Tài chính - kế toán Kế toán Hộ kinh doanh Hộ kinh doanh có xuất hóa đơn VAT được không?

“Hộ kinh doanh có xuất hóa đơn VAT được không?” chắc hẳn là câu hỏi được rất nhiều hộ, cá nhân kinh doanh quan tâm. Trong bài viết này, MISA sẽ giải đáp những vấn đề về hóa đơn VAT cũng như hóa đơn dành cho hộ kinh doanh chi tiết.

1. Hóa đơn VAT là gì?

Hóa đơn VAT hay hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn đỏ là chứng từ do Bộ Tài chính phát hành hoặc doanh nghiệp tiến hành tự in trong trường hợp đã đăng ký mẫu với Cơ quan thuế. Hóa đơn VAT do người bán lập, xuất cho người mua hàng hóa, dịch vụ để ghi nhận giá trị hàng hóa, dịch vụ đã bán, đã cung cấp để phục vụ cho việc kê khai, nộp thuế GTGT.

* Phân biệt hóa đơn VAT và hóa đơn bán hàng

Tiêu chí Hóa đơn bán hàng Hóa đơn VAT
Đối tượng sử dụng Dành cho các tổ chức, cá nhân khai, tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp sử dụng cho các hoạt động:

– Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa

– Hoạt động vận tải quốc tế

– Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu

– Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài

Dành cho các tổ chức khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ sử dụng cho các hoạt động:

– Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa

– Hoạt động vận tải quốc tế

– Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu

– Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài

Nội dung hóa đơn Không ghi thuế suất và tiền thuế GTGT – Có ghi thuế suất và tiền thuế GTGT

– Tổng cộng tiền thanh toán là đã bao gồm tiền thuế GTGT

Kê khai hóa đơn – Chỉ cần kê khai hóa đơn đầu ra, không cần kê khai hóa đơn đầu vào

– Chỉ cần kê khai chỉ tiêu [23] trên Tờ khai 01/GTGT hoặc không cần kê khai

– Kê khai đầy đủ cả hóa đơn đầu ra và hóa đơn đầu vào

– Kê khai đầy đủ các chỉ tiêu trên Tờ khai 01/GTGT

Hạch toán Phần thuế trên hóa đơn đầu vào sẽ được cộng trực tiếp vào nguyên giá tài sản Phải hạch toán tách biệt thuế GTGT đầu vào, đầu ra và nguyên giá tài sản để tính khấu trừ

2. Hộ kinh doanh có được xuất hóa đơn GTGT không?

Theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn dành cho các tổ chức khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ sử dụng cho các hoạt động:

– Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa

– Hoạt động vận tải quốc tế

– Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu

– Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài

Cũng theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật thuế giá trị gia tăng 2008 (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Luật thuế GTGT sửa đổi 2013), phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ bao gồm:

+ Cơ sở kinh doanh có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 1 tỷ đồng trở lên, trừ hộ, cá nhân kinh doanh

+ Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, trừ hộ, cá nhân kinh doanh

Như vậy, hộ kinh doanh không thuộc đối tượng sử dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT đồng thời không thuộc đối tượng được xuất hóa đơn GTGT (hóa đơn VAT)

3. Hộ kinh doanh muốn xuất hóa đơn GTGT thì phải làm thế nào?

Theo Điều 23 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, hộ kinh doanh thuộc đối tượng được đặt mua hóa đơn do cơ quan thuế đặt in. Do đó, hộ kinh doanh có thể sử dụng hóa đơn bán hàng của cơ quan thuế đặt in để kê khai thuế GTGT

* Hộ kinh doanh đặt mua hóa đơn do cơ quan thuế đặt in như thế nào?

– Hộ kinh doanh thuộc đối tượng được cơ quan thuế bán hóa đơn phải có đơn đề nghị mua hóa đơn (theo Mẫu số 02/ĐN-HĐG Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định) gửi cơ quan thuế khi mua hóa đơn và kèm theo các giấy tờ:

+ Người mua hóa đơn phải xuất trình giấy CMND hoặc thẻ căn cước công dân còn trong thời hạn sử dụng theo quy định của pháp luật

+ Hộ, cá nhân kinh doanh mua hóa đơn lần đầu phải có văn bản cam kết (theo Mẫu số 02/CK-HĐG Phụ lục IA ban hàng kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP) về địa chỉ sản xuất, kinh doanh phù hợp với giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế, thông báo mã số thuế…

+ Khi đến mua hóa đơn, hộ, cá nhân kinh doanh phải tự chịu trách nhiệm ghi hoặc đóng dấu: tên, địa chỉ, mã số thuế trên liên 2 của mỗi số hóa đơn trước khi mang ra khỏi cơ quan thuế

