư 88

Nhằm mục đích hỗ trợ tốt nhất cho hộ, cá nhân kinh doanh, MISA chính thức phát hành phần mềm kế toán dành cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đáp ứng quy định về chứng từ, sổ kế toán theo Thông tư 88/2021/TT-BTC, xuất hóa đơn điện tử theo Thông tư 78/2021/TT-BTC và nộp thuế theo Thông tư 40/2021/TT-BTC. Cụ thể:

  • Phần mềm AMIS Kế toán đáp ứng đầy đủ mẫu chứng từ, sổ sách, chế độ kế toán theo quy định tại Thông tư 88/2021/TT-BTC: Với tính năng tự động hóa nhập liệu, tổng hợp sổ sách cùng giao diện đơn giản, báo cáo trực quan, phần mềm kế toán giúp người không có chuyên môn cũng dễ dàng hạch toán mà không cần phải chọn tài khoản kế toán như trước.
  • Kết nối cùng các giải pháp như hóa đơn điện tử MISA meInvoice, dịch vụ thuế điện tử mTax và dịch vụ chữ ký số MISA eSign: 
  • Kết nối giải pháp hóa đơn điện tử MISA meinvoice đáp ứng Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC giúp các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh phát hành hóa đơn ngay trên phần mềm kế toán, tự động truyền hóa đơn sang hệ thống của cơ quan thuế đúng theo quy định về pháp luật về thuế. 
  • Tích hợp sẵn chữ ký số từ xa MISA eSign thuận tiện ký điện tử phát hành hóa đơn mọi lúc, mọi nơi ngay cả trên điện thoại di động mà không phải mang theo USB Token.

Kính mời các hộ kinh doanh đăng ký trải nghiệm miễn phí bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS dành cho hộ kinh doanh:

Tham khảo ngay phần mềm kế toán online MISA AMIS để quản lý công tác tài chính – kế toán hiệu quả hơn.

>> DÙNG THỬ MIỄN PHÍ – PHẦN MỀM KẾ TOÁN ONLINE MISA AMIS

 1,141 

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]