Xem thêm: Tra cứu mã số thuế hộ kinh doanh

4. Hộ kinh doanh sử dụng hóa đơn gì?

Hóa đơn hộ kinh doanh sử dụng là hóa đơn bán hàng. Hóa đơn bán hàng tồn tại theo 3 dạng phổ biến:

– Hóa đơn tự in

– Hóa đơn đặt in

Hóa đơn điện tử

* Cách viết hóa đơn bán hàng

* Đầu mục thời gian

– Hoạt động bán hàng: Là ngày chuyển giao quyền sở hữu và sử dụng hàng hóa

– Hoạt động cung cấp dịch vụ: Là ngày hoàn thành cung cấp dịch vụ cho người mua

– Hoạt động xây dựng: Là ngày nghiệm thu và bàn giao hạng mục và công trình thi công

* Thông tin về người bán

– Đơn vị bán hàng: Ghi tên đơn vị bán hàng

– Mã số thuế: Ghi mã số thuế của bên cung cấp, bán hàng

– Địa chỉ: Ghi địa chỉ của bên cung cấp, bán hàng theo giấy phép đã đăng ký kinh doanh

– Điện thoại/Fax: Ghi số điện thoại, số fax của bên cung cấp, bán hàng

– Số tài khoản: Ghi số tài khoản giao dịch của bên cung cấp, bán hàng đã đăng ký với cơ quan thuế trước đó theo mẫu 08

* Thông tin về người mua hàng

– Họ tên người mua hàng: Ghi đầy đủ họ tên của người mua, trường hợp người mua không lấy hóa đơn cần ghi rõ nội dung “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp thông tin”

– Tên đơn vị: Ghi đầy đủ tên hoặc tên viết tắt của bên mua hàng theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế

– Mã số thuế: Ghi mã số thuế của bên mua hàng

– Địa chỉ: Ghi địa chỉ chính xác của bên mua hàng theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

– Hình thức thanh toán: Ghi “CK” đối với giao dịch được thanh toán bằng hình thức chuyển khoản, ghi “TM” đối với giao dịch được thực hiện thanh toán bằng tiền mặt. Trường hợp chưa xác định được giao dịch thanh toán bằng hình thức nào thì ghi chú “CK/TM”

* Thông tin loại hàng hóa dịch vụ

– STT: Ghi số thứ tự tăng dần của các loại hàng hóa, dịch vụ dựa trên căn cứ của hợp đồng

– Tên hàng hóa, dịch vụ: Ghi chi tiết, đầy đủ tên gọi, ký hiệu hay mã xác định của từng loại hàng hóa/ dịch vụ bán ra giống như tên gọi hàng hóa lúc mua vào

– Đơn vị tính: Ghi đơn vị tính của hàng hóa bán ra giống với đơn vị tính khi mua vào

– Số lượng: Ghi số lượng của từng hàng hóa/dịch vụ được bán ra

– Đơn giá: Ghi giá bán đối với 1 đơn vị sản phẩm chưa bao gồm thuế GTGT

– Thành tiền: Ghi tổng số tiền (Thành tiền = đơn giá x số lượng)

– Cộng tiền hàng: Ghi thành tổng tiền thanh toán

– Thuế suất thuế GTGT: Ghi mức thuế suất của từng loại hàng hóa, dịch vụ là 0%, 5%, 10% tùy mặt hàng

– Tiền thuế GTGT: Ghi tiền thuế GTGT

– Người mua hàng: Người mua hàng ký và ghi rõ đầy đủ họ tên

– Người bán hàng: Người cung cấp, bán hàng ký và ghi đầy đủ họ tên

Phần mềm Kế toán hộ kinh doanh của MISA là giải pháp giúp hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai có thể dễ dàng xuất hóa đơn điện tử hợp lệ, hợp pháp, đáp ứng Thông tư 78/2021/TT-BTC.

Cùng với đó MISA AMIS Kế toán Hộ kinh doanh còn giúp hộ kinh doanh chủ động trong việc thực hiện các nghiệp vụ kế toán, kê khai thuế và quản lý kinh doanh toàn diện:

  • Đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ kế toán hộ kinh doanh
  • Đầy đủ hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán theo quy định tại Thông tư 88/2021/TT-BTC
  • Tự động tổng hợp dữ liệu lên 7 sổ kế toán
  • Tự động tổng hợp dữ liệu lên tờ khai và phụ lục khai thuế
  • Giúp chủ kinh doanh dễ dàng theo dõi toàn bộ tình hình thu, chi, lãi/lỗ, công nợ, kho…với hệ thống báo cáo trực quan, chi tiết
  • Tích hợp phần mềm hóa đơn điện tử và đáp ứng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Dùng thử miễn phí Phần mềm MISA AMIS Kế toán Hộ kinh doanh ngay tại đây!

Dùng ngay miễn phí

Xem thêm:

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